Ảo Vọng Du Học

Chương 7



Bình mặc chiếc áo khoác, ăn chiếc bánh Mai vừa đưa cho. Đã quá trưa, trời ấm hơn. Một vài tia nắng hiếm hoi chiếu xuống đường. Dọc phố, người vẫn đi lại nhiều. Có những người đã cởi bớt áo măng tô, cầm ở tay.

Vừa ăn, Bình vừa lững thững đi ra bến tàu điện ngầm. Không hiểu sao lúc này Bình lại cảm thấy lạnh. Nỗi buồn đau, cô đơn đang gậm nhắm tâm can Bình. Bình phải tự thừa nhận là Mai thật tốt, thật giản dị, quan tâm và thương Bình thật sự. Lâu nay, Bình vẫn mặc cảm với những người chăm chỉ như Mai. Giờ đây, Bình cảm thấy hối hận.

Nghĩ đến sự việc sáng nay. Bình không khỏi rùng mình khi nhớ đến cuộc nói chuyện với bố mẹ Bình xảy ra không lâu trước khi Bình đi. Cơn giận chực trào ra.

- Con đã bảo là con không đi học bên Pháp nữa, bố mẹ đừng ép con. Lúc đầu con cũng thấy thích nhưng nghĩ đi nghĩ lại, con biết con không thể học nổi đâu. - Bình nói như van lơn, chỉ mong mẹ hiểu ình.

- Mày ăn cơm hay ăn phải cứt mà ngu thế hả con? Con nhà người ta thì nằm mơ cũng không thấy được, đằng này được lo cho từ đầu đến chân, chỉ mỗi việc vác cái va li đi mà cũng không xong. Đồ của nợ!

- Mẹ nói thế mà cũng nói được à, tôi phải biết tôi chứ, tôi không có năng khiếu ngoại ngữ.

- Trời ơi, dốt ơi là dốt! Chỉ cần mày đặt chân lên nước Pháp là mày sẽ giỏi tiếng Pháp. Một tháng bên đó bằng mười năm ở nhà con ạ. Tao đã mất một đống của để lo ày. Từ khâu chạy một cái chứng nhận giả thi đỗ vào một trường đại học đến trăm thứ thủ tục xin đi du học, rồi lo hộ chiếu, visa, ở đâu cũng phải mất tiền mà mất nhiều là đằng khác, mày có hiểu không? Mày chỉ còn mỗi một việc là vào kiểm tra tiếng ở Đại Sứ Quán Pháp nữa mà thôi. Mày thi đỗ rồi, giờ lại dở chứng. Mày muốn ờ nhà để bôi tro trét trấu lên mặt bố mày hả? Sao mà ngu thế!

- Mẹ tuởng tôi giỏi lắm đấy hả! May là năm nay nước Pháp mở cửa ồ ạt cho sinh viên Việt Nam đi du học nên tôi mới trót lọt đấy. Vào bàn kiểm tra, lúc đầu thấy giám thị người Pháp, tôi cũng sợ vì mới học đựơc vài tiếng Pháp ở Hà Nội, tôi đã biết gì đâu ngoài mấy câu chào hỏi. May cho tôi là năm nay tuyển chọn quá dễ nên giám thị chỉ hỏi vài câu lấy lệ thôi!

- Giỏi, giỏi! Vậy là mày giỏi đấy con ạ! Nếu người ta thấy mày không thể học đựơc, người ta đã loại mày ngay rồi. Bây giờ chỉ cần mày sang đó, điều kiện học tập tốt, xa hết lũ bạn hư hỏng ở nhà là mày sẽ học được ngon lành. Còn tiền nong, mày khỏi phải lo, tao sẽ chuyển vào tài khoản của mày hàng tháng một nghìn ơ-rô, Một nghìn ơ-rô là hai mươi triệu đi đứt rồi con ạ. Vậy là được chưa? Cố mà học con ạ, đi Tây bốn năm về bịp được khối kẻ đấy!

- Mẹ nói hay thật đấy. Một nghìn ơ-rô mà đủ được à? Nào là tiền học, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, chát chit, tiền mua cả tỷ thứ…Sang đó chỉ có một mình, những lúc hết tiền tôi biết hỏi ạ?

- Ở bên đó còn có chú Thanh, người cùng làng, cô Cúc cũng là chỗ quen thân. Có gì mày nhờ họ giúp đỡ rồi tao sẽ lo liệu sau, nhất là việc lo cho được cái bằng đại học cầm về, đó là cái quan trọng nhất, mày hiểu chưa hả con?

- Tôi nghe nói học bên đó khó lắm. Tôi không đi đâu. Sao bố mẹ cứ ép hoài, khổ thân tôi thế này! - Bình vừa nói vừa gào lên. Mẹ Bình chưa kịp át thì có tiếng mở cửa, rồi bố Bình bước vào.

Tay xách chiếc cặp da màu đen. Hôm nay ông bận bộ -lê màu ghi sáng vì cuối hè, trời vẫn còn nóng. Và dù nóng hay lạnh, dù mưa hay nắng, lúc nào người ta cũng thấy ông bận bộ đồ -lê. Dân huyện thường đặt cho ông cái biệt danh: Bân -lê.

Sau khi ông vào nhà, chiếc xe ô tô bốn chở màu đen đang quay đít trước cổng nhà.

* * *

Cả tuần nay, nếu ai để ý kỹ, cứ thấy Bân đi ra, đi vào, dáng vui vẻ phấn khởi lộ rõ trên nét mặt. Thỉnh thoảng Bân lại hát và nói khẽ khàng như nói với chính mình: “Ôi! Vậy là con tôi, đứa con trai thứ hai và cũng là đứa con trai út của tôi, đã được nhận và sẽ đi du học! Ôi du học! Du học một nước đại tư bản!”.

Ngày thường trông Bân đạo mạo, ăn mặc chỉnh tề, đôi lúc lại còn đeo cả cà vạt, trong lúc nói năng có vẻ chịu khó chọn từ ngữ lắm. Trưởng phòng Xây dựng huyện mà! Tuy người không cao lắm nhưng trông bệ vệ, bệ vệ bởi cái bụng to vì những chầu bia.

Trước đây, sau những buổi làm việc ở cơ quan hay đi thăm bà con, thôn xóm, ruộng làng…Bân rất thích vào ngồi quán, nhâm nhi lúc thì cốc bia hơi với đĩa lạc hay vài con cá khô, lúc thì chén rượu với vài quả ổi xanh. Nhưng nay, với chức mới, Bân đã khác! Không còn là những cốc bia hơi hay chén rượu bên những quán rìa làng, mà là phải vào nhà hàng hẳn hoi, nhà hàng nào sang ấy! Và đi xe hơi thì phải uống bia gì ra bia chứ! Đâu có phải như những người chỉ biết đi xe ôm và uống bia hơi! Và cứ thế, càng ngày trông Bân như càng bệ vệ hơn.

Mấy năm nay nhà Bân khá hẳn lên. Ngôi biệt thự khang trang bốn tầng nằm ngay bên trục đường chính, gần lối đi vào trụ sở Uỷ bạn Nhân dân huyện. Ngôi nhà không những nhìn to đẹp, hiện đại bề ngoài mà nội thất cũng làm nao lòng khách đến. Nghe nói, riêng thiết kế, xây và trang bị một cái toi lét trong nhà Bân cũng đã tốn kém khủng khiếp.

Được cái tuy sống trong giàu sang phú quý, Bân vẫn tỏ ra gần gũi mọi người. Ông ăn nói nhỏ nhẹ. Cái giọng hơi ỏn ẻn con gái của ông đôi lúc lại có vẻ chẳng hợp với con người ông một chút nào. Ngừơi ta chưa thấy ông nổi nóng bao giờ cho dù tình huống gây cấn đến mấy, những lúc ấy, mặt ông chỉ đỏ gay lên, gân hai bên thái dương giật giật. Ông không nói gay gắt, không phản ứng ngay trước mặt. Ông biết kiềm chế, đó là một điểm tốt trong đối ngoại. Nhưng ở ông, tính cách ấy lại không dừng ở đó. Ông không thể hiện thái độ yêu ghét rõ ràng – đó mới là điều đáng sợ. Khi người ta không thể yêu say đắm, tha thiết một điều tốt thì người ta cũng không thể ghét cay ghét đắng một điều xấu được. Ông không thể hiện thái độ nhưng ông để bụng và rồi khi có dịp, kẻ nào vô phúc bị ông thành kiến, sẽ bị ông cho bíêt tay. Cũng nhờ tính “điềm tĩnh” đó mà ông lấy lòng được khối kẻ trên quyền. Nghe nói cái tính đó của ông cũng nhờ quá trình được vợ và mẹ vợ huấn luyện nên mới đạt đến độ chín tuyệt đối. Chả thế mà mới ngoại tứ tuần, ông đã nẫng được cái ghế Trưởng phòng ở cái huyện này.

* * *

Xuất thân là nông dân một trăm phần trăm, mới ngoài hai mươi tuổi, anh Bân có khuôn mặt điển trai và dáng người rất khả dĩ. Thời đó trông anh dáng thư sinh nên có vẻ hợp với chất giọng nhỏ nhẹ mà trời phú cho anh.

Tuy mới tốt nghiệp cấp III, không thi đỗ đại học, Bân dừng lại ở đó. Nhà nghèo lại đông anh em nên bố mẹ anh phải gửi anh nhờ chú thím nuôi từ ngày anh còn bé. Chú thím anh không có con. Chú ở nhà làm ruộng. Nhà chú thím ngay đầu làng nên thím mở quán bán buôn hàng lặt vặt. Ngoài giờ học, Bân giúp chú cày cấy, gặt hái, chăm bẫm ruộng vườn, đồng thời khi cần lại giúp chú thím trông coi hàng quán.

Vừa giúp chú thím, Bân vừa tham gia công tác đoàn xã. Mấy năm nay, quán nhà thím của Bân nhộn nhịp hẳn lên, hàng hoá ngày một nhiều. Thím không chỉ dừng lại ở hàng đồ khô như trước đây, nay thím còn mở thêm một quầy bán dầu hỏa và các mặt hàng văn phòng phẩm, vải vóc,…nói chung là cả tỷ đủ thứ. Trước đây, chú Bân đi lấy hàng về cho thím. Nay thấy Bân ở nhà, thím bảo:

- Thôi, không đỗ đại học thì ở nhà với chú thím, thím cũng đang cần cháu giúp ột tay mới xoay xở nổi lượng hàng hoá bây giờ đây!

Lâu nay Bân cứ thấy chú đi lấy hàng về nhưng còn bận học nên cũng không để ý. Mãi gần đây chú mới nói với Bân là một lần đưa thím lên phố huyện, đến chơi nhà anh trai thím lấy vợ trên đó. Chú thím tình cờ gặp bà Ngọ, cửa hàng trưởng cửa hàng bách hoá của huyện. Từ đó họ quen nhau nhưng bà Ngọ bắt chú thím phải cam kết không được để lộ cho ai việc quen bà ấy, kể cả với anh chị của thím.

Một hôm, thím nhờ Bân đến nhà bà Ngọc để lấy số hàng hóa về bán. Anh đạp xe lên huyện vào một ngày trời đẹp. Nắng chan hoà trên các dãy phố. Người đi lại tấp nập vì hôm đó đúng ngày chợ phiên. Anh lần hỏi và cũng tìm được đến nhà bà Ngọ. Một ngôi nhà nằm ngay mặt phố nhưng bình thường, không có vẻ phô trương. Có lẽ cũng đã từ lâu không quét vôi lại nên các bức tường trông nhiều chỗ loang lổ. Anh gõ cửa, một người đàn ông khoảng ngoài năm mươi tuổi, ra mở cửa. Anh tự giới thiệu mình rồi bước vào phòng khách và đưa mắt lướt qua một lượt. Đồ đạc bày biện không có gì nhiều, ngoài cái tủ bày cốc chén và nhiều thứ khác trông có vẻ lộn xộn, là cái sập gụ và chiếc phản gỗ lim, trông rất cổ. Nhưng nhà phía trong trông còn sâu hun hút. Bân chưa thể hiểu được đây là một gia đình giàu có hay chỉ là dân nghèo nơi phố xá. Thời đó, đa phần là khổ. Nhưng nghe nói thời bao cấp, những nhà giàu ở thành thị hay giả vờ nghèo để khỏi mang tiếng, khỏi bị theo dõi. Có của họ phải giấu như mèo giấu cứt, có tiền không dám xây nhà, sửa sang cho tử tế.

Trông ông ta có vẻ ít nói. Bân đoán đấy là ông Ngọ. Ông ấy pha nước mời anh uống rồi bảo anh ngồi chờ vợ và con ông ấy về. Bân chẳng phải chờ lâu, chưa uống xong chén nước đã thấy tiếng xe mày ầm ầm ở cửa, rồi chưa thấy người đã nghe tiếng:

- Nhà mình có khách hả ông? Đã bảo là hễ có khách thì ông phải đóng cửa lại. Đằng này cửa cứ mở tuềnh huênh ra, người ngoài nhòm ngó vào đến là khó chịu.

Tiếng bà Ngọ không to lắm mà sao nghe chanh chua, đanh đá quá, cứ như khi nói, bà rít hai hàm răng lại hay sao ấy. Đi sau bà, dắt xe là một cô gái béo ục ịch. Sau này, Bân mới biết đó là con gái ông bà Ngọ, tên là Dục. Ông bà Ngọ có hai cô con gái và Dục là con cả. Ỷ vào cuộc sống khá giả của bố mẹ, không phải lo gì, không phải làm gì, hai cô con gái chẳng chịu học hành gì cả, Dục mới chỉ học xong lớp 7.

Ông Ngọc là Phó phòng Thương nghiệp huyện. Bà Ngọ là cửa hàng trưởng cửa hàng bách hóa huyện. Hàng ngày khi bố mẹ đi làm, cô em đi học, Dục lấy xe máy đi chơi. Suốt ngày đàn đúm, tiếp xúc với đám thanh niên ăn chơi, hư hỏng nên những từ ngữ thô lỗ, tục tằn cứ thêm dần trong vốn từ vốn đã nghèo nàn của Dục. Biết có ép, Dục cũng chẳng chịu học vì thế bà Ngọ bắt chồng xin cho Dục vào làm nhân viên bán hàng cửa hàng thực phẩm huyện. Từ ngày đi làm, sớm được tiếp xúc với hàng với tiền, Dục có vẻ kênh kiệu. Được cái ông bà Ngọ suốt ngày truyền cho các mánh khoé làm ăn nên Dục cũng khôn hơn tuổi. Tuy nhiên tính tình Dục lại nòng như lửa. Ở nhà, mỗi lần có chuyện gì, bố Dục lấm lét nhìn hết hổ mẹ đến hổ con. Tính tình đã vậy mà hình thức Dục nào có đẹp.

Cứ nghe dân huyện bàn tán về phu nhân Trưởng phòng Xây dựng huyện, có người mới nghe đã chạy mất dép.

- Lần đầu tiên gặp bà ấy, tớ không nghĩ sẽ có lần gặp thứ hai, vậy mà công việc của thằng con cứ làm cho tớ không thể tránh được nỗi sợ hãi ấy. – Cô Thà nói với bạn của mình.

- Người ấy ra làm sao mà cậu sợ hãi đến mức ấy? – Bạn cô hỏi.

- Khuôn mặt bèn bẹt. Cái mũi to, thấp, sống mũi gẫy, hai lỗ mũi hếch thẳng vào người đối diện như muốn hít cả người ta vào trong đấy. Đôi mắt ốc nhồi. Cái miệng to, có vẻ sang nhưng là sang với đàn ông, chứ với đàn bà thì cậu biết rồi đấy. “Đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà”. Đúng là tục ngữ của ta, nói câu nào, câu đó đều chí lý. Vành quanh cái miệng “xinh xẻo” đó là cặp môi dày thâm luôn được phủ son.

- Chắc thế thì bà ta cũng phải biết thân, biết phận để lặn vào nhà chứ? Cứ xuất hiện trước nhiều người chắc làm ông chồng phải xấu hổ lắm.

- Cậu nhầm. Tuy hình thức là vậy nhưng bà ta lại cố làm ra dáng vẻ quý phái, sành điệu. Mùa hè đến ấy à! Bà ta chưng diện đủ kiểu váy, mốt hẳn hoi, trông lại càng buồn cười. Mình nhìn thấy không dám cười lại cứ đau đau ở bụng. Khi bà ta nói, hai hàm răng cứ rít lại. Tóc cũng phi dê, bồng bềnh lượn sóng, ôm lấy khuôn mặt lúc nào cũng lòe loẹt phấn son. Mười ngón tay chuối nắn, sơn màu mận chín mười móng nhọn hoắt. Khi đi ra đường, một cái túi cho vào hõm khuỷa tay phải rồi khép cánh tay lại, ra vẻ bà lớn. Mấy lão xe ôm mỗi khi nhìn thấy, giả vờ chào thật to, rồi quay mặt cười. Gặp được những kẻ nịnh hót thì lời lẽ nghe mới chối làm sao! – Chào chị, hôm nay trông chị trẻ, đẹp hẳn ra! – Cái váy của chị trông mốt quá, rất hợp với chị! – Chị dùng son phấn của Mỹ, hay của Pháp mà trông như trẻ ra đến mười tuổi ấy?

- Nói thế mà bà ấy cũng tin à?

- Khổ thế đấy cậu ạ! Con người ta dù già, dù trẻ, dù là ông lớn hay bà nhỏ, đều thích khen. Mặc dù có lúc cảm nhận được đó là lời khen xã giao hết mức chứ chưa nói đến những câu khen giả tạo, có mục đích, vẫn thấy khoái. Biết hẳn hoi là cái bẫy mà vẫn mắc. “Nói thật mất lòng” mà! Ai có việc yếu bóng vía, đến gặp bà ấy, mới chỉ nghe bà ấy đằng hắng vài từ và nhìn cử chỉ của bà ấy là hồn vía đã lên mây. Đã thế bà ấy lại to béo, bộ ngực ngồn ngộn, càng tăng thêm vẻ dữ tợn. Không những bà ấy luôn giành lấy việc tiếp khách ở nhà mà ở đâu bà ấy cũng xăm xăm chứng tỏ mình biết mình hay.

- Bà ấy làm vậy mà ông ấy để yên à?

- Con người như vậy mà có nghệ thuật giao tiếp đáo để cậu ạ. Chúng mình phải tôn bà ta lên hàng kỵ. Nếu khi ra chợ, bà không ngần ngại mặc cả đến từng đồng, ở chỗ làm việc, bà sẵn sàng thu vén đến từng cái lợi dù là nhỏ nhất, thì trong ăn tiêu cho bản thân và gia đình bà lại tỏ ra cực kỳ hào phóng. Đối với chồng, bà là một sư phụ có tiếng. Học hành mới có hết lớp 7 mà chỉ đạo chồng khối chuyện.

- Chẳng nhẽ một cán bộ như ông ấy mà dễ bảo thế à?

- Chẳng nhẽ một cán bộ như ông ấy mà dễ bảo thế à?

- Lại còn không à? Ông ấy cũng ghê lắm, khôn lắm. Và cũng “khôn” thế mới nghe bởi những lời quân sư của vợ mang lại quá nhiều lợi lộc. Hơn nữa, ông ấy bị vợ bắt thóp rồi nên phải sợ. Với chồng, bà ta là một Hoạn Thư. Nhưng với cấp trên ông, với khách đến nhờ vả, bà ta lại là một cô em, một bà chị dịu dàng, nói ngọt lọt đến xương tuỷ và đôi khi đến cơ quan này cơ quan nọ thì tỏ ra là một Thát-chơ, Thủ tướng nước Anh trước kia.

- Được như bà That-chơ thì hoá ra chẳng tốt cho công việc à?

- Ôi dào! Nếu thế thì còn nói làm gì. Thát-chơ chỉ là cái vỏ để loè bịp thôi. Chứ con người thật và những hiểu biết của bà ta mới là điều đáng nói. Cũng may, phần lớn khách đến với bà ta để cậy cục, nhờ vả đều là những người dân các xã, dân trí thấp, hơn nữa họ chỉ cần được việc của mình nên nói sao nghe vậy.

Bà ấy cứ nói đại loại: - Mọi việc cứ để từ từ chị lo liệu, chị chỉ cần nói một câu là anh ấy sẽ đồng ý ngay. Anh ấy bận lắm, không tiếp khách ở nhà bao giờ đâu. – Ôi, ba cái thứ hoa quả này, ông nhà tôi có bảo giờ ăn đâu, lần sau chị khỏi cần phải mang! – Nhà tôi bị bệnh cao huyết áp, không uống được cà phê, bác cứ vẽ chuyện làm gì? – Kể ra cái bánh của ngoại này ăn cũng ngon đấy nhưng ông nhà tôi không ăn được vì bị cu ron gì đó. (- Chị nói anh nhà bị gì cơ? – Một ông khách trí thức ở huyện hỏi). – Tôi cũng chẳng biết người ta gọi cái tên gì cho chính xác, chỉ thấy thỉnh thoảng ông ấy nói với mọi người vậy, tôi chỉ biết hình như là mỡ trong máu. (- À, thế, người ta gọi là cô lét xtê rôn chị ạ, tiếng Pháp mà. – Ông khách kia nói).

Bà ta cứ gạt phăng đi những dạng quà cáp như vậy, nói mà nghe ra cứ tưởng như anh chị là những người liêm khiết, trong sạch lắm, giúp ai là vô tư hết cỡ, không gợn một tí gì về vật chất cả. Thực ra, sau đó thì: Mời quý vị ra khỏi nhà tôi và đừng hy vọng gì về kết quả mong muốn nhé!

Còn những ai đến với túi to hay nhỏ, có “chất lượng” là bà ta cảm nhận thấy ngay. – Anh yên tâm, việc đó nằm trong tầm tay nhà tôi. Bà ta vừa nói vừa nhìn cái túi mỏng mà khách cố tình để lộ cái phong bì.

- Sao lúc nãy cậu nói, ở nhà, bà ta là một Hoạn Thư đối với chồng?

- Vì biết mình xấu xì nên bao giờ bà ấy cũng biết xù cái bộ lông nhím của mình lên để doạ chồng những khi cần thiết. Ông Trưởng phòng tuy không còn dáng thư sinh của thời trai trẻ nhưng lại có dáng của một cán bộ có chút chức, quyền với bộ tóc muối tiêu dù tuổi chưa đến ngũ tuần. Cái dáng vẻ ấy và giọng nói nhỏ nhẹ ấy, lại đang lúc thịnh, đã làm cho khối cô gái còn trẻ cũng như khối phụ nữ trung tuần mê đấy. Bao quanh ông ấy là cả tá chứ không ít đâu. Bà ấy thường xuất hiện đúng lúc đúng chỗ. Nhưng được cái bà ấy chỉ Hoạn Thư khi về nhà thôi. Thế mới “ngoan” chứ! Bà ấy không bao giờ làm ầm ĩ ở ngoài nhà mình. Hơn nữa bà ấy cũng đâu có thua. Ông ăn chả thì bà ăn nem. Bà ấy để yên cũng một phần vì thế.

- Người bà ấy như cậu tả thì có ma nó thèm, cậu cứ đùa.

- Đùa à! Thật đấy! Có những loại ma nó thèm tiền như mèo thèm mỡ ấy cậu ạ. Ông đưa cho chân giò, bà thò chai rượu. Cứ vậy mà bà ấy cũng có khối nhân tình, nhân ngãi đấy.

- Cậu có nghĩ là chồng bà ấy yêu bà ấy không?

- Ông ấy không yêu vợ là chuyện đã rõ rồi. Nhưng họ lại lấy nhau và câu chuyện tình cảm của họ nghe rõ ly kỳ cậu ạ. Họ lấy nhau đâu phải vì tình yêu mà vì một sự đánh đổi. Đánh đổi vì bà ta phần thì đã nhỡ nhàng ra rồi, ăn cơm trước kẻng lại không còn biết lấy ai nhận cho trách nhiệm đã nấu nối cơm ấy, phần thì nghĩ mình có thể biết đổi ông ấy không yêu bà ta mà còn thấy sợ. Nhưng là một nông dân nghèo, có dáng vóc, muốn có cuộc sống giàu sang mà không vất vả, muốn được sống ở phố xá, xa chốn quê buồn lầy nước đọng, quần quật quanh năm chẳng đủ ăn, thì phải chấp nhận mà thôi. Cuộc đời này công bằng lắm cậu ạ. Cái gì cũng có giá của nó. Hai mươi nhăm năm sống cạnh bà ta là hai mươi nhăm năm ông ấy không hề có tình cảm đam mê, say đắm tình chồng vợ mà có chăng chỉ là chút đòi hỏi xác thịt, như cầu tình dục mà thôi!

- Không yêu thế tại sao ông ấy khống bỏ quách vợ đi?

- Cậu nói nghe dễ thế! Với một người bình thường đôi khi có muốn bỏ vợ bỏ chồng cũng còn suy nghĩ chán, làm sao vừa thực hiện được mong muốn lại vừa không mất mát gì. Chỉ trừ những người không có gì để mất thôi. Chứ khi đã có một chút gì, mà phải từ giã, cũng thấy tiếc lắm chứ. Huống hồ lại là người có địa vị, vừa giàu có như ông ấy.

Ngày nay, tư tưởng hiện đại về quan hệ nam nữ, quan hệ vợ chồng từ những nước Châu Mỹ, châu Âu len đến nước ta. Nghe nói, ở các thành phố lớn hiện nay, cán bộ, công nhân, viên chức, giáo viên, bác sĩ…dễ dàng bắt “bồ” đồng thời vẫn giữ “tổ ấm” của mình. Quan niệm của họ, vợ (chồng) là cơm, bồ là phở. Thèm thì ăn phở, phở ngon nhưng vẫn có thể bỏ được, còn cơm thì người Việt Nam nào dễ dàng mà bỏ được. Thường là sự đánh đổi: tiền-tình, địa vị-tiền, hoặc địa vị-tình.

- Cậu nói gì tớ chẳng hiểu, địa vị-tình là gì?

- Đơn giản là thế này, một bà muốn ngoi lên được cái chức phó hay trưởng phòng chẳng hạn, mà không có năng lực, không tiền, thì phải hiến cái tình chứ còn gì nữa.

- Thế thì vợ chồng ông Trưởng phòng Xây dựng huyện thì có liên quan gì đến mấy cái chuyện ấy chứ?

- Có đấy! Mụ Lân nhảy một phát từ cán bộ xoàng lên làm Phó phòng mà chẳng oách à? Không là bồ của ông Trưởng phòng thì còn xơi mới được ngồi vào cái ghế đó. Trông mặt mũi, dáng vóc cũng bắt mắt lắm, lại còn hai con mắt đuôi dài, lúng la lúng liếng đung đưa khối anh chết. Nhưng biết tiếng của phu nhân Trưởng phòng nên không dám múa may trắng trợn đâu. Ở thành phố, nghe nói một số người chấp nhận cuộc sống vợ chồng dưới một mái nhà mặc dù họ chẳng còn chút gì hạnh phúc. Trong trường hợp đó họ như hai cái bóng. Họ không nói chuyện cùng nhau, chỉ để mở miệng khi có chuyện gì cần giải quyết chung để con cái thấy họ vẫn “bình thường”. Họ không giải trí cùng nhau. Họ không ăn cùng nhau nếu không có khách hoặc không sợ con cái nghi ngờ. Đặc biệt họ không ngủ cùng nhau trên một giường, nói cách khác là ly thân. Ông Trưởng phòng Xây dựng huyện mình cũng trong trường hợp đó. Ông không thể bỏ vợ chỉ vì tất cả những gì ông có được ngày nay từ ngôi biệt thự, của cải, cho đến cái ghế ông đang ngồi là đều do bà ấy gây dựng nên. Bỏ bà ấy là mất hết. Con người xấu từ hình thức đến tâm hồn đó lại có biệt tài để đặt được chồng vào một vị trí mà nhiều người mơ ước. Cái thế mạnh nhất của bà ấy là tiền. Sức mạnh và sự phổ biến của những chiếc phong bì đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà ấy làm giàu và đưa chồng mình thăng tiến. Con người ít văn hoá đó lại có cách nói làm cho người khác dễ tin là thật. Hơn nữa bà ấy quá quen với những chiếc phong bì khi biếu cấp trên ông cũng như khi nhận của cấp dưới ông, quen đến nỗi trong giấc ngủ, bà ấy cũng thấy bóng của những chiếc phong bì cứ lơ lửng.

Lần thứ hai, Bân lại giúp chú thím lên nhà Dục lấy hàng. Sau khi cẩn thận buộc hàng vào xe đạp, Bân chào ra về. Mẹ Dục gọi Bân lại và bảo:

- Lần tới có lên lấy hàng thì xin chú thím cho ở lại đây một ngày cho biết thế nào là phố huyện.

- Ở chơi một ngày thì được nhưng tối cháu biết ngủ vào đâu được?

- Anh khỏi phải lo, nhà tôi rộng. Chẳng lẽ không có phòng cho anh ngủ chắc? Tôi hạ cố mời, anh đừng có từ chối.

- Dạ, cháu cảm ơn bác.

Tối hôm đó, về nhà, Bân không sao chợp mắt nổi. Nhớ lại hình ảnh cô con gái của bà Ngọ, Bân đã thấy rờn rợn. Nhưng nếu từ chối lời mời của bà ta hạ cố đến mình có nghĩa là làm cho quan hệ của bà ta và thím Bân sẽ xấu đi. Trong khi đó cuộc đời Bân phải ơn chú thím nhiều lắm.

Những năm cuối thập niên bảy mươi,đầu tám mươi còn nhiều khó khăn. Hàng hoá trên thị trường khan hiếm lắm. Hàng tuồn được từ các cửa hàng bách hóa, lương thực, thực phẩm…ra cũng không phải la dễ. Nhưng ông Ngọ là Phó phòng Thương nghiệp, bà Ngọ thì phụ trách cửa hàng bách hóa. Mấy năm trở lại đây, ông bà lại có thêm Dục làm nhân viên bán hàng thực phẩm. Cô em của Dục cũng đã bỏ học, nhờ bố xin cho làm nhân viên bán hàng cửa hàng xăng dầu. Vớ được một gia đình như vậy vào thời kỳ đó đúng là quá may mắn cho công nghiệp buôn bán.

Sáng hôm sau, Bân đem chuyện ra kể, chú Bân còn phân vân nhưng thím thì mừng ra mặt. Thím nghĩ, nếu có quan hệ với ông bà Ngọ, Bân sẽ là chiếc cầu nối và công việc của thím sẽ thuận chiều mát mái. Thím bảo:

- Thế là tốt đấy cháu ạ. Cháu có duyên đấy. Họ có quý mình thì họ mới có lời mời chứ. Cháu cũng chẳng nên từ chối.

- Bà cứ cạn nghĩ, người phố xá không dễ như vậy đâu. Họ mời là mời xã giao chứ chắc gì là thật lòng mà đã vội. – Chú Bân vội gạt ngay lời thím.

- Ông chỉ được cái đa nghi Tào Tháo.

Bân bỏ ra ngoài. Anh đi một vòng quanh vườn. Đằng sau nhà, lá tre rụng đầy gốc, chất thành đống. Gió thổi nhẹ. Thím anh bắt đầu dọn hàng. Anh vừa đưa mắt nhìn những cành khế đung đưa trong gió, vừa nhớ lại lời nói và thái độ của bà Ngọ. Rõ ràng là bà ấy nói thật, chứ không hề mời đãi bôi như chú nghĩ. Bà ấy lại còn nói dỗi khi biết anh ngần ngại cơ mà! Tội gì mà không đi chơi khắp phố huyện một lần cho đã.

Được thím tán thành, Bân mạnh dạn nhận lời.

Hơn một tuần sau, Bân lại lên phố huyện lấy hàng. Anh mặc quần áo ấm vì trời khá lạnh. Nhưng anh có quần áo gì đâu, ngoài cái áo bộ đội bốn túi, đã bạc màu. Anh đi đôi dép cao su có quai hậu. Lúc anh đến nơi, trời đã xẩm tối, mẹ Dục đon đả:

- Cháu vào nhà đi! Dục ơi, nước đâu, ra lấy nước mời anh Bân đi con!

- Dạ! – Dục đáp một tiếng nghe thật ngoan.

- Anh uống nước gì? Trời lạnh chắc anh không uống nước chanh đâu nhỉ? Em pha cà phê nhé.- Dục nói nhỏ nhẹ.

- Tôi không biết uống cà phê đâu. Uống rồi không ngủ được thì chết. – Bân bảo.

- Không sao đâu, anh sẽ quen dần mà. À mà anh có thích đi dạo phố không? Lát, em đưa anh đi.

- Ừ, cũng thích, nhưng tôi đi một mình được mà!

- Ứ ừ, anh sẽ bị lạc mất, em sẽ dẫn đường anh.

- Ứ ừ, anh sẽ bị lạc mất, em sẽ dẫn đường anh.

Vừa lúc đó bỗng từ đâu mẹ Dục xuất hiện. Nghe được câu nũng nịu của con gái, bà làm vẻ nghiêm mặt:

- Con là con gái nhà tử tế. Không bao giờ đựơc đi chơi tối ngoài đường với một người con trai. Có chuyện gì cứ ngồi ở nhà mà nói, bố mẹ dành cho phòng khách mà tiếp. Con không phải đi đâu cả, để anh Bân đi một mình. Mẹ mời anh ấy lên chơi, đi thăm hết các phố huyện chứ có phải mời lên để rồi bắt con mình phải vất vả vì anh ấy đâu.

Là thanh niên mới lớn, từ chốn làng quê heo hút, đến phố xá, nghe những lời mẹ Dục nói, lời Dục trả lời mẹ, Bân thấy đúng họ là những người văn hoá quá, nề nếp quá. Cô con gái tuy xấu nhưng được giáo dục tử tế nhường ấy thì phải là từ ngoan trở lên rồi. Gia đình lại biết thương người nữa. Biết anh là nông dân thật sự, vậy mà gia đình bà Ngọ không chê nghèo, lại còn tạo điều kiện cho anh ở lại chơi khắp các phố huyện nữa chứ. Họ cũng cao thượng ấy chứ. Cứ suy nghĩ như vậy rồi Bân thấy cảm động trước những cử chỉ ấy, nao nao lòng vì những lời nói ấy.

Thực ra, Bân đâu có hiểu. Bà Ngọ đã nhắm anh làm con mồi ngay từ lần đầu bà gặp, và sâu xa đằng sau lời nói ấy là sự sắp đặt khéo léo của cả hai mẹ con.

- Nhưng th…ô…i! – Bà Ngọ kéo dài cái giọng ra. – Đây là lần đầu tiên tôi cho phép con gái tôi phạm luật gia đình bởi vì chúng tôi tuy tiếp xúc với anh mới có đôi lần nhưng thấy anh là con người đứng đắn hiền lành, tội nghiệp chưa thạo đường. Cho phép con Dục lấy chiếc xe máy chở anh đi mấy vòng. Buổi tối nhưng có điện ở một số dãy phố nên cũng không sợ đâu.Cứ đi vào chỗ nào có điện sáng ấy, nghe chưa, Dục?

- Dạ, con biết rồi ạ, mẹ cho phép con! – Dục nhẹ nhàng trả lời mẹ.

Bân luống cuống giúp Dục dắt cái xe máy ra khỏi cổng. Trước khi đi vào nhà xe, Dục cố tình đưa Bân đi qua hết một lượt nhà. Các phòng trong nhà, đồ đạc chất đầy. Ngày đó mà nhà Dục có đủ cả tủ lạnh, ti vi, xe máy, mấy chiếc quạt trần và quạt bàn của Nhật, dù là đồ cũ, thì phải nói là không những Bân mà những người khác thấy được cũng phải kính nể.

- Hay là cất xe máy đi, mình đi xe đạp cũng được. Tôi không biết đi xe máy mà để Dục chở tôi thấy ngại lắm. – Bân nói.

- Anh ngại thì em sẽ tập cho anh. Cái xe này sẽ là của anh nếu anh muốn.

Bân vờ như không nghe thấy vế thứ hai trong lời nói của Dục. Anh bảo:

- Tôi không đi được đâu! Tôi chỉ biết đi xe đạp thôi.

- Em nói là anh sẽ đi được mà. Hồi bố em mới đưa xe về, em chỉ tập đúng có mỗi buổi tối thôi là đi được. Mà này, anh cứ xưng tôi với em nghe xa lạ thế nào ấy.

- Nhưng tập ở đâu, chứ ở các dãy phố như thế này, có điện sáng, mọi người nhìn thấy, anh ngượng lắm. – Bân lần đầu tiên xưng anh với Dục, có vẻ ngượng nghịu.

- Nếu anh ngượng, em sẽ dẫn anh đến công viên Nam Thành của huyện. Ở đó vừa rộng rãi vừa chỉ có ánh sáng mờ mờ đủ để tập, lại còn có nơi tối hẳn nên rất hợp.

Bân cứ đi từ cái bẫy này sang cái bẫy khác của mẹ con Dục mà không hề biết: Đúng như dự tính, Dục đưa Bân đến công viên. Mới đi được vài vòng, Dục đã thấy mệt bở hơi tai vì cứ phải chạy theo xe để hướng dẫn Bân cách vào số, nổ máy…Kể ra Bân học khá nhanh.

- Tốt rồi, anh giỏi lắm, thông minh lắm, tiếp tục anh nhé!- Dục bảo.

Uỵch! Chiếc xe bỗng đổ kềnh ra bãi cỏ.

- Tại trời tối quá, anh chả nhìn thấy cái gì cả. Sao em lại đưa anh vào đây cơ chứ. Anh đỡ xe dậy rồi chúng mình ra khỏi nơi tối này đi. Anh cũng thấm mết rồi, về nhé!

- Ứ ừ, em mệt lắm. Chúng mình ngồi đây một lát thôi.

- Trời lạnh thế này, em điên à!

- Nhưng em mệt lắm.

- Thì ngồi một tý vậy. – Bân đành đồng ý.

Trời càng về đêm càng lạnh. Đêm gần cuối tháng, không có trăng, chỉ có mấy vì sao thưa thớt trên bấu trời đen thẫm. Gió thổi. Những hàng cây trong công viên rì rào. Tiếng gió nghe như có tiếng ai đó từ trong bóng tối chạy về phía ta. Cảnh về đêm vào mùa đông giá lạnh cho ta cảm giác muốn được che chở, được sưởi ấm. Mấy vì sao lúc ẩn lúc hiện.

- Anh ngồi lại gần em tý nữa, em lạnh lắm. – Dục bảo

Bân xích lại một chút nhưng chân tay bất động.

- Không hiểu sao hôm nay em lại thấy lạnh quá mà áo em không đủ ấm. Em đâu có nghĩ trước là có lúc mình lại cho phép mình ngồi chơi với một người con trai ở nơi tối thế này nên không chuẩn bị áo ấm trước. Anh ôm em một tý có được không?

Vừa nói, Dục vừa dụi đầu vào lòng Bân, vòng tay ôm lấy cổ Bân, Bân lúng túng, đẩy nhẹ Dục ra nhưng không thể...

Bân không thể ngờ rằng đó là nước bài của mẹ con Dục. Trước khi dàn dựng ra màn kịch này, Dục đã yêu đương, chơi bời với không được nửa tá các tay trai ở phố huyện này và nơi khác. Những cậu công tử bột con các nhà giàu suốt ngày lông bông không học hành, lao động gì cả. Rồi Dục đã mang thai đến thứ hai mà chẳng thể nào biết được đó là sản phẩm của ai. Chỉ biết rằng khi Dục tuyên bố về cái thai của mình với các tay chơi đó thì chẳng ai dám đến với Dục nữa. Tất cả đã chạy làng. Dục biết kêu ai? Lo lắng đến mất ăn, mất ngủ cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì, Dục buộc lòng phải kể với mẹ. Vậy là Bân đã rơi vào tầm ngắm của hai mẹ con Dục.

Thật trớ trêu thay! Chỉ một lần thôi u? Dù Bân có thanh minh đến ngàn lần chăng nữa cũng chẳng ai nghe được. Chỉ một lần thôi cũng đủ để mẹ con Dục có đủ chứng cớ để buộc Bân lại.

Vậy là nhà gái vội vã giục Bân làm thủ tục đăng ký kết hôn. Họ còn cao giọng là nhà trai nghèo nên họ đứng ra tổ chức đám cưới. Bố mẹ rồi chú thím Bân đâu có biết chuyện ấy vì Bân không dám kể do sợ, do xấu hổ, do cho đến lúc cưới vẫn chưa hết bàng hoàng. Người làng thì mỗi người nói một kiểu. Ngừơi thì chép miệng cho rằng Bân tham của vì thấy Dục xấu quá. Người thì lại nói số Bân vậy mà sướng, tuy lấy vợ xấu nhưng lại chuột sa chĩnh gạo, tha hồ ăn no mặc ấm, đùng một cái phát từ làng quên được chuyển lên huyện, không còn phải chân lấm tay buồn, được dùng chế độ tem phiếu…

- Nó đã tự nguyện, lại gặp cảnh sung sướng, thế thì còn gì phải phàn nàn nữa mà sao trông mặt nó trong tiệc cưới cứ buồn buồn thế kia? – Một cô gái nói với cô Na đứng bên cạnh, giọng có vẻ ấm ức.

Na là bạn gái cùng quê với Bân, đã đem lòng yêu Bân từ lâu rồi nhưng chưa có dịp thổ lộ, vội bênh vực Bân, trả lời bạn:

- Có lẽ anh ấy nhớ quê và bạn bè đấy. Người thế mà có tình, có nghĩa. Thấy bạn bè dưới quê lên, chắc buồn đấy!

- Bân ơi, cười lên đi, tươi lên để còn chụp ảnh chứ! Dù buồn cũng đừng mang cái bộ mặt đám ma ấy nhé! – Một anh bạn của Bân vừa kéo anh bạn bên cạnh đứng dậy, vừa nói to lên làm ọi người đều quay mặt lại hướng đó.

Có tật giật mình, tưởng anh bạn quê của Bân biết chuyện, bà Ngọ sấn sổ chạy tới, giật tay anh ta và nói to:

- Đề nghị hai cái anh này ngồi xuống cho, đám cưới huyện chứ đâu phải cái chợ mà các anh gọi ầm ỹ lên như vậy. Đúng là nhà quê!

- Bà là thá gì mà nói chúng tôi như thế. – Chàng trai kia cũng không chịu thua. – Bà có biết bạn của tôi là Kim Trọng thời nay, còn con gái bà là nàng Kiều, đúng là nàng Kiều, mà “trông xa thì tưởng là Kiều, lại gần thì hóa ra người yêu Chí Phèo”.

Ngâm nga xong hai câu vần vè, anh ta kéo tay anh bạn đi thẳng, không them quay lại nữa.

Ối người trong đám cưới vỗ tay cười rộ lên, tán thưởng câu nói của chàng trai nọ. Cứ như họ chờ những câu nói tương tự từ lâu. Trong khi đó đám nhà gái tức lắm. Dục giận ra mặt. Còn bà Ngọ thì tím bầm cả mặt lại. Bà căm lắm. Nhưng khi màn kịch đã đi đến hồi kết thì đạo diễn cũng cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm.

Chưa đầy bảy tháng sau Dục cho ra đời một cậu con trai và chống chế là mình đẻ non. Bân chỉ còn biết lặng lẽ chấp nhận chứ làm gì được nữa. Cái phận “chó chui gầm chạn” của anh! Dục hỏi Bân đặt tên thằng bé là gì. Bân bảo không biết, tuỳ. Vậy là Dục đi làm khai sinh cho con và đặt tên là Bài, Bùi Quân Bài. Ba năm sau, Bùi Quân Bình ra đời, vào tháng 3 năm 1984.

Chưa đầy bảy tháng sau Dục cho ra đời một cậu con trai và chống chế là mình đẻ non. Bân chỉ còn biết lặng lẽ chấp nhận chứ làm gì được nữa. Cái phận “chó chui gầm chạn” của anh! Dục hỏi Bân đặt tên thằng bé là gì. Bân bảo không biết, tuỳ. Vậy là Dục đi làm khai sinh cho con và đặt tên là Bài, Bùi Quân Bài. Ba năm sau, Bùi Quân Bình ra đời, vào tháng 3 năm 1984.

Nhờ gia đình Dục giàu có nên cuộc sống của Bân và các con cũng khá sung túc. Sau lễ cưới, Dục giục bố xin cho Bân vào làm nhân viên phòng Xây dựng huyện.

Những năm đầu Bân mới vào làm việc, công việc xây dựng còn ít. Lương ba cọc ba đồng. Về đến nhà, Bân lại bị vợ hậm hực, luôn bị gọi là “đồ cù lần”. Bân cũng tức lắm chứ. Anh không quen với công việc thương trường, mánh lới buôn bán như Dục, như những người trong gia đình vợ nhưng anh đủ khôn ngoan để phát triển theo một chiều hướng khác. Trước đây đã từng tham gia công tác đoàn xã, nay anh tiếp tục công tác đoàn ở Phòng Xây dựng. Nhờ nhiệt tình, xốc vác công việc của phòng, với bản lý lịch rất cơ bản, thành phần gia đình bần cố nông, nên Bân nhanh chóng được kết nạp Đảng.

Vào những năm cuối chin mươi, nước nhà đã bước vào thời kỳ mở cửa được mấy năm. Công việc của những người xây dựng nhiều vô kể. Cùng với tình hình chung trong cả nước, ở huyện của Bân, nhà nhà xây khách sạn mi ni, biệt thự, người xây nhà hoặc cải tạo nhà. Công trường mọc lên khắp nơi. Bân cứ chạy như con thoi mới đáp ứng được nhu cầu của mọi người. Người nhờ xin giấy phép xây dựng, kẻ nhờ chạy hộ để khỏi bị phạt vì xây trái phép, xây thêm tầng…Nhưng cũng từ thời mở cửa, không còn chế độ tem phiếu, các cửa hang quốc doanh trở nên buồn thiu. Dục không theo các đồng nghiệp thuê cửa hàng nhà nước để tự kinh doanh. Dục xin nghỉ, hưởng chế độ lấy một lần tiền rồi ở nhà phụ giúp chồng giải quyết các sự vụ…Tiền vào như nước. Tỷ lệ nghịch với sự gia tăng tiền bạc là sự xuống cấp nhân cách của con người Bân. – Bân bắt đầu bia, rượu, nhậu nhẹt, ăn hối lộ…

Tiếp xúc, va chạm nhiều, Bân dần dần hiểu được muốn tiến lên trên con đường danh vọng thì phải có bằng đại học. Chỉ cần học đại học tại chứ thôi cũng được. Những năm tháng sống trong gia đình vợ, những người chỉ biết có tiền, với họ “có tiền mua tiên cũng được”, rồi mấy năm gần đây, sống trong cảnh được mọi ngừơi tâng bốc để nhờ vả, Bân bỗng thấy tầm quan trọng của mình được nhân lên. Rồi Bân nằm mơ thấy mình được ngồi vào ghế trưởng phòng, chỉ việc ký giấy tờ thôi. Nhưng muốn vậy phải có bàn tay giúp đỡ của Dục. Cô ấy đáo để lắm, nhất định sẽ làm được. Một hôm, Bân bảo Dục:

- Nhất định anh phải đi học một khoá đại học để có cái bằng chuyên ngành mới nói chuyện làm ăn lớn được.

- Đang làm ăn thu nhập được, anh điên mà bỏ việc đi học à? – Dục xồn xồn hỏi.

- Anh đã tính kỹ rồi, đúng là điên mới bỏ việc lúc này. Nhưng trên tỉnh đang có lớp đại học xây dựng tại chức, mỗi tháng chỉ học 1 tuần thôi. Mà anh cần gì phải đi học đủ cơ chứ. Tại chức mà! Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức. Chỉ cần cái bằng, cái bằng thôi, em hiểu chưa? Vậy thì em phải biết là mình cần phải làm gì trong chuyện này rồi chứ?

- Ôi! Anh thế mà thông minh! Anh khỏi phải lo, anh chỉ cần ghi tên học, mọi việc khác, em sẽ lo liệu.

Do được lo liệu hết nên lúc thi đầu vào cũng chẳng có vấn đề gì đối với Bân. Thời gian trôi qua cũng nhanh, sau bốn năm ghi danh học, Bân có được cái bằng đại học. Bân cũng có bằng loại khá như ai, trong khi hầu như không đi học, lúc thi thì chỉ việc đến chép bài và nộp. Môn nào cũng vậy. Chỉ có Dục là bận về chuyện học hành của Bân hơn. Mỗi năm có bao nhiêu ngày lễ tết là bấy nhiêu lần Dục phải lên tỉnh.

Lấy được bằng, nghiễm nhiên chiếc ghế trưởng phòng xây dựng nằm gọn trong tay Bân. Còn ai mà chạy giỏi hơn Dục được nữa! Vì vậy, dù nhiều đêm nằm bên vợ. Bân cứ thấy ghê ghê mà không bỏ được.

Từ ngày làm Trưởng phòng Xây dựng huyện. Bân không còn cảnh chui gầm chạn nữa. Hai vợ chồng cất được một ngôi nhà to, đẹp, với đầy đủ tiện nghi. Sự nghiệp của Bân cứ lên như diều gặp gió.

* * *

Bài và Bình sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh như thế. Cả hai đều chịu sự giáo dục không đồng bộ. Ông ngoại nói gà, bà ngoại nói vịt. Bố đánh trống xuôi, mẹ thổi kèn ngược. Chẳng ai chịu ai cả. Quan niệm về đồng tiền bẩn thỉu và cách sống của những người lớn trong gia đình dần dần đi vào bộ não của đôi trẻ thơ dại.

Nhà lúc nào cũng như cái chợ. Khách khứa ra vào liên tục. Họ ra vào không được đàng hoàng, cứ dấm da dấm dúi. Lúc vào nhà chỉ một túi nhỏ nhưng đi ra phải xách ba, bốn túi nặng. Họ mắt trước mắt sau, thấy không có ai nhìn ngó là buộc vội hàng lên xe và tót nhanh. Thấy bà ngoại, mẹ hoặc dì làm gì cũng phải giấu diếm, ăn uống cũng không dám công khai, lúc đầu Bài và Bình thấy kỳ kỳ cục cục thế nào ấy. Sau rồi cũng chóng quen, nhưng vì còn bé quá nên chúng cũng không hình dung nổi hành động đó là gì.

Được thể tự do, không ai còn thì giờ bảo ban, dạy dỗ, Bài và Bình chơi bạt mạng. Hai anh em, đứa lên sáu, đứa bé lên ba, mỗi đứa một cây kiếm. Tiếng huỳnh huỵch vang rền nhà, thỉnh thoảng lại tiếng hét hay tiếng khóc ré lên của Bình. Cứ mỗi lần như thế, Dục lại chạy vào. Chẳng cần hỏi xem ai đúng ai sai, vì sao Bình khóc, Dục giơ tay tát cho Bài một cái rõ đau. Dục vừa tát vừa chửi. Thực ra là Bình sai vì khi hai anh em đang mải mê những đường kiếm về phía Bài, Bình lại đập vào cái ấm sứ để trên bàn. Chẳng may cái ấm rơi xuống nền nhà, bị vỡ. Sợ bị mắng, Bình khóc to lên, át cả lời của Bài. Bài bị đánh oan, cũng khóc tướng lên. Cả hai anh em thi nhau khóc. Nhà cửa cứ ầm ỹ cả lên.

Bân thì suốt ngày ở Phòng Xây dựng huyện. Bân cứ về đến nhà, bà mẹ vợ và vợ không sá gì, bắt anh phải cõng những bao hàng hay xếp đặt lại đống hàng hóa tích trữ trước khi tìm cách đẩy đi.

- Phải mua tận gốc, bán tận ngọn, mới có lời! – Bà Ngọ ráo hoảnh nói.

Đã đành là thế, nhưng cái khôn ranh, tính xảo của bà mẹ vợ Bân là không những bà tuồn hàng từ chính cửa hàng của bà, mà còn tìm cách móc nối với nhân viên ở những cửa hàng bách hoá, lương thực, thực phẩm khác mới lấy được nhiều hàng. Mà lấy hàng từ tay họ, bà trả đựơc giá bèo. Rồi lại tìm cách mua lại tem phiếu của những khách hàng đến gần cuối tháng vẫn không mua được hàng hoặc không sử dụng vì quá ớn sự đi lại, chầu chực xếp hàng năm lần bảy lượt.

Thời đó, muốn mua được hàng, cũng như ở các thành phố, thị xã, thị trấn trong cả nước, người ở phố huyện này phải đua nhau dậy từ sáng sớm, ngừơi thì đem theo cái rổ, cái rá rách, ngừơi thì đem theo một viên gạch…để xếp hàng, để lấy chỗ. Trong khi đó, nhà Dục cứ ung dung. Vậy mà chẳng có tháng nào nhà Dục không mua được hàng hết các ô tem trên phiếu, kể cả dầu hoả là thứ mà nhiều người phải bỏ vì quá đông người xếp hàng, chen chúc, không thể mua nổi. Trong khi những ngừơi vợ khác phải vất vả từ sáng đến tối mà đồng lương chẳng đủ chi tiêu cho đến cuối tháng, ăn không đủ no, quần áo không đủ mặc, nói gì đến chuyện ăn ngon, mặc đẹp, những cô nhân viên bán hàng như Dục là có giá, là ước mơ của bao người, từ những kẻ ít học cho đến những người có bằng cấp hẳn hoi. Những cô mậu dịch viên lúc đó trông thật viên mãn. Không những họ hách dịch, cửa quyền mà còn mang bộ mặt khinh khỉnh. Ở cửa hàng, Dục lên mặt với khách, về nhà Dục đành hanh với chồng đủ thứ chuyện:

- Cái hạng như anh thì chỉ suốt đời chui gầm chạn, không đi được quá cái háng của đàn bà. Làm việc chỉ biềt mấy đồng lương cọc, còn vác cái vẻ mặt thảm hại ấy về làm gì cho ngứa mắt người khác.

- Cô ăn nói dè chừng đấy nhé. – Không thể nhịn được nữa, Bân lên tiếng.

- Lại còn không à! Gái này ra đứng ở cửa hàng, khối kẻ phải thưa, phải nịnh, phải tìm cách bắt quen đấy nhé. Đừng có tưởng bở, thấy anh có dáng, có vóc mà ra vẻ!

Mà Dục lên mặt cũng phải thôi. Có mấy ai ở cái thời bao cấp đó được ăn sung mặc sướng như vợ con Bân. Mỗi lần đi làm về, Dục xách một túi nặng. Vế đến nhà, vứt túi đánh phẹt xuống sàn bếp, Dục gọi Bân và bảo:

- Còn đứng đực ra đó mà nhìn nữa à. Cắt những súc thịt này ra để kho tàu! Tim, gan lợn thì rửa sạch đi rồi luộc lên ăn vã!

Đến bữa ăn, Dục dặn các con không được bẻm mép kể cho bạn bè, bà con láng giềng là nhà mình ăn gì, uống gì:

- Phải biết nói dối, ai hỏi hôm nay nhà chúng mày ăn gì, cứ việc nói là ăn cơm muối vừng nhé, nghe chưa?

- Ứ ừ, con ứ nói thế đâu! – Bình nhõng nhẹo.

- Tại sao phải nói thế hả mẹ? – Bài thắc mắc.

- Tao bảo nói thế thì cứ thế, không việc gì phải thắc mắc! – Dục quắc mắt, quát lên.

Bài và Bình lấm lét nhìn nhau, không đứa nào dám nói một lời nào nữa. Không khí có vẻ lắng xuống.

Thật ra, ở cái gia đình này là thế. Ở đó, người ta có cảm giác không yên ổn. Họ quan trọng hóa những việc cỏn con còn những việc lớn thì chẳng ai quan tâm. Một người bà cứ mở miệng ra là tiền. Một người ông thực dụng không kém, chỉ biết vun vén cho gia đình mình. Một người bố thiếu bản lĩnh, sống bên cạnh một con hổ cái, có lúc cũng trở nên đờ đẫn, vụng dại. Bài và Bình luôn được nghe mẹ gọi bố:”Cái lão cù lần, lão đụt”. Một người mẹ nanh nọc, sắc sảo cũng cùng một phường với bà ngoại Bài và Bình. Với họ, tiền là tiên là phật.

Ai cũng muốn nhồi nhét cho Bài và Bình ăn thật no, ăn không thể tiêu hóa được thì thôi. Quần áo chúng nó chẳng thiếu thứ gì. Trong khi bạn bè của chúng nó, hai anh em mới có mỗi một chiếc quần sợi thay nhau mặc mùa đông cho đỡ lạnh, bố mẹ chúng phải tháo áo len cũ, rách của họ đan áo cho chúng, cắt những quần áo cũ, rách của họ may quần áo cho chúng, thì Bài và Bình có cả một tủ quần áo. Trong khi cái Thanh, con cô Hoài ở cùng phố chỉ biết chơi mãi một con lật đật đã cũ rích mà chị họ nó khi lớn lên tặng lại, cu Bốn, con chú Tam nhà bên cạnh lắc mỏi cả tay mà cái lúc lắc không chịu lên tiếng để chơi cùng với nó chỉ vì cái đồ chơi này đã qua tay mấy bận nên không đủ sức để “gào” nữa, thì hai đứa con Bân có cả một thùng đồ chơi.

Bài và Bình chẳng thiếu thứ gì, chỉ thiếu sự quan tâm giáo dục. Bài đã vào lớp một, Bình lên lớp mẫu giáo nhỡ nhưng chẵng ai quan tâm xem chúng nó cần gì, thích gì trong chương trình học. Tối đến chẳng ai kể cho chúng nó nghe một câu chuyện cổ tích dù là ngắn. Thế là chúng nó làm bạn với ti vi. Lúc đầu bố mẹ chúng nó còn cấm, chỉ cho chúng nó xem chương trình “Những bông hoa nhỏ”, có cô Bích Ngọc dẫn chuyện thôi. Nhưng tắt ti vi rồi mà chúng nó đâu có chịu đi ngủ. Những tiếng “huỵch, huỵch” lại vang rền nhà. Tiếng gào khóc của thằng Bình mới đáng sợ. Nó làm em luôn luôn đành hanh. Lúc nào cũng được người lớn bênh, nên dù đúng, dù sai, nó đều lấy nước mắt ra để dọa cả nhà. Tiếng khóc kêu oan của thằng Bài, hòa vào tiếng quát nạt, mắng chửi của người lớn và tiếng gào giả vờ của thằng Bình, làm cho không khí của cả gia đình thật là náo động. Thế rồi, ông bà, dì, bố mẹ chúng nó mặc kệ, đã thế, những lần sau cho chúng nó xem phim thoải mái đến lúc ngủ thì thôi. Họ còn bận tính toán làm ăn ngày hôm sau. Mẹ thì lo sao mua được càng nhiều hàng về tích trữ để tuồn ra chợ đen càng tốt. Hoạt động nhiều, tính khí vốn đã cáu kỉnh càng dễ nổi cáu hơn, hách dịch hơn và đòi hỏi hơn. Dục không ngần ngại quát chồng, con. Chỉ có điều khi có khách hay ở ngoài đường. Duc không dùng miếng võ ấy.

Nhưng, tỷ lệ nghịch với số tiền bố mẹ kiềm được, với sự thăng tiến chức vụ của người bố, là sự hư hỏng của hai đứa con trai.

Từ nhỏ đến lớn, sống trong khung cảnh gia đình cùng với cách giáo dục của ông bà, bố mẹ như vậy, Bài và Bình chẳng thiết tha gì đến chuyện học hành. Lúc Bình vào học lớp một, cũng là lúc Dục từ giã nghề bán hàng thực phẩm. Để giữ sĩ diện với họ hàng, làng xóm, bạn bè và cũng là để không mang tiếng thua thiệt, Dục bắt đầu một cuộc chạy thi với việc học hành của hai quý tử. Năm nào cũng vậy, Dục mời giáo viên đủ các môn đến để kèm cho chúng. “Cơ chế thị trường mà! – Dục luôn mồm nói như vậy – Cứ có tiền thì có mà giáo sư cũng chẳng từ chối huống hồ là mấy giáo viên phổ thông cơ sở hay phổ thông trung học”.

Nhưng cũng vì cơ chế thị trường nên giáo viên được mời đến dạy, cứ đến, được bồi dưỡng hậu hĩ, cứ nhận. Mà có từ chối cũng chẳng được với Dục. Trong trường hợp đó, Dục nói ngọt lắm:

- Thôi trăm sự em nhờ thầy. Thầy dạy ở lớp, thấy biết cháu nhà em yều điểm gì thì xin thầy bồi bổ cho cháu điểm đó. Xin thầy nhận lấy cho em vui. Cháu nhà em mà lên được lớp là nhờ công thầy cả đó. Chừng này có là gì đâu. Cháu nhà em có kết quả tốt, em không quên ơn thầy đâu.

Vợ chồng Dục có biết đâu là khi cô giáo dạy tiếng Anh thì thằng Bài giở vở tiếng Việt ra, mân mê trên đó. Thầy dạy tóan ra một bài tập hỏi về số lượng tàu hỏa, thì thằng Bình trả lời thầy về số lượng xe máy, v.v…Chúng nó chẳng tập trung gì vào bài giảng, cả ở lớp và cả ở nhà nên dù có nhồi nhét học thêm bao nhiêu và bao nhiêu đi nữa thì kết quả thu được chẳng đáng là bao. Nhiều thầy, cô giáo thấy tình trạng học tập của Bài và Bình đã muốn chạy xa. Nhưng mỗi năm lại đổi một loạt thầy, cô khác nhau nên thầy, cô, người thì chưa hiểu ngay được nội tình, người thì cả nể…Bằng cách nói của mình, tự nhận mình là người ít học, đồng thời lại tỏ ra thật thà nên Dục đã làm cho nhiều thầy, cô không từ chối nổi.

Học hành như vậy mà không hiểu sao Bài và Bình vẫn lên lớp. Bài vẫn tốt nghiệp phổ thông trung học và bố mẹ nó chạy đủ mọi cách cho nó đi du học ở Sinh-ga-po. Nghe nói mất nhiều tiền lắm mà thằng Bài học cũng chẳng đâu vào đâu cả. Cho đến lúc Bình đi. Bài đã học tiếng Anh được hai năm rồi mà năm đó vẫn chưa vào được trường đại học.
Chương trước Chương tiếp
Loading...