Cảnh Sát Đại Tỷ Và Cô Giáo

Chương 20: Người Quen Cũ



Vụ việc chủ quán trà sữa Yata bỏ ma túy vào trà sữa chưa qua được bao lâu, dư luận còn chưa hết bức xúc thì một vụ án gây chấn động đặc biết đối với các phụ huynh, các nhà làm giáo dục lại tiếp tục được các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin hai ngày hôm nay. Một quán pub nhỏ phục vụ rượu cho trẻ vị thành niên, buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy, mà đối tượng chủ quán pub và nhân viên của ông ta hướng tới lại là chính là những em học sinh cấp ba áo trắng tinh khôi kia. Nhưng thông tin khiến người ta trấn động hơn, những em học sinh này còn trực tiếp tham gia vào đường dây buôn bán ma túy cho bạn học ở trường, trở thành một đại lý bán ma túy thực thụ.

Số lượng học sinh tham gia vào đường dây buôn bán sử dụng ma túy không phải số lượng nhỏ, công việc điều tra cũng không chỉ bó gọn trong một hai trường cấp ba trong thành phố là xong. Nhưng có một điểm chung ở tất cả các em: tất cả phụ huynh ngỡ ngàng thất vọng về con em mình, còn những đứa trẻ thì bây giờ mới bắt đầu khóc lóc cầu xin, hối hận về hành vì của mình. Danh tính của những học sinh này không được công khai nhưng trong các trường học việc biến mất của một số học sinh sẽ khiến các bạn trong trường lớp hoài nghi. Tất cả các trường học đều đang tích cực phối hợp với các đồng chí cảnh sát thành phố H tham gia vào công tác điều tra. Không biết sau khi kết thúc, các em còn phải đối mặt với kỷ luật của nhà trường ra sao. Nhưng cái giá phải trả là quá đắt, lòng tin của cha mẹ, sức khỏe của bản thân, con đường tương lai phía trước... thật khó để kể hết những gì các em đã vì ma túy mà đánh mất.

Thu Hoài và một số người bạn thân thiết, hay đúng hơn là đàn em của mình cũng là một trong số những học sinh ấy. Trường cấp ba Z cũng nhanh chóng xử lý khủng hoảng truyền thông, chỉ tăng cường nội dung giảng dạy và răn đe cho các học sinh trong các tiết sinh hoạt và kỹ năng sống, hoàn toàn dập tắt tin đồn về Thu Hoài. Nhưng trong thời đại 4.0, đặc biệt với các học sinh nhạy cảm lắm biết thông tin lanh lẹ như Thúy Hiền thì sớm hay muộn trong vài ngày tới, việc cậu ta tỏ ra nguy hiểm bên tai Phương Anh trình bày lập luận của mình về Thu Hoài sẽ là điều không quá khó hiểu.

Điều đáng buồn hơn, là có những bạn học sinh bị ép mua và sử dụng ma túy. Nó không đến từ một đối tượng lạ mặt xấu xa nào mà từ chính những học sinh cùng trường, những người được coi là dân đàn anh đàn chị như Nhung Mặt Quỷ, như Thu Hoài. Phương Anh thật sự mong rằng những đứa trẻ này sẽ không tiếp tục trượt dài vì ma túy. Các em còn rất trẻ, các em tìm đến ma túy vì đủ lý do, nhưng chỉ cần các em biết hối lỗi, tất cả mọi người sẽ cùng các em làm lại, viết lại những dòng còn chữ lệch lạc trong cuộc đời đầy hoài bão ấy.

Trong một tháng qua, báo chí thành phố H bận rộn như thế nào cũng phải bàn cãi nữa, mà người được coi là nhân vật chủ chốt giải quyết những vụ án lớn nhỏ ấy ai mà ngờ lại là một cảnh sát chìm dưới vỏ bọc của một học sinh cấp ba. Cô ấy là Phạm Phương Anh.

Mà người được nhắc tới Phạm Phương Anh lại đang vô cùng không có hình tượng, gương mặt ngáp lên ngáp xuống đầy mệt mỏi nằm gục xuống bàn, chốc chốc lại đưa gương mặt thiếu ngủ của mình nhìn lén lên bàn giáo viên rồi lại gục xuống. Nếu nhìn vào cái hình ảnh Phương Anh lúc này có lẽ đánh chết cũng chẳng thể tin cô gái trông ngáo ngáo ngơ ngơ này lại là cảnh sát. Phương Anh giống như chính lời Trần Thị Uy các đây vài ngày nói với Thúy Hiền: "Bà Phương Anh ngày càng ra dáng học sinh cấp ba không ra gì. Học thì dốt nhưng tính tình lại tốt."

Phương Anh ngày đầu tới đây là một học sinh cấp ba cứng ngắc, trông có vẻ thông minh nhưng thật ra lại chẳng biết gì. Trông có vẻ ngáo ngơ nhưng đôi khi lại khiến người khác bất ngờ. Sự hiện diện của Phương Anh trong lớp hoàn toàn thay đổi 11A2, hay đúng hơn là được sống với những gì mà những học sinh cấp ba nên có. Tự tin, hoài bão, dám nghĩ dám làm. Với Linh Chi mà nói, mỗi khi quay xuống cuối lớp vờ như xem giờ ở chiếc đồng hồ duy nhất trong lớp, chỉ cần thấy Phương Anh vẫn ở đó tâm tình lúc ấy lại cực kỳ yên tâm. Với Trần Cân Tất mà nói, đi đâu chỉ cần nói là đàn em của đại tỷ Phương Anh thì cuộc sống cảm thấy vô cùng dễ dàng.

Một 11A2 đoàn kết, một 11A2 học cũng tốt mà chơi cũng hay, chính là 11A2 mà Khánh Vy muốn hướng tới. Nhưng chẳng thể hiểu dù đã cố gắng nỗ lực cả năm lớp 10 cô vẫn chẳng thể thành công cho đến khi Phương Anh tới. Rõ ràng Phương Anh chẳng hề làm gì nhưng 11A2 người nào người nấy mỗi ngày đi học lại là một niềm vui, đoàn kết, cố gắng ngay trong những buổi tập văn nghệ ôn ào khi tưởng như sẽ là những buổi tập của cãi vã và tập luyện chống đối hời hợt như năm trước. Nhưng năm nay lại khác, 11A2 không còn sợ 11A1, cũng không sợ thầy cô khác chèn ép, tập luyện văn nghệ đầy vui vẻ nhiệt huyết như thế.

Và điều khác biệt nhất có lẽ là những buổi học, những tiết học của cô giáo chủ nhiệm Hà Nhất Phương đã không còn lo lắng, nặng nề như trước. Chính mọi người trong lớp không hiểu liệu họ đã quen với cô giáo Phương hay do chính cô ấy lại có chút biến đổi trong các tiết dạy học ấy. Nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, khoảng cách giữa một giáo viên với danh xưng yêu nữ và học sinh tưởng chừng như chưa từng tồn tại.

Điều Lê Thị Lệ nuối tiếc nhất những ngày nghỉ học vừa qua có lẽ chính là việc không thể tham gia các buổi tập văn nghệ của lớp. Không phải vì con bé này chăm chỉ nhiệt huyết gì cho cam mà chỉ đơn giản mỗi buổi tập như thế cô giáo Hà Nhất Phương lại mua không biết bao nhiêu đồ ăn cho hai lớp. Khi thì chai nước, khi thì cây kem, khi lại bánh kẹo, hoa quả đủ thứ. Mà người thích nhất không ai khác chính là Lê Thị Lệ. Nếu không nhanh tay, Phương Anh nhiều khi nghi ngờ rằng liệu rằng con bé này sẽ ăn hết luôn hay không? Câu trả lời có lẽ là có thể lắm chứ.

Lê Thị Lệ sau một tuần nghỉ học cũng đã đến lớp, nhìn tổng thể con bé hồi phục khá nhanh, sáng nay Phương Anh còn thấy con bé đó nhét nguyên năm cái bánh mì một lúc vào miệng. Thật sự đôi khi Phương Anh không thể hiểu được sức mạnh từ hành tinh nào khiến con bé đó có thể làm như thế.

Hôm nay tính ra cũng đã là 19/10, ngày mai đã là 20/10 ngày tổ chức ngày kỷ niệm thành lập trường cấp ba Z và ngày phụ nữ Việt Nam. Không khí trong lớp lúc này với Phương Anh mà nói chẳng khác gì cái chợ vỡ. Mà đáng kinh ngạc hơn, cô giáo Hà Nhất Phương dù có trong lớp nhưng đám tiểu yêu này lại ngang nhiên buôn dưa lê bán dưa chuột phấn khích bàn chuyện ngày mai.

Mà người phấn khích nhất lại chính là Linh Chi, vì Linh Chi khéo tay nhất lớp nên được phân thêm phần chuẩn bị trang phục và phụ kiện cho mọi người. Công việc tính ra cũng khá quá tải nhưng cô nàng một chút cũng không hề mệt mỏi mà miệng lúc nào cũng treo một nụ cười ngọt ngào tỏa nắng, Phương Anh thật sự nghi ngờ Linh Chi bắt đầu biết yêu. Cái kiểu cười thế kia chẳng khác gì Tâm Thần năm đó mỗi lần biết yêu. Phương Anh tính ra cũng coi là người có chuyên môn trong lĩnh vực nhìn mặt đoán tình yêu.

Giờ sinh hoạt đầu tuần trở thành nơi họp chợ bà tám, đứa vây lại chỗ Lê Thị Lệ hỏi han, biếu xén con bé đủ loại đồ ăn thức uống làm con bé cười muốn tít mắt. Nhưng đồ vừa trao tay thì cũng hết, Lê Thị Lệ lập tức chén hết ngay tại hiện trường. Nhóm khác lại vây lại bàn chuyện ngày mai tràn đầy phấn khích. 11A2 lần đầu cùng nhau biểu diễn văn nghệ, thành quả lao động miệt mài của cả lớp, cũng là lần đầu lên sân khấu cấp trường của rất nhiều bạn học. Năm lớp 10 của 11A2 chính là một năm học buồn tẻ khiến người ta muốn quên.

Giờ sinh hoạt đầu tuần, cô giáo Phương cho cả lớp tự thảo luận rồi không biết đi đâu mất nên cả lớp vốn đã loạn lại loạn hơn. Lớp trưởng Khánh Vy bất lực đứng lên gào hét mấy tiếng, mọi người mới bắt đầu im lặng được một chút nhưng tình trạng cũng chẳng khá hơn được bao nhiêu. Rất nhanh lớp lại thành cái chợ vỡ ồn áo muốn chết. Mà tình hình lớp bên A1 cũng chẳng khá hơn là bao, tiếng nói chuyện của bên đó cũng vang sang đến bên này. Người ngoài không biết còn tưởng hai bên đang cãi lộn không phân thắng bại.

Phương Anh nãy giờ bộ dạng thiếu ngủ nằm như chết tại chỗ, nhưng cũng không quên nhiệm vụ chính là ăn sáng. Bất chấp việc Hà Nhất Phương ngồi ở trên vẫn lén la lén lút nấp sau lưng các bạn cúi xuồng gầm bàn cắn trộm từng miếng bánh mì. Nhai xong một miếng lại thập thò cái đầu nhìn cô giáo Phương ở trên bục giảng, nhưng từ đầu đến cuối Hà Nhất Phương đều đề ý đến chiếc điện thoại không thèm nhìn đến chỗ cô.

Phương Anh cũng biết tỏng cái kiểu chăm chú vào điện thoại của nàng ấy là đang chơi game chứ cũng không có việc gì quan trọng hết. Nên ngay sau đó ung dung đường hoàng thành thời ngồi gặm bánh mì như chỗ không người. Nhưng rõ ràng cảm giác ăn vụng vẫn ngon hơn nhiều cảm giác ăn một cách đàng hoàng thế này lắm. Phương Anh hoàn toàn hiểu rõ điều đó. Lúc Hà Nhất Phương bước ra khỏi lớp Phương Anh cũng hoàn toàn mất cảm giác đói, chiếc bánh mì cũng trở nên ỉu xùi chán ngắt. Phương Anh hoài nghi rằng có phải mắt mình không đủ no nên dẫn đến cảm giác chán ăn hay không? Vì không còn nhìn thấy nàng ấy nên thấy đồ ăn liền chán. Phương Anh nghĩ xong liền lắc đầu mấy cái, vò đầu bứt tai thống khổ lăn lộn một chỗ tự kỷ.

"Con mẹ Phương Anh kia, tôi giết bà." Lúc Phương Anh còn đang lâm vào tình trạng nửa tình nửa mê suy nghĩ về cuộc đời thì Trần Thị Uy không biết từ đâu tới, mặt đỏ bừng, thở dốc lao về phía cô lắc lên lắc xuống.

Phương Anh bị lắc cho chóng mặt buồn nôn, muốn nôn đống bánh mì vừa ăn ra ngoài mới được tha bổng, còn chưa kịp nói gì đã bị Trần Thị Uy bịt miệng lại không cho nói.

"Đồ lừa đảo, hay bà giết tôi luôn đi. Con mẹ nó, tức quá. Cái tấm thân này, tấm thân này, sự trong trắng cuộc đời tôi vì bà mà trôi theo mây gió trăng sao rồi bà biết không? Ối giời ơi là ối giời ơi." Giữa không gian ồn ào ấy, giọng Trần Thị Uy sang sảng vang vọng khắp phòng học, mà có lẽ nó cũng đủ độ vang đến cả tầng ba tòa nhà A. Cả lớp đang say sưa nói chuyện đột nhiên im lặng không ai nói với ai câu nào, đồng lòng nhìn về phía phát ra âm thanh uy lực vừa nãy. Mà đáng khen sao, lớp 11A1 ở bên cạnh cũng theo thế mà im phăng phắc.

Nội dung Trần Thị Uy vừa nói lại mang theo chút nhạy cảm làm mọi người khác có chút ngây ngốc, có người mặt đỏ tai hồng ngại ngùng về phía Trần Thị Uy. Rất nhanh, trong đầu các cô cậu không trong sáng liền này ra một ý tưởng, đó chính là việc Phương Anh cùng Trần Thị Uy có gian tình. Nhưng vừa nghĩ ra cũng liền ngay lập tức tự bác bỏ, vì ai chẳng biết, tổ hợp một con mẹ đanh đá nhất lớp có thể là nhất trường và một bà chị quái gở khùng điên sẽ khiến dân chúng lầm than đến ra sao. Hai người này ở cạnh nhau chính là tổ đội phá làng phá xóm khiến bác trưởng thôn nhìn là đuổi đánh trong truyền thuyết.

Nghĩ thôi cũng thật đáng sợ.

"Nhìn gì mà nhìn, mắc cái gì nhìn. Làm sao? Chưa nhìn thấy người đẹp bao giờ hay sao mà nhìn? Móc mắt giờ." Trần Thị Uy cũng hiểu tình trạng của mình nhanh chóng cứng miệng nói. Bí quyết để chữa cháy những pha xấu hổ như vậy chính là mặt ai dày hơn người ấy thắng. Mà với Phương Anh mà nói, mặt Trần Thị Uy có thể dày ngang từ vỏ trái đất đến tâm trái đất. Trời đất còn phải chịu thua.

* Người ta đã ước tính khoảng cách từ bề mặt Trái Đất đến tâm của nó là hơn 6.000 km.

Mọi người nhìn chung vẫn là mặt mỏng hơn, cũng không to mồm bằng Trần Thị Uy, rất nhanh việc ai người ấy làm, xì xào nhỏ nhẹ khác hẳn ban nãy. Nhưng cái kiểu này chắc chắn đang giả vờ nói chuyện chứ tai vẫn đang hóng về phía Trần Thị Uy quyết không bỏ cuộc.

Trần Thị Uy sau khi lớn tiếng nạt mọi người liền chột dạ ngoan ngoãn ngồi xuống giọng đầy bùng nổ tiếp tục bức xúc. Chửi mãi hết nửa tiết mới chịu buông tha.

Chuyện ngắn gọn chính là như sau. Sau buổi tối thứ Bảy tai ương đang ngồi bấm điện thoại sung sướng thì bị Phương Anh triệu tập hôm ấy. Trần Thị Uy vô duyên vô cớ vác theo một người con gái lạ vào nhà. Đánh giá nhanh cô gái này rất xinh đẹp, cũng vì thương hoa tiếc ngọc và lời dọa nạt bỏ lại người ta giữa đường xá đêm hôm của Phương Anh mà Trần Thị Uy quyết đinh mang người ta về nhà. Tên không biết, tuổi cũng không, vật vã đem người lạ về hầu hạ cả đêm.

Trần Thị Uy miệng lớn, ăn to nói lớn, bề ngoài đầu gấu bất cần, tiếng nói vượt vóc người nhưng là người rất nhẹ nhàng tinh tế. Đưa người ta về nhà liền đưa vào phòng ngủ đàng hoàng không quăng bừa xuống sàn hay sofa như lời Phương Anh nói. Giúp đối phương tẩy trang, lấy nước cho người kia uống, thấy ngươi kia có vẻ khó chịu còn định giúp thay quần áo. Nhưng vấn đề thay quần áo luôn là vấn đề nan giải nhất quả đất.

Trần Thị Uy luôn khẳng định bản thân là chính nhân quân tử, là người lòng dạ ngay thẳng. Tuyệt đối không vì người ta đang thất thế say xỉn mà giở trò đồi bại, hạ lưu. Nhưng cô không động người ta không đồng nghĩa người ta không động cô. Trần Thị Uy vừa chạm vào Trương Minh Mẫn, cô ta như như có dòng điện xẹt qua người, cả cơ thể nóng ran, uốn éo phán ứng. Trần Thị Uy nhìn thấy sợ chết khiếp, muốn rút tay lại nhưng lại bị người kia cầm chặt lấy tay đặt lên ngực của cô ấy. Trần Thị Uy tay chân mềm nhũn, run bần bật sắp ngất.

Trần Thị Uy là đứa chỉ có cái mồm to, chửi người như hát hay chứ những lúc thế này hoàn toàn nhát cáy.

Trần Thị Uy càng rút tay ra, Trương Minh Mẫn càng nắm chặt tay cô ấn chặt vào ngực hơn. Ngực Trương Minh Mẫn vốn đã lớn, lúc nằm lại càng lộ rõ, mặt Trần Thị Uy đỏ bừng bừng chân tay sắp rụng rời. Tim đập hỗn loạn nghe rõ tiếng.

"Chắc tác dụng của GHB hôm trước cô ta uống đấy. Mà kệ đi, kể tiếp đi, sờ các thứ rồi sao nữa. Có tới bến luôn không?" Phương Anh như đứa trẻ con nghe chuyện cổ tích buổi tối đầy kích động, nắm lấy cổ áo Trần Thị Uy lắc mạnh như để trả thù người bên cạnh. Trần Thị Uy uất hận liếc nhìn cô.

"Cái gì mà bến đò cái đầu lâu xương chéo nhà bà ấy. Để đó một lúc thì bà ấy ngủ. Rồi tui lết cái thân tui qua phòng khách ngủ. Linh ta linh tinh." Trần Thị Uy không phải người thành phố H, vì để theo con đường học hành mà khăn gói từ tỉnh khác, xa bố mẹ đến đây tự sinh hoạt, tự học tập, chăm sóc bản thân. Nếu một bạn trẻ 18 tuổi đi xa học đại học đã khiến bố mẹ lo lắng, đã khó khăn biết bao nhiêu thì với một đứa trẻ năm đó mới 15-16 đến một thành phố hoàn toàn xa lạ, một môi trường hoàn toàn mới thì không biết còn khó khăn đến mức nào đây.

Trần Thị Uy có vẻ ngoài thoạt nhìn rất mạnh mẽ, lúc nào cũng tỏ ra chững chạc hơn bạn đồng trang lứa để bố mẹ bớt lo lắng yên tâm cho cô bé. Trần Thị Uy từng khóc đỏ mắt, dùng đủ mọi cách để bố mẹ đồng ý cho cô nhập học tại trường cấp ba Z. Bố mẹ xót con gái, lo cô bị bắt nạt ở ngôi trường mới vì là dân tỉnh khác tới. Nhưng nào ngờ sự thật lại ngược lại hoàn toàn, con gái hai vị không bắt nạt người ta là may mắn lắm rồi.

Trần Thị Uy thuê nhà ở một căn chung cư cũ cách quán pub hôm trước không xa nhưng cách trường học lại là chặng xe buýt dài, phải đổi hai ba chiếc mới đến được trường cấp ba Z. Nói là nhà chung cư, nhưng người ở đây cứ gọi là nhà tập thể cho dân dã, vì nó cũng quá cũ rồi. Khu nhà này không nguy nga tráng lệ sang trọng như khu chung cư Phương Anh đang ở. Nó được xây dựng từ thời Pháp thuộc, tính đến nay cũng được mấy chục năm, rêu phong, nấm mốc, nắng thì nóng mà mưa thì lụt cũng là điều đã quen. Được cái an ninh khu này khá tốt, Trần Thị Uy vô cùng tâm đắc.

Gia đình Trần Thị Uy không tính là giàu cô, hai bố mẹ chăm chỉ làm lụng vất vả lo cho con gái, vì Trần Thị Uy là con một nên càng được bố mẹ yêu thương cưng chiều lo lắng. Trần Thị Uy là đứa tự lập cũng là đứa con ngoan, chưa bao giờ để bố mẹ phiền lòng. Hổ báo cáo chồn cũng rất biết điểm dừng, mà Trần Thị Uy hổ báo trước hết là để bảo vệ bản thân, không cho người khác nhìn thấy điểm yếu của mình mà bắt nạt tới. Cái này chính là tuyệt chiêu bố Trần Thị Uy dạy cho cô. Còn võ chửi chính mà mẹ Trần Thị Uy truyền cho cô, khi bà ngày ngày chửi nhau với mấy mụ hàng xóm, khi thì bao rác vứt qua nhà nhau, khi thì dậu mùng tơi nghiêng ngả, khi thì buồng chuối, lúc lại con gà.

Quay lại câu chuyện tối hôm thứ Bảy đó, sau một hồi tĩnh tâm, Minh Mẫn cũng bắt đầu ngoan ngoãn chịu nằm yên. Trần Thị Uy cũng quỳ bên giường vì để tay cho đối phương nắm mà sưng cả đầu gối. Thật không biết bao nhiêu lâu mới có thể lò dò đứng dậy. Nhẹ nhàng rút tay khỏi ngực người kia, rồi từ từ nhón chân bước ra khỏi phòng. Người đằng sau lại rên nhẹ một cái. Trời mùa thu tháng Mười mát mẻ, ấy vậy mà Trần Thị Uy sớm đã ướt nhẹp mồ hôi. Trông chẳng khác gì vừa từ phòng xông hơi ra.

Nhưng cũng coi là may mắn, một lúc sau người đằng sau không có phản ứng, Trần Thị Uy đứng như trời trồng mãi mới dám nhúc nhích bước tiếp. Năm lần bảy lượt như vậy mới bước ra được phòng khách. Nhà chỉ có một phòng ngủ, một phòng khách lớn, một nhà vệ sinh, một phòng bếp. Vì phòng khách cũng lớn nên nhiều nhà sẽ kê thêm chiếc giường ở góc nhưng vì Trần Thị Uy sống một mình nên không có. Đêm hôm đó đến sofa cũng không có mà nằm, co ro nằm dưới đất.

Mọi chuyện tưởng thế là xong? Không, câu chuyện nó rẽ sang một hướng còn máu chó hơn.

7 giờ 00 phút, Chủ Nhật, Trà My gõ cửa nhà Trần Thị Uy.

Trần Thị Uy lúc đó còn đang say rất nồng chẳng biết trời cao đất dày ra sao, cục cằn ra mở cửa, bộ dạng ngái ngủ rất khó coi. Mở cửa ra lại thấy tiểu thư sa Trà My ngoài cửa. Vẫn bộ dạng cao cao tại thượng không coi ai ra gì cười nhạo cô. Trần Thị Uy cũng quá quen thuộc với Trà My, không thèm chấp nhặt, tiếp tục ngáp định đóng cửa vào không tiếp khách.

"Này, này, này. Người ta cất công đến đây đường xá xa xôi hẻo lánh, vượt ngàn trùng xa cách mà không mời vào. Đồ mất lịch sự, vô duyên." Trà My thấy cửa sắp đóng sập lại thật liền nhanh chóng giữ lấy vội vàng giải thích, nhưng Trần Thị Uy cũng chẳng có ý nhường đường cho cô bước vào nhà.

"Ủa gì lạ vậy? Đứa nào vừa bảo khu ổ chuột, bẩn thỉu, bẩn váy của ai đó. Giờ vào đây làm gì. Xùy, biến, không tiếp khách." Nói xong lại muốn đóng cửa lại nhưng lần này đóng rất chậm cũng không dùng sức, cố tình để Trà My giữ được cửa phụng phịu khó chịu nói.

"Dám không cho tao vào?"

"Sao bà đây không dám?"

"Thử đóng xem."

"Thừa sức nhá."

Hai người ở cửa, người một câu ta một câu, cãi nhau bất phân thắng bại ồn ào cả một góc. Cho đến khi người từ trong nhà bước ra.

"Có chuyện gì ồn ào vậy?" Giọng ngái ngủ, nũng nịu lại dễ thương từ phòng ngủ bước ra, Trương Minh Mẫn trên người khoác tạm chiếc áo sơ mi của Trần Thị Uy hôm qua mặc xong vứt trên giường. Áo cũng không cài nút đàng hoàng, bên dưới chỉ còn chiếc quần lót đen ren nhỏ xinh quyến rũ bước ra.

Không khí bỗng nhiên có chút ngưng trọng, cực kỳ khó hiểu. Đủ loại ngại ngùng, khó xử, tức giận, ghen tuông được hòa lẫn. Trương Minh Mẫn vẫn không biết mình đang ở đâu, mụ mị đầu óc đứng chôn chân, nhìn một người thì quái gở nhìn mình như nhớ ra gì đó cực kỳ bất đắc dĩ, còn người còn lại ánh mắt sắc bén như bắn ra tia lửa điện 500 Volt, nồng nặc mùi địch ý muốn thiêu chín cô. Trương Minh Mẫn có chút đau đầu.

Cô ta là người khi ngủ sẽ không mặc quần áo, huống hồ lại dưới tác dụng của thứ ma túy hôm trước trộn vào rượu khiến cơ thể nóng bức khó chịu càng khiến bản thân phải cởi đồ cho sạch. Nhưng vì mê man ý thức không rõ nên vẫn còn chiếc quần lót trên thân, áo lót đã cởi ra nhưng vì lạnh nên trước khi ra ngoài liền vôi vàng khoác lấy áo của Trần Thị Uy có sẵn trên giường kia. Vì ồn ào nên Trương Minh Mẫn mới dậy sớm, cô ta thật ra là một con sâu ngủ chính hiệu đến người khác khó tin.

"Rồi sao? Nhìn nhau rồi sao?" Phương Anh hóng chuyện đến mức kích động phát điện, xoắn xuýt lên hỏi dồn dập người bên cạnh càng kể càng khó coi.

"Thì con My nó phát điên nó đẩy tôi suýt ngã sau đó chạy mất hút. Có vẻ khá tức ấy, còn không thèm chửi như mọi lần luôn." Trần Thị Uy càng kể càng lí nhí, tinh thần hùng hổ, hổ báo cáo chồn cũng bay mất từ lâu.

"Chết cha. Rồi sao, không đuổi theo dỗ đi, để người ta giận rồi?" Phương Anh cướp lấy hộp xôi vốn đã nguội lạnh trên tay Trần Thị Uy mà ăn nốt tiếp tục hóng chuyện, nào ngờ câu trả lời của Trần Thị Uy làm cô suýt sặc chết.

"Thì có đuổi theo. Giải thích là không có gì với nhau nhưng nó vẫn nhất quyết không tin. Mà nghĩ đi nghĩ lại sao nó phải tức, mắc mớ gì tôi phải giải thích. Bà nói thử xem đúng không? Con mẹ nó, đã thế nó còn không tin tôi, cho tôi ăn tát. Tức vãi." Trần Thị Uy càng nói càng tức, tay đưa ra sờ má nhớ lại lúc đó.

Trà My chạy quả thật rất nhanh, đi giày cao gót vài phân mà cuốc thang bộ không thua ai, chạy nhanh hơn cả Trần Thị Uy đi chân đất còn không kịp mang dép vào mà đi. Hàng xóm ngó ra còn tưởng biến thái đuổi theo con gái nhà lành, vì cái đầu tổ quạ cùng bộ quần áo xộc xệch của Trần Thị Uy trái ngược hoàn toàn với vẻ xinh đẹp chỉnh chu của Trà My. Có vẻ hôm nay Trà My dạy rất sớm, chuẩn bị cũng rất kỹ, từ bộ váy đến chiếc túi xách cùng phụ kiện dễ thương, lớp trang điểm cũng khiến người khác hâm mộ. 7 giờ sáng đã xuất hiện ở nhà Trần Thị Uy, thật không biết vì con bé này không ngủ hay dậy sớm chuẩn bị nữa. Nhưng lý do Trà My đang yên đang lành xuất hiện ở đây cũng coi như là một ẩn số.

Hai người nổi tiếng như chó với mèo, oan gia ngõ hẹp, mà nay rồng lại đến nhà tôm, người kiêu ngạo khó ở sợ bẩn sợ nghèo như Trà My đáng ghét nay lại xuất hiện ở đây quả thực khiến Trần Thị Uy mở mang tầm mắt.

Lúc bắt kịp Trà My, Trần Thị Uy cũng phải dùng hết sức bình sinh, chạy nước rút, kéo quần 16 lần mới đuổi kịp tới nơi. Kéo người kia lại lắp ba lắp bắp thở không ra hơi mà giải thích.

"Không tin, không tin." Trà My không biết từ bao giờ có sức mạnh vô địch kịch liệt vùng vẫy khỏi Trần Thị Uy, tức giận đánh về phía người đối diện.

"Con điên, tao làm sao thích chị ta được. Ngực chị ta đâu có to bằng ngực mày đâu." Trần Thị Uy hùng hùng hổ hổ gào hét át lấy tiếng Trà My, khiến mọi người qua đường từ trẻ em đến người lớn đều nhìn về phía này xì xào bàn tán.

Phương Anh hoàn toàn có thể hiểu được khung cảnh lúc ấy, đến những bà cô, ông lão bà cụ từ những cửa sổ của các tòa nhà tập thể cũng ngó xuống xem. Giọng của Trần Thị Uy cứ thế vang vọng lập đi lập lại vài lần dội lại, mà chữ "ngực" càng thêm nổi bật lên.

"Chát!"

Trà My thẹn quá hóa giận, cảm xúc trong lòng hỗn độn không biết phải phản ứng ra sao, xấu hổ muốn độn thổ cho xong chuyện. Tức giận tát một cái như trời giáng vào má phải của Trần Thị Uy. Tiếng "Chát" vang vọng to không kém giọng Trần Thị Uy. Bao nhiêu tức giận, bức xúc, thẹn thùng kìm nén vào trong cái tát kia. Nói thế là đang gián tiếp tỏ tình vời mình hay đang trêu đùa mình? Nếu nói vậy không phải đã nhìn ngực cô ta sao? Vậy mà nói không có gì? Cậu ta là đang để ý đến ngực mình? Hay ai cậu ta cũng thế? Trà My với 1000 câu hỏi vì sao hỗn loạn trong đầu cực kỳ bối rối. Nghĩ đến cảnh mình vì kỷ niệm ngày gặp mặt lần đầu của hai đứa mà háo hức cả đêm, buổi sáng tất bật chuẩn bị mà cậu ta ngủ như chết không quan tâm. Vậy cũng thôi đi còn với người phụ nữ khác trong nhà. Trà My chỉ nghĩ đến đây thôi đã đủ tức, dồn nén trong người liền bạo phát.

Trần Thị Uy sững sờ, há hốc miệng, má phải bỏng rát vội vàng lấy tay ôm mặt muốn ăn vạ. Trần Thị Uy chưa bao giờ nghĩ Trà My sẽ đánh mình. Trà My lại càng không ngờ mình sẽ đánh Trần Thị Uy, bàn tay vừa bạt tai Trần Thị Uy ra sức run rẩy.

Trần Thị Uy cũng cảm thấy là mình nói có gì đó sai sai, bỏ qua việc đau đớn trên má muốn tiến lên giải thích với Trà My, nào ngờ Trà My nước mắt đã sớm rơi, quay lưng vội vàng chạy trốn. Lần này chạy là ra đến xe ô tô đang chờ sẵn đi thẳng, mặc kệ Trần Thị Uy ra sức đuổi đằng sau gào hét.

Phương Anh nghe xong câu chuyện hết sức máu chó của Trần Thị Uy cười nắc nẻ lăn lên lộn xuống. Mấy khi được cười trên nỗi đau khổ của người khác lại càng thêm nhiệt tình.

"Gòi xong, lòi...." Phương Anh còn chưa kịp nói hết câu đã bị Trần Thị Uy siết cổ gào hét bức xúc: "Im ngay, tại ai, tại bà chứ ai. Tôi giết bà." Nhưng có làm thế Phương Anh vẫn cứ cười như điên.

"Bị My nó đánh đến mức sưng đỏ mặt thế này cơ à." Phương Anh cố gắng nghiêm túc nhịn cười hỏi han tình hình sức khỏe Trần Thị Uy nhưng nói câu nào lại chạm vào nỗi đau Trần Thị Uy câu ấy.

"Điên, vừa đi học muộn. Bị lão tổng phụ trách bắt chạy mấy vòng nên mới vậy thôi."

"Ố là la. Sao đi học muộn hay vậy? Rồi con bé Trà My nó cũng nghỉ học luôn rồi? Hai đứa bay định tránh mặt nhau hay như nào? Biết lỗi chưa?" Phương Anh tiện tay đáp vỏ hộp xôi vào thùng rác, không chịu tha cho Trần Thị Uy tiếp tục hỏi han dò la tiếp.

Trần Thị Uy gương mặt hiếm khi buồn bã nghiêm trọng, nằm gục trên bàn than vãn.

"Thì tôi biết tôi sai nên sáng nay tôi qua nhà nó rình rập muốn xin lỗi. Đứng chờ từ sớm muốn lú cái đầu như con cú nào ngờ nó quyết không ra. Quản gia nhà nó còn bảo nó đi học rồi nên tôi mới đến trường nè. Không biết nó sao luôn á. Có chuyện bé xíu à." Nói xong còn không quên dùng tay miêu tả cái độ bé xíu của sự việc mà mình muốn nói.

Phương Anh chép miệng lắc đầu khoác vai Trần Thị Uy nhăn nhăn nhở nhở nói: "Thật không? Thật chuyện nhỏ không? Đứa thì giận đứa thì dỗ. Còn đến tận nơi đánh ghen. Ghê nha ghê nha. Hai đứa chúng mày có gian tình đúng không. Há há." Trần Thị Uy nghe xong mặt đỏ bừng gắt gỏng mắng: "Linh tinh, không nói với bà nữa. Bà chị kia lúc tôi về bà ấy cũng chuẩn bị về luôn, còn biết dọn đồ cảm ơn tôi nữa. Mà này, bà ấy còn bảo chúng ta sẽ gặp nhau sớm thôi. Má, chắc chết."

"Thôi biến biến. Nghe chuyện tình cảm hai đứa bay thôi. Đánh trống lảng làm gì? Không muốn nghe cô ta. Không kể nữa biến về chỗ." Phương Anh ra lệnh đuổi khách rồi lấy ba lô ra tạo chỗ nằm ngủ. Trần Thị Uy tức đến phát điên chống nạnh chửi tiếp.

"Đúng cay, làm ơn mắc oán. Giờ bà đem con bỏ chợ vậy đó hả. Lần sau bà có chết tôi cũng không thèm quan tâm. Con mẹ nó chứ, tức vãi."

Phương Anh mạnh kệ Trần Thị Uy đứng càm ràm ở đó. Đôi bạn trẻ hiểu lầm chút nhanh rồi sẽ làm lành thôi. Có khi lại là bước ngoặt tình cảm cũng không chừng, cô đâu rảnh nhảy vào chuyện tình cảm của người khác. Hai người này ai nói họ không có gian tình, có chết cô cũng chẳng tin.

Phương Anh tần suất hoạt động gần đây khá cao, chấn thương vai tính ra cũng chưa hoàn toàn bình phục, vết thương cũ mới cứ thế chồng lên nhau. Mặc dù các vụ đánh đấm cô đều giành phần thắng nhưng cũng không phải thắng tuyệt đồi, ít nhiều vẫn bị thương. Trên mặt cô hiện giờ cũng dính vội chiếc băng cá nhân. Nhìn kỹ một chút phía má trái cũng có chút bị sưng. Phần vai như cũ vẫn còn đau, cả cơ thể đau nhức mệt mỏi. Thế nên bây giờ cô chỉ muốn ngủ mà thôi.

Phương Anh vì cuộc gọi đêm đấy của Thành IT mà mất ngủ mấy đêm. Chống lại tội ác không được phép có phút giây lơ là cảnh giác. Ngôi trường cấp ba tưởng chừng bình thường này không biết rốt cuộc ẩn chứa bao nhiêu bí mật đây?

Phương Anh cứ thế chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay. Ngủ ở trên lớp lúc nào cũng ngon hơn ngủ ở nhà. Nó có lẽ là chân lý muôn thủa của rất nhiều đời học sinh trải qua. Và Phương Anh cũng thế.

Lúc Phương Anh mở mắt ra cô cũng chỉ chợp mắt được 5 phút, chị giáo Phương cũng không biết từ bao giờ đứng trước mặt cô. Phương Anh không đoán được nàng ấy đang nghĩ gì, nhưng có lẽ cũng không đến mức tức giận như Hà Nhất Phương cũng chẳng hề vui.

Nhóc con Phương Anh này nhìn qua thì dễ thương càng nhìn càng đáng ghét. Không hỏi qua nàng một câu vội vàng đi tháo bó bột ở chân, không biết vết thương em ấy ổn chưa mà làm thế? Hay là vì ngại đi chung xe với mình. Mình cũng đâu có ý kiến gì với em ấy? Hay kỹ năng lái xe của mình tệ quá?

Hà Nhất Phương suy nghĩ một hồi liền quy tội lỗi hết cho Phương Anh, nàng cũng tự thấy bản thân đối với Phương Anh cực kỳ nhạy cảm. Tất cả các câu chuyện dù lớn dù nhỏ liên quan đến Phương Anh nàng đều suy nghĩ nhiều hơn một chút, thậm chí có chút thái quá. Mức độ và tần suất ngày càng đáng báo động. Thậm chí lúc làm việc cũng hay bị chuyện của Phương Anh làm phân tâm, quấy rối tâm trí. Hà Nhất Phương cực kỳ ghét bản thân như thế.

Hà Nhất Phương nhìn Phương Anh bộ dạng thiếu ngủ, trên gương mặt vẫn còn lưu lại dấu vết của cuộc ẩu đả bất giác nhíu mày một cái. Lại nhớ tới buổi tối thứ Bảy tuần trước, Phương Anh về nhà rất muộn. Phong cách ăn mặc cực kỳ quái dị không hề giống với kiểu em ấy hay mặc, thậm chí là có chút chật. Đầu tóc bù xù, không chút chỉnh tề. Lúc Phương Anh vừa về nhà mở cửa cũng là lúc Hà Nhất Phương muốn mở cửa ra ngoài vứt rác. Buổi tối muộn đi vứt rác tiện thể đi dạo trong khu chung cư chính là một thói quen của Hà Nhất Phương.

Phương Anh vừa nhìn thấy Hà Nhất Phương vội vàng chào hỏi qua loa, như chạy trốn lập tức đóng cửa lại. Hà Nhất Phương nhìn qua một chút biết em ấy lại vừa đi gây chuyện ở đâu về. Cũng ngửi qua một chút ngay lập tức biết tiểu quỷ này đến quán bar, pub gì đó uống bia rượu. Thậm chí còn tiếp xúc thân mật với cô gái khác. Mùi nước hoa cực kỳ đậm của phụ nữ vẫn còn vương trên người em ấy. Hà Nhất Phương đôi khi vì chiếc mũi quá nhạy cảm của mình làm phiền đến khó chịu. Vì cái mùi nước hoa đó, nguyên buổi tối hôm đó, nàng bị đau đầu mất ngủ cả đêm.

Đúng vậy, chung quy vẫn là Phương Anh gây tội mà thôi.

Vốn muốn kiếm cớ trả thù riêng Phương Anh một chút nhưng mỗi lần thấy gương mặt ngây thơ ngáo ngơ của Phương Anh nàng lại không nỡ, cũng không biết phải làm sao cho đúng. Mà nhất là cái dáng vẻ uể oải thiếu ngủ này của Phương Anh khiến Hà Nhất Phương lại càng quên mất việc tính toán nợ nần với em ấy. Vừa còn quyết tâm lắm nhưng giờ lại bay sạch hết.

Phương Anh nhăn nhó nhìn Hà Nhất Phương chép miệng mấy cái không hiểu dụng ý nàng đến đây có ý gì. Hà Nhất Phương từ trên cao nhìn xuống Phương Anh mơ mơ màng màng cũng không biết nói gì. Cuối cùng một cô một trò cứ thế người nằm người đứng nhìn nhau. Các bạn học trong lớp cũng vô cùng ý tứ, dạt hết về các phía khác góc lớp tiếp tục câu chuyện bà tám dang dở. Thủy Hiền cũng chẳng biết chạy đi đâu từ sớm.

Hà Nhất Phương cuối cùng vẫn phải phá vỡ thế cục khó hiểu này bằng ánh mắt, ra hiệu cho Phương Anh ngồi lên đàng hoàng không được nằm trong lớp. Vì mỗi tuần đổi dãy ngồi một lần, nên Phương Anh sau một tháng nhập học cũng đã phải ngồi ở dãy ngoài cùng lại còn sát cửa sổ. Cô làm cái gì cũng dễ dàng bị các thầy cô đi qua hành lang nhìn thấy. Phương Anh ngay từ thứ Bảy tuần trước sau khi biết tin đã mấy lần muốn đổi chỗ với Thúy Hiền nhưng con bé nhất quyết không chịu, còn dọa sẽ ứng tuyển làm admin fanpage hâm mộ cô để bôi xấu cô. Phương Anh cuối cùng trời không chịu đất thì đất chịu trời, ngoan ngoãn ngồi ở đây.

Mà Phương Anh hoàn toàn không hiểu ý cô giáo Hà Nhất Phương, ngồi dậy nghiêm túc, kéo hai cái ba lô cùng sách vở truyện tranh tạp chí của mình và Thúy Hiền vất linh tinh từ trên bàn đến dưới ghế mời cô giáo Phương ngồi. Hà Nhất Phương nhìn loạt động tác của Phương Anh có chút nói không lên lời, muốn mặc kệ cô quay về bục giảng nhưng Phương Anh còn phản ứng nhanh hơn một bước. Ôm luôn ba lô vào trong lòng, ngồi sát vào phía bên kia ghế cười đon đả mời cô giáo Phương ngồi xuống.

Hà Nhất Phương vì tấm lòng hiếu khách, nhiệt tình của Phương Anh cuối cùng cũng chịu ngồi xuống. Cái này cũng coi như lỗi của nàng đi, khiến em ấy hiểu lầm thành đến mức này đây. Hai người hai đầu ghế tưởng sẽ có gì để nói cho nhau. Cuối cùng cô giáo Phương cùng Phương Anh biến thành cuộc đấu mắt. Cô nhìn tôi, tôi nhìn cô, bốn mắt nhìn nhau.

"Định phần người yêu sao?" Hà Nhất Phương nhìn hạt xôi còn dính trên má phải Phương Anh bắt đầu trêu trọc. Con bé này ăn cũng nhiều lắm. Vừa trong giờ lén lút ăn bánh mì đã không nói. Thấy ăn uống khổ quá lên nàng bỗng nhiên nổi hứng làm người tốt một lần, chạy ra ngoài cho em ấy ăn cho thoải mái. Nào ngờ đi một chút vào đã ăn thêm hộp xôi, còn dính cả xôi lên mặt nữa. Ăn xong lại ngủ, Phương Anh chính là heo con chuyển thế hay sao.

Hà Nhất Phương nghĩ tới lại muốn bật cười, nhìn gương mặt ngơ ngác không hiểu chuyện gì lại muốn trêu trọc thêm một chút.

"Ăn xôi còn nhớ tới người yêu." Hà Nhất Phương đưa tay lấy hạt xôi trên má Phương Anh, làm cô giật mình tưởng Phương Anh muốn cho má mình ăn tát, vội vàng rụt cổ nhắm mắt muốn chạy. Nhưng nào ngờ Hà Nhất Phương chỉ nhặt xôi trên má mình. Phương Anh ngại muốn chết. Muốn đào luôn cái hố chôn mình luôn cho nhanh. Cái này không phải tác dụng phụ cái tội hóng chuyện của Trần Thị Uy và Trà My ám ảnh mà thành hay sao?

Hà Nhất Phương thấy Phương Anh ngại ngùng trên môi sớm đã nở nụ cười xinh đẹp tươi hơn hoa, thật đúng hơn nàng rất muốn cười lớn. Nhưng vì gìn giữ hình tượng cũng không muốn làm khó Phương Anh, giáo dưỡng cũng không cho nàng như vậy nên với cương vị giáo viên Hà Nhất Phương cực kỳ chật vật nín cười.

Nhưng trời sinh Phương Anh không phải là người dễ gì chịu thua, nhìn hạt xôi trên tay Hà Nhất Phương lúc đầu có chút buồn bực. Thế quái nào 25 tuổi rồi ăn xôi còn dính lung tung trên mặt, lại để chị giáo Phương phát hiện ra. Lần nào xấu hổ cũng là trước mặt Hà Nhất Phương mà xấu hổ ngại ngùng. Phương Anh đã sớm thành quen. Lập tức sử dụng chiến thuật mặt dày cười hì hì.

"Là phần cô chứ ai nữa. Em làm gì có ai khác." Giọng nói còn cố tình làm nũng dễ thương của Phương Anh thật sự rất buồn nôn. Phương Anh nói xong còn thấy ghê tởm mình. Nhưng đã mặt dày phải mặt dày cho trót. Không biết liêm sỉ xấu hổ gì cúi xuống trực tiếp dùng miệng ăn hạt hôi Hà Nhất Phương vẫn đang giữ trên đầu ngón tay.

Phương Anh cũng không biết bản thân mình bị làm sao đi làm mấy trò con bò đó. Còn cười toe toét nhìn về phía Hà Nhất Phương chống nhục. Thật sự mỗi khi bên cạnh chị giáo Phương, Phương Anh hoàn toàn không bao giờ có ý định dùng não.

Cô giáo Phương bên kia tâm tình cũng không khá hơn bao nhiêu. Bị Phương Anh rắc thính, đầu ngón tay còn như bị điện giật đến tận lồng ngực. Dạo này mỗi khi bên cạnh Phương Anh trái tim Hà Nhất Phương lại thường xuyên đập nhanh như thế, cái cảm giác tim đập nhanh không phải vì lo lắng sợ hãi mà lại đem lại cảm giác hoàn toàn khác đến chính nàng cũng không biết lý do vì sao. Lúc môi Phương Anh chạm vào tay, Hà Nhất Phương cảm thấy cả người mình như run rẩy, hai tai cũng bắt đầu từ trạng thái bình thường sang đỏ hồng nóng bỏng.

Dưới ánh nắng sáng sớm của buổi sáng mùa thu, những ánh nắng bắt đầu xuyên qua cửa sổ chiếu vào phòng học lớp 11A2. Phương Anh ngồi ở sát cửa sổ, nở nụ cười tươi hơn hoa, khoe má lúm đồng tiền cười duyên. Hà Nhất Phương cảm thấy Phương Anh rất hợp với ánh nắng, em lấy lúc nào cũng tỏa sáng như thế. Những lần Hà Nhất Phương ghi nhớ hình ảnh của Phương Anh nhất đều là những lần em ấy tỏa sáng như thế, từ nụ cười đến gương mặt xinh đẹp, còn rực rỡ hơn cả ánh mặt trời khi ấy.

Hà Nhất Phương cảm thấy mình có chút rung rinh, một chút rung động làm chính nàng có chút bất ngờ. Cảm giác đã từng gặp Phương Anh lại một lần nữa xuất hiện rất rõ ràng. Nhưng Hà Nhất Phương vẫn không thể nhớ ra em ấy.

"Kêu phần tôi rồi ăn mất? Đồ không có lương tâm." Nói xong liền đứng dậy cốc nhẹ vào đầu Phương Anh một cái xoay người tiến về phía bục giảng. Tai của nàng sớm đã đỏ nay còn đỏ hơn, mặt có vẻ bình tĩnh nhưng tâm đã sớm loạn thành sóng lũ. Hà Nhất Phương cũng không biết mình vừa nói gì nữa. Chỉ muốn nhanh chóng rời khỏi tầm mắt của Phương Anh.

Mà Phương Anh bị cốc cũng chẳng giả vờ ôm đầu ăn vạ như mọi lần. Hồn sớm đã bị Hà Nhất Phương mang đi từ lâu.

Vừa rồi sao mà nghe như chị giáo Phương đang làm nũng...

Phương Anh ngay lập tức nghi ngờ bản thân mình suy nghĩ quá lố. Còn tự trách bản thân hành động vô duyên không đâu vào đâu. Bắt đầu ở cuối lớp tiếp tục màn ưỡn ẹo lăn lên lộn xuống vò đầu bứt tai suy nghĩ.

Cứ như thế hai người hai tâm trạng nhưng lại tương tự nhau mấy phần trải qua hết tiết sinh hoạt. Hà Nhất Phương bước ra khỏi lớp về văn phòng của nàng, từ đầu đến cuối không thèm liếc nhìn Phương Anh một cái. Làm Phương Anh tâm trạng càng thảm hơn.

Phương Anh thở dài thườn thượt qua chỗ Đinh Thanh Thanh đưa chìa khóa xe đạp điện trả cho con bé mà mình mượn từ thứ Bảy. Sáng nay chạy xe đạp điện hòa cùng đám học sinh đi vào trường còn bị thầy tổng phụ trách liếc muốn thủng lốp xe. Thầy tổng phụ trách vẫn còn rất ghi hận cô.

"Đây rồi, đây rồi, mày đây rồi. Dám bỏ nhà đi, mày đi đâu? Hả? Tý tuổi ranh đã bắt đầu biết bỏ nhà đi. Mày giỏi thì mày đi luôn đi cho khuất mắt tao. Trời ơi sao số tôi nó khổ thế này. Con với cái." Đinh Thanh Thanh và Phương Anh đang ngồi tám chuyện không biết chuyện gì, quay ra cửa lớp đã thấy Lê Thị Lệ bị một người đàn ông và một người phụ nữ vây quanh mắng mỏ. Bạn học xung quanh vì sợ hãi, có hóng hớt cũng chỉ đứng xa mà nhìn không dám lại gần.

Đinh Thanh Thanh lay tay của Phương Anh bắt đầu thì thầm to nhỏ: "Toang rồi. Bố mẹ con Lệ đó đại tỷ. Mấy hôm nay nó ở bệnh viện suốt không về nhà. Tối qua thì ở nhà em. Bố mẹ nó chẳng thèm gọi quan tâm mà giờ lên tận đây chửi nó kinh thế không biết." Lê Thị Lệ phía bên kia vẫn im lặng cúi gằm mặt không nói, bố mẹ Lê Thị Lệ không để ý đến cảm xúc của con cái trước mặt các bạn tiếp tục to tiếng quát mắng.

Ai nghe cũng nghĩ Lê Thị Lệ là đứa con gái hư hỏng chẳng ra gì, ngoài ăn cũng chỉ biết ăn. Còn hư hỏng bỏ nhà ra đi.

Phương Anh vẫn thật sự không hiểu, bố mẹ Lê Thị Lệ không nghĩ đến mặt mũi Lệ cớ sao cũng chẳng quan tâm đến bản thân. Hay chỉ là đang cố gắng chứng minh cho mọi người thấy bản thân hai người đã vất vả như thế nào với con gái. Trong khi Lê Thị Lệ ở bệnh viện cả tuần trời chẳng ai quan tâm, ở nhà Thanh Thanh cũng chẳng đến tìm, hay gọi điện hỏi thăm con cái. Kiểm tra camera thấy con gái vắng nhà khi đi du lịch cũng không thèm quan tâm, đáp máy bay xuống từ tối qua mà đến sang nay mới đến trường tìm con gái.

Thay vì hỏi han con gái đi đâu, làm gì có khỏe không lại là những câu chửi thậm tế xót xa đến tận tâm can.

"Tao cho mày ăn cho mày học hành đàng hoàng giờ mày định bôi tro chát trấu vào mặt tao hả Lệ. Mày xem lại bản thân có xinh đẹp như người ta hay không mà cũng bắt trước người khác bỏ nhà đi. Tốt nhất từ nay về sau mày đừng về nữa cho tao. Đừng để tao nhìn thấy bản mặt của mày. Cái mặt không đẹp cái nết cũng chẳng ra sao. Sao mày không giống bố mẹ mày được tý gì hả Lệ. Tôi đã bảo đừng đẻ nó ra làm gì cơ mà, ông xem, ông xem đi." Mẹ Lê Thị Lệ nói tràng giang đại hải những câu chửi thậm tệ kinh khủng phía sau. Nói một câu lại đánh con gái một cái. Lê Thị Lệ từ đầu đến cuối không dám cãi lại một câu, cũng không hề khóc. Giống như kiểu con bé đã nghe quan, đã ăn đòn quen chứ chẳng phải lạ lẫm mà tủi thân khóc lóc.

Những cái tát vào người, vào đầu, vào vai đầy sự phẫn nộ về phía Lê Thị Lệ. Phương Anh chắc chắn rằng nó đau, rất đau. Bố Lê Thị Lệ ở bên cạnh thay vì giảng hòa hai mẹ con mà lại đổ dầu thêm vào lửa như sợ nhà chưa đủ cháy.

"Học hành gì nữa. Về, từ nay tao không có đứa con như mày. Mày được thì mày đi chết đi." Nói xong còn vung tay tát về phía Lê Thị Lệ không thương tiếc. Lê Thị Lệ vừa bình phục, vốn đã yếu ngã nhoài ra đất, đau đớn chẳng dám đứng lên.

Đây là bạo lực gia đình, bạo hành trẻ vị thành niên, trên cả phương diện tinh thần và thể xác. Nó sớm đã vượt qua khỏi phạm vi của sự dạy dỗ giáo dục trong gia đình. Phương Anh tức giận muốn đứng lên lao về phía đó lại nghe tiếng khóc nức nở của Lê Thị Lệ đang chật vật dưới đất.

"Hai người giết con đi, giết con đi." Nước mắt nước mũi sớm giàn giụa, đầu tóc quần áo cũng bù xù rối tung, Lê Thị Lệ không giải thích, cũng chẳng rên la. Con bé có lẽ đã hoàn toàn tuyệt vọng rồi. Cảm giác kìm nén thật lâu mới rơi những giọt nước mắt đó. Cố tỏ ra là mình ổn, cố tỏ ra là mạnh mẽ, cố tỏ ra là chuyện nhỏ nhưng mọi thứ lại vượt quá giới hạn từ lâu. Chẳng qua Lê Thị Lệ chịu đựng thật sự quá tốt. Đã lâu thật lâu sớm biến thành vật trút giận cho bố mẹ mình mà thôi.

Trong mắt họ sớm đã không muốn nhìn nhận Lê Thị Lệ, còn Lê Thị Lệ cũng sớm nguội lạnh hy vọng về tình cảm bố mẹ giành cho bản thân. Vì ngoại hình không xinh đẹp như bố mẹ, như anh chị em mình, Lê Thị Lệ biến thành đồ thừa trong gia đình.

Phương Anh cứ ngỡ Lê Thị Lệ sẽ nói hết những điều trong lòng hay giải thích nhưng cuối cùng con bé lại chẳng nói được câu gì. Dù vậy, cái ánh mắt đó, ánh mắt tràn đầy đau thương và thất vọng dám trực diện nhìn vào mắt bố mẹ Lê Thị Lệ có lẽ cũng là lần đầu trong suốt nhiều năm.

Nhưng ánh mắt ấy cũng khiến cho bố Lê Thị Lệ tức điên, ông ta vung tay lại muốn cho Lệ thêm cái tát nữa. Ông ta gầm lên muốn lao vào đánh con bé, nhưng tay chẳng kịp hạ xuống đã phải dừng lại trên không. Đám đông đằng sau bắt đầu xì xào bàn tán, bàn tay người đàn ông kia run rẩy cố thoát khỏi người đang nắm giữ đôi tay mình phía sau nhưng bất lực.

Cánh tay dần dần bị người đằng sau kéo xuống. Mà người ấy không ai khác là cô giáo Hà Nhất Phương. Cái khí chất lạnh lùng quyết đoán ấy, cái biểu cảm tức giận khiến người khác lạnh run ấy giống như hôm đó ở sân bay. Phương Anh vẫn còn nhớ rất rõ. Người bên ngoài có thể không phát hiện ra nhưng Phương Anh có thể cảm nhận được sự ngầu bá cháy đó của Hà Nhất Phương, cũng hiểu được sự bất lực cay cú của người đàn ông kia.

Lê Thị Lệ mắt nhắm tịt chờ ăn đòn mãi mới dám mở ra. Nức nở khóc. Vì cái ánh mắt như quân thù của người bố khi đó, cùng những đường gân đáng sợ trên cánh tay người đàn ông khỏe mạnh đó có lẽ sẽ dùng hết sức bình sinh mà đánh cô.

Phương Anh cùng Đinh Thanh Thanh và Tuyết cao kều rất nhanh chạy đến chỗ Lê Thị Lệ đỡ cô bé lên. Bố mẹ Lê Thị Lệ tràn đầy phẫn nộ nhìn về phía Hà Nhất Phương, muốn chất vất nàng là ai nhưng Hà Nhất Phương đã sớm nhanh hơn một bước. Dùng ánh mắt giải tán đám đông, lạnh nhạt nói trước.

"Hai vị tất nhiên là không thể nhận ra tôi. Con gái lên lớp 11 mà còn chưa đi họp phụ huynh lần nào thì sao có thể biết." Mà đám đông gồm cả học sinh cùng các thầy cô giáo khác vì ánh mắt của Hà Nhất Phương rất nhanh chóng dần dần giải tán hết hoặc đứng rất xa mà tiếp tục hóng hớt. Hà Nhất Phương vẫn luôn đem lại cho người ta cảm giác nghe lời một cách vô thức.

Đến bố mẹ Lê Thị Lệ cũng có chút thất thế khi gặp nàng, nhưng vẫn vô cùng sĩ diện, mình không sai chẳng việc gì phải sợ, cũng chẳng coi vị giáo viên trước mặt này vào mắt.

"Cô là giáo viên chủ nhiệm của con tôi từ năm lớp 10 sao tôi không nhớ? Cô nghĩ tôi bị ngu sao? Muốn hạ nhục chúng tôi?" Mẹ Lê Thị Lệ dùng tuyệt chiêu ăn không nói có, cố tình hét lớn để mọi người lại vây lại đây xem làm chứng muốn gây bất lợi cho Hà Nhất Phương. Nhưng Hà Nhất Phương vốn đã giăng bấy, chỉ chờ cá lớn mắc lưới.

"Rất xin lỗi chị, năm nay mới là năm chủ nhiệm đầu tiên của tôi." Giọng nói lạnh lùng kèm theo nụ cười khó hiểu quen thuộc, mẹ Lê Thị Lệ không khác gì bị tạt cho xô nước lạnh bắt đầu giận nhưng không thể nói thành lời. Muốn tỏ ra là người mẹ hết lòng vì con cái nhưng thực ra một chút cũng chẳng thèm quan tâm. Rất nhanh chóng chỉ một chiêu đơn giản mà lộ đuôi. Cả đám đông lại bắt đầu xôn xao bàn tán. Bố Lê Thị Lệ thấy vợ mình mất mặt cậy thế giọng đàn ông lớn giọng quát mắng.

"Tốt lắm. Cô ở đây, cô xem cô dạy con gái thế nào để nó bỏ nhà ra đi cả tuần. Liên lạc cũng không được. Đó, cô xem đi, cô xem cô có xứng đáng làm giáo viên không?" Bố Lê Thị Lệ mặt hằm hằm như muốn ăn tươi nuốt sống người khác, nhưng Hà Nhất Phương cũng chẳng thèm bận tâm nhìn trực tiếp vào mắt người đàn ông kia từ tốn nói.

"Dạy thế nào? Tôi là giáo viên có trách nhiệm bảo ban dạy dỗ em ấy trên trường. Em ấy vẫn đi học, thành tích cũng rất tốt, môn của tôi cũng không tệ, cũng không vi phạm nội quy trường lớp. Anh bảo tôi không dạy tốt là không tốt ở điểm nào? Em ấy đi đâu làm gì khi ở nhà anh chị không quan tâm hỏi han mà lại đến tìm tôi? Anh chị đang giả vờ quan tâm con cái để công kích tôi?" Hà Nhất Phương nói nhẹ nhàng như không phải chuyện của mình làm bố mẹ Lê Thị Lệ có chút chột dạ mắt bắt đầu lao liêng tìm kiếm. Hà Nhất Phương giống như sớm biết hai người họ tìm kiếm ai, cũng chẳng thèm quay đầu kiểm tra.

Phương Anh lúc này đã lập tức hiểu ra. Bảo sao bố mẹ Lê Thị Lệ lại đến tận trường tìm con, vốn họ đâu có quan tâm gì con cái mình đâu. Hóa ra mục đích chính là mượn cớ để hạ thấp danh dự nhà giáo của Hà Nhất Phương. Làm lớn chuyện khiến ban giám hiệu chú ý, học sinh cũng như phụ huynh mất lòng tin với nàng mà thôi. Đem mọi chuyện đổ cho Hà Nhất Phương? Quy chụp trách nhiệm cho nàng. Nghe có vẻ cao tay nhưng thật sự ấu trĩ cũng quá cũ rích. Vì Hà Nhất Phương rất thông minh, nàng cũng biết chuyện của Lê Thị Lệ lại càng có thể phán đoán ra ngày này sẽ tới. Muốn hãm hại Hà Nhất Phương không phải chuyện dễ dàng như thế.

Mà người đứng sau có lẽ là một nhân vật quen thuộc ai cũng biết, Phương Anh lập tức đảo mắt tìm người đó. Nhưng cũng vì lời của Hà Nhất Phương khéo léo xử lý tình huống còn vạch trần ầm mưu, người kia chột dạ nhanh chóng vượt qua đám đông đi mất. Nhưng chừng đó cũng đủ thời gian để Phương Anh nhận ra cô ta. Người kia không phải là giáo viên chủ nhiệm lớp 11A1 sao? Hoàng Mỹ Phương?

Hoàng Mỹ Phương vốn ghi hận với Hà Nhất Phương từ lâu, vụ hai lớp A1 và A2 gây chiến khiến cô ta bị mất uy tín và danh tiếng càng khiên cô ta thêm tức tối. Hoàng Mỹ Phương đương nhiên không thể dễ dàng bỏ qua như thế, không hạ gục được Hà Nhất Phương cô ta quyết không bỏ qua. Dù bất kỳ phương diện nào cũng phải thắng. Tôi mất danh dự uy tín cô cũng phải vậy. Điều căm tức hơn đối với Hoàng Mỹ Phương mà nói đó chính là việc hai lớp A1 và A2 lại trở nên thân thiết, còn tập chung văn nghệ, còn được biểu diễn trước toàn trường cùng các vị ban lãnh đạo không chỉ trong trường mà của cả Sở giáo dục thành phố H tới dự. Mỹ Phương không muốn chia sẻ hào quang ấy với Hà Nhất Phương. Tuyệt đối không, những thứ đó phải thuộc về cô ta, chỉ mình cô ta mà thôi.

Bố mẹ Mỹ Phương và bố mẹ Lê Thị Lệ vốn có quan hệ làm ăn, hai nhà tính ra cũng có chút quan hệ họ hàng thân thiết. Nhưng Lê Thị Lệ vốn không biết Hoàng Mỹ Phương vì cô cũng không mấy khi được gặp họ hàng hai bên mà biết. Vô tình thời gian gần đây, trời run rủi thế nào Hoàng Mỹ Phương lại biết Lê Thị Lệ học lớp Hà Nhất Phương, tối hôm qua lại vô tình thêm lần nữa gặp bố mẹ Lê Thị Lệ nên biết chuyện Lê Thị Lệ mấy nay không về nhà. Lập tức dùng chuyên môn thuyết phục cùng kích đểu của mình tấn công bố mẹ Lê Thị Lệ, đổ hết mọi chuyện lên đầu Hà Nhất Phương, nói nàng dạy dỗ không tốt, xúi giục học sinh. Bố mẹ Lê Thị Lệ cũng vì lấy lòng Hoàng Mỹ Phương, coi con gái như công cụ trao đổi lợi ích, sáng thứ Hai đến trường gây chuyện.

"Tôi tin tưởng giao con cho cô. Giờ cô đổ cho chúng tôi. Cô vô lý nó vừa vừa thôi nhé. Đừng tưởng làm giáo viên thì thích làm gì thì làm. Chúng tôi sẽ kiện cô đến cùng. Cô dụ dỗ con gái tôi." Mẹ Lê Thị Lệ càng nói càng sai, thậm chí có xu hướng nói nhưng không hiểu bản thân đang nói gì. Nếu Hà Nhất Phương là giáo viên nam thì câu nói cuối cùng của mẹ Lê Thị Lệ thật sự có sát thương rất lớn.

Phương Anh đứng ở bên bức xúc cũng phải lên tiếng: "Cô gì ơi, cháu thấy cô mới là vô lý đó. Bạo hành trẻ vị thành niên, giờ con vu không? Cô giáo cháu hết lòng vì học sinh, giờ cô không những cảm ơn còn nghe người ta xúi giục đến đây phát điên nữa. Cô đầu hai thứ tóc rồi cũng phải để cháu tôn trọng chút xíu đi chứ."

Cả đám trong lớp bắt đầu từ Trần Thị Uy lớn tiếng xì xào bàn tán, mỗi đứa một câu gây áp lực về phía mẹ Lê Thị Lệ. Bố Lê Thị Lệ đổi hướng sang Phương Anh, lại nhìn thấy tên cô, nhớ Hoàng Mỹ Phương nhắc mình cẩn thận với học sinh tên Phương Anh này liền trừng mắt nhìn cô, quát lớn.

"Ranh con, láo toét. Cô dạy thế nào để học sinh cô giờ nó láo toét cả với người lớn. Hay lắm, để mày đến trường học điều hay lẽ phải ai ngờ mày học thói hư tật xấu của lũ bạn không ra gì này, cô giáo thì không ra sao. Khỏi học, nghỉ học đi về." Bố Lê Thị Lệ nói xong ra sức kéo tay Lê Thị Lệ về phía cửa nhưng con bé một chút cũng không di chuyển. Cân nặng nhiều khi cũng có tác dụng của nó, bố Lê Thị Lệ bất lực trợn mắt nhìn con gái mình lần đầu trái ý.

"Con ranh này, mày..."

"Đủ rồi." Lê Thị Lệ khó khăn lắm mới nói ra được hai từ này, cả người sớm đã không giữ được bình tĩnh.

Mẹ Lê Thị Lệ tưởng mình nghe nhầm, còn cố gắng gằn giọng hỏi lại. Lê Thị Lệ vốn không phải đứa trẻ hay cãi lời bố mẹ. Ở nhà Lê Thị Lệ luôn luôn cố gắng thể hiện là đứa ngoan hiền nhất để bố mẹ hài lòng nhưng không, kết quả thế nào ai cũng thấy. Lê Thị Lệ với bố mẹ chỉ là nỗi nhục nhã của gia đình mà thôi.

"Con nói là đủ rồi." Lê Thị Lệ bỗng nhiên lớn tiếng, hoàn toàn khác với dự tính ban đầu của bố mẹ cô. Cô cũng không hề khóc, nước mắt muốn chảy ra nhưng cố gắng nằm trong hốc mắt. Giọng nói nghẹn ngào kèm theo sự tức giận và phản kháng tích tụ nhiều năm qua, cũng là lần đầu bố mẹ Lê Thị Lệ thấy.

"Chị ấy là bạn học tốt nhất con biết, cô ấy là giáo viên có tâm nhất con từng học, các bạn ấy là những người bạn quan tâm nhất, không ghét bỏ con nhất từ trước đến nay con đi học. Họ tốt hơn gấp trăm gấp ngàn lần hai người con gọi là bố mẹ lắm. Hai người có bao giờ yêu thương con chưa? Đã bao giờ coi con là con chưa hay chỉ là đứa béo ục ịch xấu xí ngu dốt không khác gì con sen người ở trong cái nhà ấy. Bố mẹ nuôi con có khác gì nuôi con vật không? Cho ăn rồi chửi mắng, đánh đập cho đã tay. Con dù cố gắng thế nào cũng chỉ là nỗi nhục gia đình thôi phải không? Bố muốn con chết à? Đúng rồi, suýt nữa thì con đã chết để bố mẹ đỡ thấy phiền vì con rồi. Con xin lỗi, là vì con hết. Không liên quan gì đến bạn học và cô giáo con. Cũng chẳng ai dụ dỗ con, là con muốn đến trường, muốn như người bình thường. Là cái ngày bố mẹ bảo con đi chơi bời ấy con chiến đấu giành lấy sự sống. Không có họ thì con chết từ lâu rồi. Mà lẽ ra con nên chết đi. Con nên chết đi." Lê Thị Lệ nói hết những điều chất chứa nhiều năm qua, nước mắt từng giọt, từng giọt lăn dài trên má. Bao nhiêu uất ức, phẫn nộ đều một lần nói ra hết.

Không gian vốn ồn ào vì lời nói của Lê Thị Lệ mà chìm vào yên lặng, gió từ cửa sổ thổi vào làm bay những trang sách, tiếng loạt xoạt cùng tiếng khóc nức nở của Lệ như cứa thêm vào tim gan người lớn, những đứa trẻ cũng biết bắt bắt đầu cảm thông.

Sau mỗi người đều có một câu chuyện riêng. Chỉ là cách họ che giấu và đối mặt với nó thế nào mà thôi. Lê Thị Lệ có lẽ như bao người, cô bé chọn cách im lặng và cam chịu. Liệu rằng nó đúng hay là sai?

"Mày không biết ơn, còn ở đây khóc lóc? Ai cho mày cái gan đấy?" Mẹ Lê Thị Lệ có lẽ cũng vì những lời cô nói mà mềm lòng một chút, chỉ còn người bố vẫn luôn giữ quan điểm cũ đay nghiến cô.

Hà Nhất Phương cuối cùng cũng mệt mỏi với cảnh này, đứng về phía Lê Thị Lê, nhìn hai vị phụ huynh kia chậm rãi nói: "Nếu em ấy là con của hai vị, hãy thử đặt mình vào em ấy một lần. Chị có thể đang nghĩ tôi làm gì đã có con để hiểu tấm lòng cha mẹ. Nhưng tôi cũng là con, và là một giáo viên dạy rất nhiều em học sinh. Chị có thể có năm, bảy người còn còn tôi thì có cả trăm học sinh. Nếu chị ghét em ấy vì ngoại hình này thì đáng thương thay, người đem lại hình hài này không phải là anh chị hay sao? Con bé không có sự lựa chọn được sinh ra, nhưng con bé với cương vị một người con đang nỗ lực như thế nào chắc chính anh chị mới là người hiểu rõ."

Bố mẹ Lê Thị Lệ như lại muốn nói gì nữa, Hà Nhất Phương cũng chẳng quan tâm, nàng đạp trên giày cao gót hai bước hướng về phía cửa chân tình nói: "Tôi không dạy đời ai. Nhưng hy vọng chị có thể lý trí. Thay vì nghe lời xúi giục hay lấy lòng người khác chị hãy lắng nghe con mình thì hơn. Còn nếu anh chị muốn biết con mình suýt nữa phải gặp thần chết như thế nào thay vì đứng đây chỉ trích tôi thì xin mời đến văn phòng tôi. Đây là lớp học, các học sinh của tôi cần phải học tập. Nếu hai người có dù một chút quan tâm con mình thì hãy đi cùng tôi. Nếu không hai người có thể rời khỏi đây. Em ấy là học sinh của tôi." Hà Nhất Phương nói thấu tình đạt lý khiến người khác không thể chối cãi. Câu cuối chốt lại ngắn gọn mà đầy đủ ý nghĩa. Đây là lớp học, em ấy là học sinh của tôi, xin đừng làm phiền.

Bố mẹ Lê Thị Lệ dù muốn hay không cũng phải rời đi. Trước khi đi không quên nhìn con gái. Ánh mắt mẹ Lê Thị Lệ dịu đi vài phần, bố Lê Thị Lệ lại hiện lên chút áy náy. Vừa rồi hai người mới nhận ra, con mình vừa phải trải qua một trận thập tử nhất sinh đến thế nào. Ai cũng biết chỉ mình không biết, cảm thấy đám trẻ còn hiểu chuyện hơn mình. Không đâu người ta đối tốt với con mình, còn mình đến đây gây rối. Bố mẹ Lê Thị Lệ đem theo xấu hổ bước theo cô giáo Hà Nhất Phương.

Hà Nhất Phương bước ra ngoài đầy khí thế, cũng không có ý đợi bố mẹ Lê Thị Lệ, lúc ra ngoài không quên liếc mắt nhìn về phía cửa lớp 11A1. Hoàng Mỹ Phương vừa xinh đang đứng đó hóng hớt, thấy nàng nhìn về phía này vội vàng đuổi học sinh của mình về lớp.

Sau tất cả, người chiếm mọi spotlight, hào quang tỏa sáng vẫn là Hà Nhất Phương. Nàng xử lý nhanh gọn lại chẳng ảnh hưởng đến ai, mọi chuyện cứ thế bất ngờ diễn ra êm đẹp. Hoàn toàn chiếm trọn tình cảm từ học sinh đến các giáo viên khác, đến phụ huynh cũng vài phần bị nàng cảm hóa. Không lời hoa mỹ, cũng chẳng nhẹ nhàng hay cầu xin, chẳng nhờ người khác giúp đỡ, Hà Nhất Phương vẫn thuyết phục người khác theo cách riêng của nàng. Hà Nhất Phương, nàng thật sự muốn giúp Lê Thị Lệ, nàng chẳng cần ai khen tặng, cũng chẳng cần ai để ý.

Hoàng Mỹ Phương nắm chặt tay thành nắm đấm, gương mặt sớm đã không giữ được bình tĩnh, lại một lần nữa thất bại. Cô ta không hiểu Hà Nhất Phương có cái gì, có bản lĩnh gì mà chuyện gì cô ta cũng dễ dàng vượt qua như thế. Trong khi bản thân Hoàng Mỹ Phương nhẹ nhàng mềm mỏng nịnh nọt đến đau cả miệng vẫn không được lòng phụ huynh. Thật vô lý. Quá vô lý.

Có lẽ bởi vì Hà Nhất Phương không có gì hết, nàng vẫn là nàng, vẫn là cá tính ấy, đơn giản có thể cảm hóa, chạm vào trái tim người khác.

Lê Thị Lệ ôm Đinh Thanh Thanh khóc nức nở, cả lớp cũng theo vào động viên an ủi, mỗi người một câu quan tâm. Khóc đi Lê Thị Lệ, em làm tốt lắm, ngày hôm nay em đã chính là em. Dù ngày mai có như thế nào đi chăng nữa, sống với bản thân mình, nếu ai đó bỏ lỡ việc yêu thương em thì vẫn còn có rất nhiều người khác yêu thương em.

Phương Anh vừa thoát ra khỏi đám đông ngó ra ngoài lại bị Thúy Hiền từ sớm đã đi họp câu lạc bộ giờ mới về kéo tay ra ngoài lớp sốt sắng hỏi chuyện. Con bé này là trùm bà tám vì vậy việc bỏ lỡ những chuyện như thế với Thúy Hiền là một thứ gì đó vô cùng đả kích.

"Hừm, đúng thật là. À, em có tin này hay lắm. Phòng y tế mới có một chị xinh gái lắm. Nghe nói là thực tập sinh về trường mình thực tập. Trời ơi, con Uy đứng đó lườm cái gì tao?" Thúy Hiền đang nói liền quay ra cà khịa Trần Thị Uy đang đứng một góc lườm Phương Anh. Trần Thị Uy bây giờ chính là nhìn thấy Phương Anh ở đâu thì sẽ lườm ở đấy.

"Ai lườm mày. Vô duyên." Trần Thị Uy cũng bốp chát lại khống kém, tiến lại gần hai người đang đứng, khoanh tay. Vẻ mặt có vẻ gợi đòn nhưng ánh mắt lại buồn thiu.

"Mé, con điên. Mày tìm cách nào mai nó đi lên trường biểu diễn văn nghệ đi nhé. Vai nó cũng quan trọng lắm đấy. Ở đấy mà lườm." Phương Anh kẹp đầu Trần Thị Uy vào nách mình xoa loạn đầu đối phương rồi quăng người ta ra xa vài mét. Trần Thị Uy cũng không chịu thua lao vào ăn thua đủ thì thôi. Hai người như những đứa trẻ con to xác làm loạn cả hành lang.

"Ê, ê, ê. Mọi người ơi, nhìn kìa, chị bác sĩ thực tập ở phòng y tế kìa. Như này tụi con trai suốt ngày giả ốm xuống đấy chắc luôn. Ây, hình như chị ấy đang đi theo sau cô Hạnh kìa. Hai người này thân nhanh thế. Phương Anh, quả này chị có tình địch rồi nè. Uy mày ra đây xem gái xinh nè." Thúy Hiền vừa nói lảm nhảm một mình vừa chỉ tay xuống dưới sân.

Hai người con gái một trước một sau đang thả bước ở dưới. Người đằng trước như đang muốn trốn tránh kẻ đang lải nhải phấn khích phía sau chính là đại tiểu thư Trúc Hạnh trong truyền thuyết. Mà cô gái xinh đẹp là thực tập sinh dưới phòng y tế lại là người chẳng hệ lạ mắt với cả Phương Anh và Trần Thị Uy.

Cô ái kia không phải Trương Minh Mẫn hay sao?

Trần Thị Uy nhìn thấy Trương Minh Mẫn không khác gì vận xui đeo bám. Lại nghĩ đến Trà My mà tâm phiền loạn ý trong lòng khóc lóc không thôi.

Phương Anh nhìn thấy Trương Minh Mẫn không khác gì thấy ôn thần, yêu ma quỷ quái, chỉ muốn xách dép cách càng xa càng tốt.

Hai người ở một bên nhìn xuống dưới lắc đầu ngao ngán, mặt mũi nhăn nhó nhìn nhau đầy ẩn ý. Nỗi đau này chính là Phương Anh ban cho Trần Thị Uy, Trần Thị Uy lại tiếp tục bóp cổ cô cho bõ tức.

Cuối cùng đi một vòng lại gặp người quen cũ.

Mà phải nói thế nào nhỉ, nếu gọi Trương Minh Mẫn là kẻ thù không đội trời chung cho đúng nghĩa. Thì với Phương Anh cùng ba người bạn thân khác của cô, Trương Minh Mẫn thì chính là đại kình địch của cả nhóm. Mà riêng với Trúc Hạnh, cô ta chẳng khác nào một kẻ biến thái quái gở bám đuôi dai dẳng từ ngày này qua tháng khác. Trúc Hạnh đã phải dùng ba năm cấp ba thanh xuân quý giá của bản thân để chạy trốn sự đeo bám của cô ta. Nên người gặp lại cô ta phải chịu khổ nhiều nhất lại chính là tiểu thư Trúc Hạnh của chúng ta. Ngày tháng tự do tự tại của Trúc Hạnh dường như đã chấm dứt. Nếu Thúy Hiền biết những chuyện Minh Mẫn đã làm với Trúc Hạnh năm ấy, thật không hiểu Hiền có thể gán ghép họ thành đôi như đang làm nữa được hay không.

Cô ta thật sự quay trở lại rồi. Quả nhiên như lời cô ta nói, họ sẽ sớm gặp lại nhau. Từ đầu cho đến cuối, cô ta vẫn biết Phương Anh thế nào, chỉ có cô lại chẳng biết gì về cô ta.

Và Phương Anh cũng có thể đoán ra rằng, lý do thực sự khiến cô ta xuất hiện ở đây.

Trương Minh Mẫn, dù có cô ở đây đi chăng nữa, tôi vẫn sẽ bảo vệ công lý, bảo vệ các em ấy theo cách của tôi.

Trương Minh Mẫn nở nụ cười bí ẩn từ dưới sân trường nhìn lên phía Phương Anh, vẫy tay chào về phía các bạn học sinh đang nhìn mình từ hành lang dãy nhà A. Thông tin sớm đã lan truyền khắp nơi, năm nay cuộc bầu chọn nữ thần thật khó quá.

Nhưng đằng sau vẻ mặt ấy vẫn là ánh mắt kiêu ngạo tràn đầy thách thức năm xưa.

Phạm Phương Anh, chúng ta cùng chơi một hiệp nữa nhé.
Chương trước Chương tiếp
Loading...