Có Phải Là Anh

Chương 22 : Câu Chuyện Tuổi Thơ…



Chẳng biết bao nhiêu thời gian trôi qua, chỉ biết khi bị đánh thức bởi tiếng gỡ cửa, chỗ khoé mắt đã khô cứng từ khi nào. Mồ hôi đầm đìa sau lưng, người nóng bừng khiến tôi chỉ muốn lao thẳng xuống hồ bơi.

- Nhiên này..

Nghe mẹ gọi, tôi hắng giọng để thông cổ rồi cố trả lời thật to.

- Dạ, mẹ gọi con ạ?

- Có bạn đến tìm con này..

Hột Mít ư? Tôi nhớ nó vừa đến tìm hồi sáng vừa than trời than đất cơ mà? Chẳng lẽ con nhỏ này lại rảnh rỗi đến độ thăm tôi hai lần trong một ngày.

Đúng là tôi cô đơn đã lâu, nên suy nghĩ cũng hạn hẹp. Nhắc đến bạn thì chỉ nghĩ được đến con nhỏ Hột Mít là cùng, còn bói cũng không ra một đứa nào khác có thể gọi là bạn. Vậy mà người đứng sau cánh cửa kia lại khiến tôi suýt bật ngửa. Vẫn là khuôn mặt thon gọn, nước da trắng bóc, mái tóc ngắn ngang vai và nụ cười trẻ con kia, nhưng khi mặc váy và cài băng đô thì người ta sẽ thấy đó là cô gái chứ không phải cậu nhóc đã thề sống thề chết rằng cậu ta thích mình.

Mặc dù vẫn còn giận Thiên Phú – giận lắm ấy chứ, sau khi đã bị nó lừa đau như thế - nhưng thấy nó trong bộ dạng đáng yêu này, tôi không thể không ngạc nhiên đến nỗi há hốc. Và trong khi tôi còn đang há miệng như vậy, Thiên Phú đã cúi chào mẹ tôi lễ phép trước khi bước vào phòng và đóng cửa lại (rất cẩn thận là đằng khác).

Bất giác tôi ngồi xịch lại gần đầu giường, thu vén chăn gối xung quanh để… thủ thế. Dù biết Thiên Phú không cố ý đẩy mình xuống nước, nhưng tôi vẫn có cảm tưởng nó là đứa con gái không hề đơn giản tí nào. Có ai lại đi giả trai để tán tỉnh người khác đâu cơ chứ. Nếu đầu óc không có vấn đề thì cũng là…

- Em xin lỗi chị.

Trước mặt tôi, Thiên Phú cúi gập người đầy lễ phép để xin lỗi. Lần nữa nó lại khiến tôi ngạc nhiên.

- Em làm gì vậy?

- Em đến để xin lỗi chị… về tất cả những chuyện đã xảy ra – nó nói mà vẫn giữ nguyên tư thế cúi gập người, và có vẻ sẽ không định đứng thẳng dậy nếu tôi không đồng ý.

Mà tôi cũng không có ý định để nó đứng thẳng nhanh như thế, ít nhất cũng phải trả thù đã chứ !

- “Những chuyện đã xảy ra”? – tôi cố tình kéo dài giọng, và cảm thấy khoái chí khi thấy Phú nắm tay chặt lại, chẳng biết nó có đang chửi thầm không mà tôi nổi điên… ắt xì lia lịa, mất hết vẻ uy phong trong câu nói trước đó.

- Chuyện em giả trai tiếp cận chị, cả chuyện đã phá đám chị và Nguyên, và chuyện để chị rớt xuống nước, dù em không cố ý… và cũng không-ngờ-là-chị-biết-bơi.

Mấy chữ cuối nhả ra từ từ, nghe có ý trách móc hơn là kể lể. Bấy giờ tôi mới để ý cố bé bị nghẹt mũi, chắc cũng cảm cúm giống tôi.

Em… không cần phải cúi thế đâu.

Tôi cũng hiểu cảm giác mang bệnh trong người khổ thế nào chứ bộ… ắt xì!

- Nhưng chị đã tha thứ cho em chưa?

- Chưa, sao?

- Thế thì em sẽ cúi thế này cho đến khi chị đồng ý mới thôi.

Ái dà, nghe như thể tôi là người bị ép buộc chứ không phải nó.

“Vậy thì em cứ đứng thế đi” – tôi đã định nói thế rồi ấy chứ, nhưng lại thương thương nó. Dù sao Thiên Phú cũng là một cô bé chứ đâu phải thằng nhóc choai choai không biết ngượng là gì như trước kia.

- Được rồi, em ngồi xuống đây đi.

Tôi chỉ về cái ghế bên cạnh, nhưng Thiên Phú lại ngồi hẳn trên giường, sau đó nắm tay và nhìn tôi với vẻ quan tâm.

- Chị không sao thật chứ? Trông chị tàn tạ thế này…

Câu trước quan tâm thật đấy, nhưng câu sau của nó đã vô tình đá tôi thẳng xuống vực rồi. Con gái sợ nhất là bị nhận xét như thế, chẳng lẽ sâu thẳm trong tâm hồn của nó thực sự không phải là con gái?

- Em định đến thăm chị sớm hơn rồi, nhưng tìm mãi mới ra địa chỉ nhà.

- Tìm địa chỉ nhà? – tôi nhướn mày. Chẳng phải chỉ cần hỏi Nguyên một tiếng là ra sao? À mà quên, anh ta đâu có thèm quan tâm đến tôi nữa.

- Nguyên không biết em đến đây – cô bé nói như thể đọc được tâm tư của tôi – Mà thực ra em cũng không định đến đây.

Câu này không phải là trực tiếp dội cho tôi gáo nước lạnh vào mặt hay sao? Nói là đến thăm bệnh và xin lỗi, nhưng thực sự nó lại làm tôi giảm thêm mấy tháng tuổi thọ nữa rồi.

- Thế sao lại đến? – tôi hỏi đầy bất mãn.

- Em không biết chị bị ốm, nên cứ nghĩ gặp trên trường rồi xin lỗi luôn cũng được. Nhưng em thấy Nguyên dạo này cứ đứng ngồi không yên, bộ dạng khổ sở, mà cũng chẳng còn hay chọc tức em như trước nữa. Em điều tra mới biết chị bị đau, mà anh lại chẳng dám đến thăm. Tại sao lại thế? Chị cấm anh ấy đến à?

Nếu mà tôi có quyền như thế, thì đã làm ngay từ khi Nguyên có ý định nắm thóp tôi kia kìa. Anh ta đâu phải là người bảo đừng làm thì sẽ không làm đâu, mà là loại càng né càng gặp. Thế nhưng dạo này thì không còn đúng như vậy nữa.

- Anh ta không đến cũng tốt, chị đây đỡ phải mệt.

Tôi nằm xuống, vừa kéo chăn lên trùm kín mặt thì Thiên Phú lại gỡ ra ngay lập tức, bắt tôi phải nhìn thẳng vào nó. Mãi không thấy nó lên tiếng, tôi bực mình gắt.

- Có gì thì nói đi chứ!

- Có gì thì nói đi chứ!

- Chị biết em đang nghĩ gì không? – nó chậm rãi lên tiếng, mắt vẫn không rời.

- Có trời mới biết nhóc nghĩ gì – tôi hằm hè, mặt nhăn nhó không kém.

- Trông chị và Nguyên giống hệt nhau, có một vẻ khổ sở, khó chịu nào đó, như thể… như thể bị cấm cản gì đó.

Tôi nghe nó nói, cũng ra chiều suy nghĩ một chặp, cuối cùng phẩy tay.

- Mắt nhóc hư rồi, về sửa lại đi.

Nói rồi tôi đẩy nó ra, nằm quay mặt vào tường, quay lưng ra ngoài.

- Chị có biết anh Nguyên quan tâm đến chị lắm không?

- Còn phải nói!

Nếu không phải “quan tâm” sao lúc nào cũng bắt chẹt, uy hiếp tôi như thế, còn bắt tôi phải kí vào tờ giấy chấp nhận làm cu li dài hạn cho anh ta nữa. Nói thật chứ tôi sợ cái kiểu “quan tâm” của anh ta lắm rồi.

- Em nói thật đấy. Lúc đầu em cũng không tin Nguyên lại trở về vì chị, thế nên mới tìm cách giả trai phá đám. Vì em không tin chị có tình cảm gì với anh ấy cả, thế thì rất thiệt cho Nguyên, chi bằng để anh ấy kết thúc sớm. Chỉ cần chị nói thích em trong bộ dạng là con trai, Nguyên sẽ thấy rằng tình cảm của anh ấy hoàn toàn không có cơ sở… Nhưng mà em sai rồi, anh ấy hoàn toàn thật tâm với chị - một cách mù quáng. Nếu chị cũng hiểu cho Nguyên thì tốt quá, đằng này chị lại thờ ơ như thế…

Nghe nó kết tội một hồi xong, tôi mới ngồi thẳng dậy, nhăn trán nhìn nó chăm chú.

- Em nói cái gì mà “trở về tìm chị”?

Thiên Phú nhìn tôi, sau đó chớp mắt lia lịa.

- Chị không biết anh ấy về tìm chị? Lại còn đi học khi đã học xong chương trình bên kia.

- Học sinh mới chuyển trường đến, sao tôi lại phải quan tâm người ta về làm cái gì?

Đôi mắt của Thiên Phú trở nên hốt hoảng. Tôi nói xong cũng thấy hốt hoảng. Hình như có cái gì đó không đúng.

Thiên Phú về ngay sau khi phát ngôn lỡ lời. Phải nói là chạy mất dép mới đúng, vì lúc đuổi theo, tôi thấy nó xỏ dép vội vàng đến nỗi tông cả vào Quân mồ hôi nhễ nhại sau buổi học võ. Con nhỏ vừa ngẩng đầu nhìn thấy Quân, bộ dạng còn mất hồn hơn trước, ba chân bốn cẳng chạy ra đến nỗi chiếc dép bên phải vẫn còn để nguyên tại chỗ.

Không chỉ mình tôi, mà cả ông anh trai cũng phải tròn mắt nhìn nhau không hiểu tại sao nó phải vội vàng đến thế.

- Bạn của em à? – Quân hỏi trong khi cất giày vào tủ.

- Cứ xem là thế cũng được – tôi nói bâng quơ rồi bỏ vào bếp uống nước.

Lúc đang ngồi bên bàn ăn nghĩ ngợi, mẹ đi qua tiện thể đưa tay sờ trán tôi một cái, lập tức nhăn mặt.

- Sao mãi con chưa hạ sốt thế nhỉ? Bình thường khoẻ như trâu, có bao giờ ốm qua hai ngày đâu.

Cái thời mà mẹ nói nó xa xưa lắm rồi, lúc ấy tôi và Quân cuối tuần nào cũng đi bơi, lúc về thì đánh nhau chí choé xem đứa nào sẽ đi tắm trước (nhà tôi vốn nhỏ, hai anh em dùng chung phòng tắm, và Quân thì hình như chẳng có khái niệm nhường nhịn em gái là gì). Bây giờ nghĩ lại, tự dưng tôi cũng thấy chút nuối tiếc trong lòng. Nhưng cái gì đã qua rồi thì qua luôn đi, sông cho hiện tại cũng đủ mệt rồi.

- Dạo này con cứ như bà già ấy, đăm chiêu suy nghĩ lắm để làm gì?

- Con chỉ đang vui vì được nghỉ học thôi.

Tôi nhìn cuốn lịch trên bàn, cảm thấy khoái trá vì đã nghỉ học được bốn ngày. Tuy rằng không thể xuất hiện để trêu ngươi ông thầy chủ nhiệm và ông chú giám thị được, nhưng tôi nghỉ học thế này cũng có khối kẻ phải lao đao. Nhất là mấy đứa trực cổng sẽ chẳng tìm ra đứa nào dám cúp học nửa chừng đi về hoặc trèo tường sau 15 phút đầu giờ cả. Trường tôi mắc bệnh thành tích, trực trường mà bắt được càng nhiều đứa phạm tội thì càng có điểm rèn luyện. Nghĩ cũng tội nghiệp tụi nó, trực ngay tuần tôi bị đau thế này, làm sao ăn thêm được điểm cộng nào từ tôi.

- Năm sau thi đại học rồi, nói như thế đâu có được – mẹ nói chuyện như thể tôi còn mặn mà với việc học hành lắm vậy.

Bất chợt mẹ đứng ở đối diện, chống tay lên bàn rồi nhìn tôi chăm chú.

- Sắc mặt con tệ lắm…

Có nên nói ẹ biết rằng bà là người thứ hai “đá” tôi “xuống vực” trong ngày hôm nay không nhỉ.

- … hay là mẹ đưa con đi khám bác sĩ.

Tôi đứng bật dậy, ly nước trong tay sánh ra ngoài. Đúng lúc ấy thì Quân vừa thay đồ, đi xuống bếp kiếm nước uống, nhìn thấy cảnh này thì dừng lại, nhìn tôi chăm chú.

- Có chuyện gì vậy?

- Không có gì – tôi lấp liếm – em chợt nhớ ra có bài làm văn cuối tuần này phải nộp.

Tôi là chúa hay quên. Và cuộc nói chuyện chẳng đầu chẳng đuôi với Quân đã góp phần làm cho tôi quên mất những gì định thắc mắc với Thiên Phú trước đó.

* ** ** *

An Nhiên đã biến mất khỏi nhà bếp nhưng bà Tuyết vẫn ngồi nhìn theo bóng cô con gái, đôi mắt bất thần. Có vẻ bà đang suy nghĩ điều gì đó chăm chú đến nỗi không nhận ra Quân kéo ghế đối diện và ngồi xuống từ bao giờ.

An Nhiên đã biến mất khỏi nhà bếp nhưng bà Tuyết vẫn ngồi nhìn theo bóng cô con gái, đôi mắt bất thần. Có vẻ bà đang suy nghĩ điều gì đó chăm chú đến nỗi không nhận ra Quân kéo ghế đối diện và ngồi xuống từ bao giờ.

- Mẹ đang nghĩ gì vậy?

- Mẹ nghĩ về An Nhiên… - Bà Tuyết nhìn con trai lớn, đôi mắt trở nên ngấn nước – Mẹ không biết mình làm thế có đúng không nữa… Mẹ chỉ cố bảo vệ nó, nhưng dường như…

- Khoan đã nào – Quân cầm tay trấn an bà – Có chuyện gì đã xảy ra, mẹ từ từ nói với con được không?

Bà Tuyết nhìn Quân, mãi mới lên tiếng.

- Mẹ đã gặp Nguyên, sau từng ấy năm.

* ** ***

Nguy thật chứ không phải vừa. Cứ thỉnh thoảng bị đe doạ đi bệnh viện, đi khám bác sĩ thế này, tôi không thể nào giữ nguyên cái vẻ bình thản được nữa. Nếu tôi không chú ý, trước sau gì thì cả nhà cũng phát hiện ra bệnh tình của tôi mà không cần ai làm lộ bí mật cả.

Nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng tôi quyết định sẽ phải đến bệnh viện một chuyến.

Dù tôi ghét nhất là đến bệnh viện.

Dù tôi không muốn gặp lại Thế Vĩnh.

Dù cho nhắc đến bệnh viện, tôi lại nghĩ đến hai lần trước đều đi cùng Nguyên.

“Tại sao phải nhắc đến Nguyên làm gì?”

Tôi bực bội đá thùng rác. Tiến về phía kệ sách, tôi lấy ra lọ thuỷ tinh đựng tiền tiết kiệm, quyết định nhân lúc còn đang được nghỉ học ngày mai mà đến bệnh viện một chuyến. Còn bây giờ…

Chưa kịp nghĩ ra trò gì hay ho để phá phách thì có tiếng bước chân lên cầu thang khiến tôi vội vàng nhét cái lọ vào hộc bàn, lao thẳng lên giường, trùm chăn kín mít.

Đúng như tôi dự đoán, Quân bước vào phòng tôi mà không thèm gõ cửa. Anh tiến đến giường, hỏi rất khẽ.

- Em ngủ rồi à?

Biết thừa là tôi giả vờ mà vẫn cố tình hỏi, vậy thì tôi cũng biết thừa là anh cố tình, nhưng không thèm lên tiếng.

- Có cần anh kể chuyện cổ tích cho nghe không? Bắt đầu nhé… ngày xửa ngày xưa…

Tôi bật dậy, khua chân múa tay lia lịa.

- Thôi đi, em còn yêu đời lắm, anh làm ơn cho em sống yên ổn qua ngày được không?

- Sao em lại phải gay gắt thế? Anh chỉ định kể chuyện thôi mà.

Tôi biết chứ, cái mà anh định kể cho tôi là mấy câu chuyện kinh dị doạ trẻ con chứ gì? Hồi nhỏ tôi mắc bẫy anh, chứ bây giờ lớn rồi thì đừng hòng.

Không cho Quân có cơ hội phân bua, tôi cầm gối đập loạn xạ khiến anh phải ra khỏi phòng. Gì chứ tôi sợ chuyện ma còn hơn cả đai đen nhị đẳng. Anh cứ thử mở lời đi, xem tôi có ngất ngay tại chỗ không nào.

Quân nhìn cánh cửa vừa đóng phũ phàng trước mặt mình, chỉ kịp thốt lên một câu cảm thán. Cuối cùng đành lắc đầu bỏ đi.

An Nhiên có biết Quân định kể chuyện gì đâu nào. Anh không có ý kể chuyện kinh dị chọc em gái như hồi nhỏ, những gì anh định kể An Nhiên cũng đã trải qua một lần rồi.

Câu chuyện tuổi thơ của ba đứa nhỏ….

Câu chuyện tuổi thơ.

Đã từng có một gia đình hạnh phúc với ba mẹ, một bé trai và một bé gái. Bé gái là niềm mơ ước của mẹ, là hạnh phúc của ba. Em sinh ra vào mùa hoa đồng nội thơm ngát, chim chóc đua nhau tìm nơi trú mưa. Mẹ đặt tên em là An Nhiên, với mong muốn sau này em sẽ có một cuộc sống yên bình và an lành.

An Nhiên tự tại không ngại yêu đời.

Em lớn lên trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và anh trai hơn mình một tuổi, có phần hơi ngỗ nghịch và bướng bỉnh. Từ nhỏ em đã thích làm trái ý, chọc ghẹo mọi người để gây cười. Nụ cười của em là nụ cười trẻ thơ trong sáng, muốn hoà mình vào cuộc sống đầy màu hồng.

Anh trai của em không thể nào trị được em, chỉ biết bảo vệ em từ xa sau những lần nghịch phá. Còn ba mẹ chỉ mỉm cười trước những trò đùa thơ trẻ. Họ muốn em được lớn lên tự do, được thoả thích khám phá bản thân mình.

An Nhiên không sợ ai trong nhà. Rất dễ để khiến em cười, nhưng rất khó để làm em khóc.

Vậy mà em đã khóc chỉ vì một que kem vị chanh dây.

Đó là loại kem ưa thích mà em đã lén mẹ mua trên đường từ trường mẫu giáo về. Xe đẩy kem đông đúc, đến khi mua được cây kem thì mẹ đã đứng sau lưng em từ khi nào, vẻ mặt không hài lòng. Sợ mẹ mắng, em liền dúi cây kem của mình vào tay cậu bé đứng cạnh cũng đang cầm kem vị chanh dây, tỏ vẻ vô tội. Mẹ thấy thế chỉ mỉm cười rồi bỏ đi trước, vẫy em về cùng. An Nhiên gật đầu, chờ khi mẹ quay lưng sẽ lấy lại cây kem ban nãy, ai ngờ khi quay lại thì cậu bé kia đã ăn ở mỗi cây kem trên tay một miếng thật bự, chẳng chừa lại cho em cây nào.

Em tròn mắt nhìn cậu bé, rồi lại nhìn cây kem, cảm giác như thể mất đi thứ quý giá nhất trên đời.

Cậu bé nghiêng đầu, đôi mắt nâu sẫm chăm chú nhìn biểu hiện lướt qua trên gương mặt em rồi thích thú cười. Nụ cười của cậu khiến An Nhiên oà khóc, không cách nào dỗ được. Lúc khóc xong, mở mắt ra đã thấy cậu bé kia biến mất.

Cậu bé nghiêng đầu, đôi mắt nâu sẫm chăm chú nhìn biểu hiện lướt qua trên gương mặt em rồi thích thú cười. Nụ cười của cậu khiến An Nhiên oà khóc, không cách nào dỗ được. Lúc khóc xong, mở mắt ra đã thấy cậu bé kia biến mất.

Anh trai và mẹ tìm thấy em vẫn chưa rời hàng kem, hai mắt đỏ hoe thì lấy làm ngạc nhiên. Họ xoa đầu em, nựng em, ôm em vào lòng và đưa em về nhà.

Lúc cậu bé kia trở lại với cây kem trên tay thì An Nhiên đã không còn ở chỗ cũ.

Là đứa trẻ vô tư, An Nhiên rất hay quên. Em thích tìm hiểu cái mới lạ xung quanh mình, chỉ nhớ những gì mình thích, những gì không đáng nhớ sẽ lập tức xoá khỏi kí ức.

Mấy tháng sau khi khóc nhè ở hàng kem, em đã hoàn toàn quên mất chuyện ấy. Thế nên khi sang chơi nhà người bạn của ba mới chuyển đến bên cạnh, An Nhiên hoàn toàn không nhận ra cậu con trai nhà bên là người đã khiến mình khóc. Em chỉ nhớ cậu bé ấy có đôi mắt rất đẹp, cứ nhìn em chăm chú cho đến khi em đỏ mặt. Lúc em định bỏ đi thì cậu bé bước lại, xoa đầu em và chìa cây kem vị chanh dây ra trước mặt.

An Nhiên ngay lập tức mỉm cười, nụ cười trong sáng đáng yêu khiến tim người đối diện tan chảy.

Khi ấy An Nhiên mới năm tuổi, còn Bình Nguyên sáu tuổi.

Cậu bé với đôi mắt nâu sẫm ấy nhanh chóng trở thành người bạn gần gũi của em và của Quân. Ba đứa trẻ lúc nào cũng bám nhau không rời.

Hai gia đình thấy thế rất vui, đồng thời cũng không khỏi thắc mắc tại sao An Nhiên lại rất nghe lời Bình Nguyên. Đặc biệt khi em đang giận dỗi, chỉ cần cậu bé ấy xoa đầu, lập tức em sẽ chăm chú nhìn cậu rồi mỉm cười, quên cả giận hờn trước đó.

Những tháng ngày êm ả trôi qua đối với những đứa trẻ, nhưng không hề dễ dàng cho những người lớn. Họ vấp phải những khó khăn của nền kinh tế, rồi những bất đồng xảy ra. Một mối nguy hiểm cứ lớn dần lên mà những đứa trẻ không hay biết.

Một chiều đầu đông, An Nhiên bỗng thấy đôi mắt nâu sẫm kia vẫn rất đỗi hiền dịu, nhưng lại mất đi vẻ tươi vui vốn có. Em muốn hỏi, nhưng cái xoa đầu của Nguyên khiến em nhất thời quên mất ý định của mình.

Một tuần sau, Bình Nguyên thông báo phải chuyển đi một nơi rất xa. An Nhiên nghe thấy thì bật khóc, dù cậu đã hứa chắc chắn sẽ trở về. Em không thể tin rằng lần đầu tiên gặp nhau Bình Nguyên đã khiến em phải khóc, lần khóc tiếp theo lại chính là lúc cậu phải ra đi.

Cậu đau lòng ôm em trong vòng tay, lòng tự hứa nhất định sẽ quay về tìm em. Siết chặt vòng tay, cậu tự nói với lòng mình.

“Nín đi nhóc… em mà khóc thì lòng anh cũng đau”

Trên đồi trống, gió vờn quanh những ngọn cỏ lau, thổi lung mái tóc dài đen nhánh. Chiều đang dần buông, mặt trời đỏ đến nao lòng.

Khi ấy An Nhiên vừa hơn bảy tuổi, Bình Nguyên tám tuổi.

An Nhiên không thèm nói chuyện với Nguyên những ngày sau đó. Em nhốt mình trong phòng khiến ai cũng nghĩ em giận hờn không muốn gặp ai, nhưng thực ra em đang dày công chuẩn bị cho Nguyên một món quà.

Ngày lên đường, Bình Nguyên ngắm ngôi nhà kế bên lần cuối, nhận ra An Nhiên đang đứng nơi cửa sổ. Cậu vẫy tay, nhưng em đã quay đi. Nguyên bước lên xe. Lúc xe nổ máy, lòng cậu nặng trĩu, cứ nghĩ rằng An Nhiên không muốn gặp mình lần nữa.

Chiếc xe lăn bánh, thân hình nhỏ bé chạy ra khỏi cổng, trên tay là hộp quà kỉ niệm.

Nhưng không kịp nữa rồi.

An Nhiên đuổi theo, hoàn toàn nghĩ rằng chỉ cần cố gắng thì nhất định sẽ đuổi kịp chiếc xe kia. Em chỉ không ngờ khi sang đường, thần chết cũng đang đuổi theo em sát nút.

Chiếc ô tô cũ kĩ lao tới, không thắng khi nhìn thấy thân hình nhỏ nhắn trước mũi xe. Tiếng phanh rít đến ghê người. An Nhiên thất thần nhìn mũi xe lao về phía mình, chỉ kịp hất món quà trên tay ra xa.

Em ngã xuống, hộp quà văng sang bên, món quà vỡ vụn.

Lúc Quân tìm thấy em, máu đã khiến ái tóc ngắn của em ánh lên sắc tím dưới nắng chiều. Nụ cười không kịp nở trên môi khi nhận ra anh trai, mi mắt kia đã khép lại.

Con người càng yêu đời, càng hy vọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng phàm là thứ con ngời ước mong, ông trời thường cho cái ngược lại. Cuộc sống của An Nhiên có lẽ không được suôn sẻ như cái tên vẫn gọi.

Trước khi chìm vào hôn mê, đôi môi em vẫn chỉ muốn gọi một chữ “Nguyên” mà không thể. Để đến khi vào trạng thái vô thức, em không ngừng gọi tên cậu.

Mẹ em gọi điện cho Nguyên, nhưng chỉ nhận lại một câu: “Cháu không về được”. Lúc ấy, những gì tốt đẹp về cậu trong bà hoàn toàn tan biến. Bà nhìn An Nhiên quấn băng trắng trên đầu, lại nhìn vị bác sĩ già đang giải thích về chấn thương của em, nhanh chóng đưa ra một quyết định đau lòng.

Ai cũng có một tuổi thơ đáng quý để nuôi dưỡng tâm hồn và để thi thoảng hoài niệm về. Thế nhưng An Nhiên lại không có được diễm phúc ấy. Toàn bộ kí ức của em đã bị xoá sạch, như thể quãng đời trước đó em không tồn tại.

Bác sĩ đã giúp em quên những gì đau buồn xảy ra trước đó, những gì có thể gợi nhớ đến quá khứ kia, gia đình che giấu cho em.

Một An Nhiên mới lại ra đời, vẫn đôi mắt to tròn long lanh nụ, nụ cười thường trực trên môi mà tính cách nhí nhảnh thích quậy phá. Nhưng còn đâu sự vô tư trong đôi mắt, nét rạng rỡ khi cười và tâm hồn bình yên thuở trước…

* ** **

Những kỉ niệm thơ ấu lướt qua như một thước phim chậm. Quân thở dài đứng dậy, kéo rèm để ánh trăng lọt vào phòng. Đêm nay vừa qua rằm. Ánh trăng dần khuyết kia như cô gái mười bảy tuổi đầy sức sống mà cũng bỡ ngỡ bước vào đời.

Bí mật này ngoài ông ba, bà Tuyết, bản thân Quân, có lẽ chẳng còn ai khác biết cả. Mọi người trong nhà mỗi ngày đều cố gắng bảo vệ An Nhiên khỏi những điều có thể làm tổn thương em, để em có được cảm giác dễ chịu nhất. Quân biết vết sẹo của ngày ấy thi thoảng vẫn làm em nhói đau, chỉ ngạc nhiên không hiểu tại sao An Nhiên chẳng bao giờ thắc mắc hay kêu ca, giống như trong tiềm thức đã ngủ quên kia, em không hề muốn khơi dậy những đau khổ xưa cũ.

Vậy mà Bình Nguyên lại trở về, cố gắng phá vỡ bức tường mà mọi người đã dựng lên để bảo vệ An Nhiên. Tất nhiên Quân muốn và sẽ làm mọi cách để ngăn cậu ta lại. Chỉ có một nghi vấn lớn, liệu việc khơi dậy quá khứ kia hay chôn vùi nó mãi mãi sẽ tổn thương An Nhiên suốt cuộc đời còn lại. Bởi thực tình, không ai chắc chắn quá khứ kia có thể chìm vào quên lãng mãi mãi.
Chương trước Chương tiếp
Loading...