Đóa Sen Bên Hồ Tả Vọng

Chương 11: Gặp Lại​



Sáng ngày hôm sau, quận công gọi tôi ra gian nhà giữa, mắt ông hướng đến anh chàng gầy gò đang ngồi bên bàn rồi nói đây là thầy dạy tôi học chữ Nôm, tên Đặng Hinh. Sau khi quận công quay qua giới thiệu tên tôi xong, ông liền đứng dậy nói phải đi công việc ở phủ Chúa. Quận công vừa đi, anh ta đã làm mặt lạnh, đứng dậy bắt đầu cầm sách đọc một đoạn thơ.

Tôi ngồi nhìn anh ta đi qua đi lại nhưng không hiểu anh ta đang đọc gì nên đưa tay báo hiệu cho anh ta dừng lại. Anh ta ngừng đọc rồi nói rằng anh ta rất tâm đắc bài thơ này nên muốn dạy tôi bình thơ. Tôi thở dài ảo não rồi phẩy tay ý bảo bỏ qua. Anh ta lại hỏi tôi có muốn làm thơ, tôi trợn mắt đáp lại. Rốt cuộc quận công nói anh ta tới dạy tôi học chữ hay tới thảo luận thơ ca vậy?

Đặng Hinh có vẻ không kiên nhẫn hỏi tôi:

- Tiểu thư rốt cuộc muốn học gì?

- Học chữ. – Tôi trả lời.

- Học chữ? – Anh ta làm bộ nghe không rõ.

- Đúng. – Tôi trả lời hết sức ngắn gọn.

Anh ta nắn trán của mình rồi chắp hai tay, nói với tôi:

- Tiểu thư, tôi đỗ Hoàng giáp*, vì quận công mà đến dạy học, nhưng không phải dạy chữ. Mong tiểu thư tìm thầy khác.

Anh ta nói anh ta đỗ Hoàng giáp nên dạy học, không dạy chữ. Mặc dù tôi không biết Hoàng giáp là gì nhưng dạy chữ chẳng phải là dạy học sao? Tôi nghe mà ù ù cạc cạc. Anh ta thấy tôi ngơ ngác ngồi đó thì nhìn tôi bằng ánh mắt coi thường. Tôi thấy thế thì phẫn nộ trong lòng, người thời này thật quá quắt, ỷ mình biết chữ là có thể coi khinh người khác sao? Tôi đứng dậy, phủi thẳng tà áo rồi nói:

- Cũng chỉ là Hoàng giáp có phải Trạng nguyên đâu mà phách lối. Đúng là “điêu trùng tiểu kỹ”. – Tôi nhấn mạnh bốn chữ cuối.

Quả nhiên tôi là học sinh giỏi của Tố Như, cậu ta chỉ nói một câu, tôi đã có thể áp dụng được rồi. Nói xong, tôi bỏ đi trước gương mặt đỏ phừng phừng của anh ta, chắc là vừa giận vừa thẹn.

Tối hôm đó, quận công biết chuyện nên la mắng tôi một hồi, còn nói Đặng Hinh tài giỏi, văn chương thi phú đều tinh thông. Tôi chỉ biết im lặng cúi đầu. Đến khi về phòng, Đinh Ngọc qua trêu ghẹo tôi, nói cha có ý nhận con rể mà con rể chưa vô cổng đã bị con gái đuổi rồi. Chúng tôi đùa qua đùa về cho đến giờ ngủ.

Trước khi chìm vào giấc ngủ, tôi bỗng nhớ đến một người liền đứng dậy lấy chiếc khăn tay từ trong chiếc hộp gỗ ra ngắm nghía. Vuốt chữ “Khải” được thêu bằng chỉ đồng ở góc khăn, tôi bỗng muốn đi tìm anh ta.

***

Từ khi chuyển lên Thăng Long, mẹ cả ít quản chúng tôi hơn. Do đó, việc đi ra đi vào phủ chỉ cần dẫn theo người hầu, không cần đến xin phép nữa, nếu có gặp phải bà đang ngồi ở gian phòng khách thì mới mở lời xin phép ra ngoài.

Chiều ngày hôm sau, tôi nói muốn đi ra phố một mình, Gạo nhất quyết không chịu, đòi theo cho bằng được. Tôi đành dẫn Gạo đi cùng, đến khi ra phố được một đoạn, Gạo quay qua hỏi nhỏ tôi:

- Tiểu thư, có phải tiểu thư muốn đi tìm người viết thư?

Tôi nghe mà giật mình, mở to mắt nhìn Gạo:

- Sao em biết?

- Em đoán. Tuy em không biết chữ nhưng chữ viết trên giấy kia chắc chắn không phải con gái viết. Thỉnh thoảng em còn bắt gặp tiểu thư ngồi mân mê chiếc khăn tay kia rất lâu. – Gạo trả lời.

Tôi nghe Gạo nói mà cảm thấy mặt mình muốn đỏ bừng. Mỗi lần tôi nhìn chiếc khăn tay của Trịnh Khải, tôi lại nhớ đến hai lần tình cờ gặp anh, à không, là ba lần gặp gỡ.

Tôi im lặng. Gạo cắn môi nói tiếp:

- Em đi theo hầu tiểu thư từ nhỏ, tiểu thư không cần giấu em. Em sẽ không nói với ai nhưng tiểu thư phải cho em theo.

Ra cô bé lo lắng cho tôi, tôi quay qua cười với Gạo:

- Vậy chúng ta đến nhà Hân quận công.

Gạo cười nói:

- Dạ, tiểu thư đợi em qua hỏi đường. – Cô bé nói xong đã chạy đến bên một hàng quán, hỏi một ông chú đang đứng bán hàng.

Tôi đứng bên đường chờ. Hỏi xong, Gạo quay trở lại, mỉm cười nói:

- Em hỏi rồi, nhà Hân quận công chỉ cách đây hai con phố thôi tiểu thư.

- Em hỏi rồi, nhà Hân quận công chỉ cách đây hai con phố thôi tiểu thư.

Tôi gật đầu với cô bé rồi chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện ngày còn nhỏ của Đinh Thanh, chủ yếu là Gạo kể, tôi thỉnh thoảng chêm vào vài câu. Rất nhanh đã đến phủ của Hân quận công, Gạo đến trước cổng đưa tay gõ cánh cửa. Cửa hé mở, một gã hầu đi ra thấy tôi và Gạo, liền hỏi:

- Không biết tiểu thư tìm ai?

Tôi đoán có đưa chiếc khăn này ra thì anh ta cũng không biết, bèn nói:

- Tôi muốn tìm chủ nhân của một chiếc khăn tay.

Gã hầu nghe đến khăn tay thì mắt nháy lên một tia sáng rồi cúi đầu nói:

- Mời tiểu thư vào. – Anh ta mở hai cánh cửa cổng rộng ra rồi dẫn đường tôi bước vào gian phòng khách.

Phòng khách nhà Hân quận công được bài trí khá đơn giản. Tôi ngồi xuống một chiếc ghế gỗ có lưng tựa, Gạo đứng bên cạnh.

Rất nhanh đã có tiếng bước chân đi đến, đó là một người đàn ông trên ba mươi tuổi ăn mặc giản dị. Ông ta đến ngồi ở ghế đối diện tôi, người hầu cũng vừa lúc mang trà lên. Ông nhìn tôi trong giây lát rồi nói:

- Tiểu thư, tôi có thể nhìn chiếc khăn tay đó không?

Tôi rút khăn ra đưa cho ông ta. Ông ta mở khăn, nhìn thấy chữ “Khải” liền gấp khăn lại rồi cầm hai tay đem khăn trả tôi. Tôi không nghĩ nhiều, cầm lấy cất vào túi áo.

- Tiểu thư, tôi tên Hòa, là thân tín của công tử. Tôi được cử ở đây chờ tiểu thư. Sau này người cần gì, xin cứ gặp tôi. – Ông ta ôn tồn nói.

- Tôi đến để gặp Trịnh Khải. – Tôi nói thẳng vào vấn đề.

Đây cũng là lần đầu tiên tôi thốt ra tên của Trịnh Khải, còn ông ta nghe tôi nói xong thì mắt nhướng lên, khuôn mặt có chút ngạc nhiên xen lẫn hoảng hốt. Sau đó dường như hiểu ra điều gì, ông lắc đầu rồi thở dài mà nói:

- Tiểu thư, xin đừng gọi tên công tử lung tung ở bên ngoài. Hiện nay công tử không còn ở phủ Hân quận công. Hai tháng trước, công tử đã chuyển đến ở đường Thượng Đạo.

- Vậy tôi phải đến đó mới gặp được công tử sao? – Tôi cố nén hụt hẫng, hỏi lại ông ta nhưng cũng không dám nói tên Trịnh Khải thêm lần nữa.

Mặc dù không biết tại sao nhưng nhìn biểu cảm của ông Hòa thì tôi đoán tên Trịnh Khải kia quả thật không thể nói ra lung tung. Ông ta rót trà vào ly của tôi rồi nói:

- Công tử có dặn, nếu tiểu thư đến sẽ sắp đặt nơi ăn chỗ nghỉ cho tiểu thư, trong vòng một buổi, công tử sẽ đến gặp tiểu thư.

Tôi thở dài, cứ ngỡ đến đây là gặp Trịnh Khải rồi, làm tôi vừa đi vừa hồi hộp, còn bắt Gạo kể chuyện để phân tâm. Tôi nói:

- Không cần, tôi ở ngay trong thành. Xin ông cứ báo cho công tử, sáng mai gặp nhau ở bờ hồ Tả Vọng.

Lúc này là buổi chiều, theo lời ông Hòa thì có vẻ cái đường Thượng Đạo đó không hề gần, tôi cũng không thể về trễ bèn hẹn sáng mai gặp. Địa điểm gặp cũng đơn giản, tôi không cần phải đến đây gõ cửa phủ nhà người ta, cũng bớt mất mặt.

Nói xong, tôi đứng dậy, ông Hòa tiễn tôi ra cổng. Trước khi quay vào trong, ông nói:

- Tiểu thư xin đi đường cẩn thận. Sáng mai đầu giờ Thìn, hẹn tiểu thư trước cửa nhà Thủy Tạ bên bờ hồ Tả Vọng.

Tôi gật đầu rồi quay người đi ra phố. Trịnh Khải là người như thế nào, còn trẻ như vậy đã có một người thân tín cẩn trọng như ông Hòa? Thật khiến tôi tò mò.

Về phủ, tôi nói với Gạo đầu giờ Thìn ngày mai nhớ nhắc nhở tôi.

Tối đó, tôi mơ thấy bóng lưng Trịnh Khải, thấy anh cứ đi mãi về phía trước không quay lại nhìn tôi. Tôi đứng im một chỗ, không nhúc nhích được, lại không cách nào gọi được tên anh. Sáng tỉnh giấc, lưng áo của tôi đã ướt đẫm mồ hôi. Lúc tôi tắm, Gạo nói tối qua trời rất nóng, mọi người đều khó ngủ, chỉ có tôi là ngủ mê mệt.

Sáng đó tôi bắt Gạo chải đầu, tết tóc thật cẩn thận, lại dùng chiếc trâm có đính bốn hạt châu nhỏ cài lên tóc. Tôi mặc yếm, váy, áo dài vạt chéo, thắt dây, mang giày hoa, mặt mũi xán lạn bước ra cửa phòng.

Vừa lúc gặp được Đinh Ngọc, chị nhìn tôi từ trên xuống rồi mở miệng hỏi:

- Em đi đâu mà ăn mặc đẹp như vậy?

- Em ra phố chơi. – Tôi đáp lấp lửng.

Đinh Ngọc nhíu mày:

Đinh Ngọc nhíu mày:

- Sáng nay chị phải đi với mẹ qua nhà Trang quận công nên không đi với em được.

Tôi nghe mà mừng thầm trong lòng, nếu Đinh Ngọc đòi đi với tôi thì tôi sẽ không biết phải trả lời thế nào. Tôi mỉm cười với chị:

- Em đi với Gạo được rồi. Chị cứ đi với mẹ.

Đinh Ngọc gật đầu, tôi chào chị rồi đi ra cửa phủ.

***

Ra đến hồ Tả Vọng, tôi bảo Gạo hỏi người ta nhà Thủy Tạ ở đâu rồi nhắm hướng đi qua. Từ đằng xa, tôi đã nhìn thấy nhà Thủy Tạ hai tầng rất lớn nằm bên bờ hồ, mái nhà được chạm trổ hình rồng uốn lượn bốn phía. Trước nhà Thủy Tạ có người qua lại khá đông, tôi nhìn mãi nhưng không thấy Trịnh Khải.

Đến trước cửa nhà Thủy Tạ, tôi đứng lại, ngỏng cổ nhìn quanh, đang nhìn bốn phía thì một bóng hình ập thẳng vào mắt tôi. Là Trịnh Khải, anh đang mặc bộ áo dài xanh vát chéo đen, khăn quấn đầu màu xanh. Trịnh Khải đang đứng bên thân cây lộc vừng, bóng cây che phủ cả một khoảng lớn. Trịnh Khải đang nhìn tôi.

Tôi mỉm cười, đi chầm chậm đến dưới cây lộc vừng. Khi đến gần Trịnh Khải, tôi mới phát hiện ra anh chàng áo nâu lần trước gặp đang đứng cạnh anh. Trịnh Khải nhìn tôi, anh nói:

- Cuối cùng cũng được gặp nàng.

Tôi mỉm cười. Trịnh Khải giới thiệu:

- Đây là Dự Vũ, là trợ thủ của ta, nàng đã gặp một lần.

Tôi gật đầu, nghĩ Trịnh Khải đã giới thiệu người của anh thì tôi cũng nên giới thiệu người của mình. Tôi nhìn qua Gạo rồi nói:

- Đây là Gạo.

Tôi vừa nói xong thì thấy Trịnh Khải đang cố nín cười, chỉ gật đầu. Dự Vũ đứng bên cạnh mặt ngạc nhiên, sau đó bật cười lớn. Tôi bối rối, tôi giới thiệu có gì buồn cười sao? Chắc là thấy vẻ mặt nhăn nhăn của tôi, Trịnh Khải khoát tay, nói với Dự Vũ:

- Dự Vũ, ngươi đứng ở đây chờ ta.

- Dạ, công tử. – Dự Vũ trả lời.

- Còn nàng, đi theo ta. – Trịnh Khải nhìn tôi, giọng nói trầm thấp, ánh mắt thấp thoáng ý cười.

Lần này tôi không dám bắt chước Trịnh Khải, nhưng khi tôi đi theo Trịnh Khải được một đoạn thì phát hiện Gạo vẫn đứng im tại chỗ, bên cạnh là Dự Vũ.

Trịnh Khải dẫn tôi vào trong nhà Thủy Tạ, anh nói thầm vào tai một người đàn ông, sau đó chúng tôi được dẫn vào trong một gian phòng nhỏ nhìn ra hồ. Gian phòng chỉ có duy nhất bàn của chúng tôi, xung quanh được phủ rèm trúc ngăn không cho bất cứ ai nhìn vào trong, rất riêng tư.

Tôi ngồi xuống ghế, cầm ly trà đã được pha sẵn nhấp một ngụm. Vì quá vội vàng nên tôi bị sặc. Tôi xấu hổ lôi chiếc khăn tay ra lau miệng, lau xong mới nhớ ra là chiếc khăn của Trịnh Khải. Tôi nhìn chiếc khăn trong tay, rối rít suy nghĩ nên làm gì với nó.

Đang rối rắm thì nghe tiếng cười bật ra thành tiếng của Trịnh Khải, tôi ngẩng đầu nhìn anh, vẫn khôi ngô tuấn tú như lần đầu gặp, chỉ có khác một điều là anh hình như cười nhiều hơn.

Trịnh Khải thấy tôi nhìn sững, liền ngưng cười, lấy lại giọng mới nói:

- Nàng cứ giữ chiếc khăn, là ta tặng nàng.

Tôi gật đầu, đem chiếc khăn cất vào. Trịnh Khải thấy biểu cảm của tôi, anh lại cười:

- Sau mấy tháng không gặp, hình như nàng đã trở thành thục nữ?

Tôi trợn mắt nhìn Trịnh Khải, anh ta thấy thế càng cười lớn. Tôi bĩu môi nói:

- Sau mấy tháng không gặp, hình như công tử đã biết cười, lại cười nhiều như vậy.

Trịnh Khải nghe thấy thì im lặng, sau đó nói:

- Ta cũng không hề biết là mình đang cười. Nhưng ta nghĩ là ta biết lí do.

Có phải ý của Trịnh Khải là vì gặp tôi nên mới cười nhiều như vậy? Thật là một ý nghĩ ngọt ngào. Tôi uống một ngụm trà, thơm mùi hoa nhài, ngọt lịm. Miệng cười. Mắt sáng lấp lánh.

Có phải ý của Trịnh Khải là vì gặp tôi nên mới cười nhiều như vậy? Thật là một ý nghĩ ngọt ngào. Tôi uống một ngụm trà, thơm mùi hoa nhài, ngọt lịm. Miệng cười. Mắt sáng lấp lánh.

Trịnh Khải thấy tôi uống hết trà, cầm ấm trà rót thêm nước vào cho tôi. Tôi bất giác nhớ lại, bèn hỏi:

- Công tử với nhà Hân quận công là sao vậy?

- Mười hai tuổi ta tới ở nhà Hân quận công. Ông ấy được xem như là người trông coi và dạy dỗ ta. – Trịnh Khải trả lời bình thản.

- Vậy bây giờ công tử ở đâu? – Tôi hỏi tiếp.

- Ta ở cùng mẹ ta trên đường Thượng Đạo, cách đây một giờ đi đường. – Trịnh Khải thành thật khai báo.

Tôi biết một giờ mà anh nói đến bằng hai giờ của hiện đại. Trịnh Khải vì gặp tôi mà đi từ sáng sớm mới đến đúng giờ hẹn.

- Trịnh Khải, sao ông Hòa lại nói tôi không nên gọi tên công tử lung tung? – Đây là lần thứ hai tên Trịnh Khải được thốt ra từ miệng tôi.

Trịnh Khải nghe xong cũng ngước mắt nhìn sững tôi, sau đó khóe miệng kéo ra. Anh cầm ly trà uống một ngụm chậm rãi, đặt ly trà xuống bàn, im lặng một hồi, rồi nói:

- Nếu không có ai, nàng có thể gọi tên của ta. Nhưng trước mặt người khác thì không nên. Sau này ta sẽ giải thích với nàng, có được không?

Tôi nghĩ nghĩ, chắc Trịnh Khải có thân phận đặc biệt, họ hàng nhà chúa cũng nên, chẳng phải anh họ Trịnh sao? Những người nổi tiếng luôn muốn giữ lấy cuộc sống riêng tư trước quần chúng. Điều này tôi có thể hiểu được, tôi liền gật đầu đồng ý.

- Vậy khi có người khác, tôi phải gọi thế nào hở công tử? – Tôi hỏi, cố ý kéo dài hai từ cuối ra.

- Chẳng phải nàng vẫn hay gọi ta là công tử sao, cứ vậy là được. – Trịnh Khải hỏi ngược lại tôi. – Nàng hỏi đủ chưa?

Tôi gật đầu. Vừa lúc, có người phục vụ gõ gõ vào tấm màn tre, Trịnh Khải lên tiếng:

- Vào đi.

Người ở bên ngoài nhấc tấm màn tre lên rồi bước vào mang theo một khay mứt và đủ loại bánh trái, có bánh còn bốc hơi nóng hôi hổi. Lần đầu tôi nhìn thấy khay bánh phong phú như vậy.

Người phục vụ rút lui, tôi cầm cây tăm gỗ dài hơn gang tay, cắm một miếng mứt táo đưa lên miệng, rất ngọt và thơm.

Trịnh Khải bật cười, nhìn tôi ăn hết miếng mứt mới lên tiếng:

- Nàng đã hỏi nhiều như vậy, giờ đến lượt ta.

Tôi gật đầu, cắm tăm vào cái bánh chiên phủ hạt mứt ở trên.

- Nàng đến Thăng Long lúc nào? – Trịnh Khải bắt đầu hỏi.

Tôi cắn miếng bánh, nhẩm nhẩm tính ngày, hình như chưa tới một tháng bèn trả lời:

- Khoảng nửa tháng.

- Sao lâu như vậy mới đến tìm ta? – Trịnh Khải căn vặn.

Tôi tiếp tục ăn, miệng vừa nhai vừa nói:

- Tôi bận.

Nói xong nhìn thấy môi anh mím thành đường thẳng, chắc Trịnh Khải lại chuẩn bị tức giận rồi đây. Tôi cắn miếng bánh còn lại. Không ngờ, Trịnh Khải không nói tiếng nào, mắt nhìn ra mặt hồ. Được một lát, Trịnh Khải quay qua nhìn tôi đang chuẩn bị cắm tăm vào miếng bánh xanh xanh thì mày nhíu lại, anh nói:

- Nàng không ngượng ngùng nữa sao?

Tôi ngừng tay. Anh đang giễu cợt tôi? Buông cây tăm gỗ, tôi hỏi thẳng:

- Rốt cuộc, công tử muốn nói gì?
Chương trước Chương tiếp
Loading...