Chuyện Tình Sơ Mi

Phần 1



Phần 1 KHÚC XƯƠNG LÀM QUEN

Chị chủ quán tạp hóa hí hửng lật sổ dò tên Hồng Phượng gạch roẹt roẹt rồi nói sang sảng vang cả quán.

“Xóa sổ. Thế là xong. Chẳng như tụi con Thủy con Phương mua chịu mấy tháng trời, nay hẹn thế này mai hẹn thế khác. Thời buổi kinh tế khủng hoảng, giá cả leo thang, chị đóng tiền  lãi ngân hàng muốn ngộp mặt mà tụi nó có hiểu cho chị đâu.”

Phượng kéo lại khóa ví tiền sau khi đã rút hơn phân nửa tiền lương mới rút từ thẻ để trả các khoản ghi sổ. Chị Thu lại ca bài “nỗi lòng người bán chịu” để đánh động khách hàng thấu hiểu. Bốn tháng trước công ty chỗ cô làm phá sản. Phượng phải chật vật lắm mới xoay đủ tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn bằng đồng lương ít ỏi bưng phở đùng một cái lăn ra ốm thế là mất việc. Tiền tiết kiệm đã gửi cho em trai đang học công nghệ thông tin ở Đà Nẵng mua máy tính, chẳng còn bao nhiều đành ê mặt đi mua chịu. Hên sao được nhà sách Hoàng Linh nhận vào vị trí bán sách đúng lúc lao đao với lương cứng 3 triệu một tháng, chưa tính tiền làm thêm giờ. Đây là nhà sách uy tín trực thuộc một Công ty Cổ phần sách có vị thế vững mạnh trên thị trường nên Phượng chắc mẩm sẽ được yên vị với công việc này lâu dài.

Quán có khách. Chị chủ quán tắt “đài”, đon đả bắt chuyện. Phượng xách bịch ni lông đựng chục gói mì tôm bước ra khỏi quán, rảo bước trên con đường hẻm xung quanh toàn là những căn nhà cao tầng đẹp đẽ và bề thế. Cô mới chuyển đến gian phòng áp mái nhỏ xíu và nóng kinh khủng khiếp sau khi khu nhà trọ cô ở từ hồi sinh viên bị phá bỏ để xây công viên. Được cái, gian phòng có cầu thang riêng biệt nên cũng khá thoải mái không phải “lượn” trong nhà chủ. Trước cửa ra vào có một ban công nho nhỏ Phượng đóng một cái kệ gỗ rồi chất lên đó mấy chậu cây cảnh bé xíu xiu. Sáng nào khi thức dậy cũng mở cửa hít thở không khí trong lành, ngắm bình minh lên chiếu những tia nắng ấm áp và tưới nước ấy cái chậu dễ thương. Đứng chỗ này nhìn qua có thể thấy được sân sau của căn biệt thự sát bên, có bãi cỏ, những bụi cây, bộ bàn ghế màu trắng và một con chó Bẹc Rê to lớn ở trong căn nhà be bé bằng gỗ cũng màu trắng. Thỉnh thoảng, cô thấy một người phụ nữ ra cho chó ăn. Tội nghiệp nó ghê! Sống một mình không có bạn có bè, chủ cũng chẳng chơi cùng. Lâu lâu thương tình cô quẳng cho nó khi thì khúc bánh mì thịt, khi thì miếng thịt nướng, nghe tiếng nó sủa gâu gâu mừng rỡ cũng vui.

Cô làm việc theo ca, nếu hôm nay làm ca sáng 7h-3h chiều thì hôm sau làm ca chiều từ 3h chiều- 10h tối. Tốt nghiệp Cao đẳng nên tìm được chỗ làm khá khẩm như thế này cô mừng còn không hết chứ chẳng dám mơ được chỗ nào ngon hơn. Ba mất do tai nạn giao thông, còn một mình mẹ ngày ngày chở rau ra chợ bán nuôi ba chị em ăn học. Gần năm năm bám trụ ở thành phố dành dụm nhín nhúm gửi về ẹ cuối cùng mẹ cũng sửa được nhà. Mẹ bảo, “Nếu sống không nổi ở đất Sài Gòn thì cứ về nhà với  mẹ” nhưng Phượng quả quyết, “Về Kon Tum khó xin việc lắm mẹ ơi, con sẽ kiếm thật nhiều tiền để gửi về ẹ”. Phượng đang viết một cuốn tiểu thuyết được đánh giá năm sao trên một trang web bình chọn tác phẩm văn học mạng, có một công ty sách đã ngỏ ý muốn xuất bản. Tuyệt thật! Chắc sẽ thu được một khoản nhuận bút kha khá gửi về ẹ.

“Gầu gầu gầu”

Vừa mở khóa cửa vừa suy nghĩ linh tinh, chợt nghe tiếng cho sủa, Phượng quay sang, chẳng nhìn thấy con Bẹc Rê đâu cả mà chỉ thấy bụi cây ngay hàng rào màu trắng lung lay dữ dội. Chắc Bẹc Rê làm gì trong đó. Đào hố chăng? Thú vị thật đấy. Giá mà có thể sang đó chơi với nó.

Vừa mở khóa cửa vừa suy nghĩ linh tinh, chợt nghe tiếng cho sủa, Phượng quay sang, chẳng nhìn thấy con Bẹc Rê đâu cả mà chỉ thấy bụi cây ngay hàng rào màu trắng lung lay dữ dội. Chắc Bẹc Rê làm gì trong đó. Đào hố chăng? Thú vị thật đấy. Giá mà có thể sang đó chơi với nó.

“Ê Bẹc Rê, em làm gì trong đó vậy?”. Phượng đứng trên ban công nói vọng xuống. “Bẹc Rê…”

“Gầu gầu gầu…”

Con Bẹc Rê vẫn sủa còn bụi cây đã thôi động đậy. Phương vẫn kiên trì gọi.

“Bẹc Rê ơi, hê lô, ra ngoài đi chị cho cái này nè”. Phượng rút từ trong túi xách ra một khúc xương giả mua ở chợ đồ chơi dành cho chó. “Hê lô”.

“Gầu gầu gầu”

“Có đồ chơi cho em nè… Bẹc Rê… Ra đây đi. Chị phang qua nha”.

Dứt lời, Phượng liệng qua hàng rào.

Dứt lời, Phượng liệng qua hàng rào.

“Á!”

Sau khi nghe cái “cốp”, có tiếng con trai “Á” lên. Phượng mất hồn. Chết tiêu. Ném trúng người ta. Ai biết ngay bụi cây có người đâu, tự nhiên ngồi dưới đó chi vậy? Nhưng nghĩ thế thôi chứ đố Phượng dám đứng đó chờ nạn nhân “chỉ mặt mắng vốn”. Thôi thì cứ trốn đại. Cô chạy tót vào nhà rồi đóng cửa lại.

Một anh chàng từ trong bụi cây đứng thẳng người, vừa xoa đầu vừa nhìn quanh rồi nhìn lên cánh cửa đóng im ỉm trên tầng áp mái.

Quăng túi xách trên giường, Phượng lại góc bếp nhỏ bắc nồi nước rồi bật bếp ga. Mai làm ca hai nên cô dư dả thời gian để viết nốt chương cuối của cuốn tiểu thuyết đầu tay. Đó là chuyện tình đẹp giữa anh kỹ sư địa chất Hải Quân và cô sinh viên thực tập Mai Lan. Cô bé là con nhà giàu nhưng không hề đỏng đảnh kiêu căng, ai phân gì cũng làm thậm chí lên rừng để khảo sát địa chất quanh một con suối. Người được chỉ định để đi cùng cô bé là anh chàng kỹ sư xấu trai, ngố rừng, xà rú khiến đám đàn ông con trai trong phòng đều ghen tị. Thế rồi, đã có chuyện xảy ra trên rừng, hai người bị lạc nhau lúc sẩm tối. Một mình Hải Quân rọi đèn bin cuống cuồng đi tìm cô bé Mai Lan vì điện thoại hết bin không liên lạc được. Trời bất chợt đổ mưa rào rào. Quân vô cùng lo lắng nháo nhào chạy khắp nơi gào rú như ta zan cuối cùng cũng có tiếng đáp lại. Mai Lan đang ngồi co ro trong hốc cây thấy anh nhào ra ôm chầm lấy, khóc òa. Tối đó, hai người phải qua đêm trong một cái chòi tranh vì mưa quá to không thể về được. Nửa đêm cô bé sốt cao, cả người lạnh toát, run lẩy bẩy, răng va vào nhau lập cập, mê man. Quân thương quá nên cởi áo để tấm thân trần ủ ấm cho Mai Lan. Chuyện tình yêu của hai người được thêu dệt ngay trong đêm hôm đó. Cho dù sau này bị cha mẹ phản đối quyết liệt, cô bé Mai Lan vẫn lấy anh chàng kỹ sư ngố rừng đó.

“Hi”

Phượng bẻ mì bỏ vào nồi, đứng cười một mình. Không ngờ tiểu thuyết của cô lại được yêu thích đến vậy. Rõ ràng anh chàng nam chính xấu đui chứ có đẹp trai cho cam nhưng độc giả vẫn thích đọc truyện của cô. Cái cảnh “táo bạo” đột xuất của chàng ta lại còn được bình chọn là cảnh “hót” nhất truyện, được thảo luận sôi nổi trên diễn đàn. Vui quá đi mất.

Mì chín. Phượng tắt bếp, lấy bao tay nhấc nồi đặt trên chiến bàn gỗ con con, ngồi gắp mì ăn trên nắp. Tuyệt. Ngon quá. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Ăn xong, cô dọn dẹp rồi để chiếc laptop trên bàn, khi thì ngẩng đầu nhìn trần nhà khi thì cắm cúi gõ bàn phím như bay. Chín giờ kém, cô nằm dài ra nền nhà.

Mì chín. Phượng tắt bếp, lấy bao tay nhấc nồi đặt trên chiến bàn gỗ con con, ngồi gắp mì ăn trên nắp. Tuyệt. Ngon quá. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Ăn xong, cô dọn dẹp rồi để chiếc laptop trên bàn, khi thì ngẩng đầu nhìn trần nhà khi thì cắm cúi gõ bàn phím như bay. Chín giờ kém, cô nằm dài ra nền nhà.

“Yeah! Xong rồi”

Quyết định tự thưởng ình một tô cháo vịt đầu ngõ, Phượng mở cửa ra khỏi phòng, cố tình không bật điện cầu thang, liếc mắt nhìn về phía sân vườn sáng điện chẳng thấy tăm hơi người và chó đâu. Quái lạ. Bình thường hay thấy Bẹc Rê chạy tung tăng trong vườn mà. Nó đâu rồi nhỉ?

Lúc đang thưởng thức tô cháo vịt thơm phức và ngon tuyệt, Phượng trố mắt nhìn khi thấy em Bẹc Rê hiên ngang đi trên vỉa hè cùng với chủ của nó. Có tật giật mình, cô dịch ghế vào sát trong góc quay mặt nhìn vào tường. Rất có thể đây là người vừa nãy bị cô lia khúc xương trúng đầu. Ực… Cô nuốt ực một cái trong lo sợ.

Hé mắt nhìn qua. Á. anh ta đang dắt Bẹc Rê đi ngang qua đây. Chết tiêu rồi. Phải làm sao đây. Bẹc Rê ơi, em đừng có nhận ra chị là người hay đứng bên hàng ra quăng mì thịt cho em nha. Ôi, tôi phải làm sao đây….

“Cô Bảy, cho con tô đặc biệt”. Phượng nghe anh chàng lên tiếng. Cô cắm đầu cắm cổ cố ăn cho xong tô cháo để chuồn…thì…
Chương tiếp
Loading...