Cuộc Du Hành Vào Lòng Đất

Chương 09 : Tiếp Tục Đi Xuống



Lần này, hành trình đi xuống lại băt đầu theo một đường hầm mới. Theo thói quen, Hans vẫn dẫn đầu. Chúng tôi đi chưa được trăm bước, giáo sư đã soi đèn dọc vách đường hầm và kêu lên:

- Lớp đất nguyên thủy đây rồi! Chúng ta đi đúng đường rồi! Tiến lên!

Ánh đèn chiếu lên khối đá, làm dội lại như những tia lửa đan chéo nhau từ mọi góc độ và tôi tưởng tượng mình đang du ngoạn trong một khối kim cương rỗng, giữa muôn vàn ánh sáng chói lọi.

Đến sáu giờ chiều, tầng nham thạch trước đây vẫn sáng bóng, đã bắt đầu thay đổi. Vách hầm chuyển màu kết tinh sâm sẫm. Chúng tôi đang bị giam trong một nhà tù khổng lồ bằng đá hoa cương!

Lúc ấy là tám giờ tối. Vẫn không có dấu hiệu của nước. Cơn khát hành hạ tôi đến kinh khủng. Giáo sư dẫn đầu đoàn thám hiểm không muốn dừng bước. Ông luôn gắng sức lắng nghe để tìm âm thanh róc rách của một con suối ngầm nào đó, nhưng cũng chẳng thấy gì. Tôi cố chống lại những cơn dằn vặt vì thiếu nước để khỏi bắt giáo sư phải dừng lại. Dừng lại bây giờ tức là bóp chết tia hy vọng cuối cùng đang còn le lói trong ông, vì ngày sắp hết, mà hôm nay lại là ngày gia hạn cuối cùng.

Sau cùng, sức lực trong tôi cạn kiệt hẳn. Tôi kêu lên một tiếng, rồi gục xuống.

- Cứu tôi với! Chết mất!

Giáo sư Lidenbrock quay lại, khoanh tay nhìn tôi.

- Thế là hết! – giáo sư lắc đầu kêu lên.

Tôi thoáng thấy một cử chỉ giận dữ ghê người của chú tôi trước khi nhắm mắt lại.

Khi tỉnh lại, tôi thấy hai người kia đang cuộn tròn trong chăn. Phải chăng họ đang ngủ? Về phần mình, tôi không tài nào chợp mắt được. Tôi đã phải chịu đựng quá sức mình! Những lời nói cuối cùng ấy của giáo sư còn văng vẳng bên tai tôi. Đúng là trong tình trạng yếu đuối như vậy thì cả đến việc quay trở lại mặt đất cũng không nên tính đến.

Vài giờ sau. Quanh chúng tôi hoàn toàn tĩnh mịch, sự tĩnh mịch dưới một nấm mộ! Tuy vậy, khi đang thiu thiu ngủ, tôi bỗng nghe như có tiếng động. Và khi chăm chú nhìn vào đường hầm tối om, hình như tôi thấy Hans cầm đèn đi đâu mất. Tại sao anh ta lại bỏ đi? Hay anh ấy muốn bỏ rơi chúng tôi? Chú tôi vẫn đang ngủ say. Tôi bỗng muốn thét lên thật to, nhưng tiếng kêu không thể lọt qua đôi môi khô nẻ. Bóng tối càng thêm dày đặc và những tiếng động cuối cùng cũng lặng đi.

- Hans bỏ chúng ta rồi! – tôi kêu lên – Hans! Hans ơi!

Nhưng những âm thanh này chỉ vang lên trong tôi vì tôi đã quá kiệt sức. Tuy vậy, sau giây phút bàng hoàng đầu tiên ấy, tối cảm thấy xấu hổ vì đã nghi ngờ một con người mà từ trước đến nay không có điều gì đáng chê trách. Chắc chắn không phải Hans chạy trốn vì đáng lẽ leo ngược đường hầm anh lại đi xuống. Nếu có ý đồ xấu thì con đường anh theo phải hướng lên mặt đất chứ? Lập luận này khiến tôi vững tâm và bỗng quay về một ý nghĩ khác. Một con người như Hans, chắc phải có lý do nào đó nghiêm trọng lắm mới khiến anh bỏ cả giấc ngủ. Hay anh ta định thám hiểm một mình? Có thể trong đêm tĩnh mịch Hans đã nghe tiếng rì rào nào đó mà tôi không cảm nhận được?

Suốt một giờ, tôi nằm trong bóng tối với những ý nghĩ quay cuồng trong trí. Có lẽ tôi sắp điên lên mất!

Nhưng sau cùng, tôi nghe có tiếng bước chân vang. Hans đang quay trở lại. Ánh sáng mờ mờ bắt đầu lướt trên vách rồi lóe ra ở miệng đường hầm. Hans xuất hiện. Anh bước lại gần và khẽ lay chú tôi dậy.

- Cái gì vậy? – giáo sư thức giấc hỏi.

- Watten! – chàng thợ săn đáp.

Phải chăng nỗi thống khổ dữ dội đã khiến người ta linh cảm mà biết được nhiều thứ tiếng nước ngoài? Một chữ Đan Mạch bẻ đôi cũng không biết vậy mà tự nhiên tôi bỗng hiểu rành rọt câu nói của Hans.

- Nước! Nước! – tôi hoa chân múa tay reo hò như một người mất trí.

- Nước à? Nước ở đâu? – giáo sư hỏi anh chàng người Iceland.

- Nedat!

- Ở đâu? Ở dưới kia! – bây giờ họ nói gì tôi cũng hiểu hết. Tôi nắm tay Hans và siết mạnh, nhưng anh vẫn im lặng nhìn tôi.

Việc chuẩn bị lên đường không lâu và chẳng mấy chốc chúng tôi đã tiến xuống theo một hành lang khá dốc. Một giờ sau chúng tôi đã đi được khoảng một dặm và xuống sâu hai ngàn bộ. Nay lúc đó chúng tôi nghe rõ một âm thanh bất thường ì ầm âm vân như tiếng sấm rền xa, chạy trong vách đá. Đi thêm nửa giờ nữa vẫn không gặp nguồn nước ấy, tôi lại thấy lo sợ. Chú tôi liền giảng giải cho tôi rõ nguồn gốc những tiếng ì ầm này.

- Hans không lầm đâu! – giáo sư nói – Âm thanh cháu vừa nghe thấy là tiếng sóng gầm của một con sông ngầm.

- Một con sông à? – tôi kêu lên.

- Không còn gì nghi ngờ nữa, có một dòng sông ngầm đang chảy ở quanh ta!

Chúng tôi rảo bước. Hưng phấn quá độ vì hy vọng, tôi không còn cảm thấy mệt mỏi nữa. Tiếng nước chảy ào ào ấy đã làm tôi hết khát. Tôi luôn luôn sờ tay lên vách đá, hy vọng dò gặp chỗ nào ẩm ướt nhưng thật vô vọng.

Thêm nửa giờ nữa trôi đi! Chúng tôi lại vượt nửa dặm đường nữa! Nhưng càng tiếp tục đi chúng tôi lại càng xa dòng sông vì tiếng nước chảy nghe nhỏ hơn. Chúng tôi bèn quay trở lại. Hans dừng lại đúng chỗ có vẻ gần dòng sông nhất. Anh ta cầm lấy đèn, tiến tới bức tường bằng đá granit. Tôi bước theo. Hans áp sát tai vào vách đá khô và cứ thế vừa nhích bước vừa hết sức chăm chú lắng nghe. Tô hiểu Hans đang tìm xem chính xác ở điểm nào nghe rõ tiếng nước chảy nhất. Anh bắt gặp điểm ấy ở vách trái đường hầm, cách mặt đất khoảng một bộ.

Ôi! Thật xúc động tuy chưa đoán ra được ý định của anh! Nhưng khi thấy Hans cầm cuốc chim và bổ thẳng vào vách đá, tôi bỗng hiểu hết. Tôi vỗ tay hoan hô và bước tới ôm chầm lấy anh.

- Thoát nạn rồi! – tôi reo lên – Chúng ta được cứu sống rồi!

- Phải. – giáo sư cuồng nhiệt nói – Hans nghĩ đúng! Anh chàng này giỏi thật! Có vậy mà chúng ta không nghĩ ra!

Hans liền băt tay vào việc. Hai chú cháu tôi do vụng về và nóng ruột nên những nhát cuốc bổ xuống chỉ làm cho những mảnh đá vụn bắn tứ tung. Ngược lại, anh chàng dẫn đường người Iceland bình tĩnh ôn hòa hơn. Với những nhát cuốc liên tục đục dần vào vách đá, anh đã khoét được một lỗ rộng khoảng nửa bộ. Tiếng nước chảy nghe rõ dần va tôi tưởng tượng dòng nước trong lành ấy đang tung tóe trên đôi môi khô nẻ của tôi.

Công việc kéo dài hơn một giờ. Bỗng có một tiếng rít như xé không khí vang lên. Một tia nước phụt mạnh ra, bắn thẳng vào vách đá đối diện.

Công việc kéo dài hơn một giờ. Bỗng có một tiếng rít như xé không khí vang lên. Một tia nước phụt mạnh ra, bắn thẳng vào vách đá đối diện.

Bị va mạnh, Hans loạng choạng suýt ngã và không nén nổi một tiếng kêu đau đớn! Tô bỗng hiểu điều đó khi thọc tay vào tia nước ấy. Tôi cũng phải rụt ngay tay lại và thét lên:

- Oái! Nước sôi!

- Lo gì, nó sẽ nguội thôi. – chú tôi nói.

Hơi nươc tràn ngập hành lang. Một con suối được hình thành, chảy xuôi để rồi mất hút trong những khúc quanh của đường hầm. Một lát sau, chúng tôi múc nước uống ngụm đầu tiên.

Không thể tả nổi cảm giác khoan khoái của chúng tôi lúc ấy! Chúng tôi cuông không ngừng nghỉ, khong cần e dè cũng chẳng cần để ý đó là nước gì, ở đâu tới! Chỉ biết đó là nước, dù nóng bỏng nhưng nó đã đem lại cho chúng tôi sinh lực đã bị cùng kiệt.

- Chà, đã quá!

- Ừ, chú cũng thấy vậy! Hans kiếm cho chúng ta một nguồn nước quý giá quá. Tôi đề nghị lấy tên Hans đặt tên cho dòng suối phục sinh này nhé! – chú tôi kêu lên.

- Đồng ý! - Tôi trả lời.

Và thế là chúng tôi lấy tên Hans đặt cho dòng suối: Suối Hans.

Hans cũng chẳng lấy điều đó làm vinh dự, sau khi hết khát anh ngồi bình thản dựa vào vách đá.

- Chú Lidenbrock, - tôi nói – bây giờ chúng ta không nên để nước chảy phí như vậy được!

- Lo gì, - giáo sư nói - nguồn nước này chảy vô tận, làm sao hết được!

- Tốt hơn hết ta cứ múc đầy bình, rồi tìm cách nút cái lỗ ấy lại! – tôi góp ý.

Theo ý kiến của tôi, Hans lấy đá và vải vụn tìm cách chèn vào cái lỗ đó. Nhưng việc làm đó quả là không dễ dàng chút nào cả, nước thì sôi, áp suất lại quá cao nên chúng tôi bị phỏng hết cả tay mà vẫn phải chịu thua!

- Tại sao lại cố nút cái lỗ ây làm gì nhỉ?

Tôi còn đang lúng túng tìm lý do thì giáo sư Lidenbrock đã nói tiếp:

- Một khi những bình nước của chúng ta lại cạn khô, liệu có tìm ngay được nguồn nước khác để bổ sung không?

- Chưa chắc chú ạ!

- Vậy cứ để mặc cho nó phun, dòng nước này sẽ chảy xuôi một cách tự nhiên để dẫn đường và giải khát cho chúng ta có phải hơn không?

- Ý kiến hay! – tôi kêu lên – Có dòng suối này làm bạn đường thì chẳng có lý do gì mà cuộc thám hiểm của chúng ta không thành công.

- À, hóa ra sau cùng cháu cũng bắt đầu tin chú. – chú tôi vừa cười vừa nói – Nhưng chúng ta hãy nghỉ ngơi đã.

Nhìn đồng hồ tôi mới sực nhớ là đang giữa đêm khuya. Và ngay lập tức chúng tôi đánh một giấc say cho đến sáng.

Hôm sau, chúng tôi đã quên hết những nỗi khổ đã qua. Tôi bỗng ngạc nhiên và không hiểu sao mình lại không còn khát nữa! Dòng suối chảy róc rách dưới chân tôi giải đáp tất cả!

Chúng tôi ăn sáng rồi uống dòng nước tuyệt vời ấy. Tôi cảm thấy khỏe khoắn, hoạt bát hẳn lên và quyết định sẽ đi đến cùng. Đó là những ý nghĩ đẹp vừa nhen nhúm lên trong tâm trí tôi. Giáo sư nhắc lại đề nghị của tôi là quay trở lên đỉnh Sneffels, nhưng tôi đã phẫn nộ cự tuyệt, giờ đây tôi chỉ tính chuyện đi sâu xuống thôi!

- Tiến lên! – tiếng hô đầy phấn khởi của tôi vang vọng giữa khoảng không gian sâu thẳm của trái đất.

Cuộc hành trình lại tiếp tục.

Đúng tám giờ sáng ngày thứ năm, đường hầm bỗng xuất hiện nhiều chỗ quẹo bất ngờ, hành lang đá hoa cương quanh co như trong mê cung, nhưng nó vẫn theo một hướng chính là hướng đông nam. Giáo sư Lidenbrock luôn cẩn thận xem địa bàn để nhận xét con đường đang đi.

Giáo sư còn luôn miệng càu nhàu vì con đường cú đi ngang mãi. Theo ông, đúng lý phải trượt thẳng theo đường bán kính của trái đất thì đường hầm lại kéo dài vô tận theo đường ngang. Nhưng dù cho giáo sư có cằn nhằn thì con đường hướng vào tâm trái đất cứ đều như vậy thì cũng đành phải chịu thôi.

Tóm lại, hôm ấy và cả ngày hôm sau chúng tôi đi ngang nhiều hơn là xuống. Chiều thứ sáu ngày 10 tháng 7, theo tính toán của chúng tôi thì chúng tôi đã đi cách xa thủ đô Reykjavik khoảng ba mươi dặm về phía đông nam và đã xuống sâu được hai dặm rưỡi.

Rồi đột nhiên dưới chân chúng tôi mở ra một cái giếng sâu thăm thẳm. Giáo sư Lidenbrock không khỏi vỗ tay reo ầm lên khi tính toán độ dốc đứng của thành giếng.

- Cái giếng này sẽ đưa chúng ta đi xa đây! Với những bờ đá nhô ra như cầu thang thế kia đường xuống chắc cũng dễ thôi.

Hans chuẩn bị dây thừng khá chu đáo để đề phòng mọi tai nạn. Đoàn thám hiểm bắt đầu leo xuống. Ít nhiều cũng đã quen với những thử thách như vậy nên tôi thấy việc này cũng chẳng có gì nguy hiểm cả!

Cái giếng là một khe hẹp trổ giữa những khối đá, do khi nguội lạnh sườn trái đất co lại tạo thành. Chúng tôi xuống theo một đường xoắn ốc tự nhiên mà cứ ngỡ do bàn tay con người tạo nên! Cứ mười lăm phút chúng tôi lại phải dừng lại nghỉ giải lao và để cho các khớp tay, khoeo chân lấy lại độ dẻo dai. Chúng tôi ngồi luôn trên một bờ đá nào đó, chân buông thõng, vừa ăn vừa trò chuyện và uống nước suối.

Cái giếng là một khe hẹp trổ giữa những khối đá, do khi nguội lạnh sườn trái đất co lại tạo thành. Chúng tôi xuống theo một đường xoắn ốc tự nhiên mà cứ ngỡ do bàn tay con người tạo nên! Cứ mười lăm phút chúng tôi lại phải dừng lại nghỉ giải lao và để cho các khớp tay, khoeo chân lấy lại độ dẻo dai. Chúng tôi ngồi luôn trên một bờ đá nào đó, chân buông thõng, vừa ăn vừa trò chuyện và uống nước suối.

Ngày 11 và 12 tháng 7, chúng tôi vẫn theo đường xoắn ốc của cái giếng này, đi thêm được hai dặm nữa sâu vào vỏ trái đất, tổng cộng gần năm dặm dưới mực nước biển. Đến trưa ngày 14, cái giếng vẫn theo hướng đông nam và đã bớt dốc, độ nghiêng khoảng bốn mươi lăm độ. Đường trở lên dễ đi hơn và hoàn toàn đơn điệu.

Cuối cùng, thứ tư ngày 15, chúng tôi đã ở cách núi Sneffels khoảng năm mươi dặm và sâu bảy dặm dưới mặt đất. Mặc dù khá mệt nhưng sức khỏe của cả đoàn chúng tôi vẫn trong trạng thái khá tốt và túi thuốc cấp cứu mang theo vẫn chưa ai động đến.

Giáo sư Lidenbrock liên tục ghi lại những số liệu chỉ báo của địa bàn, đồng hồ, áp ké và cả nhiệt kế. Với những ghi chép ấy giáo sư có thể biết một cách dễ dàng mình đang ở chỗ nào trong lòng đất. Khi được chú tôi cho biết đoàn thám hiểm đang ở cách núi lửa Sneffles năm mươi dặm, tôi không kìm được một tiếng kêu sửng sốt.

- Cháu làm sao vậy? – chú tôi hỏi.

- Dạ… Nếu những tính toán của chú chính xác thì chúng ta không còn ở dưới vùng đất Iceland nữa!

- Có chắc vậy không?

- Muốn kiểm tra xem có đúng hay không thì đâu có gì khó!

Tôi bèn lấy pa đo luôn trên bản đồ.

- Cháu đã nói là đúng vậy mà. – tôi nói – Với năm mươi dặm ấy chúng ta đã vượt qua mũi Portland và đang ở giữa đại dương.

- Phải nói là ở dưới đáy đại dương chứ! – chú tôi xoa hai tay vào nhau nói.

- Ái chà! – tôi reo lên – Thì ra đại dương đang ở trên đầu chúng ta!

- À, có gì lạ đâu!

Với giáo sư Lidenbrock thì mọi hoàn cảnh đều đơn giản, nhưng riêng tôi cứ lo sợ mãi khi biết mình đang đi bên dưới khối nước mênh mông của biển cả. Nhưng tôi cũng đã nhanh chóng làm quen với ý nghĩ ấy vì hành lang vẫn giữ hướng đông nam, và dốc xuống đều đều, lúc thăng tắp lúc khúc khuỷu, với những chỗ dốc và chố ngoặt thất thường, đưa chúng tôi xuống rất sâu một cách nhanh chóng.

Bốn hôm sau, chiều thứ bảy ngày 18 tháng 7, đoàn thám hiểm chúng tôi bỗng tới được một cái động khá lớn. Giáo sư Lidenbrock thanh toán cho anh chàng thợ săn vịt biển người Iceland tiền công hàng tuần. Giáo sư cũng quyết định luôn ngày hôm sau sẽ là ngày nghỉ ngơi.

Sáng chủ nhật, tôi thức giấc mà không bận rộn chuẩn bị để kịp lên đường ngay như mọi khi, nên tôi vẫn cảm thấy dễ chịu. Vả lại chúng tôi cũng đã quen với cuộc sống ở hang, ở động này rồi.

Cái động tạo thành một căn phòng rộng. Trên nền đá hoa cương, dòng suối Hans vẫn êm đềm chảy. Sau bữa ăn sáng, giáo sư Lidenbrock muốn bỏ ra vài giờ để chỉnh lại những ghi chép hàng ngày của ông. Giáo sư nói:

- Trước hết chú muốn tính toán xem chính xác chúng ta đang ở vị trí nào giữa lòng đất, để sau này khi trở về có thể vẽ sơ đồ cuộc hành trình và mặt cắt đứng của trái đất trình bày con đường mà đoàn thám hiểm đã đi qua.

- Chú quá cẩn thận, nhưng liệu quan sát của chú có đủ chính xác không?

- Rất chính xác! Chú đã cẩn thận ghi chép những độ ngoặt, độ dốc và tin rằng mình không thể nhầm lẫn được, hãy kiểm tra xem chúng ta đang ở đâu. Axel, cháu cầm lấy địa bàn xem có chỉ hướng nào.

Tôi mở địa bàn ra, quan sát kỹ rồi đáp:

- Đông đông nam, một phần tư!

Giáo sư ghi ngay số liệu quan sát ấy và nhanh chóng tính toán.

- Khá lắm, - giáo sư nói – theo tính toán có thể kết luận chúng ta đã đi được tám mươi lăm dặm kể từ điểm xuất phát.

- Như vậy chúng ta đang du lịch ở bên dưới đáy Đại Tây Dương…

- Hoàn toàn đúng như vậy!

- Chúng ta đang ở cách chân núi Sneffels tám mươi tám dặm về phía đông nam và theo những ghi chép vừa rồi ước tính mười sáu dặm sâu dưới lòng đất.

- Sâu đến mười sáu dặm à? – tôi kinh ngạc kêu lên.

- Đúng thế, Axel ạ!

- Nhưng thưa chú, đây chính là giới hạn tột cùng của vỏ trái đất mà khoa học đã phân định.

- Chú có phủ nhận điều ấy đâu?

- Theo quy luật tăng nhiệt độ thì ở đây nhiệt độ phải là một ngàn năm trăm độ. Và tất cả đá hoa cương ở đay sẽ không còn giữ nguyên thể rắn mà phải ở trong trạng thái nóng chảy mới đúng chứ?

- Cháu thấy đấy, sự việc lại hoàn toàn không diễn biến như thế. Tự nó đã bác bỏ những lý thuyết một cách rất tự nhiên.

- Cháu vẫn thấy khó hiểu quá!

- Cháu vẫn thấy khó hiểu quá!

- Thế nhiệt kế chỉ bao nhiêu độ?

- Hai mươi bảy độ sáu phần mười!

- Theo các nhà bác học, đúng lý ra còn thiếu một ngàn bốn trăm bảy mươi tư độ bốn phần mười nữa. Như vậy, sự tăng nhiệt độ theo tỷ lệ là sai, nhà bác học Humphrey Davy có lý và hành động theo ý kiến của ông ta chú cũng hoàn toàn đúng! Thế nào Axel, cháu có ý kiến gì nữa không?

- Thưa chú, không ạ.

Thực tế, tôi còn rất nhiều điều muốn nói. Tôi không công nhận một tí nào lý thuyết của ông Davy và vẫn giữ ý kiến về sự tồn tại một nhiệt độ ở trung tâm trái đất mặc dù đến giờ phút này tôi vẫn chưa thấy nóng mấy. Tôi cho rằng vách ống núi lửa đã tắt này do được bao phủ một lớp dung nham chịu lửa nên cũng không truyền nhiệt ra ngoài.

- Thưa chú, - tôi nói – theo cháu nếu những tính toán của chú là chính xác, nó sẽ dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng trái với những dự định của chúng ta. Ở địa điểm chúng ta dang đứng đây, dưới vĩ độ Iceland, bán kính của trái đất khoảng một ngàn năm trăm tám mươi ba dặm.

- Chính xác là một ngàn năm trăm sáu mươi ba dặm một phần ba.

- Như vậy chúng ta chỉ mới vượt được mười hai dặm. Và để xuống sâu được như thế chúng ta phải đi mất tám mươi lăm dăm theo đường chéo. Và phải mất gần hai mươi ngày.

- Hoàn toàn đúng.

- Cứ tiếp tục theo kiểu này, chúng ta sẽ phải đi mất hai ngàn ngày hay là gần năm năm rưỡi mới đến nơi.

Giáo sư lặng yên không đáp.

- Cứ xuống sâu mười sáu dặm phải mất tám dặm đi ngang, do vậy ta phải đi bộ tám ngàn dặm theo hướng đông nam, sẽ đến lúc đáng lẽ tới trung tâm trái đất chúng ta lại chui ra khỏi ở một điểu nào đó!

- Thôi, đủ rồi! – giáo sư nổi cáu quát – Bỏ hết những tính toán và giả thuyết ấy đi! Cháu dựa trên cơ sở nào mà đặt giả thuyết vậy? Ai nói với cháu là cái hành lang này không dẫn thẳng tới đích? Vả lại, điều chú đang thực hiện ở đây một người khác cũng đã làm rồi! Con người ấy đã đi đến nơi, đến lượt chú, chú cũng sẽ đi đến nơi!

Tôi thấy giáo sư đang nổi cơn nóng giận, nên tốt nhất cứ nhịn cho yên chuyện.

- Cầm lấy áp kế xem nó chỉ ra sao? – chú tôi nói tiếp.

- Thưa chú, áp suất cao lắm.

- Được. Cháu thấy đấy, do xuống từ từ, chúng ta quen dần với độ đậm đặc của khí quyển nên không bị sao cả.

- Đúng, chỉ hơi đau tai thôi!

- Không sao hết! Cháu cứ để cho không khí bên ngoài tiếp xúc nhanh chóng với không khí chứa trong phổi sẽ hết đau ngay!

- Đúng quá! – tôi vội đáp – Chú có nhận thấy trong môi trường này âm thanh truyền đi vang và rõ hơn nhiều không?

- Ừ, đúng đấy! Ở đây, ngay cả người điếc cũng nghe rõ được!

- Không còn nghi ngờ gì nữa, sự đậm đặc này ngày càng tăng!

- Phải, theo một định luật chưa được xác định lắm, chúng ta càng xuống sâu trọng lực càng giảm. Chắc cháu cũng thừa biết, ngay trên mặt đất tác dụng của trọng lực đối với mọi vật là mạnh nhất và ở tâm trái đất mọi vật không còn sức nặng nữa.

- Nhưng liệu cái không khí này có thể đi tới chỗ đậm đặc như nước được không ạ?

- Có thể lắm chứ, nếu dưới áp suất khoảng bảy trăm mười atmosphere.

- Nếu xuống sâu nữa thì sao?

- Sâu nữa, độ đậm đặc của không khí lại càng tăng.

- Thế thì ta xuống làm sao được?

- Ta sẽ lấy đá nhét đầy các túi!

Thú thật tôi không dám đi xa hơn nữa vào những giả thuyết vi tôi biết cuối cùng sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì mà còn làm cho chú tôi nổi giận. Vả lại, dưới một áp suất lớn như vậy, không khí sẽ chuyển sang thể rắn. Đến lúc ấy, dù cơ thể vẫn chịu đựng được thì chúng tôi cũng không thể nào tiến lên.

Tôi không muốn đề cập tới luận cứ ấy vì hễ cứ mỗi lần nói đến là giáo sư lại đưa ông Saknussemm ra để đập lại tôi. Nhưng tôi cũng thắc mắc chẳng biết là hồi thời Arne Saknussemm còn sống, người ta chưa chế tạo được phong vũ biểu, vậy làm sao ông biết được là đã xuống tới trung tâm trái đất? Cái lý lẽ bác bỏ cuộc thám hiểm của nhà bác học người Iceland ấy, tôi vẫn giữ kín và chờ đợi sự việc trả lời.

Cho đến hết ngày, tôi và giáo sư Lidenbrock say sưa tính toán và trò chuyện. Tôi vẫn chiều theo ý kiến của giáo sư và cảm thấy thèm muốn thái độ dửng dưng của Hans.
Chương trước Chương tiếp
Loading...