Chỉ Một Cái Vòng Tay, Tôi Ôm Trọn Cả Thế Giới.
Chương 24
Em trai tôi hôm nay ra mắt người yêu, tôi cảm giác mọi người xung quanh đang lần lượt hạnh phúc, tôi có chút vui mừng, nhưng vẫn đan xem chút tủi phận. Những ngày cuối năm thật nhộn nhịp, các anh chị tôi ghé về nhà, đàn cháu của tôi cũng về vây quần, hóa ra hạnh phúc của ba mẹ thật đơn giản, có thể chỉ là trong khoảnh khắc này đây, khi con cháu sum họp bên mâm cỗ. “Dì Lam Hy ơi, cậu út sắp lấy vợ rồi” – thằng cháu cả lên 8 tuổi lại nói cái điệp khúc mà mẹ nó – chị gái tôi hay nói. “Rồi làm sao” – tôi đang gắp một cái đùi gà thì phải ngưng tay. “Không biết dì Lam Hy có biết mặc váy cưới không nữa” “Ăn đi này” – tôi gắp cái đùi gà bỏ hẳn vào chén nó, sau đó là tràn cười lớn từ cả nhà. “Đợt này về chơi bao lâu” – anh hai tôi. “Năm vừa rồi em chưa nghỉ phép nào cả, nên đợt này tranh thủ về chơi lớn một dịp, chắc qua mùng 9 em lên lại” “Chơi lớn ha, hẳn mùng 9 tháng giêng” – chị ba tôi tiếp lời. “Em đâu như chị, ăn chơi quanh năm” - chị ba tôi lấy được anh chồng làm công ty nước ngoài, bây giờ chỉ ở nhà chăm con, lại nói đàn bà không hơn nhau ở tấm chồng sao. “Thế cô cũng lấy chồng như tôi đi” – chị ba tôi lại trào phúng. “Thế ra thằng Tí suốt ngày hỏi em sao không lấy chồng là từ chị à” “Nó nói dì nó đúng quá mà, ngay cả thằng út cũng chuẩn bị lấy vợ, nhà có mỗi mình cô nữa thôi” – chị ba tôi bĩu môi. “Lâu nay tiết kiệm được bao nhiêu rồi” – anh hai tôi. “Chẳng được bao nhiêu cả, em tiêu hết rồi” “Lại phá như hồi đi học, chị ba mày suốt ngày phải lén cho tiền” “Em có mỗi bà chị ruột, lại có mỗi ông anh ruột, không tranh thủ vòi thì cũng uổng” “Chị, nghe nói chị có người yêu bác sĩ à” – tôi sựng lại khi em trai tôi hỏi. “…” “Sao không dắt về, hay ngại” – chị ba “Em không có” – tôi thật rất muốn đem cậu về ra mắt, nhưng bây giờ, không thể. “Chị ba không nghe à, là anh Long hồi học chung với chị ấy, ngày nào cũng anh em chí cốt ấy” – tôi thật sự không biết ai mượn thằng em tôi nói ra nữa. “Thật à, sao không dắt qua đây, mặt mũi sáng láng, có tiền đồ. Hôm bữa lúc chị đưa bé đi tiêm ngừa có gặp nó ở bệnh viện tỉnh, thế ra hai đứa yêu xa à” “À, cái cậu thư sinh hay nghịch ngợm ngày xưa ấy à, nó xóm bên cạnh đây mà” – anh tôi chêm thêm vài câu Chỉ có ba mẹ tôi chẳng nói gì, như thể họ đã biết mọi việc. Tôi cũng không biết nên nói thế nào, vì chúng tôi đã chia tay. “Sao không nói” – chị tôi huýu vào tay tôi. “Em không có mà, biết nói gì được” “Lại dối đi chị gái à, hôm trước em có việc trên đấy, em có lên nhưng không hẹn chị vì gấp. Thế mà em lại thấy chị đi với người ta, nghĩ chắc em không nhận ra à, ngày xưa đi học em hay học cạnh lớp anh ấy” “Lớp anh ấy chắc không phải lớp chị mày à” – tôi gườm nó một cái rõ sắc bén. “Đấy, nhận anh ấy rồi à” – thằng em tôi vỗ đùi đắc chí, tôi bên cạnh chỉ có thể cười khinh bỉ. “Hai đứa có trục trặc à” – chị ba tôi nhìn tôi chăm chăm. “Cũng không có gì đáng nói cả, mọi người ăn đi” – tôi gượng gạo cười. Năm nay tôi đón giao thừa ở nhà, cùng ba mẹ, cùng em trai và em dâu. Anh chị và các cháu đã về nhà, thật sự cảm thấy rằng, khi chưa rời xa vòng tay ba mẹ, khoảng thời gian ấy có lẽ là hạnh phúc nhất. Vì khi ấy, cả bầu trời kia đều do ba mẹ chống đỡ, mỗi năm đều bên gia đình đón giao thừa, mỗi sáng mồng Một đều là ba mẹ mừng tuổi, mỗi mùa hè đều ở nhà rong chơi, mỗi Trung thu đều cắp đèn đi với lũ bạn, hay nói hơn cả chính là mỗi ngày, đều có ba mẹ bên cạnh. Sau này khi tự mình bước đi, chợt nhận ra bầu trời kia quả thật rất nặng, mỗi sáng không dám ngủ quá 7 giờ, chỉ vì trách nhiệm và công việc, cũng chẳng còn mùa hè rong ruổi dưới cái nắng, trung thu hay lễ lộc dường như chỉ là ngày bình thường. Khi còn nhỏ, chúng ta dư dả về thời gian, túng thiếu vật chất; khi lớn rồi, thời gian trở nên xa xỉ, ăn gì cũng chẳng còn thấy ngon. Thật lạ! “Vào nhà đi, muỗi cắn cho mà đầy người” – là tiếng mẹ tôi vang lên. “Mẹ không nghỉ à” “Sắp đến giao thừa rồi, thức coi pháo hoa” “Năm nay cho đốt pháo à” “Năm nào chả đốt chui” Tôi cười trừ, hóa ra tôi đi quá lâu, đến nỗi nhìn thấy ánh sáng rực rỡ ở nơi kia mà chẳng còn nhận ra đâu là ánh điện, đâu là pháo hoa giao thừa. Ngay cả ở nhà, giao thừa hay lễ lộc tôi luôn viện cớ mà không quan tâm lấy một lần, tôi cũng hiểu ít nhiều tại sao cậu lại dằn lòng đến vậy, hóa ra bản thân tôi thật sự rất ích kỷ. “Nghĩ về ai à” – mẹ tôi nhìn bầu trời sao kia mà hỏi nhỏ. “Không có mẹ à, con chỉ nhớ vài chuyện linh tinh” “Con thật sự quen cậu ta à” “…” “Mẹ biết mà, không phải giấu. Ngay lúc cậu ta nhìn con ở đám cưới, mẹ đã biết, hai đứa có chuyện gì đó” “Mẹ nhìn thấy à?” – tôi chợt nhớ cậu có nói chuyện này, tôi khẽ cười. “Chẳng có bạn bè kiểu gì mà nhìn nhau với ánh mắt ấy cả. Con từ chối bao lần xem mắt, không phải vì trong lòng có người để tâm thì vì gì” “Bọn con, quả thật không nên mới đúng” “Làm gì có chuyện đúng sai ở đây. Đâu cũng là cái duyên cái nợ, có người yêu tha thiết, đến cuối cùng vẫn không đến với nhau. Cũng có người nghĩ là không hợp, nhưng lại vô cùng hợp” “Là con không tốt” – giọng tôi lạc đi. “Con gái mẹ sao lại không tốt, mẹ luôn giục con xem mắt, chỉ để con nhanh chóng xác định một mối quan hệ lâu dài. Nhưng năm lần bảy lượt con xem mắt rồi lại từ chối, mẹ lúc ấy thật không hiểu nổi.” “Cậu ấy còn gia đình, còn trách nhiệm. Con không nỡ” – tôi giấu mặt trong lòng bàn tay, nói ngắt quãng. “Cũng phải, cậu ta cùng gia đình đã chuyển xuống thị xã, nghe bảo gần chỗ làm của cậu ấy, thêm phần nữa là thuận tiện chăm sóc cho ba cậu ấy. Ông ấy có vẻ nặng rồi” Tôi hơi giật mình khi nghe mẹ nói câu này, tại sao cậu về gấp rút, tại sao cậu vội bỏ công việc ở đây, không hẳn vì một lời nói của anh cậu. Trước khi đi cậu có nói tôi cùng cậu về một chuyến, nhưng tôi đã từ chối, có lẽ vì chuyện này mà cậu mới vội vàng như vậy. Còn tôi vì ích kỷ mà để cậu một mình ngay khi ấy, hẳn cậu rất mệt mỏi, hẳn cậu đã từng mong muốn môt người lắng nghe, một bờ vai an ủi, thật xin lỗi. Tiếng nấc của tôi lớn hơn, mẹ tôi chỉ ngồi bên cạnh vuốt lưng tôi như xoa dịu đi ít nhiều sự dằn vặt này. “Đợi qua Tết vài hôm con với mẹ vào viện thăm ông ấy, dù gì ba con với ông ấy trước có giao tình” ….
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương