Bất Du, Không Thay Đổi

Chương 26



Nguyễn Nghiên đi tản bộ với Cảnh Việt Đông về, Cảnh Doãn đã về trước một lúc, ngồi khoanh chân ở phòng khách xem TV. Trên bàn trà bày ấm trà sơn tra đường phèn, ba chén trà. Sắc trà nhạt màu, đường phèn chưa tan hết, viên đường và sơn tra hãy chìm dưới đáy ấm thủy tinh. Lúc bưng lên rót vào chén va chạm nhau phát ra tiếng lách cách nhẹ. Y rót hai chén trà xong, cất lời: “Bố mẹ về rồi.”

“Anh sớm thế.” Nguyễn Nghiên chủ động hỏi: “Đi bơi rồi à?”

Bà đứng một chân, tay đỡ tủ giày thay giày, treo túi xách lên, miệng hãy nói liên miên: “Đúng rồi, vận động nhiều lên. May mà anh không mập, có con trai nhà ai mới hơn hai mươi đã đeo cái dáng vẻ già cỗi thâm trầm như anh không cơ chứ.”

Sau đó Cảnh Việt Đông vào nhà, đóng cửa, khóa lại, ngăn cách tất thảy mọi thứ: đèn cảm ứng âm thanh vụt sáng trong hành lang, tiếng bé con hàng xóm khóc nỉ non, huyên náo ồn ào của thế giới bình phàm. Mỗi bọn họ là cá thể cấu thành cái tên “Gia đình”, hoàn chỉnh mà độc lập, không chịu bất cứ can thiệp và quấy nhiễu nào từ bên ngoài.

Cảnh Doãn cho nhỏ âm lượng TV xuống, để điều khiển qua một bên.

Y mở lời: “Con có lời muốn nói với bố mẹ.”

Thành phố mơ màng thiếp đi, bầu trời xanh một màu sâu thẳm trầm lắng, gió đêm thổi tấm màn cửa sổ, phóng tầm mắt ra xa thấy tháp tín hiệu cao chót, thi thoảng chớp tắt đèn đỏ.

Cảnh Doãn ngồi trước màn hình TV, đối mặt với bố mẹ ngồi song song, cách bàn trà ở giữa. Y bình tĩnh lại tâm thần, thở dài một hơi, đặt hai lòng bàn tay âm ẩm lên đầu gối, ngốc ngốc rề rà đôi lúc.

Y đọc nhấn từng chữ rõ ràng, ngữ điệu vững vàng: “Con với Khang Sùng, đang yêu nhau.”

Trong phòng yên tĩnh cực độ, giống như giữa vô hình có chiếc châm nhói vào huyệt Thái Dương, kéo theo một sợi dây, khiến người ta ù tai. Hình như TV phía sau đổi chương trình rồi, vừa nãy chiếu phim phóng sự trắng đen, hình ảnh lag giật, nhân vật trông như ghép vào vậy. Giờ đổi thành màu sắc sặc sỡ, lưng y chắn mất một phần, phần còn lại hắt lên mặt bố mẹ, dao động không ngừng, lúc sáng lúc tối.

Chỗ khác ngày thường là, lần này Cảnh Việt Đông lên tiếng trước, ông nói: “Ý trên mặt chứ hả?”

Cảnh Doãn cúi đầu, gật gật nhẹ. Trong dư quang đuôi mắt, Nguyễn Nghiên vẫn không nhúc nhích, vẻ mặt đờ đẫn, đánh mất hoàn toàn năng lực ứng biến.

“Hai đứa không phải bạn bè.” bố tiếp lời: “Là quan hệ yêu đương, đang kết giao.”

Y thản nhiên: “Vâng.”

“Bắt đầu từ bao giờ?”

“Tháng bảy ạ.”

Cảnh Việt Đông uống ngụm trà thanh họng.

“Thế con ——”

“Con.”

Ông đang nói thì bị Nguyễn Nghiên cắt ngang.

“Bắt đầu… Thích nam từ khi nào?”

Bà ngồi không vững, hàm dưới hơi run run, Cảnh Việt Đông lập tức nắm lấy tay, ôm vai bà, siết chặt cánh tay giúp bà dịu cảm xúc, nhưng chưa gì đã phát hiện, hình như không cần thiết lắm.

Bà còn xa mới tới sự suy sụp mà hai người tưởng tượng.

Cảnh Doãn do dự mãi, nhìn thẳng vào mắt mẹ, nói: “Cấp hai ạ, có khi là cấp ba.”

Bà cố chấp: “Rốt cục là sao?”

Y bảo: “Con không nhớ rõ, vì trước giờ không để ý, cũng chẳng có tâm tư để ý.”

Nhận được quá nhiều yêu thương và săn sóc khiến y bị động, dè dặt, quen hồi đáp. Những năm qua, khắc chế và nội liễm đã tự nhiên ăn nhập thành bản năng xương tủy, quán xuyến cả trong tính cách, khiến y hiếm khi đi vòi vĩnh tranh thủ cái gì, cũng khó trở nên lo lắng hay sợ hãi.

“Chỉ lần này thôi.” Y nói: “Con muốn tự làm chủ. Đây là tâm nguyện của con.”

“Con muốn dọn ra ngoài, sống chung với anh.”

“Con cân nhắc kĩ chưa?” Nguyễn Nghiên nói: “Không kết hôn nữa? Không muốn có con sao?”

Y lắc đầu.

“Con không thể tự lừa mình, không muốn lừa bố mẹ.” y tiếp: “Cũng không lừa được người khác.”

Nguyễn Nghiên không lên tiếng trả lời.

Im lặng hồi lâu, bà tự nói làu bàu.

“Tiền quà lễ theo nó ra ngoài sao mà thu được lại đây…”

(份子钱 Tiền quà lễ: Một phong tục và truyền thống dân gian ở Trung Quốc, thường những người có quan hệ với nhau sẽ tặng khi kết hôn, sinh con cái, tân gia, gồm có tiền và quà tặng khác.)

Cảnh Doãn chẳng biết nên khóc hay cười.

“Thôi, chuyện sớm muộn mà, ba mươi tự lập, mắt thấy cũng sắp rồi.” Cảnh Việt Đông nói.

“Con có tay có chân, cũng biết gánh vác lo liệu, cuộc sống sau này tự đảm đương, lựa chọn điều gì thì biết chịu trách nhiệm, mọi sự đều có nhân quả, quyết định hôm nay là tốt hay xấu, tương lai con sẽ tự hiểu rõ thôi.”

“Xét cho cùng, bố còn vui lắm rằng con chủ động thẳng thắn chuyện này với bố mẹ, tạm không nói đến đúng sai, bố với mẹ con cũng chưa hiểu gì về phương diện này, trong cuộc sống không tiếp xúc bao giờ nên chẳng biết đầu cua tai nheo ra sao, con chờ hai ông bà này tiêu hóa chút ha.”

Ông giao mắt với Nguyễn Nghiên, đỡ nhau đứng từ sofa lên, tắt đèn tắt TV, về phòng ngủ chính.

“Đi ngủ sớm chút đi.”

Cảnh Doãn ngồi bất động.

Chỉ nhìn bóng hình mới thấy hai vợ chồng quả thật già rồi, sống lưng hơi khom, eo cũng không thẳng nữa. Tháng trước Nguyễn Nghiên nhuộm tóc đen, mấy nay chưa gì đã mọc thêm không ít tóc bạc.

Y mím chặt môi, dốc hết khí lực mới mở được đường khâu, kiềm chế giọng đang run, nói: “Cảm ơn ba… Mẹ.”

Y đánh răng xong về phòng ngủ, đứng đực ra trong bóng đêm một chốc, thấy mảnh ánh trăng xám bạc rơi trên sàn nhà thế là ngồi xuống chỗ ấy, dựa vào một góc giá sách, đầu óc trống rỗng.

Cuối cùng y cầm di động, gửi một tin wexin cho Khang Sùng: “Em come out rồi.”

Cả nửa ngày chả thấy rep, không biết Khang Sùng ngủ rồi hay vẫn thức cùng, y ngẫn ngờ nhìn chằm chằm mấy từ ngắn gọn mà nặng trịch trong khuông chat.

Lúc đồng hồ góc phải chạy đến mười giờ, Khang Sùng gửi bốn chữ qua: “Kết quả thế nào?”

“Xem như tiếp nhận rồi đi.”

Y đứng dậy ra ngoài ban công, muốn nhìn cửa sổ nhà Khang Sùng một chút, nhưng đổi góc mấy lần vẫn bị cây si che mất. Y từ bỏ, ngay sau đó di động rung, là tiếng rung riêng biệt. Điện thoại của Khang Sùng.

Y nhìn chằm chằm ảnh đại diện cuộc gọi đến, theo bản năng từ chối, gõ chữ đáp lại: “Em không sao.”

“Tôi cũng không việc gì.” Khang Sùng tiếp: “Chỉ muốn nghe giọng em xác nhận chút.”

Y vô thức cười khẽ một tiếng.

“Rảnh ghê nhỉ.”

“Muốn tôi qua tìm em không?”

“Anh trèo tường à? Như Người Nhện á hả?”

“Em nhảy xuống tôi đỡ.”

“Xong cả hai cùng vào bệnh viện luôn.”

“Cảm động thật.”

“Rửa ráy rồi ngủ đi.”

Lời cuối này y dùng ngữ âm gửi qua: “Ngủ ngon.”

Y đóng cửa ban công, cảm giác chắc an tâm ngủ được rồi. Đang định ra ngoài phòng uống cốc nước thì phát hiện phòng cha mẹ vẫn sáng đèn, nước sánh ra dọc theo mép cốc rớt xuống sàn nhà.

Y dừng trước cửa, nhón mũi chân.

“Em không hiểu.”

Là tiếng khóc của Nguyễn Nghiên.

“Em không giống anh, đi dạy nhiều năm như thế, tầm nhìn cởi mở, mỗi ngày đều tiếp xúc với người trẻ tuổi, chịu mưa dầm thấm đất, rồi cái gì cũng hiểu ra lẽ được. Em không như thế được, nghĩ không thông. Vì sao con mình không giống con cái nhà người khác chứ?”

“Ý của em là, đồng nghiệp, bạn bè em có con gần như đều kết hôn cả rồi, nhà lão nào đó còn sinh đứa thứ hai… Đúng, em biết loại chuyện này không thể so bì được, nhưng cái này không gọi là so bì đúng không? Em nghĩ có phải phương thức giáo dục của em có vấn đề nên mới dẫn con trở thành “Đặc biệt” như thế? Trách em bảo con nuôi tóc, hay là thời kỳ trưởng thành trước kia chỉ quan tâm đến thành tích học tập của con, sơ xuất chuyện bạn bè, chuyện sức khỏe tâm lý hả? Nhưng em thấy con có vấn đề gì đâu, chỉ hơi hướng nội hơn, thích ở một mình, chưa bao giờ gây rắc rối phiền toái, lúc nào cũng hiểu chuyện, chơi với người ta đều không tệ… Sao em không phát hiện ra chút nào hết?”

“Anh bảo em những chuyện thế này bình thường, em tiếp thu được, con của em thế nào cũng tốt, mãi mãi đều là con của em. Người khác thì sao đây? Liệu người ta nhìn con bằng ánh mắt khác… Đồng nghiệp ở đơn vị, người quen… Em không biết có nên nói với con mấy thứ này không, em sợ con áp lực, con nghe cũng không oán trách phàn nàn gì, hiểu chuyện như thế, con của em… Em sợ tương lai con sẽ chịu khổ… Sùng Sùng bên ấy chắc vẫn chưa nói cho trong nhà hả? Nếu không Tiểu Mai đã gọi qua báo từ sớm rồi, trời ơi, hai thằng con này… Rốt cục là muốn tính chuyện gì đây…”

“Em nghe anh nói.”

Cảnh Việt Đông trấn tĩnh cất lời.

“Đầu tiên em không phải nghi ngờ bản thân, em không sai, em là một người mẹ đủ tư cách. Trên điểm này em cần hiểu, con trưởng thành thế nào, kết quả có liên quan đến em, nhưng không phải “hoàn toàn” như em nói. Sự ảnh hưởng từ gia đình trong quá trình con sinh ra và lớn lên có lớn hơn nữa cũng không thể nào đạt một trăm phần trăm, huống chi xu hướng tính dục chẳng phải vấn đề tâm lý hay bệnh tật gì hết mà có thể trị liệu uốn nắn lại. Nó chỉ là tính hướng mà thôi, đừng quá đặt nặng. Anh ở trường từng gặp qua, tuy không phổ biến, trước kia hướng dẫn luận văn cho một học sinh khóa chính quy còn tham khảo tình yêu đồng tính, em muốn xem thì anh tìm về cho.”

“Em coi nó như một chuyện “bình thường”, con mới không áp lực, bởi vì em là người thân cận nhất của con. Giống cái mặt gương vậy, thái độ của em với con chính là phản hồi trực quan nhất. Cho nên khi em biểu hiện “bình thường”, con cũng sẽ thừa nhận chính mình.”

“Đừng tự trách. Em thương con, dành cho con tình yêu, cũng dạy con biết yêu. Giờ con ấp ủ nó tặng người ta, nhờ công lao của em. Em nhìn con vừa rồi thận trọng bao nhiêu, anh biết nó không đem chuyện này ra làm trò đùa. Con dũng cảm từ chối, không trêu đùa người ta, thiện lương, trung thành, vậy là đủ rồi.”

“Em chẳng kỳ vọng con gì nhiều, chỉ mong nó làm một người tốt.”

Tay y khựng giữa khoảng không nắm cửa, không đặt xuống cũng chẳng bỏ ra. Y cứ đứng mãi, cách bố mẹ một bức tường, không định tiến thêm bước nữa, mà vẫn cảm giác được trái tim gần kề nhau.

“Con xin lỗi.” Y nói với khe cửa.

Nói xong y bỏ chạy, không chờ bất cứ lời hồi đáp nào, về phòng, khóa trái cửa, bịt kín chăn.

Người lớn để lại ngày mai làm nhé, đêm nay y vẫn là đứa trẻ xưa ấy thôi.
Chương trước Chương tiếp
Loading...