Chiếc Vảy Trên Cổ

Chương 1



Một.

(Một – 壹 cách viết số 1 bằng chữ trong tiếng Hoa, các số còn lại tác giả cũng dùng cách này)

“Triệu lão gia về chầu trời rồi.”

Tôi đi ngang qua đúng lúc nghe thấy người phụ nữ giặt quần áo nói vậy. Vì thế tôi dừng lại ở bờ sông một lát, hỏi mấy cô, “Khi nào?”

“Ông thọt đi đưa hạt đậu cho nhà Cầu Phúc hả?” Mấy người phụ nữ nhìn tôi, ánh mắt kiếm trong giỏ của tôi như đang chiếm của bằng mắt, cô ta nói, “Cầu Phúc toàn nói hạt đậu nhà ông tốt nhất.”

“Ta đang nói chuyện của Triệu lão gia,” Tôi kéo câu chuyện về, “Hôm qua ta còn thấy thầy lang, nói là Triệu lão gia uống đơn thuốc của ông ta, bệnh sắp khỏi rồi.”

Mấy người phụ nữ hai mặt nhìn nhau, phỏng đoán nói, “Đi sáng hôm nay.”

Một người nói: “Lúc đó ta ra ngoài nhìn thấy Triệu tiểu gia đi mua quan tài.”

Một người khác nói: “Trong phủ nhà họ Triệu treo đồ trắng rồi, Hữu Lâm khoác áo tang, khóc đỏ cả mắt lên.”

“Vô thường ấy mà vô thường.” Tôi nhìn những hạt đậu dày đặc, nhớ đến những tháng ngày làm công ngắn hạn cho Triệu lão gia, sau này tôi gặp điều bất trắc bị què chân, ông cụ chẳng những trả hết tiền công, lại còn cho thêm một khoản trong túi gạo.

“Triệu lão gia là người tốt.” Tôi nói với mấy người phụ nữ như thế.

“Tiếc là người lương thiện không có cái chết yên lành, Triệu lão gia chỉ có một đứa độc đinh, lại lớn lên thành nghiệt chủng.” Nàng ta nói, “Triệu tiểu gia chạy đi với Hữu Lâm nửa năm còn gì? Nếu không phải cha cậu ấy sắp tắc thở, cậu ấy vẫn chưa quay về.”

Mấy người phụ nữ nói: “Cậu ấy còn cắt tóc.”

Người bên ngoài muốn thương tiếc cho người đã mất, không tránh được khâu quở trách thủ phạm, tuổi già, ốm đau, hoặc là thiên tai, Triệu lão gia đều không gặp phải, chỉ một lần uống say mà từ đây đã nằm liệt giường.

Cơ thể tóc da thuộc về cha mẹ, hình như sức khỏe Triệu lão gia suy yếu có liên quan chút ít đến việc Triệu tiểu gia cắt bím tóc. Cho nên sáng hôm nay cậu ấy đã trở thành “thủ phạm” cho người ta hoàn thành nghi thức thương tiếc này.

Các cô không nghĩ ra tại sao Triệu tiểu gia muốn hại cha cậu ấy, tôi nói: “Là Đường Hữu Lâm xúi giục, là nó. Từ nhỏ nó đã không buộc bím tóc.”

Mấy người phụ nữ lắc đầu bác bỏ tôi, nói: “Hữu Lâm là người tốt.”

Tôi không đồng ý. Họ nói là mỗi khi ta nhắc đến Đường Hữu Lâm, tôi luôn nói nó tâm địa như bọ cạp độc.

Thật ra tiền chữa chân của tôi là Hữu Lâm lén lút nhét vào trong túi gạo, ông chủ đã nói với tôi.

Tôi vẫn cảm thấy nó là đứa xấu xa bẩm sinh.

Đám phụ nữ này, Triệu lão gia, Triệu tiểu gia đều bị cái mặt của nó lừa, Đường Hữu Lâm là một tai ương máu lạnh – chỉ có một mình tôi nhìn ra được.

Tôi nói các cô ấy không hiểu, ta cũng không muốn nói nhiều với họ bèn gánh hạt đậu của tôi đi tìm Cầu Phúc.

Hai.

Triệu thái thái hồng nhan bạc mệnh, ban đầu Hữu Lâm được mua về làm bạn cho Triệu tiểu gia đã mất mẹ. Tuổi của Hữu Lâm đương nhiên lớn hơn Triệu tiểu gia, dáng vẻ đẹp long lanh, đôi mắt đen trông như con hoẵng, lại nuôi tóc dài, từ nhỏ được đứa ở và bà vú gọi là “Nha hoàn”.

Nhưng Hữu Lâm không thích người ta gọi nó như thế, làm nó giận rồi sẽ bị nó lườm lại. Tính cách nó bướng bỉnh giống con lừa xay cối nhà Cầu Phúc, trên móng viết “Hai không chịu”.

Một là không chịu nghe lệnh của Triệu tiểu gia, Hữu Lâm suốt ngày cãi nhau với Triệu tiểu gia vì những việc vặt vãnh. Người nó gầy nhom, lại đánh không lại thiếu gia nhưng ngoài miệng vẫn muốn tranh luận một hơi, đầu bị đè lên cột vẫn phải hung tợn nói: “Triệu Cẩn Trúc ngươi nhớ đấy! Sớm muộn gì ta cũng giết ngươi!”

Triệu tiểu gia gào lại: “Ta nhớ rồi! Lại đây, xem lúc nào người giết được ta.”

Công việc chính của tôi là phải tách hai người ra khỏi trận đánh nhau, bảo hai đứa trẻ tức hổn hển đến trước mặt lão gia chịu phạt.

Trong lòng tôi cảm thấy Hữu Lâm làm vậy không ổn, ở đâu ra quy tắc nô tài đánh nhau với thiếu gia vì không muốn nghe lời. Ăn cơm nhà họ Triệu lại làm ra hành vi như thế, là tập tính của kẻ vong ân bội nghĩa.

Tôi đã nói với lão gia, thiếu gia cũng nói với lão gia, chúng tôi đều không muốn Hữu Lâm tiếp tục ở lại đây. Nhưng lão gia nói có Hữu Lâm ở trong nhà mới có sức sống hoạt hát.

Hai là không chịu để người hầu cạo trọc trán cho nó. Vì nó không có bím tóc nên khi người khác bắt nạt nó, giễu cợt nó Hữu Lâm sẽ chạy ra ngoài – suốt ngày nó muốn trốn khỏi nhà họ Triệu, nhưng bị tôi bắt về hết lần này đến lần khác. Hữu Lâm bị xách cổ áo đá vào chân tôi, chửi ta sao không phải là tên què.

Đấm đá của trẻ con không đau không ngứa với tôi, tôi ném nó vào kho củi bảo nó kiểm điểm. Nhưng nó có thể ngồi trên củi khô hai ngày, đói ngất đi cũng không cầu xin.

Từ trước Triệu tiểu gia đã cực kỳ lương thiện giống hệt cha cậu ấy, cho dù không thích Hữu Lâm, cũng không muốn để nó chết đói. Hoặc là tuổi còn nhỏ, bị dọa bởi cái tính con lừa và dáng vẻ gầy trơ xương của Hữu Lâm.

Cậu ấy nhẫn nhịn trước kho củi nửa ngày, vậy mà nhịn ra câu xin lỗi, nói rằng mình không nên gọi Hữu Lâm là nha hoàn không có “nha” vì đằng sau đầu Hữu Lâm không có bím tóc.

(nha hoàn =丫鬟, chữ nha 丫 này theo mình hiểu nó na ná bộ phận sinh dục của con gái)

Nghe câu xin lỗi của Triệu tiểu gia Hữu Lâm mới bằng lòng ăn cơm, nó vừa và cơm vào miệng vừa nói: “Ta không nợ ngươi, đợi sau này ta trả gạo lại cho ngươi rồi giết ngươi sau.”

Tôi cực kỳ ghét Hữu Lâm, có lẽ vì nó đã đổi sang gương mặt của nô tài. Người làm công đều là cúi người cầu sinh, nó lại muốn đứng ăn cơm.

Ba.

Cầu Phúc là người thành thật.

Nhưng con của hắn đến năm năm tuổi vẫn không biết nói, ta nghĩ có lẽ vì mẹ ruột của nó là đồ ngốc. Bà mối liên tục cam đoan ngốc sẽ không di truyền cho đời sau, lúc này Cầu Phúc mới dám cưới cô ta.

Tiếc rằng bà mối là kẻ lừa gạt, hai năm trước thọ hết chết già, vợ của Cầu Phúc đi rất sớm, con của Cầu Phúc cũng trở thành đồ ngốc.

Tôi bỏ hạt đầu vào cối xay của nhà Cầu Phúc, chắc Cầu Phúc không ở nhà nên tôi gọi con hắn, bảo nó nói cho cha biết tôi đã đến.

Con của Cầu Phúc ngồi trên ghế gập nhìn tôi gật gật đầu, nó đang gặm ngón tay. Nó thích xé da chết trên môi và đầu ngón tay, xé rất thô bạo kéo theo tơ máu, rồi bỏ vào trong miệng nhai cùng da chết.

Thầy lang nói nó đần độn vì mạch máu quan trọng trong đầu dài nhỏ, đầu óc thiếu máu, thiếu gì thì ăn cái đó, cho nên mới muốn cắn rách môi nếm mùi tanh. Giống như trẻ con giòn xương thích gặm móng tay.

Cầu Phúc không kiếm được máu người, ngoại trừ lúc ăn tết giết gia súc hứng được bát máu gà cho con uống, Cầu Phúc có ơn với tôi, máu nhà gà tôi hứng cũng giữ lại cho con hắn, nhưng vẫn không thấy chuyển biến tốt. Vì thế Cầu Phúc hỏi thầy lang, thuốc gì có thể chữa khỏi gốc bệnh của con.

Thầy lang lải nhải một hồi, nhận mấy điếu thuốc của Cầu Phúc mới bằng lòng vén bím tóc lên, chỉ phía sau cổ, lại chỉ chỉ trời, nói: “Đằng sau cổ thiên tử đều có miếng vảy rồng, dùng thứ này nấu canh uống, chữa khỏi trăm bệnh.”

Tức là muốn Cầu Phúc đi cắt đầu hoàng thượng, cho hắn mười lá gan hắn cũng không dám, vậy nên bệnh của con đành thôi.

Bốn.

Trong lòng tôi nghĩ đến lời nói của người phụ nữ giặt quần áo, không gạt đi được, trên đường về vẫn đến phủ Triệu lão gia xem thử.

Cửa nhà họ Triệu quả thật đã buộc hoa trắng, nam nữ già trẻ đều đang khóc tang, tôi khập khiễng đi vào nhìn thấy Triệu tiểu gia và Hữu Lâm đang túc trực bên linh cữu.

Những người phụ nữ kia nói không sai, Hữu Lâm đốt giấy để tang, lại khóc đỏ mắt. Hai đầu gối dường như chưa bao giờ cong xuống cũng đã gập xuống.

Triệu lão gia có ơn với tôi, tôi không thể báo đáp khi còn sống chỉ có thể khấu đầu hai cái cho quan tài của ông ấy ở trước phòng. Tôi nói với Triệu tiểu gia: “Sống chết có số, xin bớt đau buồn.”

Triệu tiểu gia không nói gì, mà Hữu Lâm nhìn thấy tôi cũng không nói một lời nào như kẻ câm điếc.

Tôi nói xin bớt đau buồn không phải cho Hữu Lâm nghe, y nghĩ rằng y phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho cái chết của Triệu lão gia. Triệu tiểu gia không có lỗi – bỏ trốn, cắt bím tóc, tạo phản đều là Hữu Lâm xúi giục.

Không có Đường Hữu Lâm, Triệu lão gia lương thiện có thể ngậm kẹo chơi với cháu an hưởng tuổi già, mà không phải nằm trong quan tài.

Là y khiến Triệu lão gia tức chết.

Hữu Lâm là tai họa.

Năm.

Đường Hữu Lâm nam nhân nữ tướng, ngày càng khôi ngô. Năm đó y nhổ giò, xương cốt nảy nở, khí khái hào hùng của thiếu niên cũng chạm đuôi lông mày, cô gái trong thôn nhìn thấy đều sẽ lặng lẽ đỏ mặt.

Mà Triệu tiểu gia giống lão gia, trông rất đoan trang, mặt mày không vượt quy củ, là tướng người tốt lương thiện. Nhưng không thể so sánh với Đường Hữu Lâm, bởi vì mọi người luôn nhìn vỏ ngoài trước rồi mới nhìn bên trong, có khi bị lớp da xinh đẹp lừa gạt, bên trong là trâu hay ngựa cũng hoàn toàn không cần để ý.

Xinh đẹp là một bất lợi, ưu điểm duy nhất của Đường Hữu Lâm đó là làm việc không hề lười biếng, một số thời điểm sẽ làm luôn công việc mà người làm công nhật để lại. Y trộm giấu một cuốn sổ, nợ nhà họ Triệu bao nhiêu bát cơm đều ghi rõ ràng, mỗi ngày làm việc xong sẽ vẽ mấy nét.

Y nói với tên câm cùng làm việc với y, đến khi nét bút trong sổ đầy y sẽ được tự do, chọn một buổi tối dạ hắc phong cao leo tường chạy vào trong thành thị lớn an cư lạc nghiệp. Nếu y kiếm được tiền, sẽ trở về chuộc tên câm ra.

Tên câm rất vui vẻ, nó rất nghe lời Hữu Lâm, Hữu Lâm cũng rất thân thiết với nó – bởi vì nó câm, trong Triệu phủ chỉ có nó chưa bao giờ nói này nọ Hữu Lâm.

Chúng tôi đều nghĩ rằng Hữu Lâm nói cho sướng mồm nhưng Triệu tiểu gia không nghĩ như vậy. Càng lớn lên, cách giao tiếp của hai người càng kỳ lạ.

Triệu tiểu gia thường xuyên cãi nhau với Hữu Lâm, thỉnh thoảng bị y chọc tức đến nỗi không nuốt trôi cơm. Nhưng tôi có thể nhìn ra, thiếu gia đối tốt với Đường Hữu Lâm hơn hẳn những nô tài trong nhà.

Đường Hữu Lâm cũng thế. Mặc dù ngoài mặt chưa từng thấy vui vẻ, nhưng y chưa bao giờ quên đưa nghiên mực cho Triệu tiểu gia; lúc nên đọc sách cùng cũng không vắng chỗ ngày nào. Không nói cái khác, khi làm những việc này cuối cùng Hữu Lâm cũng có dáng vẻ của nô bộc bình thường.

Cái cầu thăng bằng khó tả này vững chắc mãi đến khi Triệu tiểu gia biết được kế hoạch chạy trốn của Hữu Lâm, thiếu gia chạy đến cãi nhau một trận rùm beng với Hữu Lâm.

Thiếu gia bao bao giờ nói lại y, thế là nghẹn đỏ mặt xé toang sổ sách của y, Hữu Lâm đánh nhau với cậu ấy.

Hai người mười ba mười bốn tuổi, trận này đánh rất hung dữ – tôi suýt nữa không kéo được.

Hữu Lâm khơi lửa của thiếu gia lên, lại cố ý không đánh trả, cánh tay đụng vào góc bàn đá bị gãy xương. Lão gia phạt hai người quỳ dưới mặt trời chói chang, Hữu Lâm buông thõng cánh tay gãy xương, cắn chặt răng hàm không cho ai chạm vào. Hét lên với chúng tôi: “Ta không cần mấy người chữa! Ghi khoản nợ này vào, ta sẽ trả sạch.”

Triệu tiểu gia đỏ mắt, xem chừng là tức khóc – bình thường cậu ấy dịu dàng ngoan ngoãn là thế, lúc nãy và bây giờ đã biến thành con thú nhỏ nổi điên, cậu ấy cũng quát: “Không đời nào, đời này ngươi đừng hòng đi, người là nô tài nhà bọn ta.”

Tôi đi thoa thuốc, che nắng cho Triệu tiểu gia, trong lòng buồn nẫu nuột, ngoài miệng thì thào: “Thôi bỏ đi thiếu gia, bỏ đi.”

Hữu Lâm là một cái vại mực, người tốt lành ở cùng với y đều có thể học cái xấu.

Triệu tiểu gia cho rằng Hữu Lâm không đi được. Nhưng Triệu lão gia lại đồng ý.

Ông ấy nói Hữu Lâm là người làm nên việc lớn, nơi nhỏ bé này không giam được y, một ngày nào đó y sẽ đi.

Triệu lão gia chưa bao giờ bạc đãi Hữu Lâm, ông ấy còn có ý định nhận nó làm con nuôi, nhưng Hữu Lâm không cần. Y ôm cánh tay bị gãy, trước khi đi đã dập đầu hai cái cho Triệu lão gia, giống như tôi dập đầu cho lão gia ở trước linh đường. Hữu Lâm gọi thẳng tên tục của Triệu lão gia: “Ngài có ơn với ta, đời này ta sẽ khắc ghi, nhưng ta không thể làm nô, cũng không thể làm người của nhà ngài.”

Y đứng lên, Triệu lão gia cũng không trả lời, nhìn Hữu Lâm đi ra ngoài, còn mình chống gậy chậm rãi từ từ đi vào buồng trong. Lão gia ngửa mặt lên trời thở dài: “Nếu nó sinh sớm hơn một trăm năm, nó sẽ làm Hoàng đế.”

Triệu lão gia gọi sự nổi loạn và sự bướng bỉnh không hòa hợp trên người Đường Hữu Lâm là tướng của thiên tử. Tiếc là sinh sai thời đại, loạn thần tặc tử và súng pháo hiện đại đã đánh Long Môn, cá chép nhảy cao hơn nữa cũng không nhảy qua được.

Tôi không tin lời nói của Triệu lão gia, tôi cho rằng Đường Hữu Lâm chỉ là đứa nít ranh chưa mọc lông không hiểu cương thường lễ giáo[1], không hiểu phép tắc, không biết đối nhân xử thế, đi ra ngoài cũng chỉ có bị đụng đầu rơi máu chảy.

[1]Cương thường lễ giáo: Chỉ tam cương ngũ thường thời phong kiến cùng với lễ tiết và đạo đức trói buộc tư tưởng hành động của con người.

Triệu tiểu gia vẫn không muốn y đi, cậu ấy chặn xe ngựa của Hữu Lâm giữa đường và quát: “Đọc sách biết chữ đều là ta dạy cho ngươi! Ngươi lại muốn dựa vào chúng trốn ra ngoài, Đường Hữu Lâm, sao người vong ân phụ nghĩa vậy.”

Hữu Lâm nhìn cậu ấy hồi lâu, đoạn nhảy xuống xe vòng qua cậu ấy đi về phía trước. Mắt thiếu gia lại đỏ lên, cậu ấy đá bánh xe một cái, dọa con ngựa kêu vài tiếng. Thiếu gia nói: “Ngựa, xe, lộ phí đều là cha ta thưởng cho ngươi, ngươi có giỏi thì đừng mang thứ gì đi.”

Bà vú nhìn hai người họ lớn lên có phần không đành lòng, bèn khuyên nhủ: “Thiếu gia, đây là nợ nó mượn lão gia, nó cam đoan ngày sau sẽ trả. Nó muốn vào thành cũng không thể không mang gì cả…”

Vừa nói xong, Hữu Lâm đã ném lộ phí và bọc hành lý quần áo về, đúng lúc rơi xuống dưới chân Triệu tiểu gia.

Y rời đi không thèm ngoái đầu lại, nói: “Được, ta không mang gì đi cả.”

Hữu Lâm cứ thế đi bảy năm
Chương tiếp
Loading...