Cô Gái Đồ Long

Chương 22: Cản Đường Bắt Vô Kỵ



Vô Kỵ bỗng lên tiếng hỏi:

-Thưa bác hai, Phương lão anh hùng đó là người tốt hay xấu?

Liên Châu đáp:

-Sau khi chặt cánh tay, phương lão anh hùng chỉ ngày ngày cày cấy, còn dư thời gian thì lấy sách ra đọc. Xưa nay không lai vãng với ai cả, tất nhiên ông ta là người tốt.

Vô Kỵ lại nói:

-Có phải nghĩa phụ cháu giết người bừa bãi như vậy là bậy lắm phải không?

Liên Châu cả mừng, liền giơ tay ra ẵm Vô Kỵ sang, rồi vừa vuốt đầu vừa nói với thằng bé:

-Cháu đã biết không nên giết người bừa như vậy thật là tốt, bác thương cháu lắm. Cháu nên biết người đã chết không thể sống lại được. Khi nào cháu thấy kẻ địch mang tội rất nặng không thể nào tha thứ, cháu mới ra tay giết kẻ đó, bằng không cháu nên cho kẻ đó một dịp may để hối cải.

Vô Kỵ tiếp:

-Bác hai, cháu muốn cầu bác một việc.

Liên Châu hỏi;

-Việc gì thế?

Vô Kỵ đáp:

-Khi nào những người đó kiếm thấy nghĩa phụ, bác làm ơn bảo họ đừng có giết nghĩa phụ nhé! Vì nghĩa phụ đã mù hai mắt đánh không lại bọn họ đâu.

Liên Châu ngẫm nghĩ giây lát rồi nói:

-Việc này bác không thể nhận lời. Còn bác thì không khi nào giết nghĩa phụ cháu cả.

Vô Kỵ đứng ngẩn người, nước mắt nhỏ ròng xuống má.

Sáng sớm hôm sau, bốn người vào thị trấn, liền vào khách điếm ngủ trọ.

Chiều hôm đó, bốn người lại tiếp tục lên đường.

Cũng có lúc Tố Tố và Thúy Sơn cưỡi chung một ngựa để cho Vô Kỵ một mình một ngựa cho thoả chí.

Dù sao Vô Kỵ vẫn còn ít tuổi, được phóng ngựa trong chốc lát đã quên hết việc lo âu cho Tạ Tốn.

Không bao lâu, bốn người đã đến Hán Khẩu.

Chiều hôm đó họ sắp tới An lộc, bỗng có mười mấy khách thương đang ở phía trước chạy tới, thấy Liên Châu bèn vội xua tay bảo:

-Các người hãy mau quay trở lại, phía trước mặt đang có binh lính Mông cổ chặn đường cướp của giết người.

Lại có một người nói với Tố Tố:

-Nương tử này lớn mật thật, nếu nương tử gặp phải bọn lính Mông Cổ thì nguy tai,,

Liên Châu vội hỏi:

-Có bao nhiêu quân Mông Cổ?

Một người đáp:

-Có chừng mười đứa, nhưng trông chúng rất hung ác.

Nói xong, người đó liền cắm đầu ù té chạy.

Xưa nay Võ Ðang thất hiệp ghét nhất là quân nguyên tàn sát lương dân. Ngày thường Trương Tam Phong đốc huấn các môn hạ rất nghiêm cấm các đệ tử ra tay đánh người nhưng dặn các đệ tử nếu gặp quân nguyên thì cứ việc ra tay tha hồ chém giết. Vì thế nếu gặp đại đội quân nguyên, Võ Ðang thất hiệp đành phải xa tránh, nếu gặp một số ít quân Mông Cổ hành hung, bấy giờ anh em Võ Ðang thất hiệp liền ra tay trừ diệt ngay. Lúc ấy Liên Châu và Thúy Sơn nghe mấy người nói phía trước có mười mấy tên quân Mông Cổ thôi, nên cả hai định tâm giết những tên quân tàn ác đó để trừ hại cho dân.

Ði trước ba dặm quả nhiên phía trước có tiếng kêu la thảm khốc, Thúy Sơn bèn phóng ngựa lên trưc thì thấy mười mấy tên quân Mông Cổ, tay cầm đao và trường mâu đang đâm chém và cướp giật của cải dân lành. Dưới đất máu tươi chảy lai láng. Ðã có bảy tám người bị chém đứt đầu. Một tên Mông Cổ tay cầm một thằng bé độ ba bốn tuổi giơ lên cao và đá mạnh một cái. Thằng bé bị đá lên trên không, kêu la thảm khốc, lúc rơi xuống bị chúng bồi thêm một cái đá nữa. Thằng bé cứ bị bọn lính Nguyên đá đi đá lại tựa như trái cầu. Nó chỉ bị đá vài cái đã chết ngay.

Thúy Sơn tức giận ứa gan, liền phi thân xuống, khi chưa tới đất đã múa quyền đấm vào ngực một tên lính đang giơ chân định đá cái xác thằng bé.

Tên lính Nguyên đó không kịp kêu la đã ngã gục xuống đất.

Một tên lính Mông Cổ khác múa cây xà mâu nhằm lưng chàng đâm tới.

Vô Kỵ thấy vậy la lên:

-Cha hãy cẩn thận.

Thúy Sơn vội quay mình lại vừa cười vừa nói:

-Con xem cha đánh lính Mông Cổ đây.

Lúc ấy, cây xà mâu của địch chỉ cách người chàng không đầy nửa thước. Chàng vội giơ tay trái lên bắt luôn cả cây xà mâu đó, thuận tay đẩy về phía trước một cái, cán xà mâu đụng ngay vào ngực tên lính.

Tên lính Mông Cổ đó chỉ kêu lên được một tiếng ngã lăn ra đất tức thì.

Các lính Nguyên thấy Thúy Sơn dũng mãnh như vậy, đông thanh la lớn một tiếng, cùng xông cả lại bao vây.

Tố Tố cũng vội nhảy xuống ngựa cướp một con dao dài của tên lính nguyen và chém liền một lúc hai tên.

Các lính Nguyên thấy mấy người này đều là tay giỏi võ, tuy biết địch không lại liền quay đầu bỏ chạy.

Nhưng bọn lính nguyên vẫn tính hung ác, trong khi đào tẩu thuận tay chúng chém thêm vài người dân lành.

Liên Châu thấy vây, cả giận quát:

-Ðừng để chúng chạy thoát!

Ðoạn chàng chạy thẳng về phía tây cản trở lối đi của bốn tên lính Nguyên.

Tố Tố và Thúy Sơn cũng chia nhau đón đường đánh bọn Mông Cổ đó.

Ba người biết quân nguyên tuy hung ác nhưng võ công của chúng rất tầm thường, còn kém vả Vô Kỵ nhiều, nên cả ba người không cần phải trông nom thằng nhỏ nữa.

Vô Kỵ nhảy xuống ngựa thấy bác với cha mẹ mình đang đuổi đánh bọn quân nguyên, liền vỗ tay khen:

- Hay lắm! Hay lắm!

Nó la xong, tên lính Mông Cổ bị Thúy Sơn thúc cán xà mâu vào ngực khi nãy đột nhiên đứng ngay dậy, giơ tay ra ôm ngang lưng Vô Kỵ.

Vô Kỵ kinh hãi xoay tay đánh luôn một thế Thần Long bái vĩ nghe "bộp" một tiếng, trúng ngay ngực tên lính Nguyên.

Nó thấy bác với cha mẹ nó đang hăng tiết chém giết quân nguyên nên nó cũng dùng hết sức mà đánh vào kẻ đã ôm nó.

Ngờ đâu tên lính đó không kêu là một tiếng nào mà thân mình y cũng không thấy rung chuyển.

Y lẹ làng tung mình lên ngựa rồi quất roi cho ngựa chạy thẳng.

Liên Châu và vợ chồng Thúy Sơn đồng thanh la lên và đuổi theo.

Liên Châu chỉ nhún nhảy hai cái đã tới sau lưng ngựa, giơ tay trái đánh luôn một chưởng. Nhưng tên lính Mông Cổ không quay đầu lại chỉ trái tay đánh một chưởng trả lại, chưởng của hai người va chạm nhau, Liên Châu cảm thấy chưởng lực của đối phương mạnh như bài sơn hải đảo, khí huyết trong người chàng đảo lộn, thân mình rung chuyển mấy cái và bị bắn về phía sau ba bước.

Con ngựa của tên lính Mông Cổ đó cũng chịu không nổi sức chấn động của chưởng lực Liên Châu, nên hai chân trước của nó đột nhiên quì xuống đất.

Tên lính nguyên tay vẫn ẵm Vô Kỵ, thuận thế nhảy luôn về phía trước, y nhún nhảy một cái đã ra ngoài xa hơn trượng, rồi y giở khinh công cắm đâu chạy thoát.

Thúy Sơn thấy sắc mặt nhị ca lợt lạt, biết đã bị thương nặng vội chạy đến đỡ.

Tố Tố vì thương con nên cứ cắm đầu đuổi theo, nhưng khinh công của tên lính Nguyên đó cao khôn tả.

Càng đuổi nàng càng thấy kẻ địch bỏ xa mình rất nhiều.

Giây lát sau, nàng chỉ còn thấy kẻ địch là một cái chấm đen rồi biết mất hẳn qua một con đường cong. Nhưng Tố Tố không chịu buông tha, cứ cắm đầu đuổi theo hoài, nàng không nghĩ rằng tên lính Nguyên đó có thể đả thương được Liên Châu thì dù rằng nàng có đuổi kịp cũng không sao địch nổi.

Lúc ấy Liên Châu khẽ nói:

-Ngũ đệ, mau gọi đệ phụ trở lại, chúng ta thong thả hãy bàn tính sau,..

Thúy Sơn liền cầm cây xà mâu đâm thẳng vào hai tên lính Nguyên đang nằm trước mặt kế quay lại hỏi Liên Châu:

-Nhị ca có bị thương nặng lắm không?

Liên Châu đáp:

-Không lấy gì làm nặng lắm, nhưng ngũ đệ hãy chạy theo gọi đệ phu trở lại trước đã.

Thúy Sơn thấy trong bọn lính Nguyên có một vài cao thủ ẩn núp, e những tên đó sẽ tới giết hại Liên Châu nên trước khi đi gọi Tố Tố, chàng liền giết hết những quân Mông Cổ còn sống sót nằm quanh đó, rồi mới nhảy lên mình ngựa tiến thẳng về phía Tây.

Chàng đuổi mười mấy dặm đã thấy Tố Tố đầu bù tóc rồi đang cắm đầu chạy như điên, bước loạng choạng hình như đã mỏi mệt lắm rồi.

Chàng phi ngựa tới cạnh ôm xốc nàng lên trên yên.

Tố Tố vừa khóc vừa chỉ về phía trước và nói:

-Không thấy nữa rồi, không còn đuổi kịp .

Nói xong nàng chết giấc liền, Thúy Sơn vẫn lo ngại cho Liên Châu, trong lòng nghĩ thầm :

- Trước hết phải chăm sóc nhị ca đã rồi sẽ kiếm Vô Kỵ sau .

Ðoạn chàng liền quay đầu ngựa phi trở lại, thì thấy ba tên lính Nguyên hai tên cầm xà mâu một tên cầm đao, bao vây lấy Liên Châu đang ngồi dựa gốc cây nhưng chúng không dám tấn công.

Thúy Sơn thấy vậy nổi giận quát lớn:

- Quân Mông Cổ kia, có mau nạp mạng không?

Chàng bèn múa cây xà mâu đâm té luôn hai tên lính Mông Cổ, còn một tên nữa quay mình định chạy. Chàng quát lớn một tiếng rồi lao cây xà mâu theo. Chàng còn đang tức giận nên đã dùng hết toàn lực cây xà mâu xẹt trên không kêu vù vù đâm vào sau lưng tên lính, xuyên ra trước ngực rồi cắm thẳng xuống dưới đất.

Tố Tố từ từ tỉnh dậy mồm vẫn kêu la:

- Vô Kỵ! Vô Kỵ!

Liên Châu nhắm mắt ngồi vận khí đièu hơi rồi móc túi lấy viên thuốc Thái ất đoạt mệnh đơn ra uống. Sắc mặt của chàng đã đỏ dần lên. Chàng từ từ mở mắt ra khẽ nói:

- Chưởng lực của kẻ địch lợi hại thật.

Thúy Sơn nghe sư huynh đã lên tiếng được rồi, biết không còn nguy hiểm nữa trong lòng lúc bấy giờ mới được yên nhưng chàng vẫn chưa dám nói chuyện vội.

Liên Châu liền từ từ đừng dậy khẽ hỏi:

- Có phải tên lính Mông Cổ đõ đã chạy mất rồi không?

Tố Tố vừa khóc vừa đáp;

- Sư ca, biết làm sao bây giờ đây?

Liên Châu nói tiếp:

- Tức muội hãy yên tâm, Vô Kỵ không việc gì đâu. Người đó võ công cao siêu như vậy, chắc không khi nào giết hại trẻ nhỏ.

Tố Tố lại nói:

- Nhưng nhưng y đã bắt cóc Vô Kỵ đi rồi!

Liên Châu gật đầu, giơ tay ra để lên vai Thúy Sơn nhắm mắt ngẫm nghĩ.

Một lát sau, Liên Châu mở mắt ra và nói:

- Ngu huynh cũng không nghĩ ra được người đó thuộc phái nào. Chúng ta hãy trở về Võ Ðang, hỏi ân sư sẽ rõ.

Tố Tố nóng lòng sốt ruột thúc giục Liên Châu:

- Sư ca, phải nghĩ cách gì để cướp lại thằng Vô Kỵ trước đã? Còn kẻ địch ấy thuộc môn phái nào sau này hỏi lại ân sư.

Liên Châu lắc đầu mấy cái, Thúy Sơn vội đỡ lời:

- Hiện giờ nhị ca đang bị đau nặng, người đó lại có võ công cao siêu như thế, dù chúng ta có đuổi theo kịp cũng không làm gì nổi y.

Tố Tố vừa khóc vừa hỏi:

- Chẳng lẽ chúng ta để yên như vậy sao?

Thúy Sơn đáp:

- Chúng ta khỏi tìm kiếm, tự y sẽ đến kiếm chúng ta.

Tố Tố là người rất thông minh và sáng suốt vì thấy đứa con yêu quí bị bắt cóc mà kinh hãi đến nỗi mất hết bình tĩnh.

Lúc này nàng nghe Thúy Sơn nói vậy mới tỉnh ngộ.

Nàng cũng biết tên lính Mông Cổ đõ võ công cao siêu, đến Liên Châu cũng địch không nổi, thì đủ thấy không phải là tên lính Mông Cổ thật sự.

Sau khi y đả thương Liên Châu, nếu y định giết hại hai vợ chồng nàng dễ như trở bàn tay. Nhưng y chỉ bắt Vô Kỵ đi, đủ thấy muc đích của y là muốn biết rõ tung tích Tạ Tốn.

Thúy Sơn liền ẵm Liên Châu để lên lưng ngựa rồi ba người đi từ từ về phía trước.

Tới Lục An cả ba vào trong một khách sạn nhỏ để nghỉ ngơi.

Thúy Sơn liền bảo điếm tiểu nhị đem cơm nước vào phòng, rồi đóng chặt của lại.

Sở dĩ chàng làm như vậy là sợ bên ngoài gặp phải lính Nguyên, lại có sự rắc rồi nữa.

Ba người giết mười mấy tên lính Mông Cổ nên mấy ngày sau đại đội quân Nguyên liền tới nơi ấy chém giết và cướp bóc một lần nữa trả thù, dân chúng gần đó chịu không biết bao khổ hình. Thật là cảnh thảm khốc của kẻ mất nước, không sao tả xiết.

Liên Châu vận nội công để chữa vết thương.

Thúy Sơn ngồi bên cạnh để bảo vệ còn Tố Tố thì ngồi trên ghế nghỉ ngơi, dầu nhắm mắt nhưng Tố Tố không sao ngủ được.

Ðến nửa đêm Liên Châu liền đi lại trong phòng ba vòng cho dãn gân dãn cốt một lát, rồi nói:

-Ngũ đệ, ngoài sư phụ, ngu huynh chưa hề gặp một địch thủ nào lợi hại như vậy bao giờ.

Thì ra lúc Thúy Sơn thuận tay thúc cây xà mâu vào ngực tên lính Mông Cổ đó thì y chỉ giả bộ chết giấc thôi.

Lúc ấy vợ chồng Thúy Sơn với Liên Châu không để ý tới.

Bây giờ ba người mới hồi tưởng lại thì đều nhớ ra người đó hình như râu mọc đầy cằm, Tố Tố liền lên tiếng:

- Tên lính Nguyên đó bắt được Vô Kỵ đi, chắc thế nào cũng hạch hỏi tra gạn cho ra tung tích của nghĩa huynh. Không biết thằng Vô Kỵ có chịu nói không?

Thúy Sơn liền đáp:

- Nếu Vô Kỵ chịu nói cho tên đó rõ, thì nó đâu phải là con của chúng ta.

Tố Tố lại tiếp:

- Ngũ ca nói phải, chắc nó không chịu nói đâu.

Nàng nói tới đó, đột nhiên oà lên khóc.

Thúy Sơn vội hỏi:

- Làm sao thế?

Tố Tố nức nở khóc và đáp:

- Vô Kỵ không chịu nói thì thế nào tên ác tặc đó cũng đánh nó và buộc nó phải nói. Nó sẽ dùng độc hình cũng nên?

Thúy Sơn và Liên Châu cùng thở dài một tiếng đồng thanh nói:

- Ngọc có dũa mới quí. Cứ để cho nó trải qua những sự gian nan khổ sở sau này nó mới khá được.

Thúy Sơn tuy nói như vậy, nhưng nghĩ đến con trong lòng rất xót xa. Nên chàng vừa ngẫm nghĩ vừa suy tính:

- Nếu lúc này tên lính Nguyên đó đem con ta có lẽ ta sẽ cho y biết tung tích của Tạ Tốn. Không! Thà chết chớ ta không thể là kẻ tiểu nhan vô nghĩa .

Nghĩ tới đó, chàng liền quay lại nhìn vợ, thấy hai mắt của Tố Tố đang van lơn chàng bỗng giật mình kinh hãi và nghĩ tiếp:

- Nếu tên ác tặc đó quay lại láy tính mạng của Vô Kỵ để uy hiếp chưa biết chừng Tố Tố sẽ khuất phục và nói rõ ra.

Ðoạn chàng liền nói lảng sang chuyện khác.

-Thế nào, nhị ca đã đỡ chưa?

Liên Châu thấy thần sắc của hai vợ chồng chàng đã biết được hai người đang lo ngại nếu tên lính Mông Cổ tra hỏi Vô Kỵ không ra manh mối sẽ đem thằng nhỏ tới đây để uy hiếp. Tất nhiên Tố Tố không khi nào chịu để cho tên ác tặc đó giết Vô Kỵ trước mặt mình. Rồi thế nào nàng cũng phạm lỗi vô nghĩa mà nói rõ tung tích Tạ Tốn.

Liên Châu liền nghĩ ra được một kế để cởi mở bèn vội nói:

- Thôi được, chúng ta lên đường ngay bay giờ đi.

Ba người liền trả tiền phòng tiền cơm nước rồi rời khách điếm lên đường ngay.

Họ chọn những đường nhở và lối đi hẻo lánh nhất.

Không phải vì sợ kẻ địch đuỏi theo mà họ chỉ sợ tên ác tặc bắt Vô Kỵ tới dùng những thủ đoạn thảm khốc mà uy hiếp.

Ba người cứ ngày nghỉ đêm đi cũng may suốt dọc đường không việc gì xảy ra cả. Vì thương con và đi đêm sương gió, nên Tố Tố ngã bệnh.

Thúy Sơn đành thuê hai xe lừa, một cho Liên Châu, một cho Tố Tố còn chàng thì cưỡi ngựa theo họ tống.

Ngày hôm đó, đã tới Tương Dương, liền nghé lại trọ ở một khách sạn tại trấn Thái Bình điếm.

Thúy Sơn xếp đặt lại chổ cho Liên Châu yên nghỉ đang định trỏ về phòng mình bỗng thấy một đại hán vén cửa màn xông vào.

Ðại hán đó mặc quần áo xanh tay cầm chiếc roi ngựa trông như một phu xe.

Y trợn mắt nhìn Liên Châu và Thúy Sơn mỉm cười một cái rồi bỏ đi.

Thúy Sơn biết tên đó thế nào cũng thuộc phe địch nhưng chàng tức y vô lễ, bèn vận sức đảy mạnh theo một cái trúng giữa lưng tên đại hán ngã sấp xuống.

Y lóp ngóp bò dậy quát tháo:

-Võ Ðang tiểu tặc chết đến nơi rồi mà còn hành hung!

Y nói cứng như vậy, nhưng chân vẫn cứ rảo cẳng chạy luôn ra bên ngoài, bước rất loạng choạng, đủ thấy y bị thương không nhẹ.

Liên Châu thấy vậy, không nói năng gì cả.

Chiều hôm đó, Thúy Sơn vào phòng Liên Châu và nói:

- Nhị ca chúng ta nên khởi hành bây giờ đi.

Liên Châu đáp:

- Không. Tối nay không nên đi vội, để sáng mai lên đường thì hơn.

Thúy Sơn ngẫm nghĩ giây lát hiểu ngay ý của sư ca mình, liền trả lời:

- Nhị ca nói phải, nơi đây cách bổn sơn có hai ngày đường thôi. Sư huynh đệ chúng ta dù hèn kém tới đâu cũng không thể nào làm giảm uy phong của sư môn. Ở ngay chân núi Võ Ðang mà chúng ta lại đêm đi ngày nghỉ một cách thầm lén nước làm gì?

Liên Châu mỉm cười đáp;

- Dù sao hành tung của chúng ta cũng bị bại lộ. Chúng ta thử xem đệ tử phái Võ Ðang sẽ chết như thế nào?

Thế rồi anh em liền sát cánh nhau, ngồi lên trên giường nhắm mắt tham thiền để dưỡng thần.

Ðêm hôm đó ngoài cửa sổ trên mái nhà có tất cả bảy tám người đi lại canh giữ và dòm ngõ nhưng chúng vẫn sợ oai danh của Võ Ðang, nên không dám xông vào trong phòng quấy nhiễu, còn Tố Tố thì bị nóng lạnh ngủ li bì không hay biết gì cả.

Liên Châu , Thúy Sơn không thèm đếm xỉa đến bọn ác tặc bên ngoài.

Ngày hôm sau, cơm nước xong, ba người lại tiếp tục lên đường.

Liên Châu ngồi trong xe lừa, nhưng bảo phu xe bỏ hết những vải bọc xung quanh ra, đẻ tiện trông trước thấy sau.

Ba người vừa đi khỏi Thái Bình điếm mấy dặm đã thấy có ba người cưỡi ngựa từ phía Ðông đến liền, cứ theo sau xe lừa, tựa như người hộ tống vậy.

Ði được vài dặm nữa, liền thấy trước mặt có bốn người đang đứng đợi ở bên.

Chúng chờ xe chở Liên Châu qua rồi mới thúc ngựa theo sau. Ði được mấy dặm đường nữa, lại tháy có tên khác nhập bọn.

Thế là trước sau có tất cả mười một tên.

Hai tên phu có vẻ kinh hoàng liền khẽ nói vời Thúy Sơn:

- Khách quan trông mấy người đó có thái độ bất chính chăng? Không khéo chúng là đạo tặc cũng nên. Khách quan nên đề phòng cẩn thận.

Thúy Sơn đáp:

- Anh đừng lo, không phải chúng định cướp tiền bạc gì đâu.

Trưa hôm đó, trong lúc nghỉ ngơi lại có thêm sáu người nữa nhập bọn kia.

Những người này ăn mặc rất lịch sự không giống bọn người trước , nhưng người nào người nấy đều có mang theo khí giới.

Bọn người theo dõi đó không hề thốt nửa lời. thân hình người nào người nấy bé nhỏ màu da đen xì, hình như ở phía Nam tới. đi suốt buổi chiều hôm đó, lại có thêm hai mốt người nữa theo sau.

Có mấy tên hơi táo gan một chút, dám thúc ngựa đi gần tới hai chiếc xe, nhưng chỉ cách độ hai ba trượng là chúng gò cương ngựa lại, không dám tới gần .

Liên Châu ngồi trong xe cứ nhắm mắt dưỡng thần, không thèm liếc nhìn bọn người kia.

Lúc trời sâm sẫm tối, phía trước có hai người phi ngựa tới.

Người đi đầu là một ông già râu dài tới bụng người thứ hai là một thiếu phụ ăn mặc rất lịch sự.

Ông già đó không cầm khí giới và thiếu phụ tay trái cầm song đao.

Họ vừa đi tới đã gò cương lại ngăn cản lối đi.

Thúy Sơn cố nén giận, chăp tay chào và hỏi:

-Võ Ðang Dư nhị Trương ngũ xin kính chào hai vị, và xin lỗi lão gia quí tánh đại danh là chi?

Ông già nọ bèn tủm tỉm cười, nhưng đa mặt không thấy rung động chút nào, lên tiếng hỏi:

-Chẳng hay Kim Mao sư vương Tạ Tốn hiện giờ ở đâu? Xin bạn nói cho lão hay thì tất cả anh em có mặt tại đây đều không dám làm khó dễ hai vị.

-Việc này tại hạ không dám định đoạt, phải trở về núi hỏi ân sư đã.

Ông già nọ lại tiếp:

Dư nhị bị thương còn một mình Trương ngũ như vậy làm sao địch nổi bấy nhiêu anh em chúng tôi.

Ðoạn y thò tay vào lưng, lấy ra một đôi phán quan bút. đôi bút của y rất lạ, trên đầu bút khắc hình con rắn.

Ngoại hiệu của Thúy Sơn là Ngân câu thiết hoặc và chàng đã nổi tiếng về môn điểm huyệt, nay chàng bỗng thấy bút của địch có đầu rắn như vậy cũng phải thắc mắc.

Năm xưa chàng có nghe sư phụ nói, là ở Cao Ly có một phái chuyên sử dụng phán quan bút đầu rắn, thế đánh và thủ pháp điểm huyệt rất khác các phái ở Trung nguyên. Có lẽ họ căn cứ vào tính ác độc và âm nhưng của rắn độc mà tạo nên cũng thủ pháp ấy. Họ tự đặt cho môn phái cái tên Thần Long. Còn người trưởng môn họ Tuyền tên là gì sư phụ của chàng cũng không rõ. Chàng bèn vái chào lần nữa rồi hỏi.

Ông già nọ hơi kinh hoảng, nghĩ thầm:

- Tuổi người này chỉ độ ngoài ba mươi, sao lại hiểu biết rộng đến thế? Y còn biết cả lai lịch của ta nữa .

Thì ra ông già ấy chính là người Trưởng môn của phái Thần Long bên cao ly, họ Tuyền tên Kiến Nam.

Bang Tam giang ở Lĩnh Nam đã dung hậu lễ rước y tới Trung thổ này đã mấy năm rồi nhưng chưa hề ra tay bao giờ. Không ngờ hành động của Bang Tam giang bí mật đến thế mới mời Tuyền Kiến Nam ra tay lần đầu lại bị Thúy Sơn biết rõ cả.

Kiến Nam liền cầm ngang song bút đầu rắn trả lễ và đáp:

-Lão phu chính là Tuyền Kiến Nam đây.

Thúy Sơn lại tiếp:

-Xưa nay phái Thần Long bên Cao Ly không giao vãng với võ lâm Trung thổ, không biết phái Võ Ðang chúng tôi có điều chi thất lễ với Tuyền lão anh hùng? Mong lão anh hùng chỉ cho?

Kiến Nam nhếch mép cười, nhưng vẻ mặt vẫn lì lì và nói:

- Lão phu với các hạ không oán không thù gì cả. Hơn nữa chúng tôi là người Cao Ly cũng biết Võ Ðang thất hiệp là những người hành hiệp trượng nghĩa. Lão phu chỉ hỏi các hạ một câu này thôi: Hiện giờ Kim Mao sư vương Tạ Tốn ẩn núp nơi đâu?

Lời nói của y tuy không vô lễ lắm, nhưng hai tay y vẫn lăm lăm phán quan bút thủ thế, những người theo sau lại bao vây hai chiếc xe, như vậy khác gì có ý hăm doạ nếu không hỏi được tin Tạ Tốn thì sẽ dùng vũ lực đối phó.

Thúy Sơn liền hỏi:

- Nếu tại hạ không nói thì sao?

Kiến Nam đáp

-Võ công của Trương ngũ hiệp có tiếng là siêu quần, người của chúng tôi tuy nhiều cũng tự biết là không giữ nổi ngũ hiệp đâu, nhưng ngũ hiệp nên nhớ Dư nhị hiệp đang bị thương, còn Tôn phu nhân đang ốm nặng, nếu Trương ngũ hiệp không làm cho chúng tôi thỏa mãn, thì nhân dịp may hiếm có này chúng tôi đành phải giữ hai vị đó lại, ngũ hiệp nghĩ kỹ đi.

Y nói tiếng Hán không được sành sỏi lắm giọng nói rất bén nhọn nghe rất chói tai.

Thúy Sơn nghe Kiến Nam noi vậy liền tiếp:

- Ðược, nếu lão tiền bối muốn vậy, tại hạ đành phải xin lãnh giáo những thế võ cao siêu của Cao Ly. Nếu lão anh hùng nhường nhịn cho tại hạ một thế hay nửa miếng thì sao?

Kiến Nam vừa cười vừa nói:

- Nếu lão phu thua, tất cả anh em tại đâu sẽ ùa lại đánh. Chúng tôi không có lề lối "một đánh với một". Nếu phái Võ Ðang có nhiều người thì cứ việc xông vào mà đánh chúng tôi.

Trước kia vua Ðường Thái Tông nhà Tuỳ hay vua Ðường Cao Tông sang đánh nước Cao Ly, lần nào cũng đem theo mấy chục vạn quân để đánh mấy vạn quân mà chiếm được nước của lão phu. Từ xưa tới nay trận đấu nào người nhiều vẫn thắng kẻ ít.

Thúy Sơn biết dù có nói nhiều cũng vô ích, nên chỉ trông cậy vào tài ba của mình thôi. Nếu mình bắt được tên Cao Ly này để uy hiếp, thì có thể bắt buộc thủ hạ của chúng không được xâm phạm đến nhị ca và Tố Tố.

Chàng vừa nghĩ vừa phi thân xuống mặt đất, tay trái cầm móc bạc tay phải cầm phán quan bút, lên tiếng:

-Lão anh hùng là khách, xin ra tay trước.

Kiến Nam liền nhảy xuống ngựa, múa song bút, xông lại tấn công Thúy Sơn.

Thúy Sơn nghĩ thầm:

- Ngày hôm nay vì sự an ninh của nghĩa huynh mà chiến đầu, Tố Tố với ta là vợ chồng mà nàng với nghĩa huynh cũng có nghĩa kim bằng. Nay ta vì nghĩa huynh mà chết cũng không sao. Nhưng nhị ca với nghĩa huynh xưa nay không liên hiệp với nhau, nếu để nghĩa huynh mà nhị ca bị nhục thì ta không phải chút nào.

Chàng vừa nghĩ tới đó Kiến Nam đã múa bút xông tới tấn công.

Chàng liền né tránh sang bên .

Kiến Nam thấy vậy cả mừng nghĩ thầm :

- Bọn Tam Giang bang khen ngợi Võ Ðang thất hiệp quá lẽ, té ra tài nghệ của họ cũng chỉ có thế thôi. Chắc người Trung nguyên ưa sĩ diện hão cứ khen ngợi người của bổn quốc để vẻ vang lây cũng nên? .

Y bèn tấn công luôn ba thế bằng bút bên trái, Thúy Sơn vấn tránh né bên phải, miễn cưỡng chổng đỡ và phản công lại một thế móc và một thế bút, nhưng sức lực rất yếu ớt.

Kiến Nam thây vậy liền thay đổi ý kiến, không muốn thì người nhiều mà đàn áp đối phương nữa, nên y nghĩ thầm:

- Ngày hôm nay nếu ta đánh bại được Trơng ngũ hiệp của Võ Ðang thất hiệp thì chỉ một trận đấu này thôi ta đã nổi danh. Như vậy Tam Giang bang thế nào cũng phải kính nể ta .

Y liền múa song bút lại tấn công Thúy Sơn lia lịa.

Thúy Sơn chỉ chống đỡ chớ không tấn công, một mặt chàng để ý xem thế bút của đối phương ra sao, chàng nhận thấy thế bút của đối phương chỉ chú trọng đến hạ tam lộ ở phía sau lưng, khác hẳn lối điểm huyệt của các phái Trung thổ.

Ðấu thêm một lúc nữa, Thúy Sơn càng nhận xét rõ thêm biết thủ pháp của Kiến Nam là một cây bút một tay phụ trách điểm những huyệt khác nhau. Tuy bề ngoài thấy rất phức tạp, nhưng khi đã hiểu rõ thủ pháp của đối phương thì không có gì là huyền ảo.

Nên chàng nghĩ thầm:

- Năm xưa ân sư nói:"Phương pháp điểm huyệt của phái Thần Long , Cao Ly tuy rất ác độc nhưng không đáng ngại . ngày hôm nay ta được mục kích mới thấy lời sư phụ không sai chút nào .

Chàng đã hiểu bí quyết thủ pháp của đối phương rồi, chàng không còn e ngại như trước nữa, tuy Kiến Nam càng đấu càng hăng hái, mồm quát tháo làm ra vẻ rất oai phong.

Thúy Sơn thấy vậy bèn nghĩ thầm:

- Với chút võ công đó mà cũng đòi tới chân núi dương oai!" đoạn, chàng liền sử dụng bí quyết chữ "Long" giơ móc trái lên tấn công vào yếu huyệt đùi bên phải của Kiến Nam.

Kiến Nam lêu ối chà rồi quị ngay chân phải.

Thúy Sơn lẹ dùng bút bên phải sử dụng bí quyết chữ "Phong" điểm luôn vào mấy yếu huyệt nữa của đối phương.

Thế là Kiến Nam không sao cử động được nữa, chản nản vô cùng và nghĩ thầm :

- Thôi thôi thế là hết, có ngờ đâu thủ pháp điểm huyệt của y cao siêu và nhanh nhẹn thế, chỉ trong thoáng cái đã điểm mười mấy yếu huyệt của ta. Sự thực tài của ta kém đồ đệ Võ Ðang xa .

Thúy Sơn dí cây móc bạc vào yết hầu Kiến Nam, quát lớn:

- Các vị có mau lui ra không? Bây giờ tại hạ nhờ Tuyền lão anh hùng tiến đến chân núi Võ Ðang.

Nếu quí vị không quấy nhiễu anh mỗ thì mỗ sẽ giải huyệt cho lão anh hùng ngay.

Chàng vừa nói vừa nghĩ :

- chắc mấy người kia là thuộc hạ của y thấy ta uy hiếp y như vậy, thế nào cũng rút lui .

Ngờ đâu, thiếu phụ ăn mặc lịch sự kia đột nhien giơ song đao lên và la lớn:

-Các anh em tiến lên bắt lấy hai cái xe lừa kia.

Thúy Sơn quát lại:

-Ai dám tiến lên ta sẽ giết Tuyền lão anh hùng trước.

Thiếu phụ nọ cười nhạt một tiếng vấn tiếp tục ra lệnh:

-Các anh em tiến lên.

Nàng vừa nói vừa múa song đao lên trước, không đếm xỉa tới sự sống của Kiến Nam. Thì ra thiếu phụ là một vi trại chủ của Tam Giang Bang, sở dĩ cho xuất động nhiều như vậy là muốn bắt sống Liên Châu và Tố Tố để dò hỏi tung tích Tạ Tốn, Kiến Nam chỉ là khách của Tam Giang Bang.

Nàng thấy Kiến Nam bản lĩnh kém cỏi thì dù có chết về tay địch cũng không đáng tiếc.

Thúy Sơn giật mình, vì chàng biết dù có giết Kiến Nam cũng không ăn thua gì. Ðồng thời chàng thấy bảy tám tên đại hán xông tới trước xe của Tố Tố còn bảy tám tên nữa thì bao vây xe của Liên Châu, ngoài ra còn sáu bảy tên cùng thiếu phụ xông lại bao vây mình.

Ðang lúc băn khoăn, không biết ứng xử ra sao thì Liên Châu bỗng lớn tiếng nói:

-Lục đệ hãy mau ra mặt càn quét bọn này đi!

Thúy Sơn ngạc nhiên nghĩ thầm:

- Nhị ca định xài kế không thành ?

Chàng vừa nghĩ tới đó, bỗng nghe trên không có một tiếng rú thánh thót:

- Ngũ ca, vẫn được mạnh giỏi đấy chứ? Tiểu đệ nhớ ngũ ca quá.

Liền đó một bóng người ở trên một cổ thụ cách đó hơn mười trượng nhảy xuống, tay múa trường kiếm xông lại chém giết bọn người kia.

Người đó chính là lục hiệp Hân Lợi Hanh.

Thúy Sơn thấy vậy cả mừng và la lớn:

-Còn lục đệ cũng mạnh giỏi đấy chứ?

Tam Giang Bang chia ra mấy người ngăn cản Hân Lợi Hanh, nhưng chỉ nghe tiếng "ối chà" liên tiếp và tiếng khí giới rơi lẻng xẻng.

Thì ra mấy tên đó đã bị lục hiệp đâm trúng cổ tay vứt binh khí giới liền.

Lợi Hanh hạ xong mấy tên đó rồi múa kiếm tiến lên, hễ gặp kẻ nào cản trở thì chàng chỉ khẽ vung trường kiếm một cái, khí giới của kẻ địch rơi ngay.

Thiếu phụ nọ thấy vây quay đầu lại quát hỏi:

-Người là Võ Ðang .. Nàng mới nói được mấy tiếng, đã nghe lẻng xẻng hai tiếng là song đao của nàng đã bị đánh rơi.

Thúy Sơn cả mừng và nói:

-Thần môn thập tam kiếm của sư phụ sáng chế thành công rồi, phải không?

Thì ra Thần môn thập tam kiếm có tất cả mười ba thế mà thế kiếm nào cũng lợi hại và không thế nào giống thế nào.

Mũi kiếm nào cũng đều đâm trúng thần đạo huyệt ở cổ tay của kẻ địch. mười năm trước đây, khi Thúy Sơn rời khỏi núi Võ Ðang, Trương Tam Phong đã có y định sáng tạo ra môn kiếm này rồi, và đã họp các đệ tử lại để thảo luận mấy lần, nhưng còn mấy chổ vẫn chưa nghĩ ra được.

Lúc này Lợi Hanh đem môn kiếm này ra sử dụng, các đệ tử và các tay cao thủ của Tam Giang Bang đều không sao chổng đỡ nổi.

Thúy Sơn thấy môn kiếm đó lợi hại như vậy đứng ngẩn người ra xem.

Chàng thấy thế kiếm nào của Lợi Hanh cũng tinh diệu, chàng sử dụng hết mười ba thế kiếm của Thần môn thập tam thức mà mười mấy bộ hạ của Tam Giang Bang đã bị thương và vứt hết khí giới.

Thiếu phụ liền la lớn:

- Khẩn trương, khẩn trương, rút lui mau!

Những bang chúng của Tam Giang Bang đều cắm đầu ù té chạy.

Thúy Sơn giải huyệt cho Kiến Nam, cầm đôi bút đầu rắn trả lại cho y.

Kiến Nam xấu hổ vô cùng, cũng cắm đầu bỏ chạy, nhưng không chạy theo đường của bang chúng Tam Giang Bang.

Lợi Hanh cầm kiếm vào bao, nắm tay Thúy Sơn vừa mừng vừa nói:

-Ngũ ca, em nhớ anh lắm.

Thúy Sơn vừa cười vừa nói:

-Lục đệ, tài nghệ đã cao hơn xưa nhiều.

Lúc hai người chia tay, Lợi Hanh mới được mười bảy tuổi, cách biệt mười năm, nay Lợi Hanh trở nên một thanh niên anh tuấn.

Thúy Sơn dắt tay Lợi Hanh đến giới thiệu với vợ, nhưng Tố Tố bệnh rất nặng, chỉ tủm tỉm cười gật đầu một cái khẽ nói:

-Xin chào lục đệ.

Lợi Hanh vừa cười vừa nói:

-Ngũ tẩu cũng họ Hân, thế thì hay lắm, không những là chị dâu của đệ mà còn là chị họ của đệ nữa,

Thúy Sơn xen lời:

-Nhị ca tài thật. Chú ẩn nấp ở tren cây lớn, ngu huynh không hay biết gì cả thế mà nhị ca thấy chú rồi.

Lợi Hanh bèn đem chuyện tại sao lại tới đây cứu mọi người kể lại cho vợ chồng Thúy Sơn nghe.

Thì ra tứ hiệp Trương Tòng Khê xuống núi mua các lễ vật để chúc thọ cho sư phụ, ngẫu nhiên gặp hai nhân vật giang hồ hành động lén lút.

Tứ hiệp sinh nghi và nghĩ thầm:

- Phái Võ Ðang của chúng ta oai trấn thiên hạ sao lại có hai kẻ dám táo gan đến núi Võ Ðang vuốt râu cọp như vậy?

Thế rồi chàng ngấm ngầm theo dõi và nghe trộm câu chuyện của hai tên đó mới rõ Thúy Sơn đã ở hải ngoại về, đang cùng Liên Châu trở về Võ Ðang.

Tam Giang Bang với Ngũ Phụng đao đều muốn chặn đường, ép hỏi Thúy Sơn tin tức Tạ Tốn.
Chương trước Chương tiếp
Loading...