Có Phải Là Anh
Chương 2 : Hồng Đẹp Nào Chẳng Có Gai.
Người khôn phải biết vặt gai hoa hồng. Nghẹn! Tôi đấm mạnh vào vùng tim. Hơi thở trở nên khó nhọc. Dường như có quả bóng đang ngày càng căng phồng trong lồng ngực tôi, có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Nhưng khi trườn xuống ghế, việc đầu tiên tôi làm không phải là kêu bố mẹ hay Quân, mà là đóng cửa phòng mình và chốt trong lại. May mà lúc dốc đồ trong túi ra, lọ thuốc thủy tinh cũng theo đó mà trượt ra, lăn về phía mép bàn. Nhưng trong lúc loạng quoạng với tay, tôi làm cái lọ rớt xuống nền, vỡ toang. Cố gắng vươn tay ra, cuối cùng tôi cũng vớ được mấy viên thuốc gần mình nhất, nhét vội vào miệng rồi nuốt. Khẽ nhắm mắt, tôi nằm ngửa trên sàn nhà, chờ cho thuốc ngấm dần. Trong thời gian ấy, trong đầu tôi đã hình thành bao nhiêu việc cần phải thực hiện. Cả một ngày chiều liên lạc và nghe ngóng thông tin, nhất là từ thông tấn xã Hột Mít, tôi cũng đưa ra được kết luận: tên con trai ấy 90% là học sinh mới, 10% còn lại là của trí nhớ không xác thực và bản chất của những lời đồn đại. Nhưng tôi nghĩ mình đúng, bởi nếu thực sự có một kẻ đáng chú ý như vậy ở trong trường, tôi không thể không biết. Hơn nữa trong bữa cơm chiều, Quân đã để lộ những chi tiết vô cùng quý giá. - Má này – Quân nói khi ba đã xong phần ăn của mình, ra ngoài phòng khách xem TV – nếu gặp lại một người bạn sau 10 năm, má sẽ có cảm giác như thế nào? Tức thì, tai tôi dỏng lên như tai dơi, hết liếc Quân rồi lại nhìn má vừa gọt lê vừa suy nghĩ đăm chiêu. - Tất nhiên là rất vui rồi. Xa cách lâu như thế, đâu phải dễ có cơ hội gặp lại? - Nhưng nếu trước đây mình có quan hệ không tốt với người đó? - Thì sẽ rất khó để có thể làm bạn lại. Dù vậy, con người không nên giữ tư thù, dĩ hòa vi quý được chừng nào hay chừng ấy. Má tôi là vậy, luôn sống một cách nhu hòa mềm dẻo. Nhưng đức tính tốt ấy chẳng được truyền cho đứa con nào. Quân khá nóng tính, còn tôi “hình như” hơi vô tâm. Nói thiệt, tôi không thể tự nhận xét bản thân mình một cách chính xác như khi đánh giá người khác, vì óc quan sát có tốt đến mấy, đôi khi tôi vẫn không thể hiểu được chính bản thân mình. Nghe lời khuyên của má xong, tôi khịt mũi kèm nhún vai, tỏng khi Quân buông đũa. - Con chẳng hề muốn nối lại mối quan hệ ấy. Má tôi nhìn đứa con trai vốn chín chắn của mình trả lời kiểu ấu trĩ, khẽ nhíu mày khó hiểu, nhưng rồi bà cũng chẳng nói gì vì bà biết con trai mình có lí do. Bà để phần trái cây cho chúng tôi rồi ra ngoài phòng khách với ba. Tôi chớp mắt khó hiểu rồi lại giả vờ cắm cúi ăn cơm, thực ra là đang gạt mấy cọng thì là sang một bên. Quân rõ ràng đang nói về anh chàng mới chuyển lớp. Nhưng kiểu nói chuyện của anh thì cứ như hai đã gặp nhau trước đây. Thật sự có rất nhiều điều để tò mò. - Ê! – Quân hất hàm khi thấy tôi ngẩng lên – cứ chớp mắt là sao hả? - Chẳng sao. Tôi ngó lơ. Ai trong nhà cũng biết hết những đặc điểm lạ của tôi, mà chớp mắt lia lịa khi tò mò và tính toán là một ví dụ. Thế nên khi tôi quay đi chỗ khác chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”, Quân càng quyết định không tha. - Em đang suy tính gì thế hả? - Thế anh nghĩ là gì? – tôi đáp lại bằng một câu hỏi khiến ông anh nhất thời chưa đối phó được? - Không biết thì mới hỏi. - Không biết thì đừng nói mò em đang suy tính. Tôi đứng dậy, chuồn lên nhà trước. Tối hôm ấy, chiến lược cụ thể đã hiện rõ trong đầu tôi. Một: đòi lại cuốn sổ và tìm cách lấp liếm trong trường hợp xấu nhất. Hai: nếu có thể tìm được chút bí mật, tôi có thể uy hiếp cả hắn ta và ông anh yêu quý của mình. Xem xét lại kế hoạch lần nữa, tôi chỉ có thể thán phục đầu óc tính toán mấy trò vô bổ của mình thật là xuất sắc. Không quen cách lái xe phía bên tay phải, nhưng Nguyên cũng tìm được điểm đến một cách an toàn. Anh ngước nhìn tòa cao ốc trước mặt, cảm thấy vui vui khi chuẩn bị gặp lại người thân cũ. Nhà hàng Pháp ngự trên tầng 7 của, chủ yếu dành cho doanh nhân và khách hàng làm ăn của những công ty thuê văn phòng trong tòa nhà nên bài trí sang trọng mà giá cả cũng không quá mắc, dù phải bỏ ra một quãng đường xa, chờ thang máy leo đến tầng bảy cũng đáng. Nhìn cách bài trí gọn gàng, không bắt mắt nhưng ưa nhìn của nhà hàng, Nguyên tự hỏi đây là do bàn tay nhà thiết kế, hay chủ nhà tự làm lấy. Lúc Nguyên chọn được bàn ưng ý ở gần cửa sổ, Ngọc Khánh cũng vừa bước xuống từ cầu thang. Nhận ra người quen, bà chủ nhà hàng khó tính nở nụ cười vui vẻ hiếm có. Sau màn chào hỏi, cả hai kéo ghế ngồi. Không chờ phục vụ đưa Menu ra, Khánh tự động chọn món ăn và dặn nhân viên chuẩn bị suất đặc biệt. - Hi vọng cậu không thay đổi khẩu vị - Khánh nhìn Nguyên, ngắm nhìn những nét chững chạc mới đổi của anh. Ngày xưa Nguyên trắng còn hơn con gái, vậy mà bây giờ nước da lại ngăm ngăm rắn chắc. Cái vẻ thư sinh cũng chẳng còn nữa. Thời gian đúng là vị phù thủy kì tài. - Em thì vẫn thế, chỉ mong trí nhớ chị còn tốt. - Tôi còn biết rõ cậu thích món gì hơn cả má cậu ấy chứ. Chỉ là một câu đùa thật lòng, nhưng nói ra Khánh mới biết mình đã chạm đến chủ đề mà Nguyên không thích. Anh nhấp ngụm vang, đưa mắt ra ngoài khung cửa sổ. Khánh lắc lắc mái tóc chỉ chấm vai của mình, cố đổi chủ đề. - Nghe nói về lâu rồi mà sao giờ mới đến thăm chị? Nguyên đặt ly xuống, cười “đau khổ” - Về đây, nhưng em thậm chí còn chưa đi được đâu quá 2km, từ nhà đến trường, từ trường đến chỗ ba. Nghe anh nói “đến trường”, Khánh lộ vẻ ngạc nhiên lẫn giễu cợt. - Đến trường? Tôi tưởng cậu chán làm học sinh nên rút ngắn thời gian đi học bên ấy. Sao về đây rồi còn có hứng thú ôm cặp sách. - Thế chị nghĩ là vì sao? – anh hỏi ngược lại, đôi mắt lấp láy. - Cậu nói đến chỗ ba, vậy chắc là phải giúp việc công ty rồi. Vậy thì đi học để xả stress thôi chứ còn gì nữa. - Cứ cho là vậy đi. Chị không biết chứ, đi học cũng nhiều cái hay. - Chịu thôi. Quãng thời gian đi học của tôi khá chật vật. Khánh lắc đầu, trầm tư nhớ lại ngày xưa của mình. Trong khi con cái người ta chỉ lo ăn học cho tốt, cô vừa đến trường, vừa phải gồng mình nuôi đứa em nhỏ. Kiếm được cái bằng cấp 3, cô chấm dứt đời học sinh của mình, lao vào kiếm sống như một con thiêu thân. Nhìn bà chủ nhà hàng bây giờ, đâu ai nghĩ rằng bên trong bề ngoài hào nhoáng kia là tuổi thơ bất hạnh như thế nào. Khánh lắc đầu, trầm tư nhớ lại ngày xưa của mình. Trong khi con cái người ta chỉ lo ăn học cho tốt, cô vừa đến trường, vừa phải gồng mình nuôi đứa em nhỏ. Kiếm được cái bằng cấp 3, cô chấm dứt đời học sinh của mình, lao vào kiếm sống như một con thiêu thân. Nhìn bà chủ nhà hàng bây giờ, đâu ai nghĩ rằng bên trong bề ngoài hào nhoáng kia là tuổi thơ bất hạnh như thế nào. Đồ ăn đã được dọn xong. Rượu vừa được rót, Khánh đã nâng ly trước. - Hôm nay đừng nói chuyện quá khứ nữa. Kể cho tôi nghe dự định của cậu khi về đây đi. Sáng hôm sau, tôi không chờ Quân mà đi học trước để canh sẵn nơi cổng trường. Chỉ cần Bình Nguyên vừa xuất hiện, tôi sẽ giở chiêu “mĩ công xòe cánh” của mình ra. Thực tế không phải lúc nào cũng giống như dự tính. Trong khi tôi chờ đợi đến héo mòn vẫn chẳng thấy Nguyên đâu, lại còn bị Quân ném cho ánh mắt giễu cợt “lại bày trò chứ gì” tức muốn lộn cả ruột. Đúng 7h kém 20, ông chú giám thị bước vào, giật mình khi thấy tôi. - Ực! Mới sáng sớm đã xui. Làm gì mà đứng ở đây? Không phải định hù dọa ai chứ? - Chú nghĩ cháu xấu tính như thế à? Tôi chun mũi, lườm ông chú một cái sắc như dao. Đúng lúc ấy, mái tóc nâu lướt qua thu hút sự chú ý của tôi. Nhìn thấy bóng người mặc áo trắng, khoác ba lô trắng ấy, tôi khẽ nhếch miệng cười. Vẻ mặt nguy hiểm ấy khiến ông chú nhìn tôi cảnh giác. - Chúc chú làm việc vui vẻ. Cháu phải đi đây. Tôi vẫy tay chào cho có lệ rồi quay lưng đuổi theo người phía trước. Cũng phải hụt hơi mới theo kịp đôi chân dài nhanh nhẹn ấy. Người đâu mà cứ cắm cúi đi như sợ bị giật đồ. - Xin.. chào! Vừa đi giật lùi, tôi vừa nở nụ cười duyên dáng hiếm có của mình. Nhưng có vẻ tôi nói chưa đủ to để thu hút sự chú ý của đối phương. - Anh là học sinh mới chuyển trường? Vẫn không có động tĩnh gì. Thậm chí Nguyên còn khẽ nhắm mắt, đầu gật gù như tán thưởng. Chẳng lẽ anh ta xem thường lời chào hỏi của tôi đến như vậy? Chẳn lẽ tôi.. không tạo được bất cứ ấn tượng nào? Nếu không phát hiện ra dây phone màu trắng lấp ló hai bên tai, có lẽ tôi chẳng mặt dày đủ để tiếp tục độc thoại. Chưa kịp hành động gì thì… “boong” Vài người khẽ bụm miệng cười khi thấy tôi tông phải gốc tùng giữa sân trường vì cái tội đi ngược. Thậm chí có người còn chậc lưỡi tỏ ra thương hại cho cái kiểu “tán trai không thành” của tôi. Chỉnh lại xống áo, tôi lại đuổi theo, giật một bên tai nghe của Nguyên. Anh ta hơi giật mình, khựng lại khi nhìn thấy tôi. Thái độ ấy khiến miệng lưỡi của tôi đi đâu mất, bao nhiêu lời hạnh họe chui tọt vào trong. Dường như mọi chú ý của tôi đều dồn hết vào cái nhìn chằm chằm sâu thẳm ấy. Kí ức rơi rớt hôm qua lại hiện về. - Em.. có gì muốn nói với anh à? Tôi chớp mắt, nhận ra mình vẫn đang cầm một bên tai nghe của anh ta, liền bối rối thả ra, lấy lại “phong độ” - Hình như anh là học sinh mới chuyển đến phải không? Có lẽ anh chưa biết hết mọi thứ trong trường – tôi đặt tay lên ba lô của Nguyên trong tư thế của người chủ động – thế nên em thay mặt phòng giáo vụ dẫn anh đi tham quan sơ bộ trong 15ph đồng hồ. - Trường thật chu đáo. Nhưng mà em là ai? Trước lời đề nghị hết sức mạnh bạo và tự nhiên của tôi, anh ta chỉ gật gù khen câu trước, câu sau đã vội chất vấn. Tôi đã bỏ qua, chưa hỏi thái độ kì quoặc của anh ta hôm qua thì chớ, hôm nay còn ngang nhiên hỏi “em là ai”, chẳng khác nào hất nước đá vào mặt tôi cả. Chẳng phải anh ta biết tôi trước rồi sao? Nén tò mò qua một bên, tôi đưa tay lên, tự xưng danh một cách “oai phong lẫm liệt”. - Em là An Nhiên, trợ lí phòng giáo vụ. - Anh là Trần Bình Nguyên, rất vui được gặp em. Nguyên nắm tay tôi một cách hết sức tự nhiên, nhưng tôi lại cảm thấy có luồng điện tê tê nơi bàn tay. - Khụ! Tiếng ho của ông chú giám thị - người đang chứng kiến cảnh bắt tay giữa tôi và học sinh mới với vẻ “lạ chưa kìa” khiến tôi giật mình nhận ra không chỉ một mà có khá nhiều người đang quan sát hành động thân thiết khó hiểu của mình. Khẽ hắng giọng để giấu đi nét ý đồ đang hiện rõ trên mặt, tôi vỗ vỗ lên cặp Nguyên. - Chúng ta nên đi thôi. Bắt đầu từ… Suốt cả buổi đi lòng vòng, tôi chẳng nói được gì giới thiệu cho trường nhiều, thậm chí đôi khi còn nói linh tinh. Bởi vì đầu óc con người có hạn chỉ cho phép chú ý vào một mục tiêu duy nhất trong hoàn cảnh nhất định. Mà việc tôi chú tâm nãy giờ lại là… quan sát Nguyên. Trường tôi đã quá nhiều mĩ nam, không cần thêm một người nữa. Mới thoạt nhìn, tôi có thể xếp Nguyên vào loại “không có cảm hứng”. Thế nhưng nếu quan sát kĩ sẽ thất từ anh lại toát lên vẻ “khác người” hiếm thấy với đôi mắt sâu đen thẳm và vầng trán cao bị tóc mái lòa xòa che khuất. Dưới nắng sớm, đường kẻ sống mũi trở nên rõ nét. Trong cái lạnh khiến cho người ta trông không xám xanh cũng trắng bệch này, nước da rám nắng khỏe khoắn của Nguyên lại khá ưa nhìn, mang lại cho người ta cảm giác ấm áp như được sưởi nắng. Nhìn xuống dưới một chút có thể thấy hơi thở sâu đang đọng thành dải sương lờ mờ kì ảo. Anh không cười, nhưng đôi mắt biết cười kia khiến tôi có linh cảm khóe miệng kia có thể nhếch lên bất cứ lúc nào. Tôi tưởng tượng ra cảnh Nguyên cười, và tự… đưa tay lên tát mình một cái. Nguyên quay sang tôi, đôi mắt mở to đầy ngạc nhiên. Tức thì tôi vỗ vỗ hai tay vào má. - Ai da, lạnh quá. Làm thế này có lẽ sẽ ấm hơn. Trước hành động con nít của tôi, anh khẽ cười. Nắng lấp lánh lấp lánh. Tôi hóa đá. - Đây có phải là nhà kho của trường không? - Ha ha, chắc vậy. Ừm, cũng có thể, mấy cái phòng cũ kĩ thế này. Tôi nhìn vào khu nhà cũ trước mặt mình, trả lời đại. Thực ra tôi có bao giờ ra sau trường đâu mà biết mấy “cụ” nhà râu dê xanh xồm xoàm (ý chỉ rêu mọc đầy tường) này người ta để làm gì mà chưa đập quoách cho xong. - Không, ý anh là ngôi nhà đằng kia cơ. Còn đây chẳng phải là phòng để bàn ghế cũ và dụng cụ thể dục sao? Nguyên chỉ về phía xa, nơi chỉ có mỗi căn ẩm mốc to như hội trường cũ mọc lên giữa đám cây cỏ dại, từ xa chỉ nhìn rõ mỗi cái mái bằng thứ gạch đỏ ngày xưa nay đã xám xịt vì rêu phong. Đó mới là cái anh nói đến, chứ không phải dãy nhà bên cạnh. Tôi nhìn Nguyên, chớp mắt hai cái. - Chắc vậy. Nói xong tôi chỉ muốn đập đầu quoách vào tường cho rồi. Đường đường tự nhận là “hoa tiêu” dẫn học sinh mới đi tham quan trường mà cái gì cũng không biết. Từ nãy đến giờ, anh không đoán ta việc dẫn đi chỉ là cái cớ mới là lạ. Nhưng Nguyên không để ý lắm đến chuyện đó. Anh thản nhiên hỏi. - Nghe nói dưới nhà kho ấy còn một tầng hầm ở bên dưới? - Hơ hơ. - Hơ hơ. Tôi căng mắt về phía căn nhà như muốn nhìn xuyên thủng nó rồi lại nhìn Nguyên, cộc lốc hai chữ: - Không biết. Nói xong câu này, mặt tôi đỏ lựng lên. Đáng lẽ anh ta phải là người chỉ dẫn, còn tôi là học sinh mới mới đúng. - Không sao, chuyện đó có thể tìm hiểu sau. Chúng ta ra ngoài thôi. Em còn nơi nào muốn chỉ anh không? Hình như còn khu dành cho giáo viên phía bên này là chưa đi thì phải. Nguyên vừa nói vừa tìm đường ra, trong khi tôi đứng tại chỗ, hết nhìn về phía nhà kho cũ kĩ lại nhìn lưng Nguyên. Quá nhiều điểm lạ xuất hiện trong đầu. Có vẻ như Nguyên biết hết mọi thứ về ngôi trường này, dù vậy anh ta vẫn “giả vờ”, chịu khó đi theo tôi, nghe tôi huyên thuyên đủ thứ, thỉnh thoảng đưa ra câu hỏi móc máy khiến tôi không trả lời được. Còn tôi nghĩ mình là người giăng bẫy, nhưng cuối cùng lại “gậy ông đập lưng ông”. - Anh đang giả vờ là không biết, để tôi làm con ngốc chỉ đường cho có đúng không? Nguyên nhìn tôi, suy nghĩ trong giây lát rồi trả lời gọn lỏn: - Đúng. Tôi chớp mắt lia lịa. Anh ta dám thản nhiên thừa nhận như thế sao? Bao nhiêu suy nghĩ tốt đẹp về anh ta của tôi từ nãy giờ đã bị cái chữ “đúng” đánh vào đầu đến ngẩn người. Đúng là hoa hồng đẹp lúc nào cũng có gai, nhưng đừng tưởng tôi không có bản lĩnh. - Nhưng mà anh có nói là mình không biết và nhờ em dẫn đi tham quan trường đâu. Là do em tự đề nghị mà. Đúng là thế, nhưng... - Hơn nữa, em “tốt” với học sinh mới đến như thế, hoàn toàn là có lí do riêng, đúng không? Tôi hít một hơi vào. Hoá ra kẻ cắp gặp bà già cả mà nãy giờ không hay. Thật là sơ xuất quá, để người ta nắm được thóp rồi mới đầu hàng. Hít vào rồi lại thở ra. Phải ba lần như thế tôi mới lấy đủ dũng khí. - Không vòng vèo nữa. Thực ra tôi muốn gặp anh, là để đòi lại cuốn sổ của mình. Có lẽ ngày hôm qua lúc... đụng nhau làm rơi đồ, tôi và anh đã lấy nhầm rồi. - Chỉ thế thôi sao? – anh ta nhướn mày, có vẻ chông chờ ở tôi nhiều hơn một câu nói đòi trả đồ. - Thế thôi – tôi nhún vai đáp lại. Nguyên nhìn tôi, chẳng biết anh ta định cười hay định nhăn. Có điều đôi mắt kia khiến tôi cảm thấy hơi sợ. - Thứ nhất - Nguyên giơ ngón trỏ lên - chỉ có em lấy nhầm, vì em là người nhặt đồ và phóng ra ngoài trước. Thứ 2 - anh ta giơ ngón trỏ còn lại gần sát chóp mũi tôi - muốn được trả lại đồ, không phải chỉ nói một câu đơn giản vậy là được đâu, phải có điều kiện. Thứ 3, tôi quyết định tịch thu cuốn sổ đó. Còn cuốn của tôi, em có thể viết tạm vào. Cái gì? Không những không có ý trả, mà anh ta còn đang bắt tội tôi đấy à? Hai chữ “điều kiện” như đang nhảy múa trong đầu tôi. Trước đây, ngoài ba má và ông anh đáng ghét ra, chẳng có ai ra-điều-kiện cho An Nhiên này cả. - Đồ của ai phải trả về cho người đấy chứ! Tôi nói trong tức giận, ánh mắt thiếu điều đốt cháy kẻ đối diện. - Tôi chỉ là muốn giúp em ôm bớt bí mật của mình thôi. Dù sao chuyện lớn như vậy cũng không nên giữ kín một mình. Chẳng lẽ em định ôm bí mật đó đến lúc chết hay sao? Tình huống xấu nhất cuối cùng cũng đã xảy ra. Tôi nghe xong chỉ biết cứng đơ tại chỗ, hít vào thở ta trở nên khó khăn hơn, hoàn toàn không nói được câu nào. Rõ ràng đang giễu cợt tôi, vậy mà giọng nói của Nguyên lại trách móc cứ như anh ta là người thân, có nghĩa vụ phải quan tâm lo lắng cho tôi vậy. - Em làm sao thế? - Nguyên nhìn tôi với ánh mắt lo lắng, bắt đầu tiến lại gần. Anh ta đưa tay lên nơi cổ tôi. - Anh định làm cái gì thế hả? Tôi gạt tay anh ta ra, gào tường lên. Trái ngược với vẻ xù lông nhím của tôi, Nguyên chỉ khẽ khàng. - Nhìn em bắt đầu xanh xao rồi.. - Ha. Chẳng phải anh biết tôi bị cái gì, nên cố tình chọc tức để tôi chết bất đắc kì tử sao? Hả hê như thế còn gì. - Em đừng nói ác vậy! Nguyên khẽ nhăn mặt, giữ chặt vai tôi rồi kề hai tay vào sát mạch nơi cổ, chăm chú lắng nghe. Tôi hoàn toàn có thể hất anh ta ra, nhưng chẳng hiểu sao lại không làm như thế. Đứng gần như thế này, tôi có thể cảm nhận được hương quế dịu nhẹ toát ra từ Nguyên. Một cảm giác gần gũi lạ lùng, dường như tôi đã từng quen với mùi hương này. Phải chăng đầu óc tôi choáng váng đến nỗi nhận nhầm? - Đi thôi. Trước khi tôi kịp ý thức được thì Nguyên đã nắm tay tôi, kéo đi với thái độ dứt khoát khiến tôi muốn níu lại cũng không được. Tôi cáu thật sự. Điều đó khiến cho cơ thể mệt nhọc của tôi như khuỵu xuống. Nhưng tôi không muốn tỏ ra yếu đuối trước một kẻ lạ mặt – vì như thế sẽ luôn bị xem là kẻ bị động. Vì thế, trong nỗ lực cố gắng, tôi bám vào Nguyên. Anh nhìn tôi trong giây lát, suy nghĩ gì đó, rồi nói bằng một giọng cương quyết: - Đi. Chưa kịp hỏi đi đâu, anh đã xốc nách, dìu tôi về phía phòng y tế như thể đã đến nơi này cả trăm lần rồi. Trời lạnh, nhưng tôi cảm nhận được cả hơi thở ấm nóng của Nguyên. Dìu tôi đi vướng víu như vậy, nhưng anh ta không hề tỏ ra mệt nhọc, khiến tôi cảm giác mình nhỏ bé chẳng khác nào một con mèo con. Ý nghĩ muốn thu mình lại bất chợt xuất hiện. Nguyên đá cửa phòng y tế, vì anh ta chẳng còn tay nào để mở. Cô ý tá vừa mới đến, tôi đoán thế vì cô ấy còn chưa kịp thay chiếc ao blouse trắng. Sau cái nhìn ngạc nhiên dành cho Nguyên - học sinh mới đến, cô chuyển mắt sang tôi, và hốt hoảng khi thấy khuôn mặt xám xịt của tôi. - Mau đưa cô bé lại đây. Trong khi Nguyên đỡ tôi lại phía giường, cô ấy lấy lọ thuốc được để vừa tầm tay để có thể với bất cứ lúc nào, lấy ba viên ra đưa cho tôi rồi đi lấy nước. Tôi đón lấy mấy viên thuốc, nuốt ngay lập tức rồi nhắm mắt lại, không muốn để ý gì đến xung quanh. - Cảm ơn em, giờ thì em có thể về lớp được rồi. Hé mắt, tôi nhận ra cô ấy đang đuổi khéo Nguyên đi. Anh ta chần chừ mãi rồi cũng bước ra khỏi phòng. Trước lúc khuất khỏi cửa, đôi mắt sâu thẳm ấy còn dành cho tôi cái nhìn không-thể-hiểu-nổi. Mà cũng có thể quá nhiều ý nghĩa hàm chứa trong nó, mà tôi thì lại chẳng muốn suy nghĩ ệt óc. Mà cũng có thể quá nhiều ý nghĩa hàm chứa trong nó, mà tôi thì lại chẳng muốn suy nghĩ ệt óc. Cánh cửa khép kín lại. Gió không lùa nữa, nhưng tôi lại thấy lạnh tê tái. - Em không nên sơ xuất như thế, nếu đã muốn giữ kín chuyện này. Phải bảo vệ bản thân chứ. Cô y tá nửa trách móc, nửa lo lắng, bắt đầu kiểm tra xem tôi đã ổn định lại chưa. - Cô không phải lo về người vừa rồi đâu. Anh ta biết hết mọi chuyện rồi. Không chỉ mình cô y tá, mà chính tôi cũng cảm thấy bất ngờ về sự thật phũ phàng này. Khuôn miệng cô ấy hơi mở ra, định nói gì đó nhưng rồi lại im lặng, đứng dậy bắt đầu làm những việc lặt vặt khác. Cô ấy đủ tinh tế và thân thiết để hiểu lúc này tôi cần được ở một mình. Lòng tôi đau như bị giằng xé, nhưng giọng nói lại vô hồn không chút cảm xúc. Tôi tức giận, hối hận, nhưng phần nào đó lại tự nhủ: chuyện này sớm muộn gì cũng xảy ra. Bí mật lớn như thế, không phải là không thể bị phát hiện, có điều là sớm hay muộn. Nhưng tôi thực sự không nghĩ mọi chuyện lại xảy ra nhanh như vậy. Chuỗi ngày thanh thản của tôi kết thúc chóng vánh đến thế sao? Nguyên vào lớp hơi trễ, nhưng điều đó không mảy may khiến giáo viên đang dạy tỏ ra bực mình. Ngược lại, cô giáo dạy văn nổi tiếng khó tính thậm chí còn cười rõ tươi. - Nghe nói hồi bên ấy, em đã từng đạt giải sáng tác văn thơ toàn bang phải không? - Dạ - Nguyên thả cặp xuống, cười khiêm tốn – chỉ là một giải nhỏ thôi ạ. Tức thì trong lớp có tiếng trầm trồ ngưỡng mộ. Con trai giỏi văn không phải là hiếm, nhưng được cái gì thì mất cái kia. Người có thể giỏi nhiều thứ, dù mỗi thứ một ít cũng rất đáng ngưỡng mộ. - Thế thì sắp tới, nhất định em phải tham gia viết báo tường đấy. Nhiệm vụ song hành với quyền lợi, nhất là với bà cô có tình cảm đặc biệt với những học sinh yêu văn thơ này. Thế nên khi Nguyên gật đầu đồng ý, ai cũng biết anh đã trở thành học sinh cưng của cô giáo dạy văn trong cái lớp tự nhiên này rồi. Tuy nhiên, chàng thanh niên với kính gọng đen trên sống mũi cao cao đang chúi mũi vào quyển sách trước mặt lại không cảm thấy thế. Đối với cậu, vẻ ngoài hào nhoáng của người mới chuyển lớp đến đã quá cũ. Cậu không phục, cũng không muốn thừa nhận sự yêu mến của mọi người dành cho anh chàng này. - Cạch. Gáy sách đập thô bạo lên bàn tạo ra âm thanh sống sượng trong bầu không khí vui vẻ. Cô giáo hạ gọng kính viễn, đưa mắt về phía Quân. - Thưa cô – anh giơ một ngón trỏ lên, thói quen mỗi khi đặt câu hỏi – có thể giải thích ý nghĩa câu nói của người ông giúp em được không ạ? “Cho một cái là biết ngay cửa thiên đường đang rộng mở đón mình…” Cả lớp bị kéo về với thực tại. Đến cả cô giáo trước đó còn vui vẻ vẽ ra kế hoạch ngoại khóa giờ cũng đang chăm chú lắng nghe cậu học trò ngoan đọc bài. Giọng đọc đầy sức truyền cảm, nhưng khóe miệng kia đang xuất hiện vẻ đắc thắng. Nụ cười của Nguyên tắt ngấm. Anh lật cuốn sách của mình ra, cố gắng bắt kịp những gì Quân đang đọc. Nhưng cảm xúc nhanh hơn lí trí. Những kí ức ngày xưa lại len lỏi về, khiến cho Nguyên chìm vào trạng thái hồi tưởng day dứt. Kết thúc tiết học, Nguyên là người rời lớp đầu tiên. Anh muốn kiểm tra phòng y tế trước tiên, nhưng chưa đến cầu thang đã bị gọi giật lại. - Trần Bình Nguyên. Người ấy gọi tên anh to rõ với vẻ vừa quen biết vừa lạnh lùng. Chỉ cần nghe giọng nói cũng có thể biết tâm trạng người ấy ra sao. Nguyên quay lại, đối mặt với Quân. Bốn mắt nhìn nhau, cố tìm thái độ chứng tỏ đối phương đang tư lự, lo lắng… Nhưng không. Cả hai đều giữ vẻ kiêu ngạo cố hữu, không đời nào chịu nhún nhường trước. Quân là người lên tiếng trước, tất nhiên có quyền được một câu đáp trả. Nhưng đồng thời là người bị gọi, Nguyên cũng có quyền được biết đối phương muốn nói gì. Cuối cùng, Quân đành là người hạ giọng. - Hãy tìm chỗ nào đó nói chuyện. Nói rồi anh bỏ đi trước. Nguyên nhún vai rồi bước theo sau, nhưng luôn giữ một khoảng cách nhất định trên suốt quãng đường đi. Cây tùng rợp bóng nơi cuối sân trường vẫn để cho vài hạt nắng tinh nghịch rọi qua, làm khoảng sân chỗ ấy chói lóa. Gió thổi dịu nhẹ mang hương mới. Quân khịt mũi khi nhận ra hương quế thoang thoảng trong không khí. Anh không khó chịu với mùi này, nhưng người mang mùi hương đặc trưng này khiến anh cảm thấy dị ứng. Dù cho trước đây, nó là hương vị rất đỗi quen thuộc. Nguyên thản nhiên nhìn trời, nghĩ rằng cuối cùng mình cũng đã được ngắm lại bầu trời ở mảnh đất chôn giấu bao kỉ niệm thời thơ ấu, hoàn toàn không để ý đến cái nhìn soi mói của Quân dành ình. - Tại sao cậu lại trở về? Quay sang nhìn Quân vẫn bằng đôi mắt sáng ngời chất chứa bao sự mãn nguyện ấy, Nguyên không nói gì. Anh chờ Quân tự đoán mò, hoặc tức đến nổi khùng lên. Vốn không phải là người thích vòng vèo, vì Quân luôn quan niệm kẻ không nghĩ thẳng nhất định có điều mờ ám, anh nói ngay điều mà mình đang suy nghĩ: - Sáng nay tôi thấy cậu bỏ 15ph đầu giờ để đi với em gái tôi. Hai người có chuyện gì để nói sao? Cái nhìn xoáy của Quân khiến cho bất cứ ai không quen anh chắc chắn sẽ cảm thấy e ngại. Nhưng Nguyên chỉ khẽ mỉm cười, lại ngước mắt nhìn trời. - An Nhiên không phải là lí do chính, dù việc đầu tiên tôi nghĩ đến khi quay trở về là tìm cô bé. Cái cách nói chuyện không dè chừng và vẻ tự tin của Nguyên khiến Quân cảm thấy tức giận. Nắm tay siết chặt hơn. Anh không còn giữ được vẻ bình tĩnh cố hữu ban đầu. - Hãy tránh xa em gái tôi ra. Và đừng có tỏ vẻ thân thiết với nó. Khóe miệng Nguyên khẽ nhếch lên thành nụ cười mỉa mai, có phần chua chát. - Làm sao tôi có thể “tỏ vẻ thân thiết”, khi cô bé thậm chí còn không biết tôi là ai. Cái cây mười năm không gặp chỉ bất ngờ vì nó quá lớn, còn con người mười năm không gặp lại khiến người ta kinh ngạc vì đổi thay. An Nhiên trong trí nhớ của cậu bé 8 tuổi ngày ấy tóc ngắn, mắt tròn to ngây thơ, nghịch ngợm chẳng khác nào con trai, luôn bắt anh trai – tức những ai hơn tuổi cô bé – phải làm cái này cái kia theo ý muốn của mình. Hở tí là cô giận dỗi, khóc nhè, thường xuyên nũng nịu với người lớn chẳng khác nào chú mèo con được người ta cưng chiều từ nhỏ. Còn An Nhiên bây giờ đã là một thiếu nữ với mái tóc dày chấm lưng, đôi mắt tròn to nhưng không còn vẻ vô tư ngày nào. Cô vẫn giữ cái tính nhí nhảnh, thích nghịch phá, không sợ ai cũng không sợ buồn, nhưng dường như nụ cười kia chẳng còn tươi tắn như trước. Đôi khi anh tự hỏi, cô cười là vì vui, hay vì con người còn sống, còn thở thì phải biết cười? Hơn nữa, An Nhiên của ngày xưa quấn quýt, thường ôm vai bá cổ bắt cõng, giờ chẳng nhận ra anh là ai nữa rồi.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương