Cuộc Sống Khó Khăn Của Thứ Nữ

Chương 39-2: Trảo chu (chọn đồ Vật đoán tương lai) (hạ)



Phía dưới trước mắt là các nhân vật chính, mọi người cảm thấy hứng thú hoặc là không làm rõ được quan hệ các nhân vật trong truyện thì xem một chút:

Triều đại hư cấu —— Đại Vu Triều

Tào phủ —— Tào gia là từ Tào Lão thái gia bắt đầu phát đạt lên, năm đó lúc tiên hoàng khởi binh, Tào Lão thái gia là một trong nhóm người đầu tiên nhập ngũ, đi theo tiên hoàng một đường chém giết, làm được Trung Vũ tướng quân Chính Tứ phẩm, sau đó Thái tổ lên ngôi, thành lập Đại Vu Triều, luận công ban thưởng, Tào Lão thái gia được ban cho tước vị Hầu tước Tam phẩm khai quốc, thực ấp ngàn hộ. (Chú thích: Tước vị phỏng theo chế độ Đường triều)

Tào Lão thái gia có ba con trai, con lớn nhất và con út đều là con vợ cả, con lớn nhất có xuất thân là Tiến sĩ Nhị Gíap, chức quan Lại Bộ lang trung Chính Ngũ Phẩm, hiện tại Tào phủ chính là Đại phòng đương gia; con thứ hai là con vợ lẽ đã sớm dấn thân vào trong quân ngũ, hiện nay cũng đã là Chiêu Vũ giáo úy Chính Lục phẩm, mang theo thê thiếp nhậm chức ở biên quan; Tam phòng được Lão phu nhân sủng ái nhất, nhưng chỉ là hoàn khố tử văn không được võ không xong, góp được chức quan nhỏ Bát Phẩm, cũng không đi nhậm chức, chỉ ở nhà xử lý sản nghiệp trong nhà.

Lão thái gia

Lão phu nhân: Hương Xảo (nhất đẳng), Xuân Hồng (nhị đẳng), Triệu ma ma (lão ma ma bồi giá), Ngô ma ma

Đại phòng:

Đại lão gia: Xuất thân Tiến sĩ Nhị Gíap, chức quan Lại Bộ lang trung Chính Ngũ Phẩm.

Đại phu nhân: Phương ma ma ( bà vú), Lý ma ma, Như Sương (nhất đẳng đại nha hoàn), Như Lộ (nhất đẳng), Liễu Nhi (nhị đẳng)

Lý thị (vốn là nha đầu bên cạnh Đại lão gia): Tiểu Ngọc (nhị đẳng)

Chu thị (xuất thân nha hoàn của lão phu nhân, Xuân Thúy): Tiểu Mạn (nhị đẳng), Nhậm ma ma (bà tử bàn kế sau lưng)

Trần thị (bồi giá của Đại phu nhân, Thúy Cầm)

Vương thị ( nạp từ bên ngoài vào): Bán Cần (nhị đẳng)

Tào Ngọc Nga (Đại tiểu thư): Chi Đào (nhất đẳng)

Tào Ngọc Linh (Nhị tiểu thư)

Tào Ngọc Dao (Tam tiểu thư): Hựu Nhi (nhị đẳng), Lý ma ma (bà vú)

Tào Ngọc Di (Tứ tiểu thư): Vương ma ma (bà vú), tiểu Đào (nhị đẳng), Hồng Nhi (tam đẳng), Tiểu Tú ( tam đẳng, đại phu nhân cho)

Đại thiếu gia: (Tào Vũ Tĩnh) đi học ở học viện Thắng Sơn

Ngũ thiếu gia và Lục thiếu gia ( Tào Vũ Đình, Tào Vũ Huân) sinh ngày mùng sáu tháng hai: Chu ma ma và Triệu ma ma ( bà vú)

Nhị Phòng:

Nhị lão gia (Chiêu Vũ giáo úy Chính Lục phẩm)

Nhị phu nhân

Tam phòng:

Tam lão gia

Tam phu nhân: Lý ma ma ( bà vú), nhà Hưng Tài (phối phòng)

Về sau còn cập nhật, không biết rõ quan hệ gần gũi ra sao thì có thể trở về trước xem một chút......

Nhà mẹ Đại phu nhân —— Tôn gia nhà mẹ của Đại phu nhân cũng là thế gia mang tước vị Tam Đẳng, Tôn lão thái gia đã qua đời, bây giờ là Đại ca Đại phu nhân - tôn Đại lão gia kế thừa tước vị, những huynh đệ khác của Đại phu nhân đều ở riêng ra ngoài sống cuộc sống của mình, Tôn gia từ Tôn lão thái gia đến Tôn Đại lão gia bây giờ đều giữ chức quan ở bên ngoài.

Tôn Trạch Văn (Tôn gia Đại thiếu gia)

Tào Ngọc Di trước mắt, chỉ đi làm khách một nhà:

Lý gia —— Khai Quốc Quận Công Chính Nhị phẩm

Lý gia là đại tộc tiền triều, trong gia tộc có rất nhiều người làm quan trọng yếu tiền triều, học sĩ đại nho, ngay từ lúc hoàng đế thứ ba tiền triều lên ngôi thì Lý gia liền nhạy bén cảm thấy tiền triều hướng gió không thuận, Lý gia nỗ lực mấy chục năm, cũng rất khó khăn cứu vãn tiền triều có xu hướng suy tàn, vì vậy, Lý gia bắt đầu từ từ lui ẩn, tốn mười năm thoát khỏi tiền triều, sau khi tiên hoàng lên ngôi, từng tự mình bái phỏng Lý lão thái gia, mời Lão thái gia rời núi làm tướng, Lão thái gia lấy con trai độc nhất bị bệnh nặng làm lý do, từ chối lời mời của tiên hoàng, nhưng quyên tặng hơn phân nửa gia sản cho quốc khố, tiên hoàng không giận trái lại vui mừng, chiêu cáo thiên hạ, ban cho Lý gia tước vị Chính Nhị Phẩm, thế tập võng thác (cha truyền con nối), chỉ là đường con cháu của Lý gia khó khăn, Lý lão thái gia là con trai trưởng độc nhất, chỉ có hai huynh đệ thứ xuất, đã ở riêng đi ra ngoài, Lý lão thái gia chỉ có một chánh thất sinh ra được một con trai độc nhất, nhưng từ nhỏ thân thể yếu ớt, miễn cưỡng chống được ba năm, cũng qua đời rồi, cuối cùng để lại một đích tử, hai thứ tử......

Lý lão phu nhân: Tử Yên

Phía dưới là một chút quy củ của Tào phủ:

1/ Di nương: Một đại nha hoàn nhị đẳng hầu hạ bên người, hai nha hoàn tam đẳng, hai tiểu nha đầu và hai bà tử

2/ Tiểu thư Tào phủ: Còn chưa tới tuổi đi học, bên cạnh chỉ có một đại nha hoàn nhị đẳng, hai tiểu nha hoàn tam đẳng, mấy tiểu nha đầu tạp dịch và hai bà tử, sau sáu tuổi bắt đầu đi học, sẽ bổ sung một nha hoàn nhị đẳng, hai tam đẳng, mười hai tuổi có thể phân cho một tiểu viện ở một mình, khi đó, sẽ phân phối hạ nhân, hai nhất đẳng, hai nhị đẳng, bốn tam đẳng, sáu tiểu nha đầu, bốn bà tử

3/ Tiểu thư Tào phủ sáu tuổi bắt đầu đi học, trước khi đi học, tiền tiêu vặt mỗi tháng là hai lượng bạc, sau khi đi học, mỗi tháng lại thêm tám đồng, tuy nhiên giấy và bút mực đều do Tào phủ chuẩn bị đầy đủ hết, mười hai tuổi phân viện, tiền tiêu vặt mỗi tháng liền tăng tới sáu lượng, di nương là hai lượng sáu đồng mỗi tháng, trong lúc mang thai mỗi tháng thêm một lượng, đại phu nhân bọn họ là mỗi tháng tám lượng, lão phu nhân là mỗi tháng mười hai lượng.

4/ Học tập Thính Tuyết Hiên: Buổi sáng học chữ và học quy củ, buổi chiều thêu thùa và thanh nhạc, họ bốn vị sư phó chia ra là Dương, Lưu, Tạ, Từ.

5/ Còn một canh giờ có bốn khắc, ví dụ như giờ Mẹo một khắc, thì tương đương với 6 giờ 15 phút. Giờ: tý, sửu, dần, mão (mẹo), thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.
Chương trước Chương tiếp
Loading...