Chỉ Vì Gặp Được Em

Chương 36



Đầu giờ chiều, đúng như đã hẹn, Dương lái xe đến trước cổng nhà đón Yến. Nghe âm thanh động cơ ô tô, Yến chậm rãi từ trong nhà bước ra. Dương đang định gọi điện thoại thì thấy cô xuất hiện, anh galant xuống mở cửa xe cho Yến ngồi vào. Cả quãng đường từ thành phố đi về huyện, gương mặt Dương không che giấu được niềm vui, thỉnh thoảng anh lại mím môi, khẽ liếc sang bên cạnh nhìn trộm Yến, đã thế, Dương còn hào hứng bật một list nhạc với những ca từ tràn ngập hương vị tình yêu.

Yến tò mò hỏi:

— Có chuyện gì vui mà anh yêu đời vậy?

Dương đáp lời bâng quơ:

— Hôm nay thời tiết đẹp, công việc của tôi cũng xử lý được một phần đáng kể, như vậy không đáng để vui hay sao?

— Có bao giờ tôi thấy anh nghe mấy bản nhạc sến súa như này đâu?

— Em bảo nhạc này sến á?

Yến gật đầu không chút do dự:

— Đúng vậy. Tôi thấy chẳng ra sao cả. Tôi cứ tưởng gu âm nhạc của anh phải khác cơ.

— Theo em thì tôi hợp với thể loại nhạc gì?

— Nhạc đỏ, nhạc vàng chẳng hạn..

— Hả?? Tôi đâu đến mức già như thế mà nghe nhạc đỏ? Ý em chê tôi già hay gì?

Dương tức giận quay sang đặt câu hỏi truy vấn. Yến cố gắng không bật cười, cô mới chỉ trêu đùa một chút mà Chủ tịch đã có những biểu hiện lạ quá.

— Tôi đâu có nói anh già? Tôi chỉ bảo anh hợp với mấy thể loại nhạc như vậy thôi. Là anh tự nhận đấy nhé!?

— Nhìn tôi thế này mà em bảo tôi hợp nghe nhạc vàng cả nhạc đỏ. Suy luận của em chẳng ra sao cả!

Dương thộn mặt ra vẻ hờn dỗi.

— Là anh muốn nghe suy nghĩ của tôi trước mà.

— Được rồi. Không tranh luận với em nữa.

— Anh định đưa tôi đi đâu?

— Sau trận mưa lớn ngày đầu tuần, đập chứa chất thải của mỏ khai thác bị vỡ, điều này đã khiến khiến cho bùn và chất thải trôi vào nhà dân. Căn nhà lá lợp tạm bợ của vợ chồng anh Giàng A Di ở gần đó bị cuốn trôi, trong lúc chạy thoát, anh Di không may bị trượt chân ngã. Theo kết quả chụp chiếu, anh Di bị gãy xương đùi, phải bó bột điều trị và hiện không thể đi lại được. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Di là lao động chính nên lúc này chị vợ rất muốn đâm đơn khởi kiện. Tôi muốn đến nhà, trực tiếp trao đổi với họ, hy vọng có thể hòa giải được.

Dương kiên nhẫn nêu lý do. Yến tò mò hỏi lại:

— Chuyện công việc của anh, tôi đâu có hiểu gì. Đi cùng anh cũng chẳng giải quyết được gì, hà tất anh phải đi quãng đường thật xa để đón tôi như vậy?

— Vì tôi muốn em đi cùng.

— Anh đang lãng phí thời gian thì đúng hơn đấy!

— Không đúng. Trước nay tôi luôn là người làm chủ được thời gian và cuộc sống của mình, tất cả những việc tôi làm đều nằm trong kế hoạch cả.

Yến nhìn thẳng về phía trước, cô không muốn tranh luận với Dương thêm nữa. Không gian trong xe bỗng chốc chìm vào yên lặng, nhường chỗ cho những giai điệu du dương. Ban đầu, Dương vốn định nhờ một người trong tổ công nhân đưa mình đến nhà anh Di, cơ mà từ lúc anh nảy ra ý nghĩ sẽ đưa Yến đi cùng, Dương không đưa người kia đi nữa. Anh tỉ mỉ hỏi địa chỉ của nhà anh Di, trên đường cũng sử dụng Google map để chỉ đường.

Mưa lớn kéo dài kèm thêm đập chứa chất thải bị vỡ nên con đường dẫn lối vào nhà anh Di di chuyển rất khó khăn. Chiếc xe ô tô của Dương đành phải dừng đỗ ở ngoài đường lớn, cả hai đi bộ vào trong bản. Đường đi lầy lội bùn đất, đôi giày thể thao của Dương và Yến lấm lem hết cả. Không những vậy, bùn đất còn dính lên cả quần áo của họ. Tay xách túi quà đẹp đẽ, một tay dắt tay Yến, Dương chủ động đi trước để dẫn cô đi. Trời nắng, đôi gò má của Yến hồng hào, thỉnh thoảng cô lén nhìn anh, thấy những giọt mồ hôi rơi xuống, cô nhanh tay kéo vạt áo lau giúp.

Dương cảm động hỏi:

— Còn một đoạn nữa mới đến, em có đi tiếp được không?

Yến khẽ gật đầu:

— Không sao. Chúng ta nên nhanh chân rồi quay về trước khi trời tối. Khu này không có đèn đường, di chuyển sẽ rất khó khăn.

Hai người họ nắm tay nhau vượt qua con đường lầy lội và tiến vào bản dưới cái nắng mặt trời gay gắt. Tìm được đến nhà của anh Di, Dương thực sự nghẹn lòng bởi khung cảnh hiện lên trước mắt. Căn nhà cũ bị nước lũ cuốn trôi, hiện tại, chỗ ở của vợ chồng anh cùng 3 đứa con nheo nhóc là cái sập bằng gỗ, bên trên lợp tạm lá cây và những tấm bờ rô xi măng. Xung quanh che chắn bằng tấm vải bạt xây dựng ở công trường. Dưới gốc cây cổ thụ cách đó không xa, 3 đứa trẻ đang cùng nhau nô đùa, đứa lớn khoảng 7, 8 tuổi, đứa thứ 2 khoảng 5,6 tuổi. Đứa nhỏ nhất đang chập chững tập đi. 3 anh em không ai mang dép, đầu không mũ nón, nước da đen nhẻm, từ hốc mắt vẫn còn vương dỉ mắt sau khi ngủ dậy.

Bên cạnh chỗ ngủ là cái bếp củi, đâu đó có mấy cái bát bằng sứ ngả màu, sứt mẻ một vài chỗ, những cái xoong bằng nhôm đen sì, xung quanh là bầy c,ún con đang tìm kiếm chút thức ăn thừa còn vương vãi. Dương thực sự không tin được đây là nơi sinh hoạt dành cho gia đình có 5 thành viên ấy, cũng không hiểu được họ thích nghi với cuộc sống thiếu thốn này ra sao.

Người đàn ông nước da đen như chì, mái tóc xoăn tít trên đỉnh đầu, đôi mắt sáng, cẳng chân băng bó khăn vải trắng tinh đang nằm trên tấm gỗ kia…. có lẽ chính là anh Di. Cả Dương và Yến đều nghẹn lòng xúc động, hai người không ai nói được câu gì. Cao Bằng là quê hương của Yến, cô không biết đích xác mình có sinh ra tại đây hay không, nhưng kể từ lúc cô ý thức được mọi thứ trên cuộc đời này thì Yến đã coi Cao Bằng là mảnh đất quê hương của mình. Gắn bó mấy chục năm trời, và bởi vậy, những hình ảnh, những câu chuyện về những mảnh đời đói khổ… cô đã chứng kiến không ít. Cơ mà trực tiếp đến thăm hỏi như thế này, Yến không tránh được mà động lòng xót xa.

Dương thì khác, từ nhỏ anh đã quen với cuộc sống đủ đầy, những thứ hiện hữu trước mắt anh hiện tại… thật sự khiến cho người đàn ông ấy đau đớn tâm can không kể xiết.

Dưới gốc cây cổ thụ, ba đứa trẻ tò mò khi thấy người lạ xuất hiện ở nhà mình. Dường như đứa bé nhất vẫn chưa biết nói, đứa thứ 2 thì thầm bằng tiếng mẹ đẻ với anh cả nên Dương và Yến không hiểu gì. Lát sau, người anh chạy về phía anh Di và cất lời thông báo, lúc này anh Di mới chậm rãi hé mở đôi mắt và nhìn về phía 2 vị khách lạ.

— Cô cậu tìm ai??

Anh Di cất giọng khàn khàn hỏi.

Dương lịch sự đáp lời:

— Chào anh. Cho em hỏi đây có phải nhà anh Di không ạ?

— Tôi đây. Anh là ai? Tìm tôi có việc gì?

Nhìn đôi trai gái cao ráo, trắng trẻo lại ưa nhìn như diễn viên trên phim, anh Di bất giác tò mò, đưa tay bám vào vách chắn và cố ngồi dậy.

— Em là chủ của mỏ khai thác quặng, em rất tiếc vì sự cố vỡ đập chất thải mấy ngày vừa qua. Anh thấy trong người thế nào, chân anh có đau lắm không?

Lúc này anh Di mới vỡ lẽ. Anh còn đang ngập ngừng chưa biết nói gì thì từ phía xa, người phụ nữ thân hình gầy nhẳng, mái tóc vấn cao lên đỉnh đầu, đội cái nón đã rách nhiều chỗ, trên lưng là chiếc gùi đựng đầy bắp đi tới. Người đó có lẽ là vợ anh Di. Cuộc sống vất vả, lam lũ nên nước da của người phụ nữ ấy cũng đen sạm giống như chồng và các con của mình.

Nghe được câu chuyện giữa chồng và 2 vị khách lạ mặt, người phụ nữ ấy nhanh chân tiến lại gần và cất lời với thái độ không mấy vui vẻ:

— Các người đến đây làm gì?

— Chào chị ạ!

Yến lễ phép cất lời.

Dương cũng nghiêng mình cúi đầu chào.

— Em đến đây để hỏi thăm sức khỏe anh chị và các cháu. Em có chút quà, mong anh chị nhận giúp em nhé.

— Các cô cậu mang những thứ đó về đi. Chúng tôi không nhận. Tôi nhất định sẽ kiện. Làm ăn để ảnh hưởng đến m,ạng người như thế là không được. May mà chồng tôi được ơn trên cứu giúp… chứ không thì… các con tôi bơ vơ rồi!!

Nói tới đây, người phụ nữ bật khóc thành tiếng. Có lẽ, cuộc sống này với chị đã quá vất vả, quá áp lực, gánh nặng mưu sinh đè nặng lên đôi vai gầy khi anh Di bị thương phải nằm một chỗ.

Dương nghẹn lòng cất lời:

— Em rất tiếc vì đã không ngăn chặn được sự cố xảy ra. Hôm nay em đến đây cũng là vì chuyện này, em muốn bù đắp lại tất cả những khó khăn mà anh chị đã chịu đựng trong suốt thời gian vừa qua. Mong anh chị cho em một cơ hội để sửa lỗi!

— Chúng tôi không cần!!

Trong lúc người lớn nói chuyện với nhau, ba đứa trẻ đã tiến sát lại gần Dương và Yến từ khi nào. Có lẽ, cuộc sống thiếu thốn, lâu ngày bọn trẻ không được ăn quà vặt, nhìn những túi đồ trang trí tinh xảo đẹp mắt trong tay Dương và Yến, ánh mắt thơ ngây của 3 đứa nhỏ không che giấu được sự thèm muốn.

Yến nhanh chân chạy đến ôm em bé nhỏ nhất, đặt vào tay bé một hộp bánh và dịu dàng cưng nựng:

— Cô cho em bánh nhé. Em có muốn ăn không?

Hai anh lớn đứng bên cạnh vội vàng nói:

— Cô ơi, con cũng muốn ăn!

Yến nhẹ nhàng đặt vào tay hai anh lớn mỗi người một hộp bánh tương tự, chúng vui vẻ rối rít nói lời cảm ơn. Em bé xíu ngồi trong lòng Yến, thấy cô xinh gái dễ mến nên cứ ôm chặt không buông. Khoảnh khắc ấy, Dương thấy ấm lòng quá đỗi, người con gái mà anh thích trông dịu dàng và thân thiện làm sao.

Ánh mắt người phụ nữ bất lực nhìn đàn con say mê ăn quà bánh, chị ngoài mặt muốn từ chối tấm lòng của Dương, nhưng mà… hoàn cảnh cuộc sống hiện tại, chồng và các con chị thật sự cần được giúp đỡ. Nhân lúc vợ anh Di đang thẫn thờ, Dương chủ động cất lời:

— Do ngôi nhà của anh chị bị nước lũ cuốn trôi, thiệt hại không chỉ về nhà cửa, tài sản, hoa màu… mà còn ảnh hưởng đến cả t,ính mạng. Rất may mắn là mọi chuyện vẫn còn khả năng cứu vãn. Nhân đây, em muốn bù đắp sự cố không mong muốn này bằng một ngôi nhà khang trang, kiên cố để anh chị và các cháu có chỗ sinh hoạt đảm bảo, sau này cũng sẽ không gặp phải những sự cố tương tự nữa.

Vợ chồng anh Di như không tin được những lời Dương vừa nói nên bối rối hỏi lại:

— Cậu vừa nói gì?

— Em muốn bù đắp một nơi ở mới khang trang hơn trong thị trấn cho anh chị, các cháu thuận tiện đến trường, chị cũng tiện đi chợ buôn bán. Ngoài ra, em sẽ tặng thêm 3 suất học bổng để các cháu được đến trường theo học cùng các bạn. Anh chị yên tâm, tất cả những lời em nói đều là sự thật, sẽ có chính quyền địa phương xác nhận. Trước mắt vẫn mong anh chị rộng lượng bỏ qua cho em, chúc anh sớm bình phục, chúc anh chị và các cháu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.

Khi Dương và Yến rời khỏi nơi ở tạm bợ của vợ chồng anh Di và ra đến đường lớn cũng là lúc mặt trời đứng bóng, ánh hoàng hôn nhuộm màu đỏ rực cả một góc trời. Ngồi vào xe riêng, hai người họ mỗi người một cảm xúc đan xen không ai giống ai. Có lẽ cảm xúc chua xót khi chứng kiến cuộc sống thiếu thốn của vợ chồng anh Di đã khiến họ không khỏi thương cảm.

— Tối nay tôi có thể ăn cơm ở nhà em được không?

Dương buột miệng hỏi Yến.

Cô khẽ đáp:

— Không được.

— Tại sao?

— Không tại sao cả.

— Nếu em không đồng ý thì tối nay tôi giữ em lại cùng ăn cơm với anh em công nhân trong khu tập thể. Em chọn đi!!

— Anh nói như thể tôn trọng ý kiến của tôi lắm, thực ra là anh đang ép tôi, đúng không?

— Nhìn em bế đứa trẻ… trông rất đáng yêu!

Dương đáp lời bằng một câu không liên quan.

— Trẻ em thì đương nhiên là đáng yêu rồi.

— Em tuy không phải trẻ em nhưng vẫn rất đáng yêu.

— Hôm nay anh bị sao thế?

— Không sao. Bỗng nhiên tôi thấy em đáng yêu thôi.
Chương trước Chương tiếp
Loading...