Bên Dòng Nước

Chương 4



Tháng tư đến, thời tiết ấm áp. Mùa mưa dã trôi qua, nắng ấm bắt dầu, tôi bắt đầu mặc aó cánh ngắn, hoa lựu trong vườn đỏ chói. Và đến bây giờ thì Tiểu Song đã ở nhà tôi đã được bốn tháng. Trong bốn tháng đó từ một người xa lạ Tiểu Song đã trở thành một nhân tố trong nhà như chị Thi Tinh và tôi. Thời gian trôi qua, con người đã đổi khác, từ một cô bé ốm yếu xanh xao lúc mới đến, bây giờ da dẻ đã hồng hào. Song đã hay cười hơn, nét lạnh lùng cứ giảm hẳn, dù không mập ú như lời hứa vỗ béo của Nội, nhưng cũng không còn cà tong như trước. Sự có da có thịt khiến Tiểu Song thanh tú hơn. Tuy bề ngoài có thay đổi, nhưng bản chất của Tiểu Song vẫn cố chấp và ngang như cũ. Thí dụ như công việc của Tiểu Song hiện nay tuy là mang tiếng là dạy ở trường dạy nhạc, nhưng thực chất chỉ giống như một lớp nhạc tư nhân, ở đó ngoại dạy piano ra, còn guitar, organ, trống, kèn và một số nhạc khí khác của Trung Quốc. Cả trường nằm gọn trên tầng lầu của một hiệu bán nhạc cụ. Chuyện dạy đàn dương cầm là phải kèm cặp từng người một, vì vậy khi Song có học sinh càng đông thì thời gian phải dạy dài hơn. Có điều lương bổng của Tiểu Song không được tính theo giờ, mà tính theo tháng. Trưa bắt đầu đi, tối 7 giờ mới về, mệt phờ, mà lương chỉ có 3 ngàn đồng. Vì vậy có lần anh Thi Nghiêu bất bình nói: -- Đúng là bóc lột sức lao động. Nếu cô chịu dạy đàn ở tư gia, một đứa đã có ba ngàn đồng. Tiểu Song nói. -- Thôi kệ, Học sinh đến học đa số cũng nghèo, chúng thích mình dạy, nhà trường thu học phí cũng cao. Có nhiều người quần quật suốt này vẫn không kiếm được tới ba ngàn đồng. Thi Nghiêu gật gù không đáp. Tiểu Song lại tiếp: --Con người nhiều khi cũng nên nghĩ lại. Ngó lên buồn nhưng nhìn xuống nhiều khi thấy mình vẫn hơn người. -- Cô có vẻ an phận. Lời của Tiểu Song có vẻ như an ủi Tiểu Song an phận, nhưng Thi Nghiêu thì không bao giờ bằng lòng với định số. Thấy Tiểu Song đi lại vất vả, một hôm Thi Nghiêu nói: -- Nhà có sẵn đàn, thời gian sử dụng của tôi không nhiều lắm, sao Song không kiếm một vài đứa học trò về đây dạy? Tiểu Song chối từ: -- Làm thế coi gì được, nhà sẽ rối lên từ sáng đến tối "la la mi mi". Nhức đầu cả nhà, đám học trò nhỏ chưa hẵn đã ngoan, rồi chúng phá phách nầy nọ phiền lắm. Thi Nghiêu biết Tiểu Song vẫn còn mặc cảm với chuyện hôm nọ, nên cũng không nói thêm. Cuối tháng khi lãnh lương, Tiểu Song đưa hết cho me, mẹ ngạc nhiên hỏi: --Con làm gì thế? Tiểu Song nói: -- Con thấy anh Nghiêu và chi Binh lãnh lương về trao hết cho me. Con là một thành viên trong gia đình con cũng phải làm thế. Mẹ nói. -- Sao vậy được. Lương của Thi Tinh chỉ đủ cho nó sắm sữa quần áo son phấn, đưa cho bác có nghĩa là tượng trưng thôi. Còn Thi Nghiêu thì thu nhập khá hơn, coi như phụ bớt cho gia đình. Còn con, con còn đang cần tiền xài, đưa hết cho bác, rồi còn gì đi lại? -- Con ở đây ăn uống đầy đủ, cần tiền gì nữa? Mẹ tròn mắt: --Có nghĩa là con muốn trả cơm tháng ư? Tiểu Song nói. -- Không phải đâu bác, con không dám làm chuyện đó. Nếu trả cơm tháng ba ngàn của con đâu có đũ. Ân nghĩa của gia đình, tiền bạc đâu trả được, con đưa tiền đây là vì Con muốn làm giống như anh chị ở nhà, con là một trong những thành viên trong gia đình mà. Mẹ nói. -- Nếu vậy, con đưa tuợng trưng cho bác năm trăm đồng, phần còn lại con để đó, lúc này trời khá nóng, con cũng nên may một số aó để mặc. Tuy còn tang, nhưng không nhất thiết phải mặc đồ đen mãi. Con có thể mặc màu trắng, màu xanh... Dù gì cũng là con gái, con phải làm đẹp chứ Tiểu Song đáp -- Vậy thì con xin để lại năm trăm, còn hai nghìn rưỡi bác cất đi. --Tầm bậy, năm trăm con làm được gì? --Thế tại sao bác bảo đưa cho bác năm trăm thôi? Thấy hai người cù cưa không giải quyết được tôi nói: -- Nếu hai bên chẳng thỏa thuận được đưa hết cho tôi, dù sao tôi vẫn còn ở trong giai cấp chìa taỵ Nội trợn mắt: -- Nói thế mà không biết xấu hổ. Bây giờ nghe tôi xử đâỵ Ba ngàn đó chia hai. Một nữa Tiểu Song cất, không lôi thôi gì hết. Thế là sự việc lương bổng của Tiểu Song giải quyết xong. Nội hết lời khen ngợi Tiểu Song biết điều và giỏi dắn. Không biết số tiền ngàn rưỡi còn lại, Tiểu Song giải quyết thế nào, chứ số một ngàn rưỡi mà mẹ cất, mẹ cũng sử dụng hết vào việc mua sắm quần áo cho Tiểu Song. Qua tháng tư, Tiểu Song đã có bộ quần áo mới. Chiếc áo dài tay xanh. Tất cả tươi mát như hàng dâu mơn mởn trong vườn nhà. Và hôm ấy, tôi đã thấy một điều. Anh Thi Nghiêu đứng lặng rất lâu trước cảnh chiều đang xuống. Tóm lại mùa hè đến là Tiểu Song đã thực sự gắn chặt với gia đình tôi. Không hiểu ba mẹ và Nội nghỉ sao, chứ ý tôi thí ích kỷ một chút. Tôi nghỉ là dù gì định mệnh đã mang Tiểu Song vào nhà tôi, thì Tiểu Song cũng nên vinh viễn gắn liền với gia đình nàỵ Tôi đang nghĩ tới anh Nghiêu. Nhưng anh Thi Nghiêu thì sao? Anh ấy như kẻ sống trên trời, một con mọt sách, không biết tán gái! Giữa tháng năm, công việc ở Đài truyền hình đột nhiên rộn hẳn lên. Đài đang thực hiện một chương trình văn nghệ tổng hợp các quy mô lớn, bao gồm các mặt như phỏng vấn văn nghệ, sinh hoạt, ca hát, múa. Giới thiệu cả dân ca thế giới và cảnh đẹp các nơị Chương trình này kéo dài hơn tiếng rưỡi đồng hồ và mỗi tuần đều có mục. Anh Thi Nghiêu được đề cử làm phụ trách. Vì vậy bù đầu luôn, nhiều lúc không về ăn cơm. Lúc đầu là sưu tập tài liệu, sắp xếp, sau đó chọn nhân sự. Vì là một chương trình khá đặc biệt, nên anh Thi Nghiêu phải cân nhắc chọn người giới thiệu chương trình, người được chọn phải làm thế nào để đạt được các tiêu chuẩn như đẹp, hay dễ nhìn, ăn nói duyên dáng và thu hút được người xem. Và coi như để trưng cầu ý kiến người trong gia đình, một hôm anh Nghiêu đã đưa một nữ diễn viên trẻ mới tuyển của đài tên Huỳnh Lệ về nhà. Đó là một cô gái có sắc đẹp tuyệt vời. Sóng mũi thẳng, mắt to, cằm chẻ, mái tóc dài. Khuôn mặt thon đẹp kiểu tượng thần Venus, với một thân hình bốc lửa. Rõ ràng là nếu đặt trước ống kính là sẽ thu hút người xem ngaỵ Nội vừa trông thấy đã buột miệng. -- Đúng là một tuyệt tác của tạo hóa, người trong tranh chưa hẳn đẹp như vậỵ Cha mẹ thế nào mà đẻ được như thế này vậy? Chúng tôi cười. Nội tôi trực tính như vậy đôi lúc làm phiền người đối diện. Trong khi Huỳnh Lệ khiêm nhường nói: -- Dạ bà khen quá lời, con có nhiều thứ không biết, cần phải được quí vị chỉ giáo. Anh Lý Khiêm thì cứ ngồi đó ngắm nghía đã đời, một lúc nói: -- Cô Lệ này, tôi thấy cô khỏi cần phụ trách chương trình gì cả, tôi có một vở kịch dài nhiều tập, cô giữ vai chính nhé Mắt Huỳnh Lệ tròn xoe, miệng mở nụ cười thật ngọt để lô hàm răng trắng đều và một đồng tiền duyên. -- Anh Khiêm đùa đấy chứ, kịch anh viết hẳn đã chọn xong người? -- Không tôi nói thật đấy, nếu không tin hôm nào cô cho cái hẹn đi, chúng ta dùng cơm tối, rồi bàn việc cụ thể luôn. Huỳnh Lệ quay sang anh Nghiêu nũng nịu: -- Anh Phó Giám đốc, anh ấy không gạt em chứ? Lý Khiêm phân bua: -- Thật đấy, vở kịch đang định làm của tôi hiện còn thiếu một vai chính. Cái cô được chọn trước đó tánh hay làm cao, bỏ tập mãi, tôi thấy dáng cô cũng thích hợp với vai nhân vật. Huỳnh Lệ nhìn anh Nghiêu làm dáng: -- Em làm sao so được với mấy cô đào nổi tiếng? Thôi thì anh xem lại xem có cái vai nào nho nhỏ cho em thử trước xem rồi sau đó... À mà anh là Phó Giám đốc, nghe anh nói là làm người phụ trách chương trình không cũng mệt phờ rồi , phải không anh? Anh Nghiêu nói: -- Di nhiên, nhưng nếu có thể vừa phụ trách chương trình vừa diễn xuất thì càng hay, tôi thấy cũng không có gi trở ngại. Huỳnh Lệ liếc sang Lý Khiêm: -- Anh phó bảo thế em nghe, nhưng anh đừng nói đùa nhé! Anh Lý Khiêm chưa kịp trả lời, thì tôi thấy chị Thi Tịnh đã lẻn ra phía sau anh ta với một cái nhéo đau điếng vào lưng ông anh rể hờ, và phát ngôn thế: --Cô yên tâm mấy người này sẽ ủng hộ cô hết mình. Vì với sắc vóc cô, đóng phim màn ảnh rộng còn thừa điều kiện là khác. Huỳnh Lệ nhanh nhẩu: -- Cô quá khen, chứ cả Đài truyền hình ai không biết là anh phó đây có hai cô em gái đẹp như ngọc, tại các cô ấy không chịu ra chứ nếu không chương trình nào phụ trách được? Nghe Huỳnh Lệ nói, tôi cảm thấy được bay lên mâỵ tiếc là không thể đột ngột bỏ chạy vào phòng lấy kính ngắm xem, cái đẹp như ngọc của mình ra sao? Trước kia nghe Vũ Nông khen "Em đẹp tuyệt vời" tôi nghĩ là lời kẻ nịnh đầm nhưng bây giờ có ý kiến của Huỳnh Lệ nữa, vậy chắc hẳn ta không xí. Không những thế mà còn thừa khả năng đóng phim. Tôi chưa kip chiêm ngưỡng xong lời khen ngợi. Thì cha tôi đã làm tôi cụt hứng. -- Cô Huỳnh Lệ quá lời chứ thật ra hai cô con gái nhà tôi, nói học thì được, còn sắc thì chẳng bằng ai cã. -- Gia đình bác nề nếp, ai cũng học vấn uyên thâm, thành đạt. Ở đài chúng con ai cũng nói, cũng ca ngợi chẳng hạn như anh phó đây, tài danh toàn vẹn... Thôi đi cô! Tôi nói trong bụng. Có ca cũng ca vừa phải thôi. Có phải cô định cua ông anh tôi ư? Đúng ra phải ngợi khen Huỳnh Lệ. Cô ta vừa đẹp lại vừa biết nói năng lanh lợi, ứng đáp suông sẽ. Ai cũng hài lòng, chỉ có mình Tiểu Song. Tôi còn nhớ rõ, lúc đó Tiểu Song chỉ đứng cạnh chiếc máy hát cho đĩa vào máy, vặn vừa đủ nghe Trong lúc mọi người vui vẻ đối đáp, thì cô ta chỉ đứng lặng cười. Sau cùng khi Huỳnh Lệ cáo từ ra về, mọi người còn huyên thuyên bàn tán về trang phục, dáng dấp, thanh âm của Lệ Và anh Thi Nghiêu có vẻ kiêu hãnh nói: -- Như vậy là sự đánh giá của tôi không đến nỗi nào chứ? Nếu quí vị không chê thì sự thành công của chương trình ít ra là 80%. -- Thất bại 80% thì có! Một giọng nói rõ ràng phát xuất nơi góc máỵ Đó là tiếng của Tiểu Song, thì ra cô vẫn vừa nghe nhạc vừa quan sát chúng tôi. Anh Nghiêu hỏi: -- Sao vậy? Cô ấy không đẹp ư? -- Đẹp lắm, nhưng chương trình của anh đâu phải tuyển chọn người đẹp? -- Nghĩa là sao? Tôi nghĩ là người phụ trách chương trình có chủ đề này phải hội đủ mọi điều kiện như: tự nhiên, đẹp, ăn nói luu loát, thu hút được người xem. Tiểu Song tròn mắt. -- Thế ư? Em thì nghĩ rằng người phụ trách chương trình của anh cần phải có kiến thức rộng, phát âm rõ ràng, có phong cách cao quí, trang nhã, khiến người xem mến mộ Với Huỳnh Lệ em thấy nếu anh giao cho chị ấy chức trưởng ban giao tế thì hay hơn, chọn hoa khôi cũng tốt, còn người yêu; Sẽ gây sự chú ý thèm thuồng của người chung quanh. Vợ Thì càng tuyệt, nhưng làm người phụ trách chương trình thì chưa đủ tư cách. Anh Thi Nghiêu chau màỵ -- Tôi chưa hiểu. Hình như cô có một chút tình cảm ghen tị của phụ nữ với cô ta. Tiểu Song sa sầm mặt, nàng quay đi tắt máy nói: -- Vậy thì em không có ý kiến gì nữa Và định bỏ về phòng, anh Thi Nghiêu bước theo chặn lạị -- Chậm tí nào, xin lỗi, tại anh muốn biết rõ, em hãy phân tích cho anh rõ lý do tại sao Huỳnh Lệ không đủ tư cách phụ trách chương trình? Tiểu Song đứng dậy suy nghĩ một chút nói: -- Cái trọng tâm của chương trình đặc biệt của anh là gi -- Âm nhạc. -- Thế ban nãy em đã cho máy bát mấy bản gì anh có để ý không? -- Đó là chồng đia dân ca anh đã tuyển ra. -- Vậy mà cô ấy muốn phục trách chương trình của anh. Mà chẳng để ý gi đên âm nhạc. Ít ra cô ta phải tỏ ra một chút gì cho thấy mình hiểu biết về nó chứ. Hay là cô ta không thích âm nhạc? Hoặc có thể là không biết một tí gì về âm nhạc tuyệt vời này. Cũng có thể cô ấy bận phô trương cách cư xử của mình cho mọi người thấy nên không chú ý tới. Có điều, khán giả truyền hình họ rất khó, họ thường để ý đến phương thức giới thiệu của người phụ trách hơn là để ý đến dung nhan họ. Nhất là ở màn phỏng vấn. Người phụ trách phỏng vấn phải bén nhọn với đề tài thực hiện, mỗi một câu hỏi là một câu đáng tiền..Và như vậy không phải bất cứ một ông ngáo nào đó có thể làm được. Tôi biết có nhiều trường hợp, người phỏng vấn lắm mồm có khi nói hết những điều mình muốn phỏng vấn lắm mồm có khi nói hết những điều mình muốn phỏng vấn người khác hoặc có khi hỏi những câu chẳng ra gì như "Bà càng lúc càng trẻ ra càng đẹp nhờ gì thế? Bà có người yêu chưa Có thể tiết lộ chuyện riêng tư cho chúng tôi biết không?" Chán lắm. Khán giả xem chương trình chuyên đề thường khó tính, họ đòi hỏi chất lượng, đòi hỏi chiều sâu. Nếu chương trình của anh không kén chọn những thứ đó, thì coi như tầm phào. Còn nếu không, anh nên lựa một người có trình độ để phụ trách. Anh Nghiêu đỏ mặt nói, trên trán lấm tấm mấy giọt mồ hôị -- Hay lắm. Cô nói hay lắm. Cô thông minh, hiểu rộng âm nhạc nhưng tôi hỏi cô, làm sao tìm được người phụ trách chương trình hội đủ điều kiện như cô đưa ra. Không lẽ chọn cô? Tiểu Song nghiêm trang: -- Đừng pha trò tôi là người tự trọng, đuong nhiên tôi hiểu là tôi không đủ điều kiện phụ trách chương trình của anh, nhưng tôi biết một người có đủ tư cách đó. Nếu anh sáng suốt và bình tinh, tôi sẽ giới thiệu cho anh. --Ai? Cô nói đi. Tiểu Song lớn tiếng. --Anh đó! Căn phòng đột ngột chìm trong căng thẳng một lúc mới có tiếng cười lớn của anh Thi Nghiêu --Ha ha! Cô giỡn chơi ư? Cô châm biếm hay lắm. Không chọn một người đep như Huỳnh Lệ mà chọn một thằng đàn ông què quặt như tôỉ Cô muốn làm nhục tôi chứ gì. Tiểu Song nghiêm nghị -- Hừ! Đừng nghĩ là tôi cười ngạo anh. Ông phó giám đốc ạ. Tôi cũng không dám coi thường anh. Anh không thấy là Eddy Salogan vừa già lại vừa xấu, nhưng chương trình của ông ta phụ trách đã làm mưa làm gió trên đài truyền hình nước Mỹ mười mấy năm liền. Anh không phá được cái quan niệm xấu dẹp cũ rích đó thì anh làm phó giám đốc l àm chi hở anh? Tiểu Song nói xong là bỏ ngay về phòng. Thi Nghiêu chỉ đứng lặng nhìn theo. Đến cửa Tiểu Song còn quay lại bồi thêm một câu: -- Có điều tôi cần nói với anh. Đứng về quan điểm đẹp thì chị Huỳnh Lệ đúng đẹp đấỵ Ngoại hình đẹp, rất có duyên, rất dễ làm điêu đứng nhiều người. Nếu anh có đủ khả năng làm hãm bớt tính khao khát danh vọng, hư vinh của chị ấy, thì cưới về làm vợ rất haỵ Cô ấy đã rời khỏi phòng khách rồi, mà chúng tôi vẫn còn lặng yên, ngay người hay nói hay cười như Nội cũng không lên tiếng. Ít phút sau mới nghe cha nói với mẹ -- Em thấy không? lẽ trẻ bây giờ đáng gờm lắm, những nhận xét của chúng nhiều lúc ngoài dự đoán cũa ta. Một buổi tối mà ta đã thấy hai mẫu con gái. Em thấy hậu sinh khả uý chứ. Anh Nghiêu đứng đó. Rõ ràng những câu nói của Tiểu Song đã làm anh bối rối. Cha đứng dậy, vỗ mạnh lên vai anh rồi bỏ vào phòng riêng, tôi đi vào phòng vệ sinh, ngắm mình trong gương mấy phút, rồi bước ra nói với anh Nghiêu -- Anh cả, em đồng ý với Tiểu Song, em bỏ phiếu tán thành cô ấy, vì cô ấy thực tế, không ảo tưởng. Và tôi bỏ về phòng. Viết thư cho Vũ Nông, tôi có quá nhiều điều muốn nói. Chủ yếu tôi sẽ nói với chàng, tôi không phải là người con gái sắc nước hương trời, nghiêng thành đổ nước. Tôi chỉ là một đứa con gái bình thường..Viết xong thơ, tôi quay đầu lại để nhìn Tiểu Song. Hình như cô ta đang lim dim muốn ngũ. Tôi viết thêm một câu: "Nhưng Tiểu Song lại không phải là đứa con gái bình thường."
Chương trước Chương tiếp
Loading...