Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Q.1 - Chương 20: Thần Tượng



Tiểu công công sau đó đem mọi chuyện sau khi hắn tới nhà Thạch Kiên nhất nhất nói ra, trong nhà có rất nhiều thi sách, mỗi quyển đều có phiếu đánh dấu, Khấu đại nhân lúc này ngồi ở bên cạnh, hắn không dám thêm mắm thêm muối, nhưng càng như vậy càng khiến các đại thần thêm tin tưởng. Hắn kể cả về cái hồ nước nhỏ trước cổng Thạch gia, vì rửa bút mà sau hai tháng cả hồ nước đã đổi màu, việc này khiến cho toàn bộ đại thần đều cảm thấy kính nể. Xem ra thiếu niên này không như một thiên tài văn chương bình thường, thiên phú rất quan trọng, nhưng chăm chỉ lại càng quan trọng hơn, cũng như câu: Thư sơn hữu lộ cần vi kính, học hải vô nhai khổ tác chu

(Dịch:

Núi sách có nẻo: đường vào là siêng năng.

Biển học không bến: dùng gian khổ làm thuyền

)

Nói tới đây, tiểu công công liền đem áng văn Nhạc Dương Lầu Ký do Thạch Kiên viết ra. Bản này là bản sao, bản chính vốn đã theo Uông tri huyện tới Nhạc Dương.

Nhìn từng nét chữ, các đại thần đều lặng người. Tống Chân Tông không ngừng lẩm bẩm:

“Đứa nhỏ này, đứa nhỏ này”

Câu nói “đứa nhỏ này” của hắn lúc này mang theo một chút vui vẻ, một chút kính trọng.

Hắn ngẩng đầu nhìn Khấu Chuẩn:

- Đứa nhỏ này, tiền đồ chưa chắc dưới ái khanh.

Dương công công nghe câu nói này bị dọa tới run người, hắn thầm nghĩ, cũng may hắn biết Hoàng thượng thích thiếu niên kia, ở Thạch gia không làm ra điều gì bất kính, nếu không sợ rằng tương lai sẽ không có đất chôn.

Khấu Chuẩn ban đầu cho rằng thiếu niên kia nịnh bợ, cảm thấy chán ghét, nhưng bây giờ hắn tự nghĩ, bản thân hắn quá lãng phí thời gian, so với thiếu niên này quả thực kém quá xa. Hắn vẫn chưa nhận ra rằng, sở dĩ hắn lại có cảm xúc mạnh mẽ với thiếu niên kia như vậy vì bản thân hắn vô tình đã không xem Thạch Kiên là một đứa nhỏ tám tuổi, bởi vậy chỉ cần Thạch Kiên có chút sai lầm, hắn đã cực kỳ khó chịu.

Vương Khâm thấy Tống Chân Tông đã chấm thiếu niên này, hơn nữa Khấu Chuẩn phản đối, vậy thì hắn càng phải ủng hộ, hắn nói:

- Khởi bẩm bệ hạ, thiếu niên này là một nhân tài kiệt xuất của đại Tống. Hiện vì chăm sóc bà nội và còn nhỏ nên không thể vào triều phò bệ hạ. Nhưng bệ hạ cũng nên xem xét, giúp đỡ hắn.

Lưu Nga vốn cũng có tâm ý giống Vương Khâm, nàng nói với cung nữ bên cạnh:

- Ai gia cho ngươi đi hầu hạ hai bà cháu họ, ngươi đồng ý không ?

Cung nữ này tên là Lục Ngạc, năm nay mười ba tuổi, bộ dạng thanh tú, thông minh lanh lợi, tiến cung không lâu đã được Lưu Nga nhìn trúng, được điều tới hầu hạ nàng. Giờ Lưu Nga muốn đem Lục Ngạc cho Thạch Kiên, hành động này chứng tỏ không chỉ hoàng thượng mà cả Hoàng hậu cũng thích thiếu niên này, hơn nữa thiếu niên này có thiên phú hơn người, lại chăm chỉ, tiền sau này khó có thể hình dung.

Lục Ngạc đáp:

- Nô tì xin nghe Hoàng hậu nương nương phân phó.

Lưu Nga lại nói:

- Ta cũng nghe qua một chút về hắn, thiếu niên này tính tình rất tốt, nhà hắn lại chỉ có một nha hoàn, nghe nói hắn đối đãi với nha hoàn như với người nhà. Nhưng thiếu niên này cuộc sống rất tầm thường, ai gia sợ rằng ngươi không quen.

Kỳ thật, Lục Ngạc nghe xong lời Lưu Nga nói thì tâm tình nàng đã bay ngàn dặm tới ….. tận nhà Thạch Kiên. Mấy ngày nay, nàng nghe không ít truyền thuyết về thiếu niên thần kỳ này, vừa rồi lại nghe Dương công công thuật lại, lời đồn không chút giả dối, ngay cả vạn tuế cũng nói hắn tiền đồ vô hạn. Giờ bảo nàng đầu nhập Thạch gia, nàng lý nào lại không muốn ?

Nàng cúi đầu đáp:

- Nô tì không sợ.

Nếu lúc này Lưu Nga bảo nàng ngẩng đầu lên, chắc chắn sẽ nhìn thấy hào quang hạnh phúc trong mắt nàng. Vài năm sau này, khi thiếu niên phong hoa tuyệt đại kia tiến cung, không biết bao nhiêu thanh cung, tú nữ điên đảo vì hắn.

Dương công công thấy tình hình đã ổn, hắn liền nói tiếp:

- Khởi bẩm bệ hạ, tiểu thần đồng này vô cùng hiếu thuận với bà nội.

Tống Chân Tông nhìn hắn tỏ vẻ khinh thường, một thiếu niên mới tám tuổi đã viết ra được một câu “Tiên thiên hạ chi ưu mà ưu”, nếu hắn không hiếu thuận thì sao có thể vì bà nội hắn mà làm thơ cho ngươi ?

Hắn lại tiếp tục lấy ra bộ truyện “Tây Du Hiếu Ký” của Thạch Kiên đưa ra. Trong cung có rất nhiều người, có rất nhiều người hắn phải nịnh bợ, trong đó người duy nhất có thể giải quyết mọi việc cho hắn, chính là hoàng thượng, vì vậy có dịp hắn sẽ không bỏ qua.

Mặc dù Thạch Kiên còn nhỏ, nhưng với tài văn chương của hắn, không một đại thần nào dám nghi ngờ tài hoa của Thạch Kiên. Mặc dù bộ “Tây Du Hiếu Ký” này là do tiểu nha hoàn trong nhà hắn chép lại, nhưng tiểu thần đồng đã tự tay chỉnh sửa, vì vậy chỉ trong chốc lát, tất cả đại thần đã vây quanh Hoàng thượng và Hoàng Hậu để xem. Rất nhanh, tất cả đều bị hấp dẫn. Ngự hoa viên lúc này từ yến hội biến thành thư viện để xem tiểu thuyết. Chỉ có điều, khi Tống Chân Tông xem đến đoạn Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, hắn chợt nói:

- Hầu tử này cũng thật to gan.

Tiểu công công đứng một bên, nói:

- Quan gia, đây là một tình tiết đặc sắc tiểu thần đồng cố ý viết, bệ hạ cứ tiếp tục xem sẽ hiểu.

Tống Chân Tông mặc dù không thích đoạn này, nhưng bị tình tiết hấp dẫn trong quyển sách thu hút, tới lúc Tôn Ngộ Không bị Quan Âm Bồ Tát đeo vòng kim cô, hắn vỗ ghế gật đầu:

- Vòng kim cô thật tốt, thật tốt..

Tiểu công công nói:

- Cái này cũng giống như những nghịch thần tặc từ cao ngạo, nhưng gặp phải hoàng thượng thì tất cả đều như Tôn Ngộ Không gặp phải Quan Âm Bồ Tát.

Hắn nói vậy để nịnh bợ, nhưng cũng rất có lý. Tống Chân Tông quả thực đã thanh trừng khá nhiều nghịch thần, tất cả đều lăng trì, xử trảm, thậm chí bị bỏ đói đến chết.

Tống Chân Tông thấy hắn nịnh bợ, cười nói:

- Còn có thứ gì, mau lấy toàn bộ ra đây.

Tiểu công công ngay lập tức đem bức Bách Niên Thọ Từ mà hắn “trấn lột” được trong Lý phủ ra.

Hai tháng trước, do sức khỏe không tốt, Thạch Kiên viết bức Bách Niên Thọ Từ có chút kém hỏa hậu, nhưng đó chỉ là một khuyết điểm nhỏ. Hiện tại, vì tập luyện thường xuyên, lại chăm chỉ tập viết, có thể nói Thạch Kiên đã tiến bộ rất nhiều, nếu hắn viết lại bức Bách Niên Thọ Từ, khẳng định sẽ gần như hoàn mỹ. Nhưng bức Bách Niên Thọ Từ này ngoại trừ khuyết điểm nhỏ đó thì lại có tới trăm kiểu thư pháp xa hoa, kỳ diệu, mặc dù ben ngoài mọi người kể rất nhiều về bức Bách Niên Thọ Từ này, nhưng kể cả như vậy vẫn không thể đánh giá được chân chính giá trị của nó. Đặc biệt hiện tại, với bức Thọ Từ này, ngay cả những đại thần ở đây, không ít người nhờ nó mà tìm ra cách đột phá trong thư pháp mà từ lâu họ vốn đã bước vào bình cảnh. Ví dụ như Vương Khâm, hắn liếc mắt đã nhìn trúng kiểu thư pháp Kim Thể, Khấu Chuẩn thì càng tâm đắc với loại thư pháp Kiên Mặc.

Vương Sáng thầm thở dài, thiếu niên này là một thiên cổ kỳ tài, là thiên tài trong thiên tài, nhưng qua hôm nay, hắn sợ rằng sẽ lập tức nổi danh thiên hạ, việc này….không biết với hắn là chuyện tốt hay xấu, mong rằng hắn sẽ biết tự bảo trọng.

Tống Chân Tông lại thì thầm:

- Đứa nhỏ này, đứa nhỏ này….

Bây giờ, giọng nói của hắn tràn ngập vẻ tán thưởng.

Tống Chân Tông sau đó hạ chỉ, thưởng cho Lý Hằng. Nếu không phải vì hoàng đế cho rằng Lý Hằng nhân phẩm kém thì chỉ bằng việc hắn dâng lên bức Bách Niên Thọ Từ này, việc thăng một hai cấp quan cũng không thành vấn đề.

Quả nhiên, sau yến hội ở Ngự Hoa Viên lần này, toàn bộ phủ Khai Phong đền lan truyền tin tức về thiếu niên thần kỳ kia, nhân phẩm cao thượng, hiếu kính hơn người, lại sáng tác Tây Du Hiếu Ký, tài hoa xuất chúng, tướng mạo anh tú, tiền đồ rộng lớn. Ở phủ Khai Phong cũng rất nhanh lưu truyền một câu:

- Nuôi con phải biết cách nuôi, dạy con phải biết trông vào Thạch lang.

Cũng chỉ trong một vài ngày, một tiểu hài tử tám tuổi đã trở thành thần tượng của trăm ngàn thiếu nữ….
Chương trước Chương tiếp
Loading...