Câu Lạc Bộ Dumas
Chương 09 - Phần 2
Replinger nhún đôi vai lực lưỡng, do dự. “Cũng chẳng bao nhiêu,” Lại một lần nữa hắn có vẻ lảng tránh. “Kém Dumas mười tuổi. Một người bạn chung, Gérard de Nerval, đã giới thiệu ông ta. Maquet viết vài tiểu thuyết lịch sử không thành công. Ông ta cho Dumas xem bản gốc một cuốn như thế, Buvat người tốt bụng, hay Mưu đồ của Cellamare. Dumas biến câu chuyện này thành Kỵ sĩ d’Harmental rồi cho xuất bản dưới tên mình. Đổi lại Maquet được trả một ngàn hai trăm quan.” “Ông có thể nói về chữ viết và văn phong trong Rượu vang Anjou không?” “Đương nhiên là có thể. Nó tương tự như các văn bản khác năm 1844, năm của Ba người lính ngự lâm... Những tờ màu trắng và xanh này đúng là kiểu của ông. Dumas và người cộng tác cùng nhau sắp đặt câu chuyện. Từ d’Artagnan của Courtilz họ rút ra tên tuổi cho các người hùng, hành trình tới Paris, vụ tằng tịu với Milady, tính cách của bà vợ tay chủ quán - Dumas gán cho bà Bonacieux những nét cá tính của người tình Belle Krebsamer của ông. Vụ bắt cóc Constance là từ Hồi ký của De la Porte, một sủng thần của Nữ hoàng Anna nước Áo. Và họ có được câu chuyện nổi tiếng về vụ mấy viên kim cương là từ La Rochefoucauld và cuốn sách Những âm mưu chính trị và những cuộc tình lãng mạn trong triều đình nước Pháp của Roederer. Hồi đó, bên cạnh Ba người lính ngự lâm, đồng thời họ cũng viết Hoàng hậu Margot và Hồng lâu kỵ sĩ.” Replinger lại ngừng lại lấy hơi. Mỗi lúc hắn một xúc động và phấn khích hơn. Hắn vội vàng nhắc tới mấy tên sách, hơi lắp bắp khi gặp mấy từ. Hắn sợ làm cho Corso chán, đồng thời cũng muốn truyền đạt toàn bộ những thông tin hắn có cho gã. “Có một câu chuyện thú vị về Hồng lầu kỵ sĩ,” Replinger tiếp tục sau khi đã hít lấy hơi. “Khi công bố bộ truyện nhiều kỳ với cái tên ban đầu Hiệp sĩ Rougeville, Dumas nhận được thư phàn nàn của một vị hầu tước trùng tên. Chuyện này khiến ông thay đổi nhan đề, nhưng ngay sau đó lại nhận được một bức thư nữa. ‘Quý ông thân mến,’ Hầu tước viết. ‘Hãy đặt bất cứ cái tên gì ông muốn cho cuốn tiểu thuyết. Tôi là người cuối cùng của gia tộc và một giờ nữa sẽ bắn vỡ tung óc mình đây.’ Và ngài hầu tước Rougeville quả thực đã tự sát, vì chuyện liên quan đến mấy người đàn bà.” Hắn há miệng lấy hơi: Gò má cao hồng hào, hắn cười vẻ biết lỗi và chống một bàn tay to khỏe lên bàn bên cạnh xấp giấy màu xanh. Trông không khác gì một gã khổng lồ kiệt sức, Corso nghĩ thầm... Porthos trong hang động ở Locmaria. “Boris Balkan không đánh giá hết tài năng của ông. Ông là một bậc thầy về Dumas. Tôi không ngạc nhiên khi các ông là bạn bè.” “Chúng tôi kính trọng lẫn nhau. Nhưng tôi chỉ làm công việc của mình,” Replinger cụp mắt xuống, bối rối. “Tôi là một người Pháp tận tâm làm việc với những cuốn sách và tự liệu được chú giải cùng với lời đề tặng viết tay. Thường thường là của các tác giả Pháp thế kỷ mười chín. Tôi không thể đánh giá những thứ đến với tôi nếu không xác định được là ai viết và viết như thế nào. Ông hiểu chứ?” “Hoàn toàn hiểu,” Corso đáp. “Đó là sự khác biệt giữa người bán hàng chuyên nghiệp và kẻ tầm thường.” Replinger nhìn gã vẻ biết ơn. “Ông cũng rất chuyên nghiệp. Rõ ràng thế.” “Phải,” Corso nhăn mặt. “Chuyện nghiệp kiểu cũ nhất.” Tiếng cười rộ của Replinger kết thúc bằng một cơn hen khò khè khác. Corso tranh thủ lúc này để một lần nữa lái câu chuyện sang Maquet. “Cho tôi biết họ làm thế nào đi.” “Kỹ thuật của họ khá phức tạp.” Replinger làm mấy cử chỉ trên ghế và trên bàn, như thể mọi sự diễn ra ở đó: “Dumas lập đề cương cho mỗi cuốn tiểu thuyết và thảo luận với người cộng sư, ông này nghiên cứu đưa ra bản nháp đầu tiên hay là phác thảo câu chuyện. Đấy là những tờ màu trắng. Rồi Dumas viết lại trên những tờ xanh. Ông mặc áo sơ mi trần làm việc, chỉ vào buổi sáng hay ban đêm, rất hiếm khi vào buổi chiều. Ông không uống cà phê hay rượu mạnh khi đang viết mà chỉ uống nước khoáng. Cũng rất ít hút thuốc. Ông viết hết trang nọ tới trang kia dưới áp lực của nhà xuất bản lúc nào cũng muốn nhiều hơn. Maquet gửi cho ông tư liệu theo từng gói qua bưu điện và Dumas thường phàn nàn vì sự chậm trễ.” Replinger cầm một tờ trong tập tư liệu đặt lên bàn trước mặt Corso. “Đây là bằng chứng, nó nằm trong những ghi chép họ trao đổi khi viết Hoàng hậu Margot. Ông có thể thấy Dumas phàn nàn. “Mọi việc tiến triển tuyệt vời, mặc dù có sáu hay bảy trang về chính trị ta phải duy trì để thêm hấp dẫn... Nếu chúng ta không nhanh hơn, bạn thân mến ạ, thì đó là lỗi ở anh. Tôi đã làm việc cật lực từ lúc chín giờ hôm qua đến giờ.” Hắn ngừng lại lấy hơi và trỏ Rượu vang Anjou. “Đây là bốn trang viết tay của Maquet với ghi chú của Dumas mà có thể ông đã nhận được ngay trước khi Le Siècle đem đi in. Vì vậy ông buộc phải cho in với mấy trang viết lại và vội vã tự sửa chữa mấy trang khác trong bản gốc.” Hắn trả lại mấy trang đó vào các kẹp giấy rồi cất vào tủ tài liệu có chữ D. Corso kịp nhìn thấy đoạn văn mà Dumas đòi người cộng sự gửi thêm mấy trang. Ngoài kiểu chữ tương tự, trang giấy màu xanh kẻ ô vuông nhạt giống hệt với bản thảo Rượu vang Anjou... Khổ folio cắt làm đôi, phần dưới nham nhở hơn những chỗ khác. Có lẽ tất cả các trang đều là một phần của ram giấy nằm trên bàn viết của nhà văn. “Thực sự thì ai là người viết Ba người lính ngự lâm?” Replinger đang mải đóng tủ tài liệu, một lúc sau mới trả lời. “Tôi không thể cho anh câu trả lời chính xác. Maquet là người tháo vát, rất rành về lịch sử, ông ta đã đọc rất nhiều... nhưng không có tài năng của một bậc thầy.” “Tôi không thể cho anh câu trả lời chính xác. Maquet là người tháo vát, rất rành về lịch sử, ông ta đã đọc rất nhiều... nhưng không có tài năng của một bậc thầy.” “Sau cùng họ mâu thuẫn với nhau, đúng không?” “Phải. Thật đáng tiếc. Ông có biết rằng họ cùng đi Tây Ban Nha với nhau trong thời gian diễn ra đám cưới của Isabelle II không? Thậm chí Dumas còn xuất bản một loạt bài viết tựa là Từ Madrid tới Cadiz dưới dạng những bức thư. Về phần Maquet, sau đó ông ta kiện ra tòa đòi được công nhận là tác giả mười tám cuốn tiểu thuyết của Dumas, nhưng tòa phán rằng ông ta chỉ là người làm khâu chuẩn bị. Hiện nay ông ta bị coi là một nhà văn hạng nhì lợi dụng danh tiếng của Dumas để làm tiền. Mặc dù một số người cho rằng ông ta bị bóc lột - một người viết thuê cho danh nhân.” “Ông nghĩ thế nào?” Replinger len lén liếc nhìn chân dung Dumas phía trên cánh cửa. “Tôi đã nói rằng tôi không phải chuyên gia như ông bạn Balkan của tôi mà chỉ là một nhà buôn, một người bán sách.” Hắn có vẻ nghĩ ngợi, cân nhắc xem đâu là chỗ để ý kiến chuyên môn của mình kết thúc và sở thích cá nhân bắt đầu. “Nhưng tôi muốn ông lưu ý một điều. Trong khoảng thời gian từ năm 1870 tới 1894, ba triệu cuốn sách và tám triệu tập sách ra theo kỳ đã bán ra ở Pháp với tên Alexandre Dumas trên trang bìa. Các cuốn tiểu thuyết được viết ra trước, trong và sau khi ông cộng tác với Maquet. Tôi nghĩ điều ấy có ý nghĩa gì đó.” “Nổi tiếng khi còn sống, ít nhất là thế,” Corso nói. “Chính xác. Ông là người phát ngôn của châu Âu trong suốt nửa thế kỷ. Thuyền bè từ khắp châu Mỹ được phái đi chỉ để chở tiểu thuyết của ông về. Người ta đọc chúng ở Cairo, Mạc Tư Khoa, Istanbul và Chandernagor nhiều không kém gì ở Pháp... Dumas sống hết mình, hưởng thụ hết thảy khoái lạc và danh tiếng dành cho ông. Ông đã sống và sống vui vẻ, mặc kệ mọi trở ngại, từng quyết đấu, từng ra tòa, từng cho thuê tàu, dùng tiền túi trợ cấp cho mọi người, đã yêu đương, tiệc tùng lu bù, kiếm chục triệu và hoang phí hai chục triệu, và rồi chết êm đềm trong giấc ngủ, như một đứa trẻ.” Replinger trỏ những đoạn văn của Maquet mà Dumas đã sửa chữa. “Có thể gọi đó bằng nhiều cách: tài năng, thiên phú... Nhưng dù là gì đi nữa ông cũng không tùy tiện bịa ra hay đạo văn người khác.” Hắn đấm ngực giống như Porthos. “Đó là cái ông có ở đây. Không phải bất cứ nhà văn nào khác cũng có được vinh quang khi còn sống như ông, Dumas làm nên tất cả từ tay trắng. Cứ như là ông đã ký kết khế ước với Chúa.” “Đúng thế,” Corso nói. “Hoặc với ma quỷ.” *** Corso băng qua phố sang hiệu sách bên kia đường. Dưới một mái che vải bạt ở bên ngoài, những chồng sách xếp đống trên mấy cái bàn chân mễ. Cô gái vẫn ở đó, đang mải mê trong đống sách, tranh hay bưu thiếp cổ. Cô đứng ngược chiều sáng. Ánh nắng rọi trên vai cô, biến mái tóc hai bên thái dương và sau gáy cô thành những sợi vàng óng ánh. Khi Corso tới nơi, cô vẫn tiếp tục việc mình đang làm mà không dừng lại. “Ông chọn bức nào?” cô hỏi. Cô đang lưỡng lự giữa tấm bưu thiếp màu nâu đỏ vẽ cảnh Tristan và Isolde ôm nhau và bức Người săn ảnh của Daumier. Chưa biết quyết định thế nào, cô đặt chúng phía trước, lui ra xa. “Lấy cả,” Corso khuyên. Qua khóe mắt, gã chợt nhận thấy cái nhìn của một người đàn ông dừng lại bên quầy hàng và sắp sửa đưa tay với lấy một bó thiếp dày buộc chặt bằng dây cao su. Với phản xạ của thợ săn, Corso chụp lấy cái gói. Người nọ càu nhàu bỏ đi. Corso xem lướt qua những tấm thiếp rồi chọn mua một vài tấm có chủ để Napoléon: Nữ hoàng Marie Louise, gia đình Bonaparte, cái chết của hoàng đế và chiến thắng cuối cùng của ông - một kỵ sĩ Ba Lan cầm thương và hai khinh kỵ binh cưỡi ngựa phía trước giáo đường Reims, trong chiến dịch nước Pháp năm 1814, đang phất những lá cờ giành được của quân địch. Sau một chút do dự, gã lấy thêm tấm thiếp có thống chế Ney mặc quân phục và một tấm chụp Wellington lúc về già để lại cho hậu thế. Lão quỷ may mắn. Đôi bàn tay dài rám nắng của cô gái khéo léo lướt trên đám bưu thiếp và những tờ giấy in ngả vàng. Cô chọn thêm mấy tấm: Robespierre, Saint-Just và một chân dung trang nhã của Richelieu trong trang phục hồng y giáo chủ đeo huân chương Danh dự linh thiêng. “Thật phù hợp làm sao,” Corso chua chát nhận xét. Cô không trả lời. Cô bước về phía một chồng sách, ánh nắng trượt qua vai cô trùm lên Corso như một đám bụi vàng. Gã nhắm mắt lại vì lóa. Khi mở mắt gã thấy cô chìa ra một tập sách dày khổ quarto. “Ông nghĩ sao?” Gã liếc nhìn: Ba người lính ngự lâm, với minh họa gốc của Leloir, bìa bằng vải và da, còn tốt nguyên. Gã ngước lên thấy cô nhếch mép cười chờ đợi, mắt nhìn gã chăm chú. “Một cuốn thật ngon lành,” gã chỉ nói được có thế. “Cô có định đọc không?” “Một cuốn thật ngon lành,” gã chỉ nói được có thế. “Cô có định đọc không?” “Đương nhiên. Đừng kể cho em nghe đoạn kết.” Corso cười gượng gạo. “Cứ làm như tôi có thể kể đoạn kết cho cô ấy,” gã nói khi vẫn tìm tòi trong đống bưu thiếp. *** “Em có quà cho ông,” cô gái nói. Họ đi dọc theo bờ trái dòng sông, vượt qua những quầy hàng cũ với những ấn phẩm bọc túi ni lông hay giấy bóng kính, những cuốn sách cũ xếp dọc theo bức tường chắn. Một chiếc tàu du lịch chậm rãi đi ngược dòng sông, oằn mình dưới sức nặng của chừng năm ngàn người Nhật và ngần ấy máy ghi hình Sony. Bên kia đường phố, đằng sau những cửa hàng siêu cấp dán đầy logo của Visa và American Express, những người bán đồ cổ nhìn ngang nhìn ngửa mong chờ một gã Côoét, một tay buôn đồ chợ trời hay một viên bộ trưởng người Phi có thể mua con ngựa nhỏ bằng sứ Sèvre của Engénie Grandet. Tất nhiên ngôn ngữ bán hàng của họ được hót với giọng chuẩn nhất. “Tôi không thích quà,” Corso lẩm bẩm nghe đến là ảo não. “Đôi khi có những thằng cha thích một con ngựa gỗ. Hàng thủ công của người Achaean[1], có dán nhãn xác nhận. Đúng là điên.” [1] Một tên gọi chung của người Hy Lạp trong trường ca Ilyad và Odyssey của Homer, ở đây nhắc đến truyền thuyết ngựa gỗ thành Troie. “Không có kẻ ngoại đạo nào hay sao?” “Có một, cùng với con trai hắn. Nhưng quân man rợ từ ngoài biển tràn tới và tạo ra nền điêu khắc dễ thương của họ. Văn hóa cổ Hy Lạp, nếu tôi nhớ không nhầm. Trường phái Rhodes. Vào thời ấy, họ được thượng đế ban phước.” “Lúc nào họ cũng được ban phước.” Cô gái chăm chú nhìn bờ sông lầy lội như thể nó mang đi mất ký ức của mình. Corso thấy cô cười tư lự, xa vắng. “Em chưa bao giờ thấy một thượng đế, hay một con quỷ nào không thiên vị.” Cô chợt quay lại nhìn gã - những suy tư trước đó của cô dường như trôi đi sạch sẽ theo dòng nước. “Ông tin vào ma quỷ không, ông Corso?” Gã nhìn cô chăm chú, nhưng dòng sông đã xóa sạch những hình ảnh trước đó đọng đầy trong mắt cô. Gã chỉ thấy một vùng trong veo xanh lục, và đầy ánh sáng. “Tôi tin vào sự khờ dại và ngu ngốc.” Gã cười mệt mỏi. “Và tôi tin rằng cách đoạn tuyệt tốt nhất với chúng là một thứ cô có được ở đây. Thấy không?” Gã trỏ vào háng mình. “Trong động mạch đùi. Khi cô ở trong vòng tay ai đấy.” “Ông sợ cái gì nào, ông Corso? Sợ em ôm ông? Sợ trời sập xuống đầu?” “Tôi sợ những con ngựa gỗ, rượu gin rẻ tiền và những cô gái đẹp. Đặc biệt là khi họ tặng tôi quà. Và khi họ mang tên người đàn bà từng đánh bại Sherlock Holmes.” Họ tiếp tục đi và lúc này đang bước lên những tấm ván gỗ trên cầu Pont des Arts. Cô gái dừng lại, cúi mình trên thanh chắn kim loại, bên cạnh một họa sĩ đường phố bán những bức tranh màu nước bé xíu. “Em thích cây cầu này,” cô nói. “Không có xe cộ, chỉ có những người yêu nhau và những quý bà đội mũ. Mọi người không làm gì hết. Cây cầu này tuyệt đối không có gì chung chạ.” Corso không nói gì. Gã nhìn những chiếc sà lan, buồm rủ, chạy qua những cậy cột đỡ cấu kiện bằng sắt. Có lần tiếng bước chân Nikon đã cùng bước chân gã vang vọng dọc theo chiếc cầu này. Gã nhớ nàng cũng dừng lại một quầy để mua những bức tranh màu nước bên bờ tường chắn. Có thể vẫn là quầy này. Nàng nhăn mũi, vì máy đo sáng của nàng không kham nổi ánh nắng chói chang xiên qua những ngọn tháp nhà thờ Đức Bà. Họ mua gan ngỗng béo và một chai Bourgogne. Rồi hai người ăn tối với món đó trong buồng khách sạn, ngồi trên giường vừa ăn vừa coi một cuộc tranh luận dài dòng trong một trường quay truyền hình đầy khán giả mà người Pháp rất thích. Trước đấy Nikon đã chụp cho gã một bức ảnh trên cầu mà gã không biết. Nàng thú nhận điều này, miệng đầy bánh mì và gan béo, đôi môi ướt đẫm rượu vang, rồi nàng vuốt ve gã với bàn chân trần. Em biết anh không thích, Lucas Corso, nhưng anh sẽ phải chịu đựng. Em chụp hình nghiêng khi anh nhìn những chiếc sà lan lách qua bên dưới cầu, lần này anh trông khá bảnh trai, đồ tồi ạ. Nikon là người Do Thái Ashkenazi với đôi mắt to. Cha nàng mang số 77843 ở trại Treblinka[2], chỉ được cứu thoát ở phút cuối cùng. Mỗi khi trên ti vi xuất hiện binh sĩ Israel ngồi trên những chiếc xe tăng to tướng xâm chiếm một vùng nào đó là nàng nhảy khỏi giường, trần trụi, rồi hôn lên màn hình, mắt đẫm lệ, thì thầm âu yếm: “Shalom, shalom.” Với giọng nói nàng chỉ dùng khi gọi Corso bằng tên riêng trước lúc thôi nhau. Nikon. Gã không bao giờ được xem bức ảnh chính mình cúi người trên cầu nhìn những chiếc sà lan lướt đi dưới vòm cầu Pont des Arts. Trông nghiêng, trông khá bảnh trai, đồ tồi ạ. Corso không nói gì. Gã nhìn những chiếc sà lan, buồm rủ, chạy qua những cậy cột đỡ cấu kiện bằng sắt. Có lần tiếng bước chân Nikon đã cùng bước chân gã vang vọng dọc theo chiếc cầu này. Gã nhớ nàng cũng dừng lại một quầy để mua những bức tranh màu nước bên bờ tường chắn. Có thể vẫn là quầy này. Nàng nhăn mũi, vì máy đo sáng của nàng không kham nổi ánh nắng chói chang xiên qua những ngọn tháp nhà thờ Đức Bà. Họ mua gan ngỗng béo và một chai Bourgogne. Rồi hai người ăn tối với món đó trong buồng khách sạn, ngồi trên giường vừa ăn vừa coi một cuộc tranh luận dài dòng trong một trường quay truyền hình đầy khán giả mà người Pháp rất thích. Trước đấy Nikon đã chụp cho gã một bức ảnh trên cầu mà gã không biết. Nàng thú nhận điều này, miệng đầy bánh mì và gan béo, đôi môi ướt đẫm rượu vang, rồi nàng vuốt ve gã với bàn chân trần. Em biết anh không thích, Lucas Corso, nhưng anh sẽ phải chịu đựng. Em chụp hình nghiêng khi anh nhìn những chiếc sà lan lách qua bên dưới cầu, lần này anh trông khá bảnh trai, đồ tồi ạ. Nikon là người Do Thái Ashkenazi với đôi mắt to. Cha nàng mang số 77843 ở trại Treblinka[2], chỉ được cứu thoát ở phút cuối cùng. Mỗi khi trên ti vi xuất hiện binh sĩ Israel ngồi trên những chiếc xe tăng to tướng xâm chiếm một vùng nào đó là nàng nhảy khỏi giường, trần trụi, rồi hôn lên màn hình, mắt đẫm lệ, thì thầm âu yếm: “Shalom, shalom.” Với giọng nói nàng chỉ dùng khi gọi Corso bằng tên riêng trước lúc thôi nhau. Nikon. Gã không bao giờ được xem bức ảnh chính mình cúi người trên cầu nhìn những chiếc sà lan lướt đi dưới vòm cầu Pont des Arts. Trông nghiêng, trông khá bảnh trai, đồ tồi ạ. [2] Trại tập trung và cũng là một lò sát sinh của phát xít Đức ở Ba Lan trong chiến tranh thế giới thứ hai. Khi gã ngước lên, Nikon đã biến mất. Một người phụ nữ khác bên cạnh. Cao, da nâu, tóc ngắn kiểu con trai, và hai mắt như những quả nho vừa rửa, gần như không màu. Gã bối rối nhấp nháy mắt trong một giây, cho đến khi mọi thứ trở lại bình thường. Hiện thực làm một nhát cắt thật gọn ghẽ, như bằng một con dao mổ. Corso, trông nghiêng, đen trắng (Nikon bao giờ cũng chụp đen trắng), chập chờn rơi xuống sông rồi bị dòng nước cuốn đi theo lá khô và rác rưởi từ những chiếc sà lan và miệng cống tống ra. Bây giờ người con gái không phải là Nikon tay cầm cuốn sách nhỏ bìa da. Cô chìa nó cho gã. “Hy vọng ông thích.” Con quỷ đang yêu của Jacques Cazotte, xuất bản năm 1878. Khi mở nó ra, Corso nhận ra bản in từ lần xuất bản đầu tiên trong bản phụ lục facsimile: Alvaro trong vòng tròn ma thuật phía trước con quỷ, nó hỏi: “Che vuoi - Muốn gì?”; Biondetta đang dùng ngón tay gỡ tóc rối; cậu bé xinh đẹp ngồi trước câu đàn cơ-la-vơ-xanh... Gã chọn ngẫu nhiên một trang: ... Đàn ông sinh ra từ một vốc đất và nước. Tại sao không làm nên đàn bà từ sương khói trần gian và những tia sáng, từ tinh chất cô đặc của cầu vồng? Cái khả dĩ nằm đâu? Và cái không khả dĩ nằm đâu? Gã gấp cuốn sách lại và ngước lên. Gã bắt gặp nụ cười trong ánh mắt cô. Trên mặt nước phía dưới, ánh nắng lấp lánh trên vạt nước rẽ ra sau một con tàu, và những tia sáng lấp lánh trên làn da cô như được phản xạ từ các cạnh của một viên kim cương. “Tinh chất cô đặc từ cầu vồng,” Corso lặp lại. “Cô biết gì về nó không?” Cô đưa tay vuốt tóc và quay mặt về phía mặt trời, mắt nhắm lại dưới ánh nắng chói. Mọi thứ quanh cô đều sáng rực: ánh sáng phản xạ từ dòng sông, sự rạng rỡ của buổi sáng, hai khe sáng màu xanh lục giữa rèm mi tối sẫm. “Em nghe kể từ ngày xưa. Cầu vồng nối trái đất với thiên đường. Sẽ bị hủy vào ngày tận thế, khi ác quỷ cưỡi ngựa phi qua đó.” “Không tệ. Bà cô kể cho cô nghe ư?” Cô lắc đầu. Rồi lại nhìn Corso, vừa bâng khuâng vừa nghiêm túc. “Em nghe người ta kể cho một người bạn, Bileto.” Khi nhắc đến cái tên này, cô dừng lại một chút, khẽ nhăn mặt, giống như một cô bé đang tiết lộ một bí mật. “Anh ta thích ngựa và rượu vang, và là người lạc quan nhất em biết. Anh ta vẫn hy vọng trở lại thiên đường.” *** Họ đi qua bên kia cầu. Corso ngỡ ngàng cảm thấy dường như những con quái thú trên đầu máng xối ở nhà thờ Đức Bà đang nhìn gã từ xa. Chúng là đồ giả, đương nhiên, giống như bao nhiêu thứ khác. Chúng và những bộ mặt nhăn nhó, những chiếc sừng quỷ dị, những chòm râu dê, chúng không có ở đó khi những người thợ cả trung hậu ngẩng lên, đầm đìa mồ hôi và hãnh diện dốc cạn ly rượu mạnh. Hoặc khi Quasimodo ấp ủ mối tình không được đền đáp với cô gái lang thang Esmeralda. Nhưng kể từ khi Charles Laughton tạo nên vai người gù quái dị giống như chúng, và Gina Lollobrigida trong bộ phim làm lại sau này - phim màu Technicolor, như Nikon chỉ rõ - được thực hiện dưới cái bóng của chúng, thì không thể tưởng tượng nhà thờ Đức Bà mà lại không có những tên lính canh hung ác tân Trung cổ nọ. Corso hình dung quang cảnh nhìn từ trên cao: cầu Pont Neuf, và bên kia, hẹp và tối trong buổi mai sáng sủa, cầu Pont des Arts trên dải sông xanh xám, với hai hình bóng nhỏ nhoi dịch chuyển hết sức chậm chạp sang bờ bên phải. Những cây cầu và cầu vồng với những chiếc sà lan Caronte màu đen từ từ lướt đi bên dưới những vòm cuốn và cột chống bằng đá. Thế gian đầy những bờ kè và những dòng sông chảy giữa đôi kè, đầy những đàn ông đàn bà băng qua cầu và bãi cạn, không để ý tới hậu quả, không nhìn về phía sau hay xuống chân, và không có xu nào cho người lái tàu. Họ trồi lên ở chỗ đối diện với Louvre và đứng lại trước đèn giao thông trước khi qua đường. Corso sửa lại cái quai đeo túi trên vai và lơ đãng liếc nhìn hai bên. Rất nhiều xe qua lại và Corso chợt để ý một chiếc. Gã lạnh người, trong một thoáng gã hóa đá như cái đầu quái thú trên nóc nhà thờ. “Chuyện gì vậy?” cô gái hỏi khi đèn xanh bật sáng nhưng Corso vẫn bất động. “Trông như ông vừa nhìn thấy ma ấy!” Gã thấy ma thật. Không phải một mà là hai. Chúng ở hàng ghế sau một chiếc taxi đã biến đi tít đằng xa, đang say sưa nói chuyện và không nhận ra Corso. Người đàn bà tóc vàng rất quyến rũ. Gã nhận ra ngay lập tức dù ả đội mũ và đeo mạng. Liana Taillefer. Bên cạnh, choàng vai ả, phô ra bộ mặt điển trai nhất, bàn tay vuốt bộ ria xoắn với vẻ đắc thắng, là Flavio La Ponte.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương