Cô Dâu Thủy Thần

Chương 13



… — 13 – …

.

Lễ Hội Cúng Trăng vào giữa mùa thu để tôn vinh Mễ Linh Thần Nữ và Thái Âm Thần Nữ trong sử sách còn mang tên là Lễ Hội Tế Nguyệt, là một trong hai lễ hội lớn nhất của cư dân Văn Lang hàng năm, lễ hội còn lại chính là Tết Nguyên Đán mừng năm mới vào đầu mùa xuân. Nghi lễ này tạ ơn thần linh đã ban ùa màng bội thu, cuộc sống ấm no sung túc và chuyện tình duyên viên mãn, gia đình hạnh phúc. Lễ Cúng Trăng diễn ra sau khi vụ mùa đã gặt xong, người dân sống trong cảnh nông nhàn thảnh thơi. Phẩm vật cúng thần không thể thiếu là bánh chưng bánh dày, lại thêm những khay trầu têm cánh phượng tuyệt mỹ, cùng những mâm bánh cốm xanh mướt màu lá dứa, những mâm xôi ngũ sắc ngũ vị ngọt bùi hương mật đường đỗ xanh, được làm nên từ bàn tay khéo léo của những con người Văn Lang thuần hậu chất phác.

Thủy cung hồ Yên Ba kết hoa giăng đèn lung linh huyền ảo. Hàng trăm cung nhân gia thần tập hợp trên sân điện nơi thạch đảo lớn nhất chuẩn bị giờ hành lễ. Ánh lửa sáng rực cuồn cuộn bốc cao, tỏa khói mịt mù theo những cơn gió đêm lồng lộng mang hơi sương giá lạnh. Vầng trăng đêm rằm ánh màu hoàng kim lộng lẫy, soi sáng màn đêm tĩnh mịch dưới nền trời thăm thẳm mờ ảo. Tất cả đều nghiêm trang an vị khi giờ lành đã đến. Lời khấn nguyện của gia thần nhận vai chủ tế vang lên thành khẩn được gió cuốn mãi lên những tầng không, hòa cùng âm thanh hùng tráng của dàn cồng chiêng và tiếng trồng đồng rền hơn sấm sét.

Ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Ánh trăng rực rỡ huy hoàng.

-Tại sao Mễ Linh thần nữ lại không được tôn vinh trong văn khấn?

Chàng đứng cạnh ngài khi lễ tế đã xong, một chút ngạc nhiên trong giọng nói.

-Lễ Hội Tết Nguyệt của thần linh mang ý nghĩa đôi chút khác biệt với người phàm. Thần linh thì không cần phải bái tế thần linh, chỉ cần cung kính đúng tước vị phẩm hàm. Nhưng Thái Âm Thần Nữ là vị nhiên thần có từ thời Hồng Hoang khai thiên lập địa, niên kỷ cả trăm vạn năm, pháp lực quyền uy vô biên vô tận. Vậy nên bách tiên chư thần đều phải tôn sùng lễ bái.

-…

-Hơn nữa, Nhân gian vẫn hay truyền rằng Ông Tơ Bà Nguyệt se kết tơ duyên nhưng thật ra chỉ có Tơ Lão thuộc Thiên Phủ là se duyên cho người phàm mà thôi. Việc cai quản tình duyên của thần tiên chính là Bà Nguyệt, tước vị Thái Âm Thần Nữ.

-…

-Nếu làm mất lòng bà ấy, bị se kết một đoạn tơ tình oan nghiệt ngang trái, khác gì tự rước họa vào thân, sống không yên mà chết cũng chẳng được.

Ngài cười nhạt vẻ nhạo báng mỉa mai. Chàng bất giác bật cười thú vị.

-Nếu vậy tơ duyên của người phàm và thần linh thì ai sẽ định liệu đây?

-…

-…

-Có lẽ là chẳng ai quan tâm lo lắng nên nếu bị ngăn cản chia ly sẽ rất bi thảm đoạn trường như Ngưu Lang Chức Nữ ngày xưa.

Thủy thần cười nhạt buông lời nhẹ tênh. Ánh nhìn dò xét lướt qua gương mặt chàng.

Khiết Thảo im lặng lơ đãng ngắm trời đêm. Ánh mắt xao động tan nhanh vào bóng tối.

-Anh chị không đi thả Thiên Đăng sao?

Bạch Hy hân hoan mỉm cười chào hỏi. Lâm Nguyên đứng bên cạnh nàng cầm một chiếc đèn lồng vẽ hình những đóa bạch mai bay bay trong gió cùng dãy núi uy nghi thấp thoáng đường chân trời đỉnh mờ mây phủ.

-Ta đang chờ Điệp Tuyên mang Thiên Đăng đến.

Ngài vừa nói xong thì cô và anh xuất hiện giữa màn hơi nước mờ mờ ảo ảo. Cô cẩn thận cầm mấy chiếc đèn lồng vẽ hình mây mưa vần vũ, sóng nước mênh mông cùng những chiếc lá cỏ xanh mượt mảnh mai đọng sương đêm lấp lánh. Nhiều cung nhân gia thần khác cũng vô cùng phấn khởi hào hứng với màn hội đêm trăng, khi tay ai cũng mang một chiếc đèn lồng được tạo tác tinh xảo khéo léo, hình họa sống động thú vị thể hiện tâm tư tình cảm. Họ đặt vào đó những mảnh giấy đỏ viết ước nguyện gửi đến Thái Âm Thần Nữ trên Nguyệt Cung cầu mong tình duyên được viên mãn hạnh phúc.

Ngài vừa nói xong thì cô và anh xuất hiện giữa màn hơi nước mờ mờ ảo ảo. Cô cẩn thận cầm mấy chiếc đèn lồng vẽ hình mây mưa vần vũ, sóng nước mênh mông cùng những chiếc lá cỏ xanh mượt mảnh mai đọng sương đêm lấp lánh. Nhiều cung nhân gia thần khác cũng vô cùng phấn khởi hào hứng với màn hội đêm trăng, khi tay ai cũng mang một chiếc đèn lồng được tạo tác tinh xảo khéo léo, hình họa sống động thú vị thể hiện tâm tư tình cảm. Họ đặt vào đó những mảnh giấy đỏ viết ước nguyện gửi đến Thái Âm Thần Nữ trên Nguyệt Cung cầu mong tình duyên được viên mãn hạnh phúc.

-Chúng ta đi thôi.

Ngài dịu dàng nắm tay chàng bước khỏi sân điện cùng với mọi người.

Cả hai hòa vào đám đông đứng khắp bãi đá bằng phẳng, trống trải giữa hồ Yên Ba rì rào sóng vỗ. Vầng nguyệt mùa thu tròn vành vạnh tỏa rạng sáng ngời, dát vàng dát bạc lên những ngọn sóng nhấp nhô xô vào bờ đá. Bọt nước óng ánh vỡ tan ra ngàn mảnh tựa pha lê lấp lánh tung bay theo những làn gió lướt qua mặt hồ. Màn sương nhạt nhòa lạnh lẽo đã bị ánh lửa và hơi ấm từ vô số chiếc đèn lồng xua tan không còn dấu vết, làm hiện ra vô vàn thạch đảo hình thù kỳ dị đan xen xa gần.

Mạc Tần dâng lên cho ngài chiếc khay gỗ đặt bút mực và mấy tờ giấy Trắc Lý đỏ thắm. Bạch Hy và Lâm Nguyên đã rời đi.

-Ta sẽ giúp ngươi viết mấy lời ước nguyện.

Ngài nâng bút chấm mực. Chàng cười nhẹ ôn hòa.

-Tôi có thể tự viết được mà.

-Vết thương của ngươi vẫn chưa lành hẳn nên cẩn thận vẫn hơn.

-Tôi thuận tay trái không nghĩa là không thể viết bằng tay phải.

Chàng đáp lời nhẹ nhàng, âm sắc chậm rãi ôn hòa. Thủy thần im lặng trao bút cho chàng, đôi mắt ánh lên nét cười kỳ lạ. Ngài xoay người lãnh đạm nhìn quanh rồi bước đến gần mặt nước khi chàng viết mấy câu chữ vào giấy thắm.

Tờ giấy nhỏ được cuộn lại dán vào thanh gỗ khung đèn. Ngọn lửa ấm áp đỏ rực làm không khí dần nóng lên rồi nhẹ hẫng giúp chiếc đèn dễ dàng bay lên không trung theo gió. Ánh sáng xuyên qua làn vải mỏng, họa lên mặt đất bóng hình hoa văn vẽ trên thân đèn khi mờ khi tỏ, vừa thực vừa hư. Những hình ảnh nhảy múa đan xen theo bóng người như tinh nghịch quyến luyến. Tất cả vui vẻ cười đùa, hân hoan trò chuyện chờ đến giờ thả đèn theo nhịp cồng chiêng.

Khiết Thảo đưa mắt nhìn ngài rồi cầm lấy khay gỗ trên tay Mạc Tần.

-Tôi sẽ mang đến cho Thủy thần.

-Ngài ấy chưa bao giờ viết ước nguyện hay thả Thiên Đăng.

-…

-Có lẽ Thủy thần nghĩ tình duyên của mình chẳng bao giờ được viên mãn.

Anh thở dài vẻ cảm thán. Điệp Tuyên cũng bồi thêm mấy câu. Hai người họ huyên thuyên một lúc lại quay sang đùa giỡn với chàng.

-Hay lần này Khiết Thảo thử khuyên Thủy thần xem sao? Ngài ấy mà chịu viết chắc chắn chúng ta sẽ may mắn cả năm.

Anh và cô cùng bật cười, bí mật nháy mắt với nhau rất tinh quái. Chàng mãi suy tư không chú ý hành động kỳ lạ đó lại gật đầu bước đến chỗ ngài. Thủy thần im lặng một lúc rồi khẽ cười lạnh nhạt nhìn khay gỗ.

-Ước nguyện của ta có lẽ Thái Âm Thần Nữ không quản được.

-Viết một ước nguyện không tốn bao nhiêu công sức. Ngài cũng chẳng mất mát gì.

-Viết một ước nguyện không tốn bao nhiêu công sức. Ngài cũng chẳng mất mát gì.

-…

-Nếu ngài không viết ước nguyện ình thì hãy cầu chúc cho người khác.

Chàng từ tốn thuyết phục. Đôi mắt bình thản ánh lên nét hy vọng mơ hồ.

-Ngươi đã cầu nguyện điều gì? Ta chắc là không phải cho ngươi.

Khóe môi ngài ẩn hiện nét cười hư ảo.

-Tôi cầu mong tình duyên của những người tôi yêu thương sẽ được hạnh phúc viên mãn.

Ngài trầm ngâm một lúc rồi cầm lấy khay gỗ bảo chàng.

-Vậy ngươi hãy viết giúp ta mấy câu đi.

Khiết Thảo thoáng ngạc nhiên nhưng vẫn nâng bút chờ đợi.

-Ngươi hãy viết rằng…

-…

-Lãnh Hà muốn Khiết Thảo sống bên cạnh trọn đời trọn kiếp.

Lời nói cùng nụ cười nhẹ tênh hòa trong gió lạnh mất hút vào đêm tối, nhưng bàn tay nâng bút giữa không trung vẫn khẽ run lên nhè nhẹ. Vài giọt mực vô tình nhỏ lên tờ giấy hồng tỏa ra xung quanh từng chấm nhỏ li ti như những đóa hoa huyền sắc bung nở giữa nền trời đỏ thẫm. Mấy tiếng tí tách khe khẽ làm chàng giật mình choàng tỉnh. Đôi mắt tĩnh lặng bình yên thường ngày xao động trong khoảnh khắc. Thần thái thuần khiết băng thanh cũng thoáng nét bàng hoàng.

Thủy thần trầm tư quan sát từng biểu hiện của chàng. Nụ cười khinh mạn đùa cợt thấp thoáng nở trên môi. Đôi mắt ánh lên nét tuấn lãng cao ngạo cố hữu.

-Những chuyện thiêng liêng không nên đùa.

Chàng buông tiếng thở dài cúi mặt lấy tờ giấy khác. Thủy thần nghiêng người về phía chàng thì thầm nhẹ nhàng. Gương mặt cả hai dường như không khoảng cách.

-Ngươi nghĩ là ta đang đùa sao?

Chàng lùi nhanh một bước, hướng ánh mắt về phía Lâm Nguyên và Bạch Hy cách đó không xa rồi quay sang nhìn ngài, chỉ im lặng nhìn ngài thật lâu. Ánh sáng lung linh của hàng trăm chiếc đèn lồng xung quanh không thể soi rõ gương mặt anh tuấn lạnh lùng của ngài, càng không thể soi rõ những tâm tình ẩn hòa trên đó. Trong đôi mắt thăm thẳm hun hút như vực sâu vô đáy, không những hàm chứa những tia cười lúc ẩn lúc hiện tựa sao rơi cuối trời, mà còn phản chiếu gương mặt kém phần bình thản an nhiên. Trái tim chàng bất giác loạn nhịp khi nhìn thẳng vào đôi mắt đó.

Gió bất chợt thổi mạnh. Sóng bất chợt vươn cao.

Bọt nước trắng xóa vỡ tung ra ngàn mảnh nhuộm màu ánh trăng lấp loáng.

-Ngươi lại suy nghĩ quá nhiều phải không?

-Ngươi lại suy nghĩ quá nhiều phải không?

Ngài nói với nụ cười nhẹ tênh lạnh nhạt. Cánh tay đưa ra vuốt mấy lọn tóc rối tung óng ánh màu nâu đồng vào nếp thật ôn nhu.

-Ngươi là người của ta, là tộc Thang Tuyền hiến tế cho ta. Ngươi ở bên cạnh ta trọn đời trọn kiếp thì có gì sai?

-…

-Hãy mau viết cho xong đi.

Ngài thu tay, vẫn là chất giọng khinh ngạo lạnh lùng. Khiết Thảo im lặng cúi mặt hoàn thành mệnh lệnh. Nụ cười ẩn trong bóng tối nhẹ nhàng nở trên môi chàng. Cảm giác ấm áp chạm vào từng ngõ ngách tâm hồn chàng như ánh trăng dịu dàng phủ trùm khung cảnh.

Mặt hồ mênh mông đen huyền dậy sóng.

Sương lạnh lãng đãng nhạt nhòa uốn lượn.

Tầng không bao la bất tận tràn ngập những chiếc đèn lồng lung linh ánh lửa mang theo ước nguyện tình duyên viên mãn bay lên Nguyệt Cung.

.

.Nguyệt Cung

Theo truyện cổ tích Việt Nam, ta có ông Tơ bà Nguyệt và Chú cuội cây đa. Nguyệt Cung được biến tấu và ngụy tạo lộn xộn linh tinh từ những truyện này. Những đoạn giải thích cho bối cảnh thần thoại bên dưới được trích từ Thiên Niên Vạn Nguyệt.

Thái Âm Thần Nữ và Duyên Viên

“Mấy chục vạn năm nay từ khi Viễn Cổ khai thời, thần tiên nào bén mảng tới Nguyệt Cung đều bị Hồng Hoang thần nữ Thái Âm búng một ngón tay bay mất. Nghiêm luật của Thần Vương cũng không thể chế định nơi đó cùng với Nhật Cung và Đại Tử Mạc. Cái Duyên Viên kia cũng lắm hay ho. Thư tịch viết rằng Duyên Viên trồng đầy trầu cau xanh mướt quanh năm có tác dụng như bùa yêu tình dược. Hồng Hoang thần nữ Thái Âm sẽ dùng mực thắm từ trầu cau mà viết tên hai vị thần tiên mang duyên nợ lên một tờ giấy đỏ rồi buộc lại bằng chỉ hồng treo trong vườn Duyên. Chữ phai tơ đứt giấy mờ thì nợ duyên đoạn tuyệt. Việc se duyên kia cũng chưa rõ lắm, chẳng biết là tự ý Hồng Hoang thần nữ Thái Âm hay Thiên Mệnh chiếu trên dòng Ngân Hà”

Sau khi Cây đa và chú Cuội bay lên cung trăng

“Khi cây lơ lửng gần Nguyệt Cung, Hồng Hoang thần nữ Thái Âm đã dùng thuật giữ lấy. Từ đó trên Nguyệt Cung có thêm Đại Đa Thụ và tiều phu Cuội. Mấy vạn năm qua, chàng nhờ công đức tích được và chuyên tâm tu luyện mà trở thành thần tiên mang danh Thượng Cổ thần Thạch Tử. Ngày nay, khi nhìn lên Nguyệt Cung sẽ thấy loáng thoáng hình ảnh cây đa cao lớn sum suê cành lá và bóng dáng vị dược thần ngồi dưới gốc cây giã thuốc.

Nói riêng về Đại Đa Thụ kia cũng lắm thú vị huyền diệu. Mỗi năm cây chỉ rụng một lá xuống đại dương Nhân giới. Loài cá heo đã chờ sẵn liền tranh nhau đớp lấy, xem như vị thuốc quý để cứu chữa thương tích bệnh tật. Tuy nhiên, lá cây đối với thần tiên không thể cãi tử hoàn sinh, chỉ là loại mộc dược giúp tăng cường thanh tẩy thần lực. Vốn dĩ thần tiên tu luyện đều mang thần lực khác nhau, khi truyền dẫn cứu nguy dễ bị nhiễu loạn mà tẩu hỏa nhập ma đi vào tà đạo nên phải có thuốc dẫn. Đại Đa Diệp chính là loại thuốc dẫn duy nhất nhưng không phải ai cũng dễ dàng xin được”Giấy Trắc Lý

Còn gọi là giấy Gân Nghiêng.

Một giai thoại thứ hai nói về việc du nhập giấy vào Trung Quốc từ Nam Việt. Nguồn trích dẫn từ sách Thập Di Ký của Vương Gia (TK thứ 4), được Tiêu Ỷ san nhuận vào TK thứ 6. Chuyện kể rằng, Trương Hoa (232-300) đã soạn cuốn Bác Vật Chí dâng lên Vũ Đế. Công trình gồm 400 quyển được rút lại còn 10 quyển. Hoàng đế ban cho Trương Hoa đồ dùng để chép lại công trình : một thỏi mực bằng đá Khotan, một cây bút cán bằng sừng kỳ lân (đến từ nước Liêu Tây) và một vạn tờ giấy Trắc Lý Chỉ (giấy Gân Nghiêng) đến từ Nam Việt. Tài liệu còn viết thêm rằng các từ ngữ Chỉ Lý và Trắc Lý có thể đổi chổ cho nhau. Người phương Nam làm giấy bằng rong. Gân của nó dọc và ngang đều chạy nghiêng, vì vậy mà có tên đó.

Giai thoại này không được sách cũ nào nhắc lại, nhưng đến TK thứ 10, nó được nhắc lại trong chương nói về giấy của cuốn Văn Phòng Tứ Phả do Tôn Dị Giản biên soạn. Ông này có thêm lời giải thích lấy từ sách Bản Thảo (659) như sau :

“Cây Chỉ Lý có vị ngọt, rất mát, không độc. Trị cảm hàn ở tâm và phúc, làm tăng nhiệt trung bình và tiêu hoá ngũ cốc. Làm tằng khí của dạ dày và ngăn tiêu chảy. Nó mọc trong hồ đầm phía Nam Trường Giang (sông Dương Tử : Yangtze river). Đào Hoàng Cảnh (451-536) tác giả Thần Nông Bản Thảo Kinh , nói rằng: người phương Nam dùng cây đó làm giấy.”
Chương trước Chương tiếp
Loading...