Căn Hộ Có Quỷ

Chương 43: 43: Người Cứu Được Cậu Ấy Chỉ Có Thể Là Tôi



Dịch: Amelie.Vo

Tôi đã tìm thấy Tử Dạ.

Thoạt nhìn, phòng 612 không giống với những căn hộ cùng tầng khác, mà trông như một khu hồi sức tích cực.

Những tấm rèm màu trắng ảm đạm bay phất phơ trong gió.

Tử Dạ của tôi mặc một bộ quần áo bệnh nhân sọc xanh trắng ngồi xổm ở trên giường.

Tôi nhận thấy chiếc giường này không phải là một chiếc giường bình thường, mà bên trên còn có một sợi dây đai cố định rách nát.

Hai bên giường có hai giá treo để để treo những túi máu lộn xộn được nối với một vài ống truyền máu chúc xuống đất.

Tôi bỗng ý thức được những vết xước trên mu bàn tay của Tử Dạ không phải là bị cào, mà là dấu vết của việc đâm và rút kim tiêm một cách thô bạo.

Vậy nên, cậu ở đây để được truyền máu ư?!

Trên môi, trên cằm, trên vạt áo của Tử Dạ, đâu đâu cũng đều là máu.

Đôi mắt đỏ ngầu của cậu nhìn chằm chằm vào tôi.

Cậu nhe răng trợn mắt, cả người toát lên vẻ hăm dọa cùng kháng cự.

Song, có một điều rõ ràng, Tử Dạ đang hoảng sợ, mà tôi không biết là cậu sợ tôi hay là sợ Nhã Nhã đứng ở sau lưng tôi.

Cậu từ từ lùi về phía sau, lồng ngực phập phồng liên tục còn miệng thì nôn khan, trông như đang khó chịu cực kỳ.

“Tử Dạ, em làm sao vậy? Sao em lại truyền máu ở đây?”

“Ọe…”

Tử Dạ nôn ra một ngụm máu rồi dùng mu bàn tay chùi miệng.

Lúc cậu phun ra sàn nhà, tôi mới để ý thấy cái xô nhựa đặt ở bên cạnh cậu.

Hẳn là trước đó cậu đã nôn vào trong cái xô này.

Lượng máu nôn vào trong đó đã được một phần ba cái xô.

Cậu vừa được truyền máu mà lại vừa nôn ra máu.

Rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra?!

Tôi vỗ vỗ lưng cho Tử Dạ, nhưng cậu lại né tránh và định bỏ chạy một lần nữa.

Thế là, tôi liền dứt khoát ôm cậu luôn.

Tôi biết sức lực của mình không đủ ngăn cản Tử Dạ, nhưng có lẽ tôi có thể làm vơi bớt sự lắng lo của cậu.

Vì vậy, tôi bèn thử hôn lên trán Tử Dạ, rồi hôn lên chóp mũi, không ngừng xoa đầu cậu và trấn an:

“Tử Dạ đừng sợ, là chị đây nè.

Chị sẽ không làm hại đến em đâu, đừng có chạy trốn nữa, có được không?”

Tôi biết căn bản là cậu nghe không hiểu những điều tôi nói.

Song, kỳ diệu thay.

Cậu ấy đã ổn định trở lại.

Tôi tiếp tục vuốt ve cậu từ đỉnh đầu cho đến sau gáy, hệt như đang vuốt ve một con thú nhỏ hoảng loạn.

Một cách âm thầm, tôi đeo lên cho cậu chiếc vòng da.

Dường như nhận ra sự tồn tại của chiếc vòng, Tử Dạ lại bắt đầu vùng vẫy.

Và tương tự những gì Nhã Nhã đã nói, chiếc vòng cổ này cất giấu điều đặc biệt của cô nàng.

Vì thế, khi tôi nhẹ kéo nó, cậu liền ngoan ngoãn nằm lên giường và không chạy trốn nữa.

Nãy giờ vẫn đứng quan sát từ đằng sau, Nhã Nhã vỗ tay khen:

“Tóm được một cách hoàn hảo.

Vậy thôi mình về phòng ngủ trước nhé.”

“Đợi đã!” Tôi gọi cô ấy lại.

Tôi cảm thấy có gì đó rất bất bình thường, buộc lòng tôi phải bình tĩnh và suy nghĩ cho thật kỹ.

Đầu tiên, Tử Dạ ở trong trạng thái hóa thú có biết tự ngắt điện thoại hay không? Cậu vốn không biết tiếng chuông đó là gì.

Thứ hai, vừa rồi lúc nôn, Tử Dạ đã nôn ra sàn.

Điều này chứng minh được rằng trước đó đã có người hỗ trợ cậu nôn vào trong xô.

Hơn nữa, đây là chiếc giường chuyên dụng để cố định bệnh nhân, là ai muốn trói Tử Dạ lại, là ai truyền máu cho Tử Dạ…?

“Trong căn phòng này không chỉ có mỗi mình Tử Dạ.”

Vừa nói ra, tôi đã cảm thấy khiếp đảm đến lạnh cả sống lưng.

Bởi vì không biết kẻ ẩn náu ở đây có ác ý gì hay không?

Kẻ đó có thể núp sau rèm cửa, trong tủ quần áo, dưới gầm giường, trong nhà bếp, trong phòng tắm, hoặc thậm chí ở ngay trên đầu tôi như lần trước.

Tôi nuốt “ực” một tiếng, tay nắm chặt thành hình quả đấm.

Sau khi nghe tôi nói xong, Nhã Nhã liền cười ha hả một tràng dài.

Vẻ uể oải trong đôi mắt cô bay biến triệt để, thay vào đó là niềm hứng thú dạt dào.

Cô nàng cất cao giọng:

“Ai đang nấp ở trong đấy? Mau ra đây ngay xem.

Bằng không e là phải chịu nếm ít trái đắng à nha.”

Có Nhã Nhã ở đây, dường như tôi không còn thấy sợ hãi nữa.

Cô nàng khoanh tay lại, ngón tay gõ gõ lên cánh tay, trông tương đối thiếu kiên nhẫn:

“Tôi đếm đến ba.”

“Ba… hai…”

Thình lình, cửa phòng bếp bật mở.

Một người đàn ông xuất hiện dọa tôi nhảy dựng.

Ông ta mặc một bộ quần áo màu xám, cao tầm một mét bảy và có thân hình mập mạp.

Với mái tóc muối tiêu, cặp kính cận dày cộp cùng bộ râu quai nón, ước chừng ông ta khoảng năm mươi tuổi hơn.

Trên tay ông ta còn cầm một sợi dây thừng nhuốm máu.

Tôi nói to:

“Là ông… là ông đã trói Tử Dạ và truyền máu cho cậu ấy à?!”

Người đàn ông tức giận nhìn tôi, như thể tôi và ông ta có thâm cừu đại hận.

Thế nhưng, cơn giận của ông ta tạm hoãn lại.

Tôi để ý thấy ông ta đang nhìn về phía sau lưng tôi, ánh mắt hiện rõ sự sợ sệt.

Sau một vài giây, cơn giận của người đàn ông lại được kích hoạt không rõ nguyên do.

Ông ta chỉ tay vào tôi và nói:

“Nếu không được truyền máu, cậu chủ chỉ có nước chết! Còn không phải tại cô à?”

“Tại tôi?”

“Tại sao cô lại cho cậu ấy hút máu của mình! Là cô cố tình hại cậu ấy phải không?! Rốt cuộc cô đã làm gì khiến cậu chủ hoàn toàn mất khống chế? Cô có biết bây giờ cai nghiện khó đến nhường nào không?!”

Hàng loạt câu hỏi của người đàn ông tóc hoa râm làm tôi loạn cào cào.

Có một khoảnh khắc, đầu óc tôi bất giác trống rỗng.

Tôi đã cho rằng mình thực sự là hung thủ hại đời Tử Dạ, chừng như hết thảy mọi tội lỗi đều do tôi gây ra.

Tôi biết ý của ông ta là tôi hãy buông tha cho Tử Dạ, cách cậu càng xa càng tốt.

Đúng như dự đoán, phút tiếp theo, người đàn ông liền đuổi khách:

“Cô Châu à, xin cô đừng làm phiền cậu ấy nữa.

Mời cô về cho.”

Tôi nhìn về phía Tử Dạ.

Cậu cũng ngơ ngác nhìn lại chúng tôi, tựa như một con rối vô hồn và đẫm máu.

Bất kể ông chú này dùng biện pháp gì để trị liệu cho Tử Dạ thì có thể thấy rằng hiệu quả chẳng khá hơn được bao nhiêu.

Cậu dần dà suy yếu và không ngừng nôn ra máu, mà những thứ dùng để kìm kẹp cậu đều bị hỏng hết toàn bộ.

Đôi mắt cậu không có lấy một tiêu điểm.

Tôi chợt nhớ đến lúc Tử Dạ ngồi trước phòng tắm đợi tôi – đôi mắt cậu ngập tràn bóng hình tôi.

Tôi lại nghĩ đến lúc cậu còn khỏe mạnh, thích dụi đầu vào cổ tôi.

Nếu như tôi cứ thế ra đi, mà Tử Dạ lại chết vì việc điều trị không có kết quả, tôi nhất định sẽ phải hối hận cả đời!

Vậy nên, tôi sẽ không bỏ cuộc nhanh vậy đâu!

Đối với tôi mà nói, Ân Tử Dạ là nguồn động lực lớn tới mức đáng kinh ngạc sâu trong tôi.

Một khi niệm thầm ba từ này, tôi bỗng chốc trở nên tỉnh táo hơn bất cứ thời điểm nào.

Những câu hỏi của người đàn ông đối diện lặp lại trong đầu tôi một lần nữa.

Tôi chợt phát hiện ra một số điểm đáng ngờ.

“Cậu chủ” – cách xưng hô này chứng tỏ ông ta là một trong những người làm của cha cậu ấy.

“Nếu không được truyền máu thì chỉ có nước chết” – Điều này liệu có đồng nghĩa với việc Tử Dạ vẫn còn là người sống hay không?

Câu hỏi của ông ta, bao gồm cả hai tiếng “cô Châu”, cho thấy rằng ông đã biết đến sự tồn tại của tôi từ lâu rồi.

Ý của ông ta là, bởi vì đã hút quá nhiều máu của tôi nên hiện tại Tử Dạ sắp phải chết.

Ông ta dùng phương pháp truyền máu để cứu Tử Dạ và giúp cậu “cai nghiện” ư?

Tôi chậm rãi nói:

“Vậy thưa bác, cháu cần phải giải thích một chút cho bác hiểu.

Trước hết, cháu chưa từng cố ý để Tử Dạ hút máu của mình.

Lúc đầu, mọi thứ chỉ là một sự cố ngoài ý muốn mà thôi.”

“Về phần mất khống chế lần này, cháu thực sự không biết hậu quả sẽ như thế nào, bởi vì không một ai nói cho cháu biết cả.

Nhưng mà, chẳng lẽ cháu không phải là người bị hại hay sao? Cháu cũng suýt chết đó thôi.

Cháu thực không hiểu làm thế nào mà cháu lại biến thành người hại Tử Dạ rồi?”

“Vả lại, nếu như bác đã biết việc Tử Dạ hút máu của cháu là nguy hiểm, vậy sao ngay từ đầu không ngăn cản cậu ấy? Cho đến tận khi mọi chuyện đã đâu vào đấy, bác lại trốn vào trong bếp như một con rùa rụt cổ, đợi cháu phát hiện ra mới bắt đầu truy cứu.

Cháu không rõ lắm dụng ý của bác là gì?”

“Điều quan trọng nhất chính là… bác có chắc làm như bây giờ có thể cứu được Tử Dạ hay không? Cậu ấy đã nôn bao nhiêu máu rồi, dây cố định trên giường cũng đứt nốt.

Đêm nào, cậu ấy cũng chạy sang phòng cháu.

Cháu thấy trên tay bác chỗ nào cũng bị thương, hẳn là Tử Dạ chẳng hề nghe lời bác, mà hiệu quả điều trị cũng không khả quan chút nào.

Thế nhưng cậu ấy lại nghe lời cháu ạ.”

Không ngờ lại bị tôi chất vấn liên tục, người đàn ông có chút sửng sốt.

Tôi nói rõ lập trường của mình:

“Bác à, cám ơn bác trước nay đã chăm sóc cho Tử Dạ.

Chỉ là sau này, hãy để cháu được là người chăm sóc và cứu giúp cậu ấy.”

Vừa nói dứt câu, tôi chợt nhận ra mình đã ngông cuồng đến bực nào.

Tôi còn không biết hết mọi nguồn cơn sự việc, thế nhưng tôi không muốn sửa lại những lời mình đã nói.

Tôi thật sự tin rằng mình có thể cứu được Tử Dạ.

Người đàn ông đơ người một lúc lâu, ánh mắt tiếp tục nhìn về phía sau lưng tôi cùng vẻ mặt hốt hoảng.

Tôi giễu cợt:

“Nhã Nhã, cậu quen biết bác trai này à? Sao mình cứ có cảm giác như bác ấy đang trưng cầu ý kiến của cậu vậy?”

Nhã Nhã bật cười lớn:

“Haha.

Ai quen ông ấy chứ.

Chắc là bị mớ dây leo đáng yêu của mình dọa hú hồn rồi.

Cậu cứ nói tiếp đi, thiệt là đặc sắc mà.

Mình đứng xem cũng thấy thú vị lắm.”

Ông bác tóc muối tiêu hơi do dự:

“Cô… Cô thực có thể cứu được cậu chủ à?”

Ông lẩm bẩm trong lúc xuất thần:

“Kỳ thực, e là chỉ có cô mới cứu được cậu ấy mà thôi!”

Tôi: “Trước hết bác cần phải nói cho cháu biết rốt cuộc là cậu ấy đang bị gì, và làm cách nào để cứu cậu ấy!”

Ánh mắt người đàn ông có chút trốn tránh:

“Từ nhỏ, cậu chủ đã mắc phải một căn bệnh di truyền hiếm gặp, cơ thể mọc răng nanh và móng vuốt sắc nhọn, tính tình hung hãn và khát máu.

Ban đầu, chúng tôi chỉ cho cậu ấy uống máu động vật là có thể kiểm soát được.

Về sau, thi thoảng cậu sẽ uống máu người nhưng không có nghiện.

Chẳng ngờ máu của cô lại kích thích cậu ấy, càng ngày càng khiến cho cậu ấy mất khống chế.”

“Các người không đưa Tử Dạ đến bệnh viện khám ư?”

“Tôi là bác sĩ tư của nhà họ Ân, dùng phương pháp truyền thống để chữa trị không có hiệu quả gì cả.

Sự hung hãn của cậu chủ ngày một nặng hơn.

Lúc nghiêm trọng nhất, bà chủ – cũng là bà nội của cậu chủ, đã nhốt cậu ấy lại suốt ba tháng liền.”

“Vậy cần phải điều trị như thế nào?” Tôi hỏi.

Ông bác nhìn thẳng vào mắt tôi:

“Ba ngày, giúp cậu ấy cai nghiện.

Trong giai đoạn này, đừng để cậu chủ chạy lung tung, chỉ được uống máu trong túi máu, mỗi ngày một túi 200ml.

Cậu ấy cực lực kháng cự việc tiếp nạp những túi máu đó, e là không thể chỉ dựa vào phương pháp truyền dịch được rồi.

Tôi đã thử qua, chỉ cần truyền khoảng 100ml là cậu ta sẽ né tránh, hơn nữa còn nôn mửa.

Nếu nôn quá nhiều sẽ mất đi tác dụng của việc truyền máu, vì vậy cô cần phải tự nghĩ cách.” Ông ấy kiệt sức nói: “Nếu có thể vượt qua ba ngày này, cậu ấy sẽ qua khỏi giai đoạn nguy hiểm, hẳn có thể hồi phục lại nhân tính.

Về sau, cô có thể cho cậu ta uống một lượng nhỏ máu của cô, bảy ngày một lần, mỗi lần tối đa 50ml.”

“Tại sao vẫn phải để Tử Dạ uống máu của cháu, không phải là rất nguy hiểm ư?” Tôi hỏi.

“Cậu chủ đã không thể cai được hoàn toàn, chỉ có thể khống chế mà thôi.

Nếu không có máu của cô, cậu ta cũng sẽ chết!”

“Trong ba ngày này, nếu cậu ấy uống máu của tôi, thì hậu quả sẽ như thế nào?”

Ông bác lắc đầu, rồi tháo kính xuống để lau:

“Tôi không biết nữa.”

Sau đó, ông lại thở dài:

“Cố gắng hết sức đừng để cậu chủ chạm vào cô.

Hiện giờ đối với cậu ấy vẫn là quá mức kích thích.”

Tấm rèm trắng vẫn đung đưa theo chiều gió, mí mắt ông ấy rũ xuống trông mỏi mệt và bi thương tột cùng.

Cuộc đối chọi gay gắt vừa rồi đã không còn nữa.

Lúc này, tôi có chút mừng rỡ vì bên cạnh Tử Dạ vẫn còn một người như vậy.

Cậu đã sớm mất mẹ, kế tiếp thì mất cả cha, lại còn bị bà nội nhốt lại và coi như một con quái vật.

Song, bên cạnh cậu, vẫn còn có người quan tâm đến cậu.Trên thực tế, ông bác kia họ Vinh, là quản gia kiêm bác sĩ tư của nhà họ Ân.

Để lấy được lòng tin của tôi, ông đã cho tôi xem hồ sơ bệnh án dày cộm của Ân Tử Dạ.

Ông ấy bảo căn bệnh của cậu là một dạng biến thể của bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyrin: Người mắc bệnh này sẽ mọc răng nanh, thèm uống máu, mất đi nhân tính và sức lực lớn vô cùng.

Ông giải thích rằng, những túi máu kia đến từ khoa huyết học của một bệnh viện hạng ba.

Một túi 200ml phải được bảo quản ở nhiệt độ thấp.

Trước khi để Tử Dạ uống, cần phải hâm nóng lên.

Ông ấy bảo rằng, mặc dù nhà họ Ân đã xuống dốc, nhưng những người làm trung thành vẫn không muốn rời đi, mà ông lại là một trong số đó.

Hiện giờ, ông ấy vừa mở một phòng khám tư bên ngoài, vừa coi sóc con cái nhà họ Ân.

Ông hy vọng rằng Tử Dạ có thể bình an tai qua nạn khỏi và sống tiếp quãng đời tươi đẹp.

Xem như ông cũng đã hoàn thành lời hứa với mẹ của Tử Dạ.Trong ba ngày cai nghiện, tôi buộc phải ở bên cạnh Tử Dạ.

Vậy nên, tôi đành xin nghỉ phép.

Ngày đầu tiên, bác Vinh dạy tôi cách tiêm thuốc và truyền máu cho cậu.

Thật không may, chỉ trong vòng năm phút, Tử Dạ lại giãy giụa.

Sau đó, cậu lập tức nôn ra vài ngụm máu, sắc mặt trắng bệch còn cơ thể thì đổ mồ hôi như tắm.

Lần truyền máu này coi như công cốc rồi.

Bác Vinh lắc đầu bất lực: Cứ thế này thì cậu chủ sẽ chết sớm, chỉ còn nước trông chờ tôi nghĩ cách khác mà thôi.

Phải nhớ kỹ, mỗi ngày cho Tử Dạ uống ít nhất 200ml máu.

Nếu cậu nôn ra thì lại phải uống bổ sung thêm.

Và điều quan trọng nhất chính là, tôi không được để bản thân chảy máu, lỡ như bị cậu cắn, lượng máu của tôi bị cậu hấp thụ quá nhiều, kết quả sẽ khó lường khôn kể.

Ông ấy để lại cho tôi ba liều thuốc an thần.

Nếu không thể kiểm soát nổi tình hình thì cứ tiêm cho cậu ấy.

Sau đó thì ông ta khóa kỹ cửa sổ rồi bỏ đi.Vấn đề được đặt ra: Làm thế nào để cho Tử Dạ uống 200ml máu mà không nôn hết ra ngoài?

Trước đó, tôi đã hỏi bác Vinh liệu có thể chế biến máu thành tiết canh thơm ngon rồi đút cho Tử Dạ ăn hay không? Mặt ông ấy đen như đít nồi: Nhiệt độ cao sẽ làm biến tính protein có trong máu, khiến nó mất đi tác dụng.

Vậy tôi nên làm thế nào bây giờ?

Tôi bên này thì gấp gáp muốn chết.

Còn ở bên kia, Tử Dạ – người đã gần như hóa thú, lại chẳng hề phiền não tí xíu nào.

Trên cổ cậu có đeo chiếc vòng da, những nơi cậu đi qua sẽ phát ra tiếng “đinh đinh đang đang” vui tai từ những sợi xích kim loại va chạm vào đồ đạc.

Cậu mải mê dụi mũi hít hà mùi cơ thể của tôi.

Tôi uống xong một ly nước, vừa đặt cốc lên bàn, thì một giây sau Tử Dạ liền tiến đến ngửi ngửi chiếc cốc.

Không những thế, cậu còn liếm liếm vành cốc nữa.

Tôi ăn cái bánh mì sandwich, vô ý để vụn bánh mì dính ngay khóe miệng thì Tử Dạ tức tốc sáp lại gần liếm khóe miệng tôi.

Hương vị của tôi, dường như là mồi nhử tuyệt vời nhất đối với Tử Dạ.

Tôi bắt đầu thử nghiệm.

Đầu tiên, tôi lấy một chậu nước ấm để làm nóng túi máu 200ml lấy từ trong tủ lạnh ra.

Khi nhiệt độ vừa đủ, tôi đem túi máu đổ vào cốc đong mi-li-lít.

Tôi thử rót trước 100ml, rồi cúi người liếm xung quanh vành cốc.

Tôi đặt chiếc cốc đo lường trước mặt Tử Dạ.

Quả nhiên, cậu lập tức liếm nó.

Ủa đơn giản thế thôi à?! Tôi hết sức ngạc nhiên.

Nào ngờ cậu chỉ liếm quanh vành cốc đo rồi dừng lại.

Cậu nhìn tôi bằng ánh mắt mê man, sau đó bắt đầu liếm móng vuốt của mình.

Ơi là trời, vậy giờ phải làm gì tiếp đây?!

Đột nhiên, tôi chợt nhớ đến một chuyện nhỏ thời thơ ấu.

Khi ấy, Châu Minh Minh cực kỳ muốn ăn “kẹo chua”.

Đó là một loại kẹo tròn tròn có lớp ngoài màu trắng được đóng gói trong một chiếc hộp bằng thiếc.

Vừa cho vào miệng ăn đã thấy chua lè chua lét, chua đến nỗi con người ta phải phải kêu la khắp xóm làng, nhưng chỉ một lúc thôi nó sẽ ngọt dần đều.

Là vị ngọt lịm của soda, ngon ơi là ngon.

Lúc đó, Châu Minh Minh chỉ mới ba bốn tuổi.

Nó rất thích vị ngọt sau cùng nhưng lại sợ vị chua ban đầu, nên bèn khóc lóc vòi tôi:

“Chị hai ơi, Minh Minh muốn ăn nữa.

Chị ăn cái chua chua đi.”

Thú thật thì tôi cũng sợ chua lắm lắm.

Nhưng đứng trước gương mặt bé nhỏ đáng thương của nó, tôi đành cắn răng chịu đựng.

Tôi lấy ra thêm một viên kẹo, đợi sau khi vị chua bên ngoài tan hết liền nhả ra đưa cho nó.

Nó nhanh nhảu nhận lấy kẹo và nhảy cẫng lên vì vui vẻ.

Từ đó về sau, mỗi lần ăn kẹo chua nó lại chạy đến tìm tôi.

Có điều sau đó tôi làm mình làm mẩy không chịu giúp nó.

Tôi bảo: “Như vậy tởm quá”, và thế là cậu chàng lại khóc lóc ăn vạ một trận ra trò.

Mặc dù cách tiếp cận đó có hơi…

Nhưng hiện tại là giai đoạn đặc biệt, cần phải có thủ đoạn đặc biệt mới được.

Tôi cau mày nhìn chằm chằm chiếc cốc đong máu, bất chấp tất cả mà nhấp một ngụm.

Eo ôi, cái mùi vị thật là…

Chả trách Tử Dạ không chịu uống, kinh chết đi được.

Vừa mặn, vừa tanh, lại còn có cả mùi gỉ sắt nữa.

Tử Dạ ngồi xổm trước mặt, nhìn tôi ngẩn ngơ.

Bắt buộc phải đút cho cậu ăn!

Tôi hạ quyết tâm, cạy miệng cậu ra và phủ kín nó.

Máu tươi từ miệng tôi không ngừng ồ ạt rót vào miệng của Tử Dạ.

Cậu chợt dừng lại vài giây trước khi nuốt vào theo bản năng.

Từng tiếng nuốt xuống của Tử Dạ vang vọng thật gần bên tai tôi.

Vất vả lắm mới xong đút xong được ngụm đầu tiên, tôi liền rời khỏi bờ môi của Tử Dạ.

Tôi hé miệng hít một hơi thật sâu.

Máu còn sót lại trượt xuống từ khóe miệng, tôi vội vàng rút tờ khăn giấy ra.

Song, Tử Dạ đã chồm người tới và liếm máu từ khóe miệng tôi.

Cậu liếm thật cẩn thận và cũng thật háo hức, từ khóe miệng rồi đến vành môi.

Giờ khắc này, tôi bỗng nhận ra…

Thần linh ơi, đừng nói nụ hôn đầu của tôi lại diễn ra như thế này đấy nhé.

Nghĩ đến đây, trái tim tôi bất giác đập loạn xà ngầu, đôi gò má ửng hồng như phát sốt.

Trong khi đó, Tử Dạ đã cạy môi tôi và đưa lưỡi tiến vào sâu như đang thăm dò bên trong đó.

Nhanh như thoắt, tôi đẩy cậu ra, đồng thời có cảm giác như chính mình sắp sửa nổ tung đến nơi rồi.

Hây, đừng có nghĩ lung tung, tôi chỉ là đút cậu uống máu thôi, không có ý đồ gì khác cả!

Cố gắng tĩnh tâm với ý niệm này, tôi lại nhấp một ngụm nữa và hướng về phía cậu..
Chương trước Chương tiếp
Loading...