Dị Giới Chi Nông Gia Kí Sự

Chương 14: Chia cá



Edit: Zổ

Beta: Yêu Tử Dương

Phương Tằng nghe Lý Phú gặp xui xẻo trong lòng rất vui sướng, mấy ngày liên tục làm việc đều cảm thấy sung sức, anh nghĩ nhà mình không có ca nhi, bánh nếp làm sinh nhật cho Phương Trí Viễn chắc chắn là không thể chỉ dựa vào anh và Phương Trí Viễn, cho nên dứt khoát nhờ hai nhà Lâm Tín và Lâm Chính làm hộ. Lâm Chính mới được Phương Tằng giúp đỡ, vốn đang ngượng ngùng chiếm không của huynh đệ, bây giờ Phương Tằng nhờ anh làm việc, trong lòng anh cũng vui vẻ, chứng tỏ Phương Tằng không coi anh là người ngoài, tất nhiên là thoải mái đồng ý. Lâm Tín cũng dễ nói chuyện, sinh nhật là việc vui, Phương Tằng không tìm người ngoài mà tìm anh giúp việc sao có thể từ chối. Bánh nếp chủ yếu là hai ca nhi phu lang Lâm Tín và Lâm Chính làm, nhưng nguyên liệu và đồ đạc thì Phương Tằng phải chuẩn bị. Anh vốn định mua gạo nếp trong thôn, nhưng người trồng gạo nếp trong thôn không có đủ số cân như Phương Tằng muốn, Phương Tằng lại rất bận rộn, cần bắt cá lại săn thú, thật sự không thể phân thân. Lâm Chính đã từng theo Lâm Tín lên trấn trên, liền xung phong giúp Phương Tằng lên trấn trên mua gạo nếp, mà Phương Tằng thì cùng Lâm Tín bắt cá. Lâm gia thôn có mấy hồ nước lớn, hàng năm, vào đầu năm trong thôn một nhà ấn đầu người nộp tiền mua một ít cá bột thả vào trong hồ, đến cuối năm trong thôn tổ chức hán tử trưởng thành tát nước bắt cá, ấn số người để chia. Nếu nhà ai có việc hiếu hỉ muốn dùng cá cũng không sao, trả cho thôn ít tiền, sau này sửa đường làm cầu dùng tiền này để chi trả. Trong thôn đều là người quen, cũng không bắt bẻ nhiều, cho nên Phương Tằng có việc muốn cá chỉ cần giao ít tiền là được. Phương Tằng muốn dùng cá, trong thôn cuối năm cũng tính tát nước bắt cá. Nhà nào có hán tử trưởng thành, một nhà cử một hán tử ra bắt cá. Nước trong hồ mấy ngày trước đã bắt đầu tháo, hôm qua cũng đã bỏ lưới bắt cá, hôm nay là ngày thu lưới. Thời tiết này, hơi nước trong không khí đã kết băng, nước trong hồ lạnh thấu xương, dù có là hán tử khỏe mạnh mấy xuống nước cũng không chịu được. Vậy nên, dù mấy đứa bé lớn xấp xỉ Phương Trí Viễn gào khóc muốn xuống mò cá cũng không được a sao, ma ma trong nhà cho phép. Sau khi Phương Trí Viễn nhiều lần cam đoan với Phương Tằng rằng tuyệt đối không xuống nước, chỉ ở trên bờ xem, Phương Tằng cuối cùng cũng đồng ý cho Phương Trí Viễn đi cùng. Vì thế, trước ánh mắt hâm mộ ghen tị hận của Đại Tráng, Tiểu Tráng, Phương Trí Viễn dương dương tự đắc đeo sọt của mình, nghênh ngang đi cùng Phương Tằng xem bắt cá. Các hán tử bắt cá đều là thanh tráng niên, trên chân họ đeo giầy rơm, trên quần quấn một tầng dày da động vật không thấm nước, mặc bộ quần áo cũ không biết moi đâu ra, một đám chờ xuất phát. Lâm Tín làm lý chính, tất nhiên là do anh chỉ huy cả quá trình. Đợi đến buổi chiều, nước không còn lạnh như buổi sáng, mấy chục hán tử cùng nhau xuống nước, người đuổi cá thì đuổi cá, người thu lưới thì thu lưới, phân công rõ ràng. Chỉ nửa canh giờ đã thu xong lưới lên bờ, nhìn cá đầy trong lưới, trong mắt các ca nhi đã sớm chờ ở bên cạnh đều là ý cưới. Các ma ma đã chuẩn bị nấu xong canh gừng phức tạp nhanh chóng cho các hán tử vừa lên bờ uống, trời này cũng đừng vì bắt cá mà bị bệnh. Phương Tằng cũng bịt mũi uống một chén canh gừng lớn còn đang bốc khói. Phương Trí Viễn nhìn cười to, Phương Tằng dứt khoát múc thêm nửa chén, đi về phía Phương Trí Viễn. Phương Trí Viễn thấy không ổn, cảnh giác hỏi Phương Tằng đang cười hơi quái dị: “Cữu cữu, cữu bưng canh gừng làm gì” Phương Tằng đứng trước mặt hắn cười nói: “Hổ tử, hôm nay con cũng ở cạnh hồ bị gió lạnh thổi, trẻ con dễ bị cảm, con cũng uống chút canh gừng cho nóng người.” Phương Trí Viễn nhìn bát canh cách rất xa còn ngửi được vị gừng, ghét bỏ bĩu môi, vô thanh cự tuyệt. Một ma ma* già đứng cạnh Phương Tằng nghe anh nói rất tán thành, nói với Phương Trí Viễn: “Con à, cữu cữu con nói đúng đấy, mau uống cho ấm người. Nếu không con mà bị cảm thì không chỉ con chịu khổ mà cữu cữu con cũng lo lắng. Mau uống đi!”

*ca nhi đã lên chức ông.

Phương Trí Viễn biết mình hôm nay nhất định phải uống, trong lòng ảo não biết thế chẳng chê cười cữu cữu hắn cho xong, giờ đúng là báo ứng mà. Không còn cách nào khác, trước con mắt chăm chú của vị ma ma già kia, hắn nhắm mắt, cắn răng uống nửa bát canh gừng vào bụng. Canh gừng không cho đường không khác gì thuốc độc, trong lòng Phương Trí Viễn âm thầm hạ quyết tâm sau này nhất định không được cảm lạnh, hắn không muốn nếm vị canh gừng lần thứ hai! Nước trong hồ đã rút hết, trừ cá còn có ốc, trai, cá chạch và lươn. Những thứ này ai mò được liền thuộc về người đó. Vì trong hồ có nước bùn, vài ca nhi lấy da thú trong nhà bọc bàn chân và bắp chân, sau đó xuống mò. Phương Trí Viễn nhìn những thứ này liền nghĩ đến rất nhiều món ngon. Hắn đã có chuẩn bị trước, cầm bốn tấm da thú từ trong giỏ ra. Phương Tằng vốn là thợ săn, trong nhà nhiều nhất là da thú, trong thôn không ít người lúc Lâm a sao còn sống thích nhất là tìm Lâm a sao đổi những tấm da đó. Trong nửa năm này, trong nhà chỉ có Phương Tằng và Phương Trí Viễn, ca nhi không nên đến, hán tử trong nhà lại không muốn tìm Phương Tằng vì mấy tấm da, vậy nên da thú trong nhà rất nhiều. Phương Trí Viễn đưa cho cữu cữu hắn hai tấm, chính mình thì dùng dây thừng mảnh nhưng rắn chắc cột chặt da vào chân và bắp chân, thử thử, rất tốt, không bị thấm nước cũng không bị gió lùa. Phương Tằng tối qua nghe Phương Trí Viễn miêu tả mấy món ốc luộc, cá chạch đậu phụ, lươn kho tộ ngon như thế nào, giờ cũng cột chắc chuẩn bị xuống mò. Phương Tằng mang Phương Trí Viễn mò ở gần bờ, một chân bước xuống đã đứng im, sau đó cúi người bắt đầu mò. Ốc, trai, bắt chạch, mò lươn, Phương Tằng làm đều rất giỏi, khiến Phương Trí Viễn chỉ mò được một ít ốc, trai hến nhìn thấy hâm mộ không thôi, may mà còn có một ít tôm nhảy ra an ủi hắn. Giỏ nhỏ của Phương Trí Viễn rất nhanh đã đầy, giỏ của Phương Tằng cũng sắp đầy, hai cậu cháu ngẩng đầu nhìn, không ít hán tử đang giúp ca nhi nhà mình mò ốc. Lúc này Lâm Tín cũng đã chia xong cá, bảo mọi người đi lấy cá phần mình. Chia theo đầu người, dù người lớn hay trẻ con cũng là một người sáu cân cá, những người xuống hồ bắt cá được thêm hai con coi như công. Phương Tằng và Phương Trí Viễn là hai người, được mười hai cân cá, sáu con cá trích bảy tám lạng, hai con cá mè hai ba cân còn thêm hai con cá quả được thưởng do xuống hồ bắt cá. Phương Tằng lại mua thêm sáu con cá trích, hai con cá trắm cỏ năm cân và bốn con cá quả để chuẩn bị cho sinh nhật, trả năm mươi đồng tiền.

May mà mang theo sọt, bỏ cá vào trong sọt, một cái sọt khác thì để giỏ của Phương Tằng, Phương Trí Viễn đeo giỏ của mình, hai cậu cháu vô cùng vui vẻ về nhà. Trên đường, Phương Tằng có vẻ hưng phấn, thần thần bí bí nói với Phương Trí Viễn: “Hổ tử, lát nữa cữu cữu cho con xem thứ tốt.” Phương Trí Viễn tò mò nhìn Phương Tằng, nhịn không được hỏi: “Cữu cữu, thứ gì tốt Bây giờ cữu nói cho con nghe trước đi.” Phương Tằng nhất định không chịu nói, chỉ là vẻ mặt rất cao hứng, khiến Phương Trí Viễn tò mò không thôi. Về đến nhà, để cá vào thùng gỗ nuôi, Phương Tằng mở nắp, lấy ra một thứ đen tuyền từ giữa giỏ, vẫy tay với Phương Trí Viễn, nói: “Hổ tử, con tới xem cữu cữu bắt được thứ tốt gì đây.” Phương Trí Viễn đã sớm không nhịn nổi, một bước chân đã nhảy tới, nhìn kĩ thứ đen tuyền kia, lúc này mới phát hiện đó là một con ba ba, tục gọi là vương bát, là thứ cực bổ. Phương Tằng đắc ý nhìn cháu ngoại, cười nói: “Cữu cữu đang mò lươn thì đụng đến, lúc đầu cứ tưởng là con trai lớn, nhưng thấy động đậy liền biết là nó. Cữu cữu nhân lúc không ai chú ý liền ném vào trong giỏ.” Phương Tằng nói lời thấm thía với Phương Trí Viễn: “Con à, nhớ kỹ lời cữu cữu nói, tâm hại người không thể có nhưng tâm phòng người không thể không có. Đều mò ốc ở một chỗ, nếu lúc ấy cữu nói mình mò được ba ba thì người khác sẽ nghĩ như thế nào Đều là đồ của thôn, ai cũng có phần, con chỉ cần có thêm một con cá còn có người không phục nữa là thứ đáng giá tiền. Con nói, lúc ấy con lấy đi, mọi người ngoài miệng không nói nhưng trong lòng không phục, nhưng nếu cho người khác, một thôn nhiều người như thế, con cho ai thì những người còn lại cũng không vui, mà thứ con mò được, bảo con lấy ra con cũng không dễ bằng lòng. Không bằng cứ như vậy, chẳng nói chẳng rằng, không ai biết thì không có tranh cãi. Sau này, Hổ tử, con việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận, im lặng mà phát tài thôi.” Phương Trí Viễn sùng bái nhìn cữu cữu hắn, nhân tài nha, gặp được một con ba ba sống trong hồ đã là cực may mắn, hơn nữa hồ nước ở đây năm nào cũng tát nước bắt cá, tất nhiên là ba ba không giữ được lâu, cữu cữu hắn có thể gặp là nhờ nhân phẩm. Quan trọng nhất là chủ ý trong lòng cữu cữu rất đúng, đạo lý đối nhân xử thế cũng thuần thục, tuy là tầm mắt không nhất định là cực cao, nhưng làm một hán tử nông gia là thừa đủ. Phương Tằng nhìn ba ba, nói với Phương Trí Viễn: “Tối nay chúng ta hầm nó, nghe người già nói thứ này rất bổ, cho con tẩm bổ luôn.” Phương Trí Viễn lại không đồng ý, giờ đang cuối năm, thứ gì cũng tăng giá. Con ba ba này nếu bán cho chưởng quầy Trần cũng có thể được một hai quán tiền. Cữu cữu hắn vì làm sinh nhật cho hắn mà tiêu không ít, bán thứ này vừa lúc trang trải trong nhà. Mà nói tẩm bổ, sau khi đến Phương gia, Phương Tằng chưa từng bạc đãi hắn, không nói bữa nào cũng có thịt nhưng cũng thường xuyên ăn, người hắn được tẩm bổ đến cực tốt, cần gì ba ba. Hơn nữa, ăn một con ba ba cũng không thể làm cho thân cường thể tráng. Trong lòng Phương Trí Viễn nghĩ vậy nhưng lại không thể nói thể, hắn thử thăm dò: “Cữu cữu, cữu xem, giờ trong nhà bữa nào cũng toàn đồ ngon, thân mình xương cốt con khỏe như trâu, cần gì bổ thêm. Hay là, cữu bán nó, mua đồ ngon khác cho con ăn” Phương Tằng sao có thể không nhìn ra tâm tư của cháu ngoại, anh cười cười, nói với Phương Trí Viễn: “Thứ này tuy đáng giá tiền, nhưng nếu bán cho chưởng quầy Trần cữu cũng xẩu hổ. Dù sao cũng chỉ có một con, mấy ngày trước chưởng quầy Trần còn giúp chúng ta, nếu giờ cữu mang đi, là cảm ơn hay là biếu Nếu bán ở chỗ khác, bị người biết cũng không tốt. Không bằng vào bụng nhà chúng ta, thực dụng nhất.” Phương Trí Viễn nghe thế, biết cữu cữu nhìn thấu tâm tư của mình, mặt hơi hơi đỏ, cũng không tranh cãi, nghĩ nghĩ nói với Phương Tằng: “Vậy thì con hầm nó nha. Rán thêm cá trích cho cữu cữu nhắm rượu nữa.” Phương Tằng phụ trách xử lý ba ba và cá trích, Phương Trí Viễn thì để ốc vào thùng gỗ để nhả đất, sau đó tách riêng lươn và cá chạch, chuẩn bị ngày mai đi mua mấy miếng đậu phụ về nấu cá chạch. May mà lươn là thứ có thể nuôi lớn, nếu không ăn ngay một lúc đúng là không kịp. Còn trai thì cũng nuôi, bình thường cũng là thứ nấu canh ngon. Phương Tằng xử lý xong ba ba và cá trích, nói với Phương Trí Viễn: “Hổ tử, cữu đi gọi cữu cữu Lâm Tín và Lâm Chính của con đến đây cùng ăn, con lấy nhiều thêm một nắm gạo, cữu sẽ dẫn cả Đại Tráng, Tiểu Tráng đến uống canh ba ba, tẩm bổ cho chúng nó luôn.” Phương Trí Viễn cao giọng đáp ứng.

**** Zổ: ngày xưa quê tôi cũng hay có ao chung như thế này, anh chị tôi cũng xuống mò, chỗ tôi gọi là đi hôi ao, nhà nghèo mà, người xuống mò cũng đông lắm, giờ nhà nào cũng có điều kiện rồi, ao toàn là tư nhân thuê, lúc tát ao người lớn cũng ngại không muốn hôi, trẻ con bây giờ thì mấy mẹ nâng như nâng trứng, chẳng ai dám cho xuống ao, ài
Chương trước Chương tiếp
Loading...