Đây Là Mùa Của Tình Yêu

Phần 2:Vượt Qua Chướng Ngại-P4



9.Tôi đã nhận ra

Nuôi dưỡng Tâm hồn Tuổi mới lớn thân mến,

Có thể tôi không phải là người đầu tiên viết cho các bạn một bức thư như thế này, nhưng sau khi đọc Nuôi dưỡng Tâm hồn Tuổi mới lớn, tôi rất muốn được chia sẻ một phần nhỏ cuộc đời mình với các bạn.

Cuộc sống của ai cũng có lúc thế này thế khác, song đối phó với lúc không như ý muốn quả là một việc cực kỳ khó khăn. Một trong những giai đoạn đi xuống của đời tôi là ngay sau khi bước vào năm đầu tiên của bậc phổ thông. Ngày đầu tiên bước vào năm học, tôi tràn đầy háo hức, tin chắc rằng bốn năm tới đây sẽ là nhng năm tháng v son của đời mình. Tôi cũng chẳng biết nữa, có lẽ là do việc xem quá nhiều kỳ trong Chuông cứu rỗi, nhưng tôi nghĩ mình đã hoàn toàn được chuẩn bị vì đã “trưởng thành và chín chắn”. Trong thâm tâm, tôi nghĩ mình đã có hầu hết những câu trả lời về cuộc sống, nhưng khi đã ổn định trong môi trường mới, tôi mới chợt bừng tỉnh. Những bạn đồng trang lứa, thay vì vui vẻ kết thân với tôi như tôi hằng mong mỏi, thì lại xa lánh tôi. Dường như không phải vì tôi chưa quen biết ai trong số đó trước khi chuyển cấp phổ thông. Tôi nhận ra rằng tất cả chúng tôi đều đang có một bước chuyển tiếp lớn, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bị xô đẩy và từ chối như thế cả. Tôi cảm thấy khổ sở và cô đơn vô cùng. Tôi dựng lên một tấm bình phong ngăn cách mình với bạn bè, thầy cô và cha mẹ vì không muốn họ thấy tâm trạng thực của tôi. Đặc biệt là từ khi tôi thường nghe thấy người ta suy đoán rằng bất cứ sự sầu muộn nào kéo dài hơn hai giờ đồng hồ cũng đều là điều rất không bình thường.

Nói như thế không có nghĩa là lúc nào tôi cũng buồn bã đâu. Chắc chắn có những lúc tôi đã vui vẻ, hiểu biết và hy vọng, nhưng thường thì tôi cứ muốn cuộn mình trong một cái hốc. Trước đây tôi thường đạt điểm cao, có bạn thân và hầu như làm gì cũng được công nhận là có tài. Nhưng giờ đây tôi cảm thấy chẳng ai quan tâm đến mình nữa, và tôi trở nên vô hình trong mắt mọi người, thậm chí như thể tôi chẳng hề tồn tại vậy. Tôi luôn bị cảm giác bất an dằn vặt, và hay tưởng tượng rằng mọi người đang nói xấu sau lưng tôi.

Tôi từ từ nhận ra rằng, không phải cuộc đời mà chính mình mới đem lại cái gì đó cho mình. Bài học đau đớn này phải mất rất lâu tôi mới lĩnh hội được. Tôi nhìn cuộc sống của những người khác mà thèm muốn. Cuộc sống đó luôn đầy ắp tiếng cười, đông vui bạn bè thân thiết, và được nhiều người yêu mến. Tôi hoang mang tự hỏi, “Tại sao cuộc sống của mình lại không được như thế chứ?”

Một thời gian sau thì tôi đã có thể lấy lại được bình tĩnh. Tôi bắt đầu làm lại đời mình ở năm học lớp mười một. Tôi cảm thấy dễ chịu hơn với con người mình và không mấy quan tâm người khác nghĩ gì về tôi nữa. Tôi cũng không còn mơ ước viển vông và bắt đầu thấy biết ơn những gì mình có. Tôi bắt đầu làm quen với những người bạn mới. Tôi nhận thấy những cô gái hoàn hảo mà tôi từng ghen tỵ cũng có tật nói xấu người khác, và tôi nhận ra rằng chẳng có điều gì thật sự hoàn hảo như mình tưởng cả. Tôi bắt đầu làm những việc mình yêu thích, như tham gia lớp học khiêu vũ và nhận vai diễn trong những vở kịch của trường. Càng sôi nổi hoạt động, tôi càng cảm thấy hài lòng với chính mình và càng gần gũi với bạn bè hơn. Khi bắt gặp câu trích dẫn, “Chúa cho tôi sự khoáng đạt để chấp nhận những gì tôi không thể thay đổi, sự dũng cảm để thay đổi những gì tôi có thể, và sự khôn ngoan để nhận biết đâu là cái tôi có thể hay không thể thay đổi,” tôi biết đấy là câu nói chứa đựng tất cả những gì mình vẫn đang tìm kiếm bấy lâu nay.

Một ngày nọ, bắt gặp cuốn sách Nuôi dưỡng Tâm hồn Tuổi mới lớn nằm trên kệ sách nhà một người bạn, tôi tò mò lật ra đọc. Những câu chuyện trong đó lôi cuốn đến mức tôi mượn luôn về nhà và dành trọn một tuần sau đó mà đọc cho kỳ hết. Những câu chuyện và những bài thơ trong đó đã nâng đỡ tâm hồn một cách tuyệt vời, và làm tôi cảm thấy bớt cô đơn hơn rất nhiều. Kể từ đó, tôi biết mình có thể trở thành một người tốt hơn. Tôi còn biết rằng, một hành động giản dị của lòng tốt có thể mang lại rất nhiều điều tốt đẹp bất ngờ, và không chỉ so sánh mình với người khác mà còn phải so sánh mình với chính bản thân mình nữa. Cuốn sách Nuôi dưỡng tâm hồn còn cho tôi biết một điều: dù bạn nghĩ rằng bạn đã tiến rất xa nhưng thật ra vẫn luôn còn có bước kế tiếp. Bạn luôn có cơ hội gặp gỡ những con người có trái tim nhân hậu và những trải nghiệm mới ở phía trước. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm kiếm những cơ hội đó. Cám ơn các bạn rất nhiều vì đã quan tâm đến tôi!

Thân ái,

Lauren Mark

Lauren Mark

10.Tôi không đơn độc

Nuôi dưỡng Tâm hồn thân mến,

Tôi đang học năm cuối cấp trung học phổ thông. Tôi đang tiến gần đến cánh cửa đại học và sẵn sàng để lại phía sau những ký ức không vui của những tháng ngày học trung học.

Các cuộc chiến của tôi khởi sự vào năm lớp bảy, khi tôi bắt đầu hay ngất xỉu. Tôi đã đi làm đủ loại xét nghiệm để tìm nguyên nhân và được cho biết là huyết áp của tôi thấp, và điều này khiến cho tim tôi luôn đập nhanh. Tôi đã thử nhiều loại thuốc và cuối cùng cũng tìm ra được một loại phù hợp. Huyết áp trung bình của tôi vào những ngày khoẻ mạnh là khoảng 80/60. Và cho đến ngày hôm nay tôi vẫn phải tiếp tục chiến đấu với căn bệnh này.

Thế rồi cách đây hai năm, tôi được chẩn đoán là mắc chứng xơ cơ, một chứng bệnh về cơ mà đến nay vẫn chưa có thuốc chữa. Lúc nào trong người bạn cũng như có một cái cơ nào đó bị kéo căng ra, và khi cơ của bạn đau, cơn đau đó có thể kéo dài đến ba tháng liền. Trên cơ thể có đến mười tám điểm có thể bị đau, và trong số mười tám điểm ấy, tôi bị đau đến mười hai điểm. Cách đây hai năm tôi phải nằm liệt giường cả tháng trời. Thời tiết lạnh, mưa gió, thần kinh hay cơ thể căng thẳng đều là những tác nhân khiến tôi đau đớn.

Quả thật, tôi khó mà trở thành một thiếu nữ mạnh khoẻ và vượt qua được những thay đổi trong quan hệ gia đình, trường học và các mối quan hệ khác v.v... Thêm vào đó là việc mỗi năm tôi phải nghỉ học đến cả hai ba tháng trời. Điều khổ sở nhất là bề ngoài trông tôi có vẻ bình thường như bao người khác, nhưng kỳ thực bên trong tôi đau ghê gớm. Một số thầy cô hay rầy rà tôi vì họ nghĩ rằng trông tôi khỏe mạnh như thế thì hẳn tôi đâu có bệnh tật gì. Vào một ngày nọ, khi tôi nghỉ học, một thầy giáo thậm chí còn nói trước lớp rằng tôi giả vờ đau tim. Nghe những lời ấy, tôi đau lòng hơn bất kỳ điều gì khác. Tôi cảm thấy như mình luôn phải chứng minh bản thân với mọi người. Tôi mất dần bạn bè, nhưng cũng từ đó tôi nhận ra được ai thật sự là bạn mình.

Tôi còn phải chiến đấu với cả chứng trầm cảm nữa, bởi vì tôi thấy như mình là một kẻ quái dị bị cô lập. Tôi luôn mong mỏi được bình thường, khỏe mạnh. Tôi thậm chí còn bị cả chứng rối loạn ăn uống nữa kia. Ban đầu tôi bị sụt cân rất nhanh do bệnh tim. Trong vòng một năm, từ cỡ áo 11, tôi chỉ còn mặc được cỡ số 6 mà thôi. Lần đầu tiên tôi cảm thấy mình trông quyến rũ hơn trong vóc dáng mình hạc xương mai ấy. Tôi cảm thấy mọi người thích tôi cũng vì tôi mảnh mai, và chính ngộ nhận này là nguyên nhân gây cho tôi chứng rối loạn ăn uống. Dù vậy tôi vẫn thấy buồn vì phải đón nhận tất cả những gì xấu nhất sắp xảy đến trong cuộc đời mình. Tôi lại phải ăn lấy ăn để với hy vọng căng thẳng sẽ qua đi, nhưng rồi lại nôn thức ăn ra, vì thế trông tôi vẫn đẹp. Cuối cùng tôi đã vượt qua được hai vấn đề trên nhờ sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và một công việc tốt.

Mẹ tôi, một phụ nữ tuyệt vời, luôn theo sát và khích lệ tôi những lúc tôi gặp khó khăn. Mẹ thật sự đã nâng đỡ tinh thần cho tôi. Mẹ không ngại tốn thời gian để tìm hiểu tâm trạng tôi và luôn bên tôi khi tôi cảm thấy trơ trọi cô đơn. Niềm tin mẹ dành cho tôi đã giúp tôi tin vào bản thân mình. Mẹ giúp tôi kiếm một việc làm trong viện dưỡng lão nơi mẹ làm việc. Chính nơi đây đã giúp tôi trưởng thành, và làm thay đổi cuộc đời tôi. Giúp đỡ được những cụ ông cụ bà cô đơn và nhận được ánh mắt biết ơn của họ thật là vui biết bao! Điều đó đã động viên tôi rất nhiều. Tôi đã tìm được mục đích sống trong việc làm bé nhỏ ấy và lấy lại được niềm tự tin. Tình yêu thương của các cụ già đối với tôi đã mang lại cho tôi sức mạnh để vượt qua được chứng trầm cảm và biếng ăn của mình. Điều này cũng đã mở mắt cho tôi, rằng những người bạn thật sự sẽ chẳng quan tâm chuyện tôi to béo hay mảnh dẻ, họ yêu tôi vì tôi là tôi, vì tâm hồn chứ không phải vẻ bề ngoài.

Mẹ tôi, một phụ nữ tuyệt vời, luôn theo sát và khích lệ tôi những lúc tôi gặp khó khăn. Mẹ thật sự đã nâng đỡ tinh thần cho tôi. Mẹ không ngại tốn thời gian để tìm hiểu tâm trạng tôi và luôn bên tôi khi tôi cảm thấy trơ trọi cô đơn. Niềm tin mẹ dành cho tôi đã giúp tôi tin vào bản thân mình. Mẹ giúp tôi kiếm một việc làm trong viện dưỡng lão nơi mẹ làm việc. Chính nơi đây đã giúp tôi trưởng thành, và làm thay đổi cuộc đời tôi. Giúp đỡ được những cụ ông cụ bà cô đơn và nhận được ánh mắt biết ơn của họ thật là vui biết bao! Điều đó đã động viên tôi rất nhiều. Tôi đã tìm được mục đích sống trong việc làm bé nhỏ ấy và lấy lại được niềm tự tin. Tình yêu thương của các cụ già đối với tôi đã mang lại cho tôi sức mạnh để vượt qua được chứng trầm cảm và biếng ăn của mình. Điều này cũng đã mở mắt cho tôi, rằng những người bạn thật sự sẽ chẳng quan tâm chuyện tôi to béo hay mảnh dẻ, họ yêu tôi vì tôi là tôi, vì tâm hồn chứ không phải vẻ bề ngoài.

Cuộc sống đôi khi có nhiều trở ngại, nhưng giờ đây tôi cảm thấy mình mạnh mẽ hơn khi đã vượt qua được những chướng ngại ấy. Tôi dành ra rất nhiều thời gian để nhìn lại mình. Tôi đã nhận ra được giá trị của chính mình - đó là tôi không cần phải chứng minh bản thân nếu như có ai đó hiểu lầm tôi. Mục tiêu hiện nay của tôi là giúp đỡ những bạn trẻ khác sống tích cực hơn, ngay cả khi có phải đối mặt với những khó khăn tưởng như không thể vượt qua nổi đi chăng nữa.

Những đã giúp tôi nhận ra rằng tôi không hề đơn độc trong những cuộc chiến của mình; còn có nhiều người khác nữa cũng đang phải trải qua những khó khăn tương tự. Có rất nhiều thanh thiếu niên đã tìm thấy sức mạnh họ cần có từ những câu chuyện trong những quyển sách này. Tôi hy vọng câu chuyện của mình cũng có thể làm được điều tương tự - điều đó sẽ làm tôi cảm thấy rất vui.

Thân ái,

Andrea Blake

11.Tôi vẫn là một cô bé bình thường

Nuôi dưỡng Tâm hồn Tuổi mới lớn thân mến,

Cách đây vài năm, tôi đã có dịp đọc sách của các bạn và tìm được niềm an ủi rất lớn trong những câu chuyện vượt qua thách thức ấy. Qua đó, tôi cảm thấy vui sống hơn vì đã nhìn ra những vấn đề của mình và được tiếp thêm năng lượng để có thể vượt qua tuổi thanh niên một cách “bình thường”. Suốt mười ba năm qua, tôi đã dần chấp nhận con người của chính tôi. Tôi đang ở giai đoạn hài lòng về bản thân mình, nhưng chỉ mới cách đây hai năm thôi, tôi cực kỳ lo lắng về diện mạo của mình.

Ngay ở tuổi lên bốn, tôi đã phải dùng đến máy trợ thính. Do bị tổn thương thần kinh thính giác nên thính lực của tôi đã giảm mất 30%. Trong khoảng thời gian tôi mới học đi học nói, bố mẹ tôi nhận thấy tôi chẳng bao giờ chơi đùa hay xem tivi cùng với các anh chị. Nhưng bố mẹ cũng không lấy thế làm lo lắng, cho đến một tối nọ, lúc đó tôi khoảng hai tuổi. Trong lúc cả gia đình đang đi trên đường, tôi bỗng chạy xuống lề đường giữa dòng xe cộ đang lao đến. Ông nội hét gọi tôi, nhưng tôi chẳng nghe thấy gì cả và suýt bị một chiếc xe tông phải. Sự việc này thật sự làm cho bố mẹ lo lắng và đưa tôi đến bác sĩ ngay. Bố mẹ nhất quyết yêu cầu bác sĩ phải làm đủ mọi xét nghiệm và cuối cùng bác sĩ khẳng định rằng tôi bị điếc.

Tổn thương cả hai tai, mẹ nghĩ rằng tôi bị khuyết tật bẩm sinh. Nhưng bố tôi lại nghĩ khác. Bố cho rằng thần kinh của tôi bị tổn thương ngay từ lúc lọt lòng, do bác sĩ dùng kẹp kéo đầu tôi ra. Nói cách khác, tổn thương này được gọi là mất khả năng cảm thụ âm thanh và hỏng tai trong. Do vậy, khả năng nghe của tôi chẳng bao giờ hồi phục được mà cũng sẽ chẳng tệ hại hơn. Cách đây một năm tôi có tìm hiểu qua mạng và biết rằng chẳng thể làm được gì với trường hợp không may này. Lúc đầu tôi khóc rất nhiều vì vẫn luôn mơ về cái ngày tôi có thể được giải phẫu để trở lại “bình thường”. Nhưng tôi vẫn hy vọng. Tôi tin chắc rằng các bác sĩ thính giác sẽ tìm được một giải pháp khả dĩ nào đó.

Tổn thương cả hai tai, mẹ nghĩ rằng tôi bị khuyết tật bẩm sinh. Nhưng bố tôi lại nghĩ khác. Bố cho rằng thần kinh của tôi bị tổn thương ngay từ lúc lọt lòng, do bác sĩ dùng kẹp kéo đầu tôi ra. Nói cách khác, tổn thương này được gọi là mất khả năng cảm thụ âm thanh và hỏng tai trong. Do vậy, khả năng nghe của tôi chẳng bao giờ hồi phục được mà cũng sẽ chẳng tệ hại hơn. Cách đây một năm tôi có tìm hiểu qua mạng và biết rằng chẳng thể làm được gì với trường hợp không may này. Lúc đầu tôi khóc rất nhiều vì vẫn luôn mơ về cái ngày tôi có thể được giải phẫu để trở lại “bình thường”. Nhưng tôi vẫn hy vọng. Tôi tin chắc rằng các bác sĩ thính giác sẽ tìm được một giải pháp khả dĩ nào đó.

Tuy vậy, điều tồi tệ nhất vẫn không phải là việc bệnh của tôi không có khả năng điều trị. Suốt thời thơ ấu, tôi luôn bị nhiều đứa trẻ khác trêu chọc. Ký ức buồn nhất là năm tôi học lớp bảy, mấy đứa con trai cứ hét to “bíp, bíp”, bắt chước tiếng kêu của cái máy trợ thính mà tôi đang đeo. Lúc đó tôi đã khóc gọi mẹ và nức nở nài xin mẹ đưa về nhà.

Điều đó xảy ra đã lâu lắm rồi, vậy mà cho đến hôm nay nhiều người vẫn không chút tế nhị, luôn tò mò muốn biết “Có cái gì là lạ trong tai bạn vậy?” Dường như người ta chẳng chịu hiểu rằng khiếm thính chỉ là vấn đề thiếu sót thuộc về thể xác chứ không phải thuộc về tinh thần. Tôi đã cố hết sức nhìn thẳng vào mắt người đang nói chuyện với mình, thế mà dường như mắt họ cứ hút về phía tai tôi. Tôi ngượng quá, thế là tôi lại cố đánh lạc hướng họ bằng cách quay đầu đi chỗ khác, gãi gãi tai hoặc xoã tóc để họ phải nhìn tôi chứ không nên nhìn vào tai tôi. Giờ đây tôi đã bắt đầu tập quen với việc để lộ đôi tai của mình. Mới năm ngoái đây thôi tôi còn không dám cột tóc đuôi ngựa vì cứ sợ mọi người sẽ nhìn vào tai mình. Dạo này tôi vẫn còn gãi tai hay quay đầu đi phía khác để tránh cái nhìn chằm chằm của mọi người, nhưng không thường xuyên như trước nữa.

Rõ ràng là có rất nhiều bất lợi khi phải đeo máy trợ thính. Tôi không thể đeo nó lúc đi bơi hay lúc ngủ được; và lúc ở những nơi tụ tập đông người tôi nghe rất khó. Thậm chí ngay cả khi ngồi nói chuyện với bạn bè, tôi cũng khó mà theo duộc đối thoại cho rốt ráo được. Thế nên, tôi thường phải rụt rè đề nghị mọi người lặp lại câu vừa nói. Nhưng đôi khi tôi nghĩ dẫu sao mình cũng vẫn còn may mắn, vì còn có thể nghe được nhờ máy trợ thính. Tôi ghét phải đeo máy trợ thính, nhưng khi hiểu ra rằng mình có thể quen dần với việc đeo nó, và rằng thính lực của mình sẽ không bao giờ tệ hơn nữa, tôi lại cảm thấy rất hạnh phúc. Một thuận lợi khác mà không mấy ai biết là tôi có thể tháo máy ra bất cứ lúc nào tôi cần. Nếu như đang phải tập trung tính toán hay đọc sách, chỉ cần nhanh tay bỏ máy ra, thế là tôi liền có ngay được sự tĩnh lặng riêng tư. Thật vui làm sao!

Sẽ tiện lợi hơn nếu tôi có một cái máy trợ thính nhỏ hơn và ít gây chú ý hơn cái tôi đang đeo hiện giờ, nhưng không sao, điều quan trọng nhất là tôi vẫn có thể nghe tốt.

Trước đây, tôi chỉ ao ước có mỗi một điều là được làm một cô bé “bình thường”. Nhưng từ khi vào trung học, đó không còn là ao ước của tôi nữa. Từ lúc bắt đầu đi học cho đến giờ tôi luôn được điểm cao. Tôi có một gia đình tuyệt vời và một người bạn trai còn thích ứng với chiếc máy trợ thính của tôi hơn cả tôi nữa kia. Tôi chơi thể thao và có thể làm việc cho công ty của gia đình. Khi xem xét toàn bộ mọi điều cùng một lúc, phải nói rằng rốt cuộc tôi cũng bình thường như bao người mà thôi.

Thân ái,

Tara Sangster
Chương trước Chương tiếp
Loading...