Bản Chất Của Đ.ĩ

Chương 36: Chương 36: Khi Ra Đi, Đất Hóa Tâm Hồn.



Thời điểm tôi bắt đầu nhập học năm thứ 2 tại trường ngoại thương, cũng là lúc Nhi Cây Trâm hoàn tất 4 năm đại học.

Chị ta tốt nghiệp với điểm loại ưu, cả gia đình ai cũng phấn khởi mừng vui.

Giáo Sư hạnh phúc bố trí ngay cho “cô vợ nhỏ” vào làm ở 1 công ty nhà nước.

Nhi tạm thời công tác ở đó vừa để tích lũy kinh nghiệm vừa có thời gian chăm sóc Bà Ngoại, đợi ngày ra nước ngoài cùng Giáo Sư.

Gia đình đĩ điếm lại có thêm 1 dịp hiếm hoi để tụ tập ăn mừng.

Các thành viên đều tề tựu đông đủ, cả Mặt Quỷ, Ngọc Dao Lam cũng đáp máy bay từ Đà Nẵng vào Sài Gòn.

Duy chỉ mình Thắm vắng mặt.

Nhi Cây Trâm trổ tài nấu nướng, chế biến món mì Quảng đậm đà.

Có được đứa cháu vừa xinh đẹp vừa tài giỏi, hơn ai hết Bà Ngoại là người hãnh diện nhất.

Ăn bữa cơm thân mật ở nhà Nhi, Bà liên tục đem những chuyện xa xưa thời còn bé tí của chị ra kể.

Mọi người đang vui vẻ đầm ấm, giữa chừng Nhi Cây Trâm nhận được điện thoại.

Sami bỏ đũa xuống hô: "tao cá con Thắm gọi"

cả nhà hết nhìn Nhi rồi lại nhìn tôi.

Sam luôn là con ma lanh chanh nhất đám, nhưng lời nói không phải là không có lí.

Nhác thấy Nhi cây trâm đứng dậy ra sau nhà nghe điện thoại, tôi tìm cớ rời bàn ăn âm thầm theo chị ta nghe lén.

Thì ra Thắm gọi về từ HK mục đích chúc mừng Nhi trở thành cử nhân, đồng thời xin lỗi vì vướng chuyện công việc, không thể về nước được

Nhi trách “lúc xưa, chị nuôi em ăn học, vậy sao ngày quan trọng nhất của đời em, chị lai vắng mặt? gã chồng giàu nứt đổ vách ko thể bỏ ra vài đồng cho chị về VN sao?”

Sau đó chẳng hiểu chị trình bày những gì mà Nhi cây trâm nghe xong chỉ trầm ngâm thở dài.

Thắm giữ lien lạc với tất cả mọi người, chỉ chừa tôi ra.

Mẹ kiếp, đời khốn nạn.

Nhi kết thúc cuộc gọi.

Tôi nuốt mì trong vô thức.

Năm thứ hai tại trường đại học Ngoại Thương chính thức bắt đầu

Ngày chuẩn bị nhập học, thằng Mon và con Mèo Ú quyết liệt yêu cầu tôi chuyển về bên nhà chúng nó ở.

“sang năm hai ông phải học cho ra hồn ra dáng, nếu không sẽ lại bị gửi giấy về cho gia đình đấy”

“ông muốn bố mẹ giết ông sao?hay muốn họ không dám ngẩng đầu trước mặt bà con họ hàng?”

Sức ép từ việc học, lời mời hấp dẫn của bản thân cộng với nỗi chán ghét cái gia đình đang ở.

Tôi cứ thế xách hành lí sang ở cùng thằng Mon.

Ngày ra đi, ngoảnh mặt nhìn lại căn nhà kỉ niệm, lòng tôi thầm nhủ:

“nơi này không còn thuộc về mình, nơi này đã thuộc về vợ chồng nhà người ta rồi. ôi! Tiền, mày là cái thứ gì mà ai cũng mê?có người cam tâm bỏ lại tất cả cũng chỉ vì tiền”

Gác chuyện của Thăm sang 1 bên, tôi và những người bạn chăm chỉ học hành.

Từ khi sống cùng sinh viên, tôi trở nên thân thiện và hòa đồng hơn với mọi người.

Trong các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, . . cả khoa cùng hồ hởi tham gia.

Có làm việc chung mới biết, mọi người cũng không đáng ghét như tôi tưởng.

Sau năm học đầu, mọi chuyện quá khứ gác lại, năm mới có những thay đổi mới.

Tôi dần dần được mọi người chào đón.

Rồi ngay lập tức, những kỉ niệm khó quên thời sinh viên ùa đến như 1 giấc mộng đẹp.

Ngày trung thu, ngày halloween, đêm noel.... .

Bênh cạnh hồi ức 1 năm trước cùng gia đình đĩ điếm, tôi lại có những niềm vui mới với các bạn học.

Nhờ chút xíu tài năng ca hát, tôi được chọn song ca với một bạn nữ cùng khoa trong buổi văn nghệ trường.

Bài hát “Hương Ngọc Lan”.

“chờ anh bao lâu trong mong mỏi mòn mà chẳng thấy anh từ ngày nào anh mới quen em.... nơi ta đã hẹn, một nhành lan anh hái cho em, để mãi là 1 chút hương ngày cuối thu, sẽ mãi mãi yêu anh là thế...và sẽ mãi mãi thương anh là thế...”

Giai điệu, lời ca của bài hát quá đẹp .

Tôi và bạn nữ song ca rất ăn ý, vì thế ngay lập tức bị đám sinh viên trêu chọc, gán ghép.

Ngoài ra, cũng phải kể luôn: bạn nữ này chính là người có nickname “nhoxheo” - dạo trước lên tiếng bảo vệ tôi trên diễn đàn trường.

Cứ nhìn gương mặt bầu bĩnh giống hệt trong avatar là tôi nhận ra ngay.

Ăn ngủ với Thắm cả năm trời, lại kề cận thời gian dài với gia đình đĩ điếm, trông tôi đậm nét phong lưu hơn hẳn chúng bạn.

Thế nhưng khi đứng gần 1 cô gái xinh đẹp, dịu dàng, không hiểu sao trong tâm lại sinh ra cảm giác ngại ngùng khó tả.

Ngày halloween, cả trường rầm rộ tổ chức lễ hội hóa trang.

Mỗi sinh viên sẽ hóa thân thành 1 nhân vật yêu thích, càng đáng sợ càng tốt.

Sau đó mọi người tập trung ăn uống tiệc tùng linh đình.

Thằng Mon hào hứng vào vai “quái vật suýt mất đầu” - do chính nó nghĩ ra, lấy cảm hứng từ nhân vật Nick -suýt -mất -đầu trong truyện Harry Potter.

Con quái vật nhìn chung xấu xí không thể tả, với chân tay phủ kín lông lá, và 1 cái đầu bôi máu đỏ, lúc nào cũng...nghiêng 40 độ

Con Mèo Ú điệu đàng trở thành “bà tiên răng” - váy trắng, cánh nhựa trong.

Tôi nghĩ nó làm 1 quả bí ngô thì hợp hơn “tiên răng” nhiều.

Còn tôi, chỉ đơn giản 1 chiếc áo chùng, cây đũa phép đen nhánh và vết sẹo giả trên trán - cậu bé phù thủy Harry Potter hợp với biệt danh Bốn Mắt trước đây.

Đúng 8 giờ tối tại trường Ngoại Thương, lễ hội hóa trang hoành tráng bắt đầu!

Những cây đuốc treo tường, những quả bí ngô nhe răng hung tợn làm phông màn cho 1 đêm chơi bời thả cửa.

Thằng Mon luôn miệng kêu than vì cái đầu của nó cứ phải nghiêng sang 1 bên muốn trẹo cả cổ.

Riêng con Mèo Ú liên tục bị đám con trai chọc ghẹo: “bà tiên lipit ơi, con ốm quá chia cho con ít mỡ đi ạ”.

Vũ hội chứng kiến nhiều sự thay đổi rõ rệt.

Từ bà cô hiệu phó hắc ám với biệt danh “mèo đen”, trở thành hoàng hậu trắng trong phim “Alice đến xứ sở thần tiên”.

Từ thầy giáo lúc nào cũng ủ dột, lột xác thành gã thuyền trưởng gàn dở Jack Sparrow trong “Cướp biển vùng Caribê”.

Hai người họ nhảy đôi rất đẹp.

9 giờ 30 phút, chiếc bánh gato lửa có ghi tên viết tắt của trường - FTU - trồi lên sân khấu,

Cháy sáng rực rỡ như sao băng.

Các sinh viên xuất sắc nhất trường có vinh dự được cầm “cây đũa tiên” châm vào lửa để phần đầu hình ngôi sao bốc cháy, những tia lửa điện tua tủa bắn ra không trung.

Cả trường vỗ tay, hú hét ầm ĩ.

Tôi để ý thấy trong số hơn 10 sinh viên xuất sắc có cả cô gái dạo trước hát song ca với tôi.

cô nàng đội mái tóc giả màu bạch kim cực kì ấn tượng, vóc người nhỏ nhắn trong bộ váy xanh lơ êm dịu có vẻ hợp với đôi cảnh trong suốt viền cam nhạt.

Hình dạng này trông rất quen mắt nhưng tôi tạm thời không nhớ được tên nhân vật.

Bất chợt, cô gái này chẳng biết luống ca luống cuống thế nào, lại để cho tà váy dài bắt lửa, thế là gây ra 1 trận hỏa hoạn nho nhỏ.

Cả sân khấu náo loạn, người la, kẻ hét.

“trời ơi cháy rồi, cháy rồi”

“mau dập lửa, mau dập lửa”

....

“nàng tiên váy xanh” sợ hãi khóc òa lên, nắm 2 gấu váy ra sức giũ thật mạnh.

Con Mèo ú nhanh tay cầm lấy chiếc bình cứu hỏa mini quẳng cho tôi.

Tôi liền chạy ù lên sân khấu xịt xối xả vào người cô nàng, khí nito lan sang cả chiếc bánh gato, lửa tắt ngấm.

Cô nàng hoảng hốt, rồi dường như không biết làm thế nào nhảy cẫng lên bám chặt lấy tôi.

Cô hiệu phó cùng các thầy cô khác hớt hơ hớt hải “em có sao không?có bị phỏng chỗ nào không?”

“chở nó vô viện xem thử”

“đưa ra sau cánh gà thay đồ trước đã”

.......

Lúc bấy giờ nàng ta mới hoàn hồn - “em không sao đâu ạ, chỉ bị cháy bên ngoài váy thôi”

Chợt nhận thấy hai cánh tay đang ôm tôi chặt cứng, mặt nàng tức thì đỏ như gấc.

“mình...mình xin lỗi, mình vô ý quá”

“không có gì đâu”

Trông mặt cô bạn này lúc bối rối hài không chịu được.

Lại thêm chiếc váy dài bị cháy một khúc giờ trở thành váy ngắn. tôi liền nghĩ ngay đến 1 cái tên:

“xấu hổ!”

Thấy hiệu trưởng ân cần hỏi han Xấu Hổ, bạn ấy chỉ lắc đầu “em không sao, vẫn tham gia nhảy tập thể cùng các bạn được ạ”.

11 giờ đêm là thời điểm vũ hội kết thúc.

Như đã được tổng duyệt từ trước, tất cả sinh viên mặc đồ hóa trang đều phải tham gia màn nhảy flashmob đưa tiễn Halloween.

Vừa vặn làm sao, vị trí tôi đứng ngay cạnh Xấu Hổ.

Cô nàng trông thấy tôi, bất giác khuôn mặt lại ửng đỏ, cái đầu cúi cúi tỏ vẻ e lệ.

Lần đó và cả sau này nữa, bao giờ cũng vậy.

Tiếng nhạc nổi lên, cả trường nhảy cùng động tác.

Tôi cười hỏi cô bạn mới 1 cách thân thiện “hôm nay bạn hóa trang thành ai vậy?trông quen quen mà mình nhất thời không nhớ ra”.

Đôi môi của Xấu Hổ chun lại, xuất hiện hai má lúm đồng tiền mờ ảo.

“là . . nàng tiên Tinker Bell” - giọng nói nhẹ như gió bay.

“à, à” - “thảo nào trông quen lắm, thì ra trong phim NeverLand”

Xấu Hổ vừa nhảy vừa gật đầu cười tươi tắn.

Tôi đùa “Tinker Bell mặc váy xanh, là váy ngắn chứ đâu phải váy dài, ban nãy bị cháy bớt 1 nửa là quá phù hợp rồi còn gì”.

“hihi” - mỗi lúc cười, cô nàng đều cúi mặt.

Một lát sau, Xấu Hổ mới nhẹ nhàng cất lời: “cảm ơn bạn về chuyện ban nãy nhé”

“chỉ cảm ơn bằng miệng thôi à?”

“hả? mình...mình. . ” - lại cái màn ấp úng quen thuộc -“nếu được để khi nào mình mời bạn café hay kem gì đó”

“sao cơ?nhạc to quá!”

Xấu Hổ đỏ mặt, cô lập lại to tiếng hơn:

“để khi nào mình mời bạn café”

“nghe được đấy, haha, à mà nhân tiện. . ” - tôi nháy mắt - “tóc bạch kim đẹp lắm”

Đứng trước cái kiểu xấu hổ ngại ngùng của cô bạn này, tôi có cảm giác mình là 1 đấng nam nhi thật sự. là 1 anh hùng mạnh mẽ trước thiếu nữ yếu đuối.

Chẳng trách, lúc lao lên sân khấu dập lửa, lũ bạn trêu tôi “anh hùng cứu mỹ nhân kìa”.

Bất giác tôi lại nhớ đến Thắm.

Thắm giờ ở tít tận trời mây cùng gã chồng giàu có người Hồng Kông .

Trái tim tôi bỗng mất đi khả năng định hướng tình cảm.

Chỉ biết rằng, sau những câu nói có phần “thân mật quá mức” với Xấu Hổ, tôi đã dặn lòng sẽ không để bản thân tiếp tục tái phạm!

Buổi tối hôm đó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời sinh viên của tôi.

Khi vũ hội tan rã, các sinh viên trở về trong tâm trạng lưu luyến tiếc nuối.

Thiên hạ không có bữa tiệc nào không tàn.

Sau đêm Hallowen, chúng tôi vừa học vừa rủ nhau làm part -time .

Công việc bận rộn giúp tôi hiểu và trân trọng giá trị của đồng tiền.

Nỗi nhớ Thắm theo đó dần vơi bớt.

Rồi năm hết tết đến, tôi ăn tết tây ở nhà Hồng Ngựa cùng gia đình đĩ điếm.

Đêm giao thừa các nơi trên thế giới đua nhau bắn pháo bông.

Chị Hồng bỏ ra ngoài nghe điện thoại, lát sau trở vô nhìn tôi không nói năng gì, rồi chui tọt vào phòng ngủ.

Ngày trở về Đà Lạt trong dịp tết Nguyên Đán.

Gia đình đĩ điếm đua nhau mừng tuổi tôi bằng những chiếc phong bao đỏ thắm.

Rất, rất nhiều tiền!

Lúc đó tôi tự hỏi: tại sao họ lại đột nhiên rộng lượng quá vậy?

Còn nhớ năm ngoái chẳng hề có chuyện này.

Lại 1 cái tết nữa trôi qua mà không có Thắm.

Căn nhà cổ kính trên đường Đào Duy Từ vắng hẳn người từ khi Mặt Quỷ đi Đà Nẵng cùng Ngọc Dao Lam.

Đêm 30, những cơn mưa tin nhắn đổ dồn vào điện thoại tôi.

Số điện thoại đầu tiên, lại là 1 số lạ.

Tôi bật khóc “đây rồi, Thắm vẫn luôn như vậy”.

Thế nhưng gọi lại không liên lạc được.

Tôi bèn nhắn 1 tin ngắn gọn, vỏn vẹn vài chữ: “về được không?”

Tình hình năm nay khá hơn hẳn năm ngoái, rất nhiều bạn bè chia sẻ niềm vui tết đến với tôi.

Nhất là cô bạn Xấu Hổ!

Trên trang facebook cá nhân, nàng like bất kì ment nào của tôi, like tất cả những bức ảnh có mặt tôi, like cả những trang tôi ưa thích.

« nhoxheo thích bình luận của bạn...»

« nhoxheo thích trạng thái của bạn »

« nhoxheo thích một bức ảnh có mặt bạn »

« nhoxheo thích album ảnh của bạn »

« nhoxheo thích điều này »

.............

Nhưng, chẳng hề nói một lời.

Tôi đoán, vì khuôn mặt Xấu Hổ lúc nào cũng ửng đỏ giống như da heo nên cô nàng lấy tên là « nhoxheo » chăng?

Thấm thoát 1 năm học nữa đã trôi qua.

Tôi hoàn thành tốt năm thứ 2, liền nghe theo bạn bè quyết định đăng kí tham gia chiến dịch Mùa Hè Xanh.

Bố mẹ biết chuyện, động viên tôi bằng tất cả những ngôn từ ấm áp nhất.

Mùa Hè Xanh đầu tiên trong đời trải qua ở một vùng quê miền tây.

Thực sự thì không hề lãng mạn bay bỗng gì như đám nữ sinh vẫn tưởng tượng.

Thực tế đầy những thử thách cam go khắc nghiệt.

Đoàn quân tự hào giương cao lá cờ FTU, với con tim cháy bỏng nhiệt huyết.

Chúng tôi gọi chuyến đi này là “đi về miền khổ ải”.

Trước khi ra đi còn được các sinh viên khác tặng ỗi đứa 1 đôi dép lào “chiến”.

Đôi dép mà thằng Mon mô tả là: “thấm đẫm nước mắt, nâng niu gót chân Việt, nhẹ nhàng và thoáng mát. Ôi! Lào...”

Khó khăn đầu tiên cho tụi dân thành phố là điều kiện vệ sinh cá nhân.

ở dưới quê làm gì có vòi sen hay bồn tắm.

vì thế ngày nào mấy thằng con trai cũng phải nai lưng ra đẩy lên đẩy xuống - bơm nước bằng tay để có đủ nước cho bản thân và đám con gái.

Buổi chiều vất vả, tối đến đứa nào đứa nấy cũng ăn ngấu ăn nghiến, cảm giác còn “phê” hơn trong nhà hàng 5 sao.

Tôi, thằng Mon ở chung với con Mèo Ú, Xấu Hổ và 1 đứa con gái nữa.

Trai - gái phân ra ở hai gian nhà khác nhau.

Đêm nào tôi cũng mất ngủ, một phần vì không quen nơi ở, một phần vì thằng trời đánh ngáy to như sấm.

Hễ tôi cứ nhắm mắt vào là lũ chuột lại rượt đuổi nhau chạy ầm ĩ.

Một đêm, điên tiết quá, tôi trở mình dậy, tay cầm chổi chạy khắp nhà quyết tâm truy bắt “nguồn cơn của tội ác”.

Đám con gái nghe tiếng chuột, ôm nhau run cầm cập, sau đó liền cử đại diện - Xấu Hổ đi giải quyết vấn đề sống còn.

Tôi và bạn ấy thế là có dịp gặp nhau riêng lẻ.

Có dịp để Xấu Hổ cúi đầu bối rối, rồi để lộ hai má lúm đồng tiền be bé xinh xinh.

Chốn miền tây hoang dã, khi trăng lên, cũng là thời điểm “tiệc tùng” của vô số động vật và côn trùng.

Giữa âm thanh dế gáy du dương, dưới ánh trăng bàng bạc trải rộng, tôi và Xấu Hổ rủ nhau ra cầu khỉ ngồi trò chuyện.

Người nông dân nam bộ mỗi khi đi qua cầu này không khác làm xiếc, vì nó được xây theo lối kiến trúc “tối tiết kiệm” chỉ có 2 thanh tre bắc ngang qua dòng kênh, một cây làm lối đi và 1 cây làm tay vịn.

Tôi đường đường là đấng nam nhi, dĩ nhiên phải là người đi trước, sau đó ga lăng nắm tay người đẹp băng băng qua cầu.

Thế nhưng đi được vài bước, bỗng cây cầu lắc lư như đánh đu.

Cây tre mảnh mai ngó bộ còn e ấp hơn cả Xấu Hổ, nó đong đưa qua lại khiến hai đứa rụng rời tay chân.

Thế là chúng tôi nối đuôi nhau...bò như con sâu qua cầu, vừa bò vừa vẽ ra cái viễn cảnh bị rớt xuống dòng kênh đen ngòm.

Ôi, chỉ nghĩ thôi tôi đã lạnh run cả người.

Ra được tới giữa cầu là 1 kì tích.

Hai đứa ngồi vắt vẻo, nói cười rôm rả, trao đổi đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.

Chủ yếu là những rắc rối vướng phải gần đây:

Chẳng hạn như tóc của Xấu Hổ.

Cô nàng uốn tóc nên phải xài mouse sau mỗi lần gội, nhưng về quê đâu có điệu được, thế là tóc cứ xù lên như điện giật 1000v.

Còn móng tay cũng không thể để dài mà phải cắt cho cụt ngủn.

Hàng ngày phụ các gia đình làm vườn, tay đứa nào cũng phồng rộp.

Vai, lưng, chân thì đau ê ẩm, tối về cứ thế rên la ư ử.

Chưa hết, cứ tưởng con đường làng yên tĩnh thơ mộng, vào hè sẽ khô ráo mát mẻ.

Nào ngờ, mùa mưa bùn lầy trơn trượt, chỉ có thể xách dép, xắn ống quần và đi bấm ngón chân thật cẩn thận nếu không sẽ vồ ếch như chơi.

Điều đáng sợ nhất là phải lội ruộng, bùn đất vừa đen vừa bầy nhầy, một khi đã bám thì bám rất chặt.

Các cô nàng mếu máo không dám bước, báo hại đám con trai phải hát hò cổ vũ hết bài này đến bài khác, rồi trổ hết mọi tuyệt kĩ chém gió để làm các người đẹp vững dạ.

Buổi tối ở nhà khác tôi không biết, nhưng ở nhà tôi, chỉ độc mỗi chiếc màn.

Muỗi ở đây dữ như hổ báo, không thể có chuyện 1 trong 2 bên hi sinh được, thế là cả đám đặt ra quy định: thay phiên nhau sử dụng màn.

.... còn nhiều lắm, nhiều lắm những kỉ niệm dở khóc dở cười.

Cuộc sống thôn quê đầy khổ ái, nhưng tràn ngập niềm vui.

Chúng tôi rủ nhau cười phá lên sau mỗi câu chuyện để đời.

Sau đó còn thi xem đứa nào gào to hơn, hét to hơn.

Trò chuyện chán chê, lúc này trời bỗng nổi gió lớn khiến cây cầu chao đảo lắc lư.

Xấu Hổ ôm chặt cứng thân tre, la hét ỏm tỏi.

Nhìn điệu bộ của cô nàng, miệng tôi không nhịn được cười, cười đến nghiêng ngã.

Chỉ là, ông trời rất thích chơi khăm người tốt.

Chẳng hiểu lóng ngóng thế nào, tôi để tuột tay, kéo theo cả Xấu Hổ cùng rơi tự do.

Đêm khuya vắng lặng, bỗng nghe hai tiếng “ùm ùm” thật to.

Sau đó thấy hai bóng người trồi lên khỏi mặt nước, nhân hình tắm trong ánh trăng.

Xấu Hổ ướt nhẹp, quần áo tóc tai bết hết cả vào người.

Bản thân tôi cũng chẳng khá hơn.

Đối diện nhau trong làn nước lạnh buốt, mắt cô nàng nhìn tôi long lên, đang giữa trời gió mà mặt cũng ửng đỏ.

Đôi mắt nàng dường như đã thay lời muốn nói.

Tôi rùng mình vội vàng la “chết thật, nghe nói kênh rạch dưới miền tây có cá sấu, cả trăn nước nữa!”

Thế là hai đứa cuống cuồng bơi lên bờ.

Con kênh đen ngòm, nhìn vào chẳng thể biết được đang chất chứa mối nguy hiểm nào bên dưới.

Sau cái vụ đó, tôi và Xấu Hổ cạch cầu khỉ tới già!

Ở được vài ngày cho quen nắng, quen gió.

Đám sinh viên tình nguyện hăng hái bước vào con đường dạy chữ cho trẻ em nông thôn.

Những ngày đầu phải vận động trẻ đến lớp học hè .

Đi bộ khắp cùng làng ngõ xóm, tê tái chân, mỏi rã miệng.

Tôi đặc biệt nhớ những đứa học trò đầu tiên của mình.

Chúng nó đều đã lớp 3 mà người bé tí như hạt đậu, đã vậy cái mặt còn ngơ ngác thấy mà thương.

Có cậu bé học giỏi nhưng trầm cảm, chẳng thấy giao tiếp với ai.

Nó làm tôi nhớ lại năm đầu thời sinh viên .

Có cô bé tí tuổi đầu đã biết điệu, hết kẹp này đến nơ kia, đã vậy còn hay giận dỗi.

Lớp có bao nhiêu đứa, mà nó chỉ muốn tôi quan tâm đến mình nó.

Ngày chia tay, con bé gửi cho tôi một lá thư, cảm động suýt rơi nước mắt.

Mỗi đứa nhỏ trong lớp là một cá tính khác nhau, ngây thơ và dễ thương vô cùng.

Nhớ như in cái ngày văn nghệ xã.

Tôi lại song ca cùng Xấu Hổ trong bài hát “Quê Hương”.

Bà con lối xóm vỗ tay hoan hô ầm ĩ.

Cảm giác như bản thân đã là nghệ sĩ thực thụ.

Nhớ da diết một buổi chiều mưa, cả đám sinh viên ngồi lặng lẽ ngắm nhìn từng giọt nước trượt trên lá môn.

Một đứa đa sầu đa cảm nào đó đã khóc.

Rồi Xấu Hổ quay sang liếc trộm tôi.

Nhớ mãi những đêm không ngủ, ngồi ngắm trăng, đếm sao.

Ở thành phố không có những cảnh lãng mạn thế này.

Sau đó một chị cán bộ xã rỉ tai chúng tôi một rổ chuyện ma.

Cả buổi không đứa nào dám mò đi vệ sinh.

Xấu Hổ có một câu nói ngây thơ làm mọi người ngất xỉu: “Mắt bò xinh ghê nhỉ!”

Nhỏ Mèo ú tâm thần bất ổn định sau 1 hôm vô tình trông thấy...mấy thầy chùa đẹp trai tắm.

Một thằng dở hơi biết chuyện liền cho ra đời bài thơ kinh dị.

Những bữa ăn cơm chung no tiếng cười, thằng Mon phát biểu:

“Nghiện bát bún bò điểm chút bọ gậy béo ngậy trong váng mỡ...”

Cả đám đều nhợn cổ họng.

Có những kỉ niệm đẹp chỉ đến một lần trong đời và làm chúng ta nhớ mãi dù biết rằng không thể nào quay lại.

Và đôi khi chính chúng ta cũng không muốn quay lại, chỉ muốn giữ những hình ảnh đó mãi trong kí ức.

(câu này cũng đúng với XH và MD)

Ngày lên đường trở về thành phố, đám học trò nhỏ đồng thanh đọc cho chúng tôi nghe bài thơ:

"Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn"

Ôi, sao mà yêu tha thiết cái mảnh đất khổ ải này.

“khổ ải ơi, hẹn ngày tái ngộ!"
Chương trước Chương tiếp
Loading...