Cung - Mê Tâm Ký

Quyển 2 - Chương 27



Quyển 2 –

May mắn được theo thiên tử Nam tuần

Nam tuần đã định vào ngày 16 tháng 5, thực ra hai năm trước đã nên tiến hành nhưng do nhiều việc cản trở nên vẫn chưa thành. Thời kỳ tiên đế còn sống, khu vực Vân Cù Hiệp phía Nam đã bị vỡ đê, khiến cho mảnh đất phì nhiêu ở đó bị ngập lụt, bá tính đành phải di dời lên bắc, lãng phí một vùng đất rộng lớn.

Thế là tiên đế sai người xây dựng công trình đắp thủy lợi để sớm giải trừ thiên tai. Công trình này rất khổng lồ, tốn những 25 năm liền, trải qua đến hai triều đại, cuối cùng mới hoàn công vào năm thứ 14 Tuyên Bình. Đây được xem là công trình to lớn nhất của triều đại Cẩm Thái, và là một việc đáng mừng của cả nước khi giúp bá tánh tam châu thất tỉnh phía Nam thoát khỏi trận hồng thủy.

Vì vậy, vào tháng 8 của năm thứ 14 Tuyên Bình đã có người khởi tấu, hoàng thượng cần thân chinh đến Cù Hiệp để tạo ơn trời và tế lễ thần sông; một là để cáo úy vong hồn tiên đế; một là để ban thưởng cho các quan chức giám sát công trình, đồng thời đại chấn uy nghi của Cẩm Thái. Nhìn khắp thiên hạ cũng chỉ có Cẩm Thái mới hoàn thành được công trình to lớn như vậy.

Khi Vân Hi chuẩn tấu thì các tỉnh phía Nam đã nhận được thông cáo và bắt đầu chuẩn bị nghênh giá.

Nhưng sau đó Vân Hi cho rằng bờ đê Cù Hiệp và công trình thủy lợi đã ngốn đến hơn ngàn vạn lượng của tam châu thất tỉnh, và hàng vạn nhân công ngày đêm đổ mồ hôi nước mắt hoàn công. Nay công trình vừa xong lại tiến hành Nam tuần, dọc đường không thể nào thiếu các cung điện nghênh tiếp, lại phải hao phí của dân, thật sự không phải một điều hay, nên tạm thời hoãn lại.

Đến tận 15 tháng 2 năm Tuyên Bình, triều đình lại tiếp tục nghị họp: Bảo rằng các tỉnh phương nam có hơn 30 phú hộ, hiểu được tấm lòng lo lắng cho bá tánh của triều đình, tự nguyện xây dựng Thánh Đức Viên ở vùng Hoài Nam ven phía bắc Cù Hiệp, và trong số đó có tam thúc của Phi Tâm, Lạc Chính Khoan.

Có lẽ việc đây là do phụ thân Phi Tâm muốn nhân dịp này đề cao vị trí Phi Tâm trong cung. Thứ nhất, nhà họ Lạc Chính tuy xuất thân hèn mọn, không thể trở thành đại thần đắc lực, nhưng chí ít cũng bởi vì giàu có nên có thể giảm nhẹ cho triều đình, ủng hộ triều đình về mặt kinh tế. Thứ 2, muốn thừa cơ tỏ lòng trung thành với triều đình để đề cao danh vọng địa vị.

Sự việc này hệt như có người tặng chiếc áo lúc buồn ngủ, vừa hay giải quyết được lo lắng của Phi Tâm, y lập tức chuẩn tâu, thông báo các địa phương lo liệu sắp xếp.

Vào mùa xuân năm ngoái, y vốn định nói Phi Tâm việc này, nhưng sau đó tại Phi Tâm vô cứ? dâng hai mỹ nữ, khiến y giận dữ. Y thật sự không biết đây rốt cục có phải do thái hậu âm thầm sai bảo hay là do bản thân cô vốn đã định đi theo con đường này. Bất kể lý do nào thì cũng khiến cơn giận trong lòng y bùng cháy, y chẳng thèm đá động tới nó nữa, kết quả là một năm đã trôi qua như thế.

Mãi đến cuối tháng 2 năm nay, Tổng Tuần phía Nam đã tâu rằng mọi sự đều ổn thỏa, Thánh Đức Viên đã xây xong, chờ đợi hoàng thượng thân chinh giá lâm, ban ân cho các địa phương phía Nam.

Năm xưa tiên đế bệnh nguy nhưng trong lòng vẫn không quên công trình Cù Hiệp này. Lúc ấy đã có rất nhiều đại thần phản đối, tiên đế phải gắng gượng áp chế triều đường mới chuẩn tâu. Lúc bắt đầu khởi công thì không được êm xuôi, xuất hiện hiện tượng tham ô, tỉnh Lâm Giang có nhân công chết chìm, quan lại lạm dụng chức quyền, bùng nổ vụ việc hơn 300 bá tánh cùng ký tên kiện cáo. Lại ngay năm đó xảy ra nạn lỡ núi, tin đồn khiến dân chúng bất an xảy ra liên miên, chẳng hạn như đây là điềm dữ, tự ý sửa lại đường sông nước sẽ là đại họa….việc này khiến tiên đế chịu nhiều áp lực, tóc lấm tấm bạc. Bây giờ khó khăn đã qua đi, công trình hoàn thành sớm hơn dự kiến, bá tánh phía Nam vui mừng reo hò, khen ngợi thánh đức. Là công của tiên đế và cũng là việc lớn của Tuyên Bình triều. Vì thế Vân Hi mới hạ quyết tâm chuẩn bị Nam tuần.

Thánh thượng Nam tuần, bá quan đi cùng, năm nay còn có võ thí vào mùa thu, Vân Hi lệnh cho các tỉnh phía Nam không cần phải đưa thí sinh vào kinh, mọi người sẽ tập trung tại Phụng Nguyên Châu – trung tâm của Hoài Nam, các tỉnh khác thì dời lại thời gian lên kinh.

Ngày tốt đã chọn là sau ngày 16 tháng 5, mấy hôm nay triều đình bận rộn hết sức: Trúc Nghi Đường cùng ba phủ nội đình lo sắp xếp đại giá, Kinh Biện Doanh cùng Hổ Kỵ Doanh thì lo về an ninh, trung ương hối hả ban lệnh xuống các tỉnh phía nam, các cấp bậc nhanh chóng báo rằng sẽ chuẩn bị nghênh giá.

Kể cả Thái Y Viện, Hưng Hoa Các đều nhảy cẫng lên. Nên mới nói, thiên tử khó xuất hành, thật không giả tí nào, không ai mà không tất bật. Việc chọn lựa quan lại theo hầu cũng rất quan trọng, lần Nam tuần này là lần đầu thánh thượng hạ Nam với quy mô lớn, có lẽ bận đi bận về cũng phải mất nửa năm.

Vân Hi cùng nội đình thương nghị, triệu Bắc Hải Vương – Sở Tịnh giám quốc, đại phu của Tông Đường Lệnh – Hưng Thành Vương Sở Bang Tấn, Hữu Thừa Tướng của Trung Tập Lệnh – Lâm Hiếu, Hữu thừa tướng của Tuyên Luật Viện – Minh Quang Viễn, Văn Hoa Các đại học sĩ – Diệp Đào, Hưng Hoa Các đại học sĩ – Tôn Khang Lĩnh sẽ lưu lại kinh thành phò trợ. Các trọng thần quý tộc khác và những đầu não các tập đoàn sẽ đi theo. Sắp đặt này y đã qua suy nghĩ cẩn trọng, những kẻ lưu lại trong kinh đều kìm hãm lẫn nhau, đôi bên có lợi có hại, tỉ như Hưng Hoa và Văn Hoa hai các vốn bất hòa, sớm đã gây chiến tóe lửa, nay rất thích hợp để giám sát lẫn nhau. Trung Tập Lệnh và Tuyên Luật Viện cũng từng mâu thuẫn, còn Hưng Thành Vương Sở Bang Tuấn thì là tiểu đệ của tiên đế, thúc thúc của Vân Hi. Người này vốn ưa thể diện, lại bảo thủ, nhát gan lại không mưu lược. Đẩy ông ta lên thì ông ta nhất định sẽ cẩn thận muôn phần. Còn những người khác, tất cả đầu não của các tập đoàn lợi ích, Vân Hi không sót một ai, kéo tất cả cùng theo Nam tuần, khoảng thời gian này cũng cần phải báo cáo ngay các chính vụ . Những người trấn thủ trong cung thật ra cũng không cần xử lý chuyện hệ trọng, nếu xảy ra chuyện gì thì vẫn phải báo lại hoàng thượng.

Còn về hậu cung, ngoại trừ thái hậu đồng hành, lần này Vân Hi lại còn điểm đích danh một người, đó chính là Quý Phi Lạc Chính Phi Tâm! Lần này Hoàng thượng rời cung, thời gian khá dài, lại chỉ dẫn theo một mình Quý Phi, thật sự khiến người ta sửng sốt. Nhưng việc này triều thần quản không nổi, đành chiều theo ý y.

Thái hậu biết hoàng thượng rời cung nhất định sẽ đưa bà theo. Nhà họ Nguyễn nay đã như mặt trời lặn xuống núi, nhưng tục ngữ nói rất hay, Bách Túc Chi Trùng, Tử Nhĩ Bất Cương (Côn trùng trăm chân, chết nhưng không cứng đờ), thái hậu có thể nói là một ấn chương của họ Nguyễn, là biểu tượng mà họ tôn vinh nhất. Đưa thái hậu theo, dư đảng họ Nguyễn trên đường đi cũng sẽ an phận. Đương nhiên, không nghĩ đến lợi ích thì vẫn còn chút tình. Vân Hi được một tay thái hậu nuôi dạy, thực sự tình mẫu tử với mẹ ruột cũng chưa bằng thái hậu. Thái hậu là người Giang Đô, vào cung nhiều năm, chỉ cùng tiên đế về niềm Nam vào năm Xương Long thứ 16 trong lần khởi kiến công trình. Chuyến Nam tuần này cũng là cơ hội tốt để về thăm vùng đất phía Nam.

Nhưng ngoại trừ thái hậu, duy chỉ có Phi Tâm đi cùng thì cũng thật sự là một điều bất ngờ. Lần này nhà Lạc Chính đúng thực đã bỏ nhiều công sức tiền của để xây dựng Thánh Đức Viên, có công với hoàng gia. Phi Tâm đại diện cho dòng họ Lạc Chính cùng Nam tuần để thể hiện thánh ân cũng chỉ là lẽ đương nhiên. Nhưng theo lý cũng nên dẫn thêm vài người để thể hiện rằng hoàng thượng không phân biệt đối xử, tránh những thị phi đàm tếu, đây chẳng phải vốn là cách làm của hoàng thượng sao?
Chương trước Chương tiếp
Loading...