Có Phải Là Anh

Chương 5 : Tự Tại Không Ngại Yêu Đời.



Xuống đến quầy lễ tân, tôi với ngay chai nước khoáng còn nguyên chưa khui trên quầy, uống một hơi cho hạ hỏa trước cái nhìn kinh khủng của cô gái đang trực.

Phải cạn chai nước, tôi mới cảm thấy mình “bình thường” trở lại. Ít ra trong người cũng không còn cảm giác khủng hoảng như lúc nãy nữa.

Giơ cái chai rỗng lên, tôi vẫy vẫy với chị lễ tân:

- Chị có tính tiền không ạ?

Tôi lịch sự đến thế, mà chị ấy chỉ nhìn tôi với vẻ e dè, nghiêng đầu sang thùng nước bên cạnh, ý bảo tôi có muốn uống thì cứ tự nhiên.

Dù cầm thêm một chai nữa cũng không sao, nhưng tôi đâu phải là kẻ thích ăn chùa đâu.

Lúc ném chai nước rỗng vào thùng rác, tôi thấy anh chàng tên Huy lúc nãy đang vẫy xe. Tranh thủ lúc anh ta chưa vào trong xe, tôi chỉ tay về phía trước, nói với chị gái trực quầy:

- Chị có biết người đang vào trong xe kia là ai không? Đó đó, đeo carvat màu xanh ấy. Hình như anh ấy không phải là người trong công ty.

Tôi nói với vẻ hiểu biết, cốt để người ta không nghi ngờ cái tính tò mò của mình.

- Dạo này anh ta hay ra vào đây suốt. Chị không biết rõ tên, nhưng nghe đâu là kiểm soát viên.

Kiểm soát viên?

Tôi ngó cái bảng chữ đề tên công ti to tướng trước mặt. Những dòng chữ tiếng anh nhảy múa khiến tôi từ bỏ ý định đọc tiếp.

Cái công ty to thế này mà bị kiểm soát đến thăm, lại còn thái độ không mấy thân thiện của Nguyên nữa, rõ ràng là đang làm ăn phi pháp rồi.

Vừa đi vừa suy nghĩ, suýt nữa tôi bị chiếc ô tô màu xám quệt phải. Giật mình, tôi lùi lại một bước, lấy tay vuốt trán như thể chảy mồ hôi.

Cánh cửa kính phía bên phải từ từ hạ xuống. Người đàn ông trong xe rướn người qua, mỉm cười xin lỗi.

- Làm cháu sợ rồi, cô bé. Cháu hay đến đây nhỉ.

- Ah – tôi nhận ra chủ nhân của chiếc xe là người đàn ông trung niên ở khu để xe hôm trước – chào bác ạ.

- Có muốn đi về không? Ta chở về.

- Thế sao được ạ. Cháu tự về cũng được.

- Suýt nữa thì quệt trúng cháu, cứ xem như đó là để xin lỗi vậy.

Con gái ngoan, chắc chắn sẽ không đi xe người lạ. Nhưng xét cho cùng, tôi chẳng ngoan, mà cũng chẳng sợ ai làm hại mình. Tôi sống cẩu thả thế quen rồi.

- Vậy cháu quá giang một tí ạ.

Tôi mỉm cười, leo lên xe.

Địa chỉ mà tôi nói ra quá khó, hay là chủ nhân của chiếc xe này trông thế thôi mà lại không biết đường nhỉ? Đi có một đoạn, mà chỗ đèn đỏ 1ph nào bác ấy cũng giở bản đồ ra xem. Cuối cùng, tôi đành táy máy chỉ tay lên bản đồ.

- Đi đến cột giao thông phía trước thì rẽ trái, sau đó đi thẳng khoảng 500m thì rẽ phải. Gần đến chỗ cháu sẽ nói ạ.

- Ừ, cháu thông cảm, già cả rồi, mà đường phố đổi mới liên tục.

Bác ấy nói cứ như bao nhiêu năm mới đi lại mấy con đường này. Từ hồi tôi đẻ ra, có thấy nó thay đổi gì đâu.

- Cháu tên gì ấy nhỉ.

- Dạ… Là An Nhiên.

- Lần đầu tiên ta nghe thấy cái tên đó.

- Tại vì ba má cháu thích cầu kì. Nhiên là tự nhiên, còn An là an phận. Đặt tên này chắc muốn cháu an phận với những gì tự nhiên xảy đến.

- Cháu nghĩ vậy sao?

- À, ..dạ.

Không, tôi hoàn toàn không hề nghĩ như vậy. Nhưng cuộc sống với những bất ngờ đau khổ đã khiến tôi tin vào những điều mình vừa nói.

Lúc này, tôi không muốn thêm bất cứ một câu hỏi nào về bản thân. May là đã đến nơi cần xuống.

- Bác cho cháu dừng ở đây đi ạ.

Tôi nắm chốt cửa. Xe vừa dừng lại là tôi nhảy xuống, không quên cảm ơn.

- Nhà của cháu đây à? – bác ấy nhướn mày hướng về phía ngôi nhà màu rêu trước mặt.

- Không ạ… nhà bạn cháu.

- Ừm, vậy tạm biệt nhé.

Chờ cho chiếc xe khuất sau con hẻm, tôi mới từ từ đi bộ ngược về hướng nhà mình.

Ai lại để cho người lạ biết nhà chứ. Phải cảnh giác cao độ!!

Đôi khi xem bản đồ không có nghĩa là không biết đường, mà là để định vị địa điểm đang đến.

Ông Mạnh dừng xe lại, nhìn lại bản đồ. Chỗ này hoàn hoàn khác với suy nghĩ của ông. Ngày xưa, ông chưa từng đến đây bao giờ.

Một đời người chuyển nhà biết bao lần, muốn tìm lại địa chỉ ngày xưa thật khó.

Đặt tay lên vô lăng, ông tự cười một mình.

An Nhiên không phải là chấp nhận những điều tự nhiên đến với mình. An là an nhàn, nhiên là tự nhiên. Người ta đặt tên An Nhiên với mong muốn con mình sau này sống vô tư, an nhàn. Chẳng phải đã có câu: “An nhiên tự tại không ngại yêu đời, dù mở lời cũng thấy an nhiên”, vậy mà cô bé này lại hiểu theo ý nghĩa kì cục, hết sức bi quan.

Tuổi trẻ như thế, còn bao nhiêu điều đang chờ đợi phía trước cơ mà.

**** *** **

Thằng nhóc ngồi trong con hẻm, nhìn thấy chiếc xe ô tô màu xám quen quen chạy qua, nhưng lúc chạy ra khỏi hẻm, chưa kịp thấy biển số thì chiếc xe đã mất hút. Nó tặc lưỡi, nhìn quanh quất, nhận ra có người đang tiến về phía ngôi nhà sơn màu trắng.

- Đứng dậy, tụi bay.

Nó ra lệnh ấy đứa con trai ngồi phía sau. Đứa nào đứa nấy to gấp rưỡi nó.

- Bắt đầu dàn cảnh đi. Nhớ là vung tay, nhưng cấm đứa nào được chạm mặt tao đấy.

Nói rồi nó đội cái mũ lưỡi trai màu trắng lên, bước ra khỏi con hẻm.

Tôi về đến cửa thì có một đám đông đang tụ tập, mà trung tâm là một tên con trai mặc áo khoác da màu đen, đội mũ lưỡi trai trắng che gần hết nửa trên khuôn mặt, chỉ lộ ra khuôn một phần sống mũi thẳng.

Dù là con trai, nhưng cậu ta chỉ lớn hơn tôi một chút, khá ốm. Trong khi những đứa vây xung quanh lại to bự. Rõ ràng kẻ yếu luôn bị bọn to xác bắt nạt.

- Sao? Mày có chịu đưa tiền không? Hay để tao “xử”?

- Sao? Mày có chịu đưa tiền không? Hay để tao “xử”?

Thằng nhỏ im lặng không nói gì. Nó nhìn quanh, và nhận ra tôi cách đó không xa. Lập tức nó ngẩng lên, đôi mắt sáng lanh lợi nhìn thẳng vào tôi.

Còn tôi, sau khi nhận được “tín hiệu cầu cứu” thì lập tức nhìn lại bản thân: ốm yếu, tiền lại không có. Giúp nó chi bằng mình đi ra chỗ khác cho khỏi vướng.

Nghĩ là làm, tôi chạy tọt vào nhà.

Quân đang ngồi ăn bữa xế ngon lành, thậm chí không thèm đưa mắt lên nhìn khi biết tôi về. Nhưng tôi bắt anh phải dừng ăn.

- Anh hai, có đám lộn xộn trước nhà mình kìa, anh ra giải quyết đi.

Tôi ra sức kéo, còn Quân ra sức bám lấy cái ghế.

- Cái con nhỏ này! Không thấy anh mày đang ăn à? Tụi nó đánh nhau thì tránh xa ra, mình can thiệp làm gì.

- Nhưng có thằng nhỏ đang bị bắt nạt. Anh ra dẹp loạn chứ không thằng nhỏ bị đánh mất.

Xì một tiếng bực mình nhưng Quân cũng đứng dậy, ra ngoài cổng. Tôi theo bén gót, nhưng chỉ dám núp phía sau.

….

Thằng nhóc đội mũ lưỡi trai thấy đối tượng của mình chạy vào trong nhà – việc ngoài dự đoán – thì trợn tròn mắt. Không chỉ nó mà ngay cả những đứa còn lại cũng ngạc nhiên.

- Anh này, con nhỏ này.. không dễ dụ bằng cách thông thường.

Thằng nhóc hừ mũi. Ai ngờ cô nàng này lại thỏ đế như thế chứ.

Nó chưa biết phải làm gì tiếp theo thì cánh cổng của ngôi nhà màu trắng lại mở ra.

….

Tôi đẩy Quân tiến lên. Trong khi ah xử lí đẹp mấy thằng con trai to xác kia, tôi kéo thằng con trai đội mũ trắng ra một bên. Mấy thằng kia ai ngờ nhát gan, vừa bị Quân đá mông có mấy chiêu mà đã bỏ chạy toán loạn.

- May quá – đứa con trai đứng cạnh tôi vuốt ngực thở ra, đoạn quay sang tôi tươi cười – May mà có chị, không thì em no đòn với tụi nó rồi.

Chị? Hóa ra thằng nhóc này ít tuổi hơn mình.

- Sao biết tôi mà xưng chị?

- Chị nổi tiếng trong trường mà, ai chẳng biết.

Tôi thì biết cái lĩnh vực nổi tiếng của mình rồi. Nó vừa nói vừa tươi cười như thế chẳng khác nào đang chửi xéo tôi cả.

- Được rồi, không cần phải cảm ơn cảm tạ gì hết. Nhóc đi về nhà đi.

- Chị, chị thật là tốt quá. Em mến chị rồi đấy.

Tôi chớp mắt nhìn nó đầy cảnh giác, trong khi Quân từ phía sau tiến lại, bợp cho nó một phát lên đầu. Ngay lập tức thằng nhóc quay lại, vằn mắt lên nhìn:

- Anh làm cái gì thế hả?? Sao lại đánh lên đầu người ta? Có biết làm như vậy là học ngu không?

Nó vừa nói xong, Quân lại bộp thêm mấy cái nữa.

- Biết là học ngu rồi thì lo về học hành cho đàng hoàng đi, đừng có nghĩ nhăng cuội nữa, đứng đây tán tỉnh bóng gió.

Chẳng kịp cho thằng nhóc thanh minh, Quân đuổi nó đi ngay. Tôi chỉ biết nhún vai rồi vào nhà trước.

- Khỉ thật! Thế là công cốc à?

Bộp!

Thằng nhóc ném cái mũ lưỡi trai xuống đất. Mái tóc xổ ra khiến cho khuôn mặt thon gọn thêm phần cuốn hút. Là con trai, nhưng lại có nét gì đó rất lạ, rất cuốn hút.

Nó mím môi, nhìn về phía căn nhà màu trắng đằng xa, trong lòng quyết tâm phục thù lần nữa.

** *** *** **

Nguyên giải quyết hết đống giấy tờ chồng chất trước mặt thì đã gần 6h. Sực nhớ ra hôm nay phải về nhà ăn cơm, anh liền thu dọn đồ trên bàn rồi khoác áo chuẩn bị về. Lúc với tay lấy chìa khóa để quên trên bàn, anh vô ý làm rơi tờ giấy của An Nhiên.

Nhặt tờ giấy lên, đọc lại một lần nữa, anh mỉm cười một mình.

“Từ khi nào em bắt đầu cảnh giác với cả anh thế này?”

Bước vào thang máy, Nguyên chợt nhớ lại cảm giác lúc nãy mình và Nhiên ở trong này. Anh nắm tay cô, chặt quá mức cần thiết. Cô dù đau nhưng lại không lên tiếng.

Tay của Nhiên ngày xưa hay bây giờ đều nằm gọn trong một vòng nắm tay của anh. Cô gầy đi nhiều vì mối lo mang trong người. Điều mà anh vẫn tự hỏi, tại sao Nhiên không nói chuyện của mình với bất cứ ai, kể cả gia đình. Tại sao cô lại thích ôm tất cả đau khổ của mình, chôn chặt nó trong lòng?

Anh không cam lòng nhìn thấy cô bé ngày xưa của mình như vậy.

*** *** **

Vừa nghe tiếng mở cửa, trong nhà bà phụ bếp đã dọn đồ ra ăn sẵn.

Nguyên bước vào nhà, thấy ba đang ngồi đọc báo ngay chính giữa bàn. Bên cạnh, cô em gái đang nằm dài trên bàn, mắt thẫn thờ nhìn về phía trước. Thấy anh bước vào, nó ngồi thẳng dậy, chào anh bằng ánh mắt không mấy thân thiện.

- Nhóc – Nguyên xoa đầu nó như con nít – đi đâu mà mồ hôi mồ kê thế này hả?

- Hừ, liên quan gì đến anh. Anh làm gì cũng không nói ra thì việc gì em phải báo cáo nhỉ.

Nhưng Nguyên không để ý đến lời con bé nói. Anh gật đầu chào ba. Luôn luôn là lời chào bằng ánh mắt. Thấy vậy con bé im bặt.

Nguyên để cặp sang bên rồi kéo ghế ngồi xuống. Ba anh đặt tờ báo xuống, lên tiếng.

- Bắt đầu bữa cơm thôi nào.

Bữa cơm gia đình, nhưng nếu ai trải qua thì sẽ thấy chẳng khác nào đang diễn kịch câm cả. Có chăng chỉ là lời cô em gái tự độc thoại. Nguyên kết thúc phần ăn của mình ngay khi ba đứng dậy. Cả hai trao đổi công việc chút ít ngoài phòng khách rồi anh xin phép ra về.

Căn hộ của Nguyên nằm khá xa nhà của ba. Lúc anh về đến tầng hầm để xe thì đã 9h kém. Lên được đến tầng 17 thì đã 9h 5. Đặt được tấm lưng xuống ghế sofa, mi mắt nặng trĩu khiến anh chẳng còn nghĩ đến việc gì khác ngoài được ngủ một giấc, trước khi ngày mới mệt nhọc lại bắt đầu.

** *** **** **

Đêm đó tôi mất ngủ.

Cái cảnh mình từ này phải chịu nghe theo ý muốn của Nguyên đeo bám tôi cả trong giấc mơ. Khi con người ở trạng thái vô thức, cái gì cũng bị cường điệu hóa. Ngay cả con người bề ngoài đẹp đẽ nhưng tâm địa ác quỷ thì trong mơ biến thành ác quỷ hoàn toàn. Còn con người yếu ớt, nhỏ bé như tôi lại trở thành con kiến…

Tôi ghét kiến. Ghét cay ghét đắng cái loài vật nhỏ mà thích ôm to, ôm nặng gấp mười lần trọng lượng cơ thể mình mà vẫn ôm. Tôi thì không cô gắng đến thế được.

Thế là mất ngủ.

Nằm thao thức, tôi nhìn chăm chăm lên bức tường trước mặt đang phản chiếu ánh đèn đường, chờ cho đèn tắt, đèn bật. Lại tắt, lại bật.

Cuối cùng, tôi ngồi vào bàn học, bật đèn rồi lục tìm cuốn sổ da nhét dưới đáy tủ. Cuốn sổ da còn mới nguyên, giống hệt cuốn cũ mà tôi vẫn hay viết.

Cuối cùng, tôi ngồi vào bàn học, bật đèn rồi lục tìm cuốn sổ da nhét dưới đáy tủ. Cuốn sổ da còn mới nguyên, giống hệt cuốn cũ mà tôi vẫn hay viết.

Nguyên đã nói sao nhỉ? “Cứ viết nếu em thích”. Thế thì việc quoái gì tôi phải lăn tăn.

Với ngay cây bút, tôi viết tên mình bằng chữ in hoa to tướng vào trang đầu. Nét chữ cứng và đứng, vì tôi không phải kiểu con gái hiền lành, ưa cầu kì, mềm mại.

“Thứ… ngày… tháng… năm…

Hôm nay mình đã gặp ác quỷ thực sự…”

Một buổi sáng “cực the mát” bắt đầu bằng tiếng gà gáy chết tiệt của con gà nhà hàng xóm.

Tôi lật chăn vùng dậy, mặt xưng xỉa như mọi khi, Nhưng khi đặt lưng xuống lại thì không tài nào ngủ tiếp được, vì chó nhà bên cạnh đã bắt đầu “xướng âm”, rồi tiếp đến là “dàn đồng ca mèo”

Lồm cồm bò dậy đóng được cái cửa sổ - trung tâm của tạp âm – thì tôi đã tỉnh ngủ hẳn mất rồi.

Quân và tôi, tuy là anh em, ở cùng nhà, nhưng chẳng bao giờ đi học cùng nhau.

Bình thường lúc anh ấy bắt xe bus, có khi tôi còn đang trong chăn ấm. Khi còn kịp 10ph để bắt chuyến cuối của xe bus đến trường trước khi vào lớp, tôi sẽ tung chăn, bật dậy, làm mọi “thủ tục” buổi sáng như một cái máy chỉ trong khoảng thời gian ba uống hết cốc cà phê trước cái tặc lưỡi của má.

Nhưng những hôm ngoại lệ, như hôm nay chẳng hạn, thì tôi lại bắt xe bus từ chuyến sớm nhất, hưởng thụ cảm giác “làm chủ cái xe bus” trong khi chưa có ma nào đến.

Trời lạnh khiến sương đọng một lớp mờ trên cửa kính. Tôi hà hơi, áp tay, làm đủ trò để truyền nhiệt nhưng kính chẳng hề trong trẻo hơn được chút nào. Bực mình, tôi chụp mũ lưỡi trai lên mặt, “nhắm mắt để đấy”. Khi nào đến trường, ắt tiếng lục tục xuống xe của cái đám học sinh ồn ào sẽ đánh thức tôi dậy.

Radio buổi sáng mở bản nhạc không lời nhẹ nhàng sâu lắng. Lâu lắm rồi tôi mới “dằn lòng” được để nghe thứ nhạc này.

Những giai điệu trầm bổng nối tiếp nhau…

Tôi thả hồn theo những nốt nhạc.

- Két!

Xe thắng gấp. Cái đầu gối đang gác lên lưng ghế trước mặt của tôi thụt xuống. Tôi mất đà, chúi về phía trước.

May mà có cánh tay đưa ra kịp thời, tôi tránh được một cú dập mặt.

- Cảm ơn… cậu.

Mãi tôi mới phân biệt được giới tính của cậu con trai mà da trắng môi hồng chẳng khác nào con gái ngồi cạnh mình. Nhưng cặp lông mày hơi xếch và mái tóc cắt ngắn đến thương kia thì không thể nào là con gái. Có điều, đôi mắt kia lạ lắm, cứ như tôi đã gặp ở đâu rồi.

- Chị gái – cậu ta nói ngọt xớt bằng cái chất giọng hơi ồm ồm của bọn con trai mới lớn – còn nhớ em không? Em là đứa hôm qua mà chị đã giúp á, học lớp dưới cùng trường. Thật là trùng hợp.

Cậu ta chỉ vào cái áo đồng phục đang mặc. Tôi cố tìm bảng tên, nhưng thằng nhóc này có lẽ cũng giống tôi, nhìn bảng tên nó chẳng khác nào mò kim đáy bể.

- Ừ, “trùng hợp” thật.

Tôi cố kéo dài hai chữ “trùng hợp” để biểu thị sự giễu cợt trong câu nói, nhưng thằng nhỏ lại ngây thơ đến nỗi chẳng để ý.

- Ý em là lần đầu chị đi xe bus phải không?

Lần đầu… cái đầu nhóc á. Chị mày từ khi biết trả tiền vé xe thì đã phải đi xe bus rồi. Có nói bừa thì cũng hơn hẳn chú mày một năm kinh nghiệm đi xe bus.

Tôi cười giả tạo, cố để không cốc đầu thằng nhóc.

- Ừ, trước đây chị đi xe đạp, nhưng xe bị hư rồi.

- Khổ cho chị quá. Vậy hằng ngày em đến đón chị nhé, chúng ta cùng đường mà.

Nhướn mày nhìn nó nghi ngờ, tôi cố đoán xem thử thằng nhóc này thuộc loại nào: thật thà ngây thơ hay tinh ranh con cáo già. Nhưng nhìn nụ cười nhe răng ngốc nghếch của nó là tôi lại mất hết cảnh giác.

- Cũng được thôi. Tưởng em không đi xe nên mới đi xe bus chứ.

- Không, xe em hôm bữa bị hư, đem đi sửa rồi. Hì hì.

- Thế à – tôi làm vẻ quan tâm, nhưng thực ra đang ngó lỡ đễnh ra bên ngoài – xe hư sao mà phải sửa?

- Thực ra em lén gia đình đi độ lại xe.

Câu trả lời “đầy bất ngờ” khiến tôi phải quay qua, nhìn nó chằm chằm. Trông khôi ngô sáng láng thế kia, không phải con ngoan cũng là trò giỏi, vậy mà lại quậy hơn tôi tưởng.

- Chị! Có thấy chúng ta gặp nhau thế này là sự trùng hợp lớn không? Chị vừa tốt bụng, trông cũng hay hay. Em và chị “kết nghĩa” đi.

Chẳng biết “trông hay hay” là khen hay chê, nhưng thấy thằng nhỏ này được, lại còn hằng ngày đến trường miễn phí nữa, tôi gật đầu cái rụp. An Nhiên đây đối với mấy đứa đàn em cùng trường, đứa nào vừa mắt là thu nạp liền, quyết không để mình dưới trướng tụi nó.

- Được, nhóc lên gì?

- Đòi Thêm Phí.

- Hả??? – tôi trợn mắt.

- Ý em là Đoàn Thiên Phú.

Hừ, tên gì mà lạ.

Lúc xuống xe bus, Phú nhường đường cho tôi đi trước rồi theo sau. Mãi đến khi ra khỏi không gian chật hẹp ấy, tôi mới nhận ra rằng trong bộ đồng phục, trông nó ốm và cao hơn nhiều… so với hôm qua. Áo đồng phục bỏ ngoài quần, carvat nửa thắt nửa không chẳng biết là lãng tử hay đễnh đãng nữa.

Tôi và nó đang huyên thuyên đủ thứ chuyện, bỗng có con nhỏ thắt tóc bím hai bên từ đâu chạy đến, chìa hộp cơm ra trước mặt thằng nhóc.

- “Anh hai”, em làm món mới, anh nếm thử xem.

- Ok, để tí nữa nhé.

Miệng cười tươi rói, nó đón lấy hộp cơm với vẻ tự nhiên, trong khi con nhỏ kia sung sướng đến đỏ mặt, vụt chạy đi nhanh cũng như khi đến.

- Này, cậu làm thế không sợ con nhỏ hiểu nhầm à? – tôi không nẻn nổi tò mò.

- “Anh em” với nhau cả, có gì mà phải ngại chứ - nó trả lời vô tư.

Cái kiểu anh em kết nghĩa này có vẻ nguy hiểm.

- Hơn nữa, đó hoàn toàn không phải là gu của em.

- Thế nào là gu của cậu?

- Như chị chẳng hạn.

Tôi hỏi bâng quơ, nên nhận lại câu trả lời cũng lơ đãng không kém. Nó nói tôi là gu của nó, nhưng lại lo cười với mấy “em gái” cùng khối.

- Cái thằng – tôi uýnh lên đầu nó – ăn nói thật lòng tí được không?

- Ý đừng đánh, học ngu áh.

Tôi “chia tay” ngay khúc rẽ vào căn tin. Không hiểu vì hôm qua phải gặp chuyện buồn, nên ông trời cho đứa xuống làm bạn với tôi hay không mà nói chuyện với nhóc xong, tôi cảm thấy phấn chấn yêu đời hẳn.

Nhưng cũng chẳng yêu đời được bao lâu.

Nhưng cũng chẳng yêu đời được bao lâu.

- Đi học sớm nhỉ?

Giọng nói điềm nhiên, kèm theo cái xoa đầu khiến tôi nhăn mặt khó chịu. Mới sáng sớm đã gặp phải sao quả tạ. Anh ta đã bỏ bộ đồ đi làm hôm qua, mặc lại đồng phục trường. Hầu như toàn màu trắng.

- Hôm nay anh không đi làm à?

Tôi dài giọng giễu cợt, ai ngờ Nguyên thản nhiên giơ cuốn sách đang cầm trên tay lên:

- Hôm nay phải học.

Đi được vài bước, anh ta lại quay lại, “nhắc nhở” tôi:

- Đừng có cúp bất kì tiết nào đấy.

Tôi tung chân đá bay hòn sỏi trước mặt.

- Việc gì tôi phải nghe lời nhỉ?

Nguyên nhíu mày, suy tư trong giây lát.

- Vậy thì điều kiện thứ nhất: lời tôi nói là mệnh lệnh.

Khỏi phải nói bộ dạng bước vào lớp của tôi hằm hằm cỡ nào.

Hột Mít vừa thấy tôi đã vẫy lia lịa, miệng liên tục hỏi “Sao rồi”

- Sao cái con khỉ ấy.

Tôi giộng cặp xuống bàn. Ngay lập tức không chỉ có Hột Mít, mà tất cả mọi người trong lớp đều khựng lại, nhìn tôi chằm chằm.

- Á, cao thủ…

Tôi vừa dứt lời, cả đám lại quay về phía cửa. Tranh thủ lúc mình không còn thu hút sự chú ý, tôi ngồi xuống, thở dài.

- Mọi việc rất tệ…!

- Thôi nào, chuyện đâu còn có đó. Kể tao nghe xem.

Ngáp ngắn ngáp dài – dư âm của việc thiếu ngủ - tôi kể vắn tắt lại mọi việc cho Hột Mít, không quên thêm mắn thêm muối cho số phận bi đát của mình. Nghe xong con nhỏ chỉ chép miệng, không có vẻ gì là thương xót cho tôi lắm.

- Thế mới nói, vỏ quýt dày có móng tay nhọn.

“Bộp”

Hột Mít ôm đầu nhăn nhó sau khi bị tôi “phang” một cú ngay trán.

- Sao mày đánh tao.

Nó nói như oan ức lắm không bằng.

- Mày là bạn của tao hay của Bình Nguyên vậy hả?

- Được làm bạn của anh ta cũng tốt. Tiếc là tao không có phước đó…

Hết 3 tiết, tôi ôm đầu bóp trán, nhằm thẳng thư viện mà đi. Thậm chí tôi còn chẳng buồn nhìn đường.

- Này!

Tôi giật mình đứng sững lại. Phú đang đứng trước mặt tôi, chìa lon nước ép táo.

- Cho chị này.

Tôi ngập ngừng không muốn nhận, cuối cùng thằng nhóc dúi vào tay, nhe răng cười. Nụ cười nhe răng ngốc nghếch ban sáng.

- Làm gì mà mãi không chịu cầm?

Tôi lừ mắt nhìn nó nhưng tay vẫn khui lon nước.

- Lâu rồi mới có người tốt đột xuất nên cảnh giác tí thôi..

Nói rồi tôi uống một hơi.

- Chị đi đâu đây? Xuống căn-tin với em không?

- Không được rồi nhóc, chị mày đang bận…. – tôi tiện tay ném luôn lon nước vào thùng rác trước mặt.

- Đi đâu?

Chẳng hiểu sao thằng nhóc cứ thích bám lẵng nhẵng theo tôi. Chỉ mới quen nhau hôm qua mà nó đã làm như biết nhau từ thưở mặc quần đùi chạy rông.

- Này nhỏ – tôi thở dài đầy mệt mỏi – chị phải đi xuống thư viện. Đi lấy tài liệu đó, bài vở nhiều lắm.

Khuôn mặt tôi biểu cảm như thể mình là một học sinh siêng năng bị áp lực vậy.

- Tội nghiệp chị quá. Vậy cầm lấy lon nước này theo luôn.

Tôi nhìn lon nước nó vừa đưa ình. Vị chanh – thứ mà tôi chẳng đụng bao giờ.

- Thôi khỏi, chị mày không thích vị này.

Tôi chìa lon nước trả lại, nhưng Phú đã đi trước.

- Thì cứ cầm lấy đi – nó vừa nói vừa nghển cổ lại, bắt tôi phải cầm cho bằng được.

- Ném thùng rác bây giờ.

- Tùy.

Nói thì nói vậy thôi, tôi không bao giờ lãng phí đồ ăn, cho dù đó là thứ mình cực ghét đi chăng nữa. Lắc đầu ngán ngẩm, tôi đành cầm theo lon nước đi.

…..

Thiên Phú từ mép tường ló đầu ra, dõi theo bóng An Nhiên, miệng lẩm bẩm:

- Đi thư viện à? Xuống gặp Nguyên thì có.

Nó chép miệng, lắc đầu nhưng miệng nở nụ cười khó hiểu. Vừa đắc thắng, mà vừa không hài lòng.
Chương trước Chương tiếp
Loading...