Đợi Em Nói Yêu Anh
Chương 4: Nỗi lòng của Vũ
Tôi là Lâm Vũ. Năm nay 19 tuổi, là sinh viên năm hai đại học Thanh Hoa. Mẹ của tôi họ Lâm, tên Nhạn, còn người kia... người đàn ông đã đẻ ra tôi... người mà tôi đáng ra phải gọi một tiếng "ba". Đúng vậy. Tôi đã từng có một người ba, sở dĩ tôi nói " đã từng" vì căn bản, hiện tại tôi vốn không có cách nào coi ông ta là ba nữa.6 năm trước, Lâm Vũ tôi là một người hạnh phúc. Tôi có thể tự hào mà hò hét với cả thế giới như thế. Chỉ là, bây giờ nghĩ lại, loại hạnh phúc đó, quả thật là thứ nực cười nhất thế gian. Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn cố gắng để học tập thật tốt. Mục tiêu của tôi chính là làm cho mẹ cảm thấy vui vẻ, mẹ động viên tôi, khen tôi, thưởng cho tôi, chỉ có vậy cũng có thể khiến tôi vui đến một ngày. Người kia hơn mẹ tôi năm tuổi, hai người là đồng hương cùng sinh ra và trưởng thành tại một vùng quê nghèo hẻo lánh. Hai người đó đã từng yêu nhau từ trung học cho đến đại học, người kia phải lòng vẻ ngoài xinh đẹp của mẹ ngay từ cái nhìn đầu tiên, gia đình hai bên cũng đồng ý chuyện tình cảm của cả hai. Rồi cái gì đến cũng sẽ đến, hai người sau khi tốt nghiệp liền kết hôn, tạo nên một chuyện tình thanh mai trúc mã nổi tiếng được đồng bạn ngưỡng mộ. 5 năm vợ chồng, hai người vì thu nhập không ổn định nên không muốn có con, trong cuộc sống dù có những lúc tranh cãi vụn vặt nhưng cũng coi như yên ổn sống qua ngày. Người đàn ông kia cũng giống như bao người khác, cũng có cái gọi là chí lớn bốn phương, cảm thấy mình không thể nào phát triển được ở vùng quê nhỏ bé lạc hậu ấy nên quyết định chuyển lên trên thành phố lập nghiệp. Dù sao gia đình hai người cũng không có gì khá giả, nếu không muốn nói là nghèo, gom góp hết tiền dành dụ trong nhà cũng chẳng được bao nhiêu. Mẹ của tôi không muốn xa chồng, dù sao cũng là vợ chồng lâu năm, chỉ là bà yêu người kia, hiểu người kia nên một thân một mình đi khắp các nhà hạ mình vay mượn tiền cho người kia lên thành phố lập nghiệp, thêm đó còn bán hết đồ trong nhà đi, chỉ để lại những thứ đồ sinh hoạt cần thiết nên cũng tích góp được một chút, dù không nhiều nhưng nếu chi tiêu tiết kiệm thì cũng có thể giúp người kia duy trì được một thời gian. Đến một ngày, người đàn ông kia đi. Tôi còn nhớ cái ngày kia mẹ kể cho tôi nghe những lời thề thốt hứa hẹn của ông ta, tôi chỉ cảm thấy có thứ gì đó ngai ngái trào lên đến tận họng. Quả nhiên, không ai đánh thuế lời nói, thề thốt, hứa hẹn, trong một chốc tất cả chỉ là phù du. Hoặc giả, lúc đó trong lòng ông ta vẫn còn tồn tại chút gì đó gọi là tình nghĩa...Bảy năm... mẹ tôi ở quê bảy năm, lúc đó tôi được được bảy tuổi, cũng có nghĩa là lúc người đó ra đi thì mẹ tôi đã có thai. Có thai trong tình cảnh như thế, nhà không có lấy một xu một cắc, một thân một mình đẻ tôi ra, nuôi tôi khôn lớn, không cần nghĩ cũng biết việc đó đau khổ đến chừng nào. Mẹ tôi nghèo, quả thật rất nghèo. Năm đó đi vay mượn khắp nơi, mẹ đã không biết phải làm bao nhiêu công việc một lúc để trả nợ, người càng ngày càng gầy gò ốm yếu. Lúc tôi 7 tuổi, tôi bị bệnh một trận, thần trí mơ hồ. Tôi chỉ nhớ mang máng rằng trong lúc toàn thân phát lạnh, tôi hỏi mẹ tôi rằng" Mẹ, ba lúc nào mới về thăm con"Mẹ đã khóc, càng lúc càng khóc to hơn, cho đến cuối cùng mẹ ôm tôi vào lòng thật chặt, nghẹn ngào nói một câu" Vũ nhi, chúng ta đi tìm ba ba, có được không"Và thế là hai mẹ con tôi đi, hai người lặn lội lên thành phố, dùng tất cả tiền bạc trong nhà để mua vé xe. Mẹ hỏi đường khắp nơi, rồi cùng tôi đi đến địa chỉ ghi trong mảnh giấy nhỏ, nghe mẹ nói, ba đã từng viết thư gửi cho mẹ về căn nhà ba thuê, hứa với bà rằng sẽ dốc sức làm việc, một ngày nào đó khi kiếm được đủ tiền sẽ đón bà lên. Lúc đó có lẽ, bà cũng không thể nào ngờ được, cái " sẽ " kia chính là không bao giờ.Hai mẹ con vì không đủ tiền đi taxi nên đành đi bộ, suốt cả chặng đường, lúc tôi mệt, mẹ sẽ cõng tôi trên lưng, khi mẹ mệt thì cả hai nghỉ ngơi rồi đi tiếp. Ngày hôm đó, tôi nhớ chúng tôi chỉ nghỉ duy nhất có một lần, mẹ hứng khởi lạ thường, dù trời nắng gắt vẫn có thể cười tươi như hoa, liên tục nói với tôi rằng"Vũ nhi, sắp đến nơi rồi"" Vũ nhi, con sắp được gặp ba rồi, có vui không?"Đi cả nửa ngày, cuối cùng cũng đến nơi. Tôi ngước cái đầu nhỏ lên quan sát khắp nơi, căn phòng trước mặt vốn rất đơn giản, so với căn nhà của chúng tôi ở dưới quê thì cũng không lớn hơn mấy, thậm chí còn nhỏ hơn. Mẹ đặt túi đồ xuống bên cạnh, hít sâu một hơi, thận trọng sửa sang lại mái tóc bị rối rồi mới từ từ gõ cửa, vừa gõ vừa nhìn tôi cười, ánh mắt sáng lấp lánh..Mẹ gõ mãi, gõ mãi, cũng không có ai trả lời. Cánh cửa vẫn đóng chặt..Nụ cười trên môi mẹ dần tắt, ánh mắt lo lắng đảo qua. Đúng lúc đó, có một người phụ nữ trung niên đi qua, thấy hai mẹ con tôi đứng trước cửa nhà liền thắc mắc"Cô là ai. Tìm người sao""Chào chị. Cho em hỏi đây có phải là địa chỉ này không". Mẹ tôi đáp lời, đưa tờ giấy nhỏ ra trước mặt người phụ nữ trung niên. Người kia xem qua rồi gật gật đầu, hỏi lại lần nữa" Đúng vậy. Nhưng mà cô tìm ai"" Chị có biết người đàn ông đang sống ở đây đi đâu không ạ. Ah. Anh ấy họ Diệp, tên Vấn""Ah. Người đó sao. Đã chuyển đi lâu rồi. Tôi nghe nói anh ta chuyển đến khu nhà cao cấp phía Tây Uyển rồi mà"Người đàn bà tỏ vẻ ngạc nhiên, quan sát chúng tôi thật kĩ như muốn tìm hiểu xem chúng tôi là ai. " Chuyển đi rồi sao. Chị có chắc không. Anh ấy cao từng này, đeo gọng kính màu vàng,..."Mẹ tôi dường như không tin vào tai mình, kể ra rất nhiều đặc điểm của người kia, những đặc điểm đã khắc sâu trong trí nhớ của bà. Người phụ nữ trung niên kia chăm chú lắng nghe, chắc nịch khẳng định"Đúng rồi mà. Tôi chắc chắn đấy. Anh ta chuyển đến khu Tây Uyển đã được vài năm rồi, không biết còn sống ở đó không nữa thôi"Mẹ tôi không tin vào tai mình nữa, người phụ nữ trung niên kia hỏi mấy lần không thấy bà trả lời nên khó hiểu rời đi.Mẹ ngồi sụp xuống, thẫn thờ, hai hàng lông mày nhíu chặt lại. Tôi ngoan ngoãn ngồi bên cạnh mẹ, không cười, không nháo. Khoảng nửa canh giờ, mẹ dắt tôi đứng dậy, lại hỏi đường, chúng tôi tìm đến nơi gọi là Tây Uyển.Tây Uyển. Đó là khu nhà rất đẹp, là khu nhà đẹp nhất to nhất tôi từng gặp, đương nhiên là tính đến khi tôi mới bảy tuổi. Cánh cửa lớn sơn màu xanh lá mạ, bao quanh khu nhà là hàng rào trắng với dây leo chằng chịt. Tôi là lần đầu thấy ngôi nhà đẹp như vậy, cực kì thích thú nhìn đi nhìn lại không biết chán. Mẹ tôi thì dường như không có tâm trạng thưởng thức, hai hàng lông mày mẹ vẫn nhíu chặt lại. Hai chúng tôi đứng sau một tán cây lớn gần đó, cả hai đều ăn mặc xuề xòa khiến không ít người ngoái lại nhìn. Mẹ tôi kéo tôi ngồi xuống, nấp sau một chỗ khuất, chờ đợi. Tôi thấy mẹ không ngừng cắn móng tay, chỉ những khi mẹ lo lắng mới như thế. Lúc đó tôi không hiểu. Tôi chỉ nghĩ rằng ba đã chuyển sang ngôi nhà lớn như vậy, có phải ba đã giàu, có nhiều tiền rồi hay không ? Nếu là như vậy, sao mẹ lại phải lo lắng như thế. Tôi không hỏi. Cũng không dám hỏi.Chúng tôi chờ tới tận chiều tối, mẹ thấp thỏm không yên, không ngừng ngóng ra ngoài. Tôi thì ngồi yên bên cạnh, mải chơi với mấy viên đá trên nền đất. Đột nhiên tôi thấy mẹ đứng bật dậy, đôi mắt mở to, tôi cũng bỏ mấy viên đá trên tay xuống, nhìn theo mẹ về một phía. Lúc này ở trước cổng biệt thự có một chiếc xe ô tô đang đậu, đèn pha sáng rọi. Từ ghế sau của chiếc ô tô đó có người mở cửa đi xuống, một người đàn ông, một người đàn bà và một đứa trẻ. Trời chưa tối lắm, tôi có thể nhìn thấy người đàn ông kia, cao cao, đeo kính gọng vàng. Đó không phải là những gì mẹ miêu tả về ba sao. Nếu như vậy, người đàn bà kia là ai, cả đứa bé kia nữa. Ánh mắt tôi tò mò, quay sang ngước nhìn mẹ, chỉ là lúc này gương mặt mẹ làm tôi sợ hãi. Hai mắt mở to, đỏ ngầu, hàm răng cắn chặt vào môi dưới, gần như bật máu. Bàn tay mẹ nắm chặt lấy tay tôi, có chút đau.Hai người kia không nhìn thấy chúng tôi, nhưng đứa trẻ thì có. Nó giương ngón tay nhỏ chỉ chỉ vào chúng tôi. Người đàn ông kia thấy chúng tôi, khuôn mặt tươi cười cứng lại, người đàn bà kia đi cạnh ông ta vẻ mặt tò mò. Mẹ tôi dắt tay tôi từ chỗ tối đi ra, nhẹ nhàng, chậm rãi, từng bước nặng nhọc. Càng ngày, khoảng cách giữa chúng tôi càng gần, tôi cũng nhìn thấy rõ hơn khuôn mặt của người đàn ông kia. " Ông xã, người quen của anh sao"Người đàn bà kia hỏi, tò mò nhìn chúng tôi, trong mắt có khinh miệt, có lẽ là do quần áo chúng tôi đang mặc. Tôi không quan tâm điều đó lắm, điều mà tôi quan tâm là mẹ của tôi, bà vì hai chữ "ông xã" của người kia mà run rẩy, bóp chặt tay tôi, đau rát.Người đàn ông kia nhìn chúng tôi, rồi lại nhìn người đàn bà kia, một lúc thì lắc đầu "Không quen" rồi định kéo đứa bé trong tay đi vào nhà." Diệp Vấn. Anh đứng lại cho tôi"Mẹ tôi đột ngột gào lên, buông tay tôi, chạy nhanh về phía người đàn ông kia. Diệp Vấn. Đó không phải là tên của ba sao. Vậy tại sao ba lại quay lưng đi. Không phải mẹ nói ba luôn muốn gặp tôi sao. Tại sao ba lại nắm tay đứa trẻ kia, đứa trẻ mặc chiếc váy công chúa màu trắng rất đẹp. Tôi bất giác nhìn lại quần áo trên người mình.....Đó là lần đầu tiên, một đứa trẻ cảm nhận được sự hụt hẫng, hụt hẫng vì những gì nó vốn hi vọng chỉ là ảo tưởng, hụt hẫng vì những ước vọng chỉ là xa vời. Cảm xúc hụt hẫng bao trùm, đúng vậy, nhưng chung quy cũng chỉ là hụt hẫng mà thôi, so với những gì mẹ tôi phải chịu đựng, quả thật chính là muối bỏ bể, không đáng nhắc tới. Từ khi tôi sinh ra, lớn lên , nhận thức được những gì xảy ra chung quanh, cho đến khi tôi hiểu được thế nào là tình cảm gia đình, tôi từng mong ước có một người cha, một người có thể ở bên động viên tôi khi tôi ngã xuống, dỗ dành tôi khi tôi khóc. Tôi luôn cười đùa mỗi khi chứng kiến con bé nhà hàng xóm chơi đùa với ba, chỉ có trong lòng tôi biết, tôi ghen tị đến phát điên, và nhiều hơn....vẫn là hi vọng. Tôi đã từng tưởng tượng rất nhiều, tưởng tượng ba cao lớn thế nào, tài giỏi ra sao, tưởng tượng cái ngày ba trở về đón mẹ con tôi lên phố. Mẹ sẽ không phải khóc nữa, cũng sẽ không đau buồn hàng đêm. Chỉ là, ngày đó, sau khi chứng kiến những hình ảnh cả đời không thể quên, tôi chợt cảm thấy, có lẽ những ước mơ của tôi quá mức tàn nhẫn. Tôi còn nhớ như in cảm giác lúc đó, đôi tay thô ráp của mẹ năm lấy tay tôi, run rẩy lạ thường. Tôi thường thấy mẹ khóc, ánh mắt có đau thương, nhưng không có hận thù. Nhưng ngày hôm đó, lần đầu tiên tôi nhìn thấy người mẹ yếu đuối của tôi khóc nấc lên từng hồi, miệng vẫn luôn lẩm bẩm " Tại sao.... tại sao" . Tôi không hận hai mẹ con người kia, hoặc giả một đứa trẻ lúc đó không biết thế nào là hận. Cũng có thể tôi đã xa người kia quá lâu, thứ tình cảm cha con mà tôi vốn tưởng tượng vốn dĩ không có thật, chỉ là con người ta thường truy đuổi nhưng gì người ta không có, như một lẽ tự nhiên. Cho đến khi tôi năm tuổi,trong thế giới của tôi chỉ có mẹ, tôi không muốn thấy mẹ buồn, cũng không muốn thấy mẹ khóc. Vì thế khi nhìn thấy người đàn ông kia lạnh lùng đẩy bà ra, tôi đã bất chấp mà lao đến. Cắn xé, chà đạp, tôi dùng thứ sức mạnh yếu ớt của mình để tấn công, nhưng mà không phải là người đàn ông kia mà là đứa con gái đang huênh hoang mà đứng đằng sau ông ta. Và cũng như đối với mẹ tôi, thậm chí có phần tàn nhẫn hơn,ông ta ném tôi ra xa không thương tiếc, tấm lưng nhỏ đập vào mặt đường, đau buốt. Mẹ tôi vội vàng chạy đến, ôm lấy tôi, nước mắt vẫn giàn giụa.Tôi quật cường nhìn ông ta, ông ta cũng nhìn tôi, nhưng trong ánh mắt đó, tôi nhìn thấy nhiều điều. Tôi không hiểu rõ đó là gì, chán ghét, ghê tởm hay thương hại, tôi chỉ biết đó không phải là thứ mà tôi vẫn mơ thấy hàng đêm.... ....Cũng như những đứa trẻ khác, tôi cũng có bạn bè suốt thời trung học, rất nhiều là đằng khác. Chúng tôi thường đi ăn với nhau, ngồi trên lớp nói chuyện với nhau, cùng làm bài tập, cùng đi mua sắm, tôi đã từng coi bọn họ là bạn thân, thật tâm quý trọng bọn họ. Chỉ là tôi không hiểu, là tôi ngây thơ, là tôi ngu ngốc hay là tôi thật sự là một kẻ tồi tệ lại đen đủi. Tôi còn nhớ một ngày, tôi để quên cặp trong lớp, phải quay lại trường lấy. Bước đến phía gần cửa, tôi nghe thấy tiếng mấy đứa bạn thân của tôi, định vui vẻ bước vào nhưng chợt dừng lại, bởi vì từ trong đó vọng ra một câu"Con bé Lâm Vũ ấy đúng là đồ giả tạo, lúc nào cũng giả bộ thanh cao làm cho tao ghê tởm"Giả tạo. Ghê tởm. Đó là từ phát ra từ miệng con bạn thân của tôi, và đáng tiếc, đó lại là về tôi. Tôi không nhớ ngày hôm đó tôi về nhà thế nào, tôi chỉ nhớ rằng ngày hôm sau mấy người mà tôi coi là bạn thân đó vẫn tươi cười với tôi như chưa có chuyện gì xảy ra. Lúc đó, tôi cảm thấy thật ghê tởm, cũng giống như bọn họ ghê tởm tôi. Đến giờ phút đó, tôi chợt nhận ra rằng, hóa ra trên đời này, tất cả đều đeo trên mặt một lớp mặt nạ để che đi tâm hồn kệch cỡm xấu xí, che đi sự giả dối cố hữu. Cũng từ lúc đó, tôi cũng quyết định tạo một lớp mặt nạ cho riêng mình, giấu đi tôi, giấu đi Lâm Vũ... kể từ lúc đó, tôi không phải Lâm Vũ... tôi là Ella.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương