Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen
Chương 15
Cái đinh vàngBây giờ cô mới hồi âm cho tôi ! Không xưng danh, dĩ nhiên, và cô bạn không quen biết, đối với tôi, vẫncòn là không quen biết. Nhưng ít nhất tôi được biết tuồng chữ của cô và tôi thích nó. Tôi thích nhữngchữ thẳng sáng sủa, nở nang đó. Tuồng chữ của bậc chính nhân.Và của người đàn bà chân chính ? Có thể ? Cái đó còn phải xét kĩ đã, vì trong cuộc tiếp xúc này, cô hỏi tôi một câu kì cục. Cô viết :"Từ năm năm nay tôi có một người bạn trai âu yếm, thông minh lanh lợi, gần như ngày nào cũng lại thăm tôi, lựa sách cho tôi đọc, lựa kịch cho tôi coi, tóm lại làm cho cuộc đời của tôi thú vị. Tôi không phải mà cũng chưa bao giờ là tình nhân của ông ta ; tôi không muốn vậy ; nhưng ông ta ước ao vậy, năn nỉtôi, trách móc tôi ; ông ta bảo rằng tôi kiêu căng chứ không nhiệt tình, rằng ông ta đau khổ quá, không thể tiếp tục hoài như vậy được nữa và ông ta sẽ tới cái nước không lại thăm tôi nữa. Doạ dẫm như vậythì có nên nhượng bộ không? Tôi ghét cái tiếng doạ dẫm đó, nhưng nó đáng vì ông ta biết rằng tình thânhữu của ông cần thiết cho tôi. Còn tình thân hữu của tôi tặng lại, ông ta cho là chưa đủ qúi sao mà còn đòi hỏi nữa?..."Thưa cô, tôi không rõ cô đã đọc một tiểu thuyết nhỏ mà Sainte Beuve thời trước đã phác không : Cái đinh vàng (Le clou d'or). Ông ta cũng ở trong tình cảnh của ông bạn của cô và viết truyện đó để làm mềm lòng người bạn gái của ông. Thiếu phụ này đẹp, hơi ngổ ngáo, không con, trẻ hơn tuổi, không chịu chiều chuộng ông ta, làm cho ônt ta như bị cực hình ; ông ta biệc bác để mong được người yêu cho mình "hết thảy" : "Khoảng ba mươi lăm, bốn mươi tuổi, được chiếm dù chỉ một lần, một người đàn bà quen biết từ lâu mà mình yêu, cái đó, tôi gọi là cùng nhau cắm cái đinh vàng của tình thân hữu ".Sainte Beuve cho rằng một mối tình móc vào cái đinh vàng đó thì sau này bền bỉ, được suốt đời, hơn là những mối tình cột vào lòng mang ơn, lòng âu yếm hoặc sự đồng thanh đồng khí. Ông ta dẫn lời của một tác giả đứng đắn đứng đầu ở thể kỉ XVIII để bênh vực ý kiến của mình :"Hai người, tôi không nói là yêu nhau, nhưng thích nhau, thì mười lăm phút ái ân làm cho họ tin nhau, phó thác cho nhau, âu yếm nhau hơn là mười năm của một tình thân hữu nồng nàn nhất".Thưa cô, vấn đề cái đinh vàng đó là vấn đề của cô. Ông bạn của cô đặt nó ra như Sainte Beuve đã đặt ra với Sophie Loyré L'Arbouville, điều đó tôi không lấy làm lạ ; một người đàn ông mà mắc phải một người đàn bà ông ẹo (có lẽ là vô tình ông ẹo), luôn luôn tặng cho chút hạnh phúc mà để cho thèm khát hoài, thì cực khổ như bị cực hình Tantale (1) . Nhưng tôi không tin ở cái đinh vàng. Trong những trò như vậy, lần thứ đầu tiên ít khi sung sướng nhất. Rồi trên tấm bảng sẽ phải cắm đầy những đinh là đinh.Sự thực nếu ông bạn của cô đau khổ như ông ta nói thì đã thắng được sự chống cự của cô từ lâu rồi. Đà bà do trực giác mà đoán được những đàn ông đa cảm họ có thể giữ được mãi tình thân hữu mà chẳng cần cho một ân huệ nào riêng cả. Họ hơi ngạc nhiên vì vậy đấy (một người đàn bà Anh định nghĩa ái tình thuầ khiết như vậy :Nàng tự hỏi chàng muốn gì và chàng chẳng muốn gì cả ), nhưng cũng hơi thoả ý và biết lợi dụng tình trạng đó. Khi có một tình nhân thực sự hiện ra thì những bóng mờ thân ái kia tan biến. Ngày mà Chatcaubriand buộc Juliêtt Recamier thành tình nhân của mình thì bà ta thành người đàn bà riên của ông. Trước, bà đã có một thời gian muốn giữ cho tình cảm của mình chỉ trổ hoa thôi chứ đừng kết trá ; mãi về sau bà mới thấy rằng quả nó cũng ngon. Xin cô tự rút ở đó ra một lời khuyên, nếu có thể được Những Sấm ngón tay nhất luôn luôn có hình thức bí ẩn.(1) Theo huyền thoại Hi Lạp, Tantale là một ông vua xứ Lydie, vì có tội nên bị Thượng đế đày, cột vào một gốc cây đầy trái giữa một cái hồ trong viên, mà chịu đói khát, vì hễ thấy trái cây gần tới tay thì cành lại bật lên, nước gần tới môi thi lại chảy đi.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương