Đại Tống Phong Lưu Tài Tử
Q.1 - Chương 16: Thánh Chỉ Tới
Mấy ngày nay, bà cháu Thạch Kiên rất mang ơn của Uông tri huyện, lão đã mời những danh y nổi tiếng nhất của Giang Ninh tới trị bệnh, mặc dù các danh y này đều không thể trị lành chân của bà nội, nhưng Thạch Kiên vẫn thầm cảm tạ Uông tri huyện. Vì vậy hôm nay hắn mới tới tiễn đưa. Thạch Kiên chắp tay nói: - Vãn sinh chúc Uông tri huyện thuận buồm xuôi gió. Uông Thuyên gật đầu cảm ơn, hắn nhìn Thạch Kiên, nghĩ thầm, thiếu niên này quả nhiên anh khí hơn người, Lý cử nhân tại sao lúc trước nhìn không ra người này ? Bây giờ thì ngược lại, cứ nửa tháng lại chủ động đưa con gái tới nhà người ta “Đoàn viên”, chấp nhận mọi sự chê cười. Hắn còn hoài nghi khi Thạch Kiên tới nương tựa Lý gia, Lý Hằng có hay không gặp bà cháu hắn, nếu không thì một nhân vật như Thạch Kiên lí nào hắn lại không chú ý. Thạch Kiên nói: - Nghe nói Uông đại nhân được điều tới Nhạc Châu. Cũng thật trùng hợp, trước đây phụ thân ta cũng nhậm chức ở đó, trước khi qua đời phụ thân cũng từng dẫn vãn sinh tới Nhạc Châu thăm quan, vì vậy vãn sinh cũng có chút ấn tượng. Đặc biệt nơi đó có một danh thắng, gọi là Nhạc Dương lầu, vô cùng to lớn, đồ sộ. Bây giờ vì đại nhân, ta muốn làm một bài từ văn, chúc đại nhân thuận buồm xuôi gió, thăng quan tiến chức. - Rất tốt… Uông tri huyện nghe xong vô cùng mừng rỡ, thiếu niên này ngoại trừ ba tác phẩm ở Lý phủ cùng với bản chữ khắc trước cổng Thạch gia và bài thơ ở Thái Bạch tửu lâu thì không còn tác phẩm nào lưu truyền, hắn lại càng chưa bao giờ vì người khác mà viết tặng. Mọi người ai cũng biết, thiếu niên này tâm cao khí ngạo, phẩm hạnh vô cùng cao, cũng không màng danh vọng. Hiện tại hắn chủ động đề nghị vì mình làm từ, thật rất có hứng. Hơn nữa tất cả mọi người đều đã chiêm ngưỡng tài văn chương của hắn, tất cả đều rất háo hức. Hắn nhìn thư pháp của thiếu niên trước mặt đang sử dụng, quả thực phóng khoáng, linh hoạt, kỳ ảo, tao nhã, tự tin, vô cùng tú dật, bình thản. Loại thư pháp này khiến người ta cảm thấy như phong thần độc bộ, như gió thổi mây trôi. Chỉ nhìn mấy chữ, không chỉ Uông tri huyện, mọi người xung quanh đều đồng loạt hét lớn: - Hay !!! Có thể không sao ? Đây chính là thư pháp của Đại Sư Đổng, là một đại sư mà hoàng đế Khang Hi yêu thích nhất. Nhạc Dương Lâu Kí: hánh Lịch tứ niên xuân, Đằng Tử Kinh trích thủ Ba Lăng quận. Việt minh niên, chính thông nhân hoà, bách phế cụ hưng, nãi trùng tu Nhạc Dương lâu, tăng kỳ cựu chế, khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kỳ thượng; thuộc dư tác văn dĩ ký chi. Dư quan phù Ba Lăng thắng trạng, tại Động Đình nhất hồ. Hàm viễn sơn, thôn Trường Giang, hạo hạo thang thang, hoành vô tế nhai; triêu huy tịch âm, khí tượng vạn thiên; thử tắc Nhạc Dương lâu chi đại quan dã, tiền nhân chi thuật bị hĩ. Nhiên tắc bắc thông Vu Giáp, nam cực Tiêu Tương, thiên khách tao nhân, đa hội ư thử, lãm vật chi tình, đắc vô dị hồ? Nhược phù dâm vũ phi phi, liên nguyệt bất khai; âm phong nộ hiệu, trọc lãng bài không; nhật tinh ẩn diệu, sơn nhạc tiềm hình; thương lữ bất hành, tường khuynh tiếp toả; bạc mộ minh minh, hổ khiếu viên đề; đăng tư lâu dã, tắc hữu khứ quốc hoài hương, ưu sàm uý cơ, mãn mục tiêu nhiên, cảm cực nhi bi giả hĩ! Chí nhược xuân hoà cảnh minh, ba lan bất kinh, thượng hạ thiên quang, nhất bích vạn khoảnh; sa âu tường tập, cẩm lân du vịnh, ngạn chỉ đinh lan, uất uất thanh thanh. Nhi hoặc trường yên nhất không, hạo nguyệt thiên lý, phù quang dược kim, tĩnh ảnh trầm bích, ngư ca hỗ đáp, thử lạc hà cực! Đăng tư lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng nhục giai vong, bả tửu lâm phong, kỳ hỉ dương dương giả hĩ! Ta phù! Dư thường cầu cổ nhân nhân chi tâm, hoặc dị nhị giả chi vi, hà tai? Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỷ bi, cư miếu đường chi cao, tắc ưu kỳ dân; xứ giang hồ chi viễn, tắc ưu kỳ quân. Thị tiến diệc ưu, thoái diệc ưu; nhiên tắc hà thì nhi lạc gia? Kỳ tất viết: "tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc dư"!. (Dịch: Nhạc Dương Lâu Kí, Tác giả: Phạm Trọng Yêm. Mùa xuân năm Khánh Lịch thứ tư, Đằng Tử Kinh bị biếm đi giữ quận Ba Lăng. Qua năm sau, chính sự thông suốt, dân tình hoà hảo, mọi vật hoang phế, bèn trùng tu Nhạc Dương lâu, gia bổ vào công trình cũ, trạm khắc thơ phú hiền nhân đời Đường và đương thời lên đó; vì thế tôi làm bài ký này. Tôi xem cảnh vật Ba Lăng, có một hồ Động Đình. Ngậm núi xa, nuốt Trường Giang, to lớn hùng vĩ, rộng không bờ bến; sáng trong chiều tối, muôn vàn khí tượng; những thứ đó làm nên quang cảnh Nhạc Dương lâu, tiền nhân đã đặt ra như vậy. Cảnh trí phía bắc liền với Vu Giáp, nam chạm tới Tiêu Tương, tao nhân mặc khách, về đây rất nhiều, ngắm tình cảnh vật, còn có gì hơn? Nếu ngày mưa dầm lã chã, suốt tháng không thôi; gió cuồng gào thét, sóng đục xô trời; sao trời thôi chiếu, núi ờ dạng; khách lái không đi, buồm nghiêng chèo gãy; chiều bến âm u, hổ kêu vượn hót; lên trên lầu này, tất thấy hoài hương cảm quốc, lo phạt sợ gièm, thê lương đầy mắt, đau buồn u uất làm sao! Nếu mùa xuân tươi trời rạng, sóng lặng nước yên, đất trời quang đãng, vạn dặm một màu; chim bãi bay liệng, cá gấm bơi đùa, chỉ bờ lan bãi, sắc thắm hương thơm. Hay như một dải khói dài, trăng trải vạn dặm, sắc trong ánh vàng, ngọc chìm cảnh tĩnh, cá hát đối nhau, vui vẻ khôn cùng! Lên trên lầu này, tất thấy tinh thần nhẹ nhõm, u cảm tiêu tan, nâng rượu trước gió, vui vẻ dương dương làm sao! Than ôi! Ta từng hỏi những cao nhân đời xưa, nếu không phải hai điều trên, thì do đâu? Không vui vì cảnh, không buồn vì mình, ở miếu đường trên cao, tất lo cho dân; ở sông nước ngoài xa, tất lo cho vua. Dù tiến cũng lo, lui cũng lo; vậy thì vui được khi nào đây? Tất nói là: "Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ vậy"!.) Đoạn đầu viết xong, mọi người vẫn chưa chú ý, nhưng càng xem họ càng kinh ngạc, đến câu “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ vậy” thì tất cả đều lặng im, mở to hai mắt nhìn thiếu niên này. Thật lâu sau, Uông tri huyện mới cúi lưng thi đại lễ rồi nói: - Tâm lĩnh… - Tâm lĩnh… Thạch Kiên đáp: - Không dám, đại nhân lên đường mạnh giỏi. Nói xong, hắn đẩy xe lăn, ba người xoay lưng trở về. Nhưng nhóm người kia vẫn đứng ngẩn ngơ, Uông Thuyên đã xem qua, Tây Du Hiếu Ký của Thạch Kiên, chuyện này thực thú vị, nhưng rất không thực. Đương nhiên ở thời đại này cũng đã xuất hiện tiểu thuyết, chỉ là chưa thịnh hành, truyện dài gần như không có. Văn nhân bình thường còn không thích thú chút nào với tiểu thuyết. Nhưng một áng văn Nhạc Dương Lâu Kí này vừa viết ra, tất cả đều ngây người. Không những văn từ tuyệt đẹp mà còn chí khí ngất trời. Thử hỏi thiên hạ có mấy người dám nói: “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ vậy” như vậy. Thạch Kiên nhìn mặt mọi người, không kìm nổi muốn cười, nhưng lúc này Phạm Trọng Yêm mới chỉ là tiến sĩ, còn lâu sau mới đảm nhận chức vụ Tiết Độ Sứ. Hắn dù có đạo văn cũng không lộ ra dấu vết. Chỉ là hắn không ngờ, áng văn này khiến thanh danh của hắn càng vang dội, nhưng mỗi lần vào triều sau này, nhìn thấy Phạm Trọng Yêm, hắn lại ngó lơ, trong như một tên trộm vậy. Sau này, khi Phạm Trọng Yêm tới Nhạc Dương, muốn viết một áng văn mừng Nhạc Dương lầu, hắn nghĩ ngợi rất lâu, rốt cục bất đắc dĩ thở dài: - Ta có bút, nhưng không thể viết, Thạch tướng công đã viết cả rồi. Thạch Kiên rời đi đã lâu, mọi người mới tỉnh táo lại, Uông Thuyên nhìn bóng dáng Thạch Kiên biến mất nơi xa, hắn thầm thở dài: - Đó chính là đại Tống lương đống, là tương lai của chúng ta… Sau đó hắn trịnh trọng cuốn tờ giấy thật cẩn thận thu vào. Chuyện này càng khiến thanh danh của Thạch Kiên lên cao. Nhưng Thạch Kiên mỗi ngày vẫn đọc sách, không ra ngoài, nếu không đọc sách thì hắn lại ngồi kể Tây Du Ký cho bà nội nghe. Mười ngày sau, quan mới tới nhậm chức, thời tiết lại càng ngày càng nóng, đến lá cây cũng cháy nắng thâm sịt. Thạch gia vẫn im lặng như xưa, ngoài cổng vẫn có người qua lại, nhưng tuyệt nhiên không có một âm thanh nào phát ra. Đột nhiên, từ xa có một đội quân đi tới, đội ngũ này còn khiêng theo một cỗ kiệu lớn, có cả binh lính đi theo bảo hộ. Bọn họ đi tới đâu, tro bụi mù mịt tới đó…. Đám thư sinh nhíu mày, nghĩ thầm không biết ai lại dám kinh động tiểu thần đồng đọc sách, ngay cả tri huyện tiền nhiệm cũng không dám gây động như vậy, ai lại dám khoa trương như thế ? Đám thư sinh nhíu mày, nghĩ thầm không biết ai lại dám kinh động tiểu thần đồng đọc sách, ngay cả tri huyện tiền nhiệm cũng không dám gây động như vậy, ai lại dám khoa trương như thế ? Đội quân này đi tới cổng Thạch gia thì dừng lại, vài tên thư sinh thấy cỗ kiệu hạ xuống, Đào tri huyện bước ra trước, sau đó vô cùng cung kính, thỉnh một tên thanh niên trắng trẻo, béo tốt từ kiệu kia đi ra. Đào tri huyện nói: - Dương công công, mời vào Đám thư sinh lúc này mới biết đó chính là thái giám trong cung, thái giám tới Thạch gia ? Việc này khiến họ rất hiếu kỳ. Sau đó, Đào tri huyện tiến tới cổng Thạch gia hô lớn: - Tiểu Thạch tướng công, có thánh chỉ tới, mau ra tiếp chỉ. Mặc dù Dương công công mang theo thánh chỉ, nhưng hắn vẫn không dám tự tiện đẩy cửa đi vào. Phải biết rằng, bên trong chỉ là một tiểu tử, như khí thế bất phàm, tương lai vô cùng sáng lạn. Ngay cả tri huyện cũng phải cung kính xưng tiểu Thạch tướng công, hắn không biết rằng chỉ nhờ điều này mà sau này hắn chiếm được rất nhiều cảm tình của dân chúng trong thành. Hiện tại, Thạch Kiên là niềm kiêu ngạo của trăm ngàn dân chúng trong thành, tôn trọng Thạch Kiên cũng chính là tôn trọng dân chúng. Toàn bộ nhóm thư sinh đều sửng sốt, ngay cả Hoàng thượng cũng biết tiểu Thạch tướng công ? Thạch Kiên cũng ngẩn người….thánh chỉ ? Hắn vốn nghĩ còn lâu mới tới triều đình, không ngờ thánh chỉ lại tìm tới cổng. Đây là thời đại hoàng quyền, hắn cũng không dám kiêu căng, vội vàng buông bút, tự mình ra mở cổng đón công công. Hồng Diên và bà nội cũng bị kinh động, bà vội vàng gọi Hồng Diên, đi ra ngoài chuẩn bị tiếp chỉ. Đám thư sinh ở bên ngoài cũng vểnh tai nghe ngóng. Qua khe cửa, họ thấy Thạch gia ba người đều quỳ xuống, tên thái giám béo kia chậm rãi mở thánh chỉ….
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương