Đời Kỹ Nữ

Chương 22 Part 1



Đến lúc ấy tôi chưa biết Hakone nằm ở đâu, nhưng sau đó, tôi tìm hiểu mới biết nó nằm phía Đông nước Nhật, khá xa Kyoto. Tôi cảm thấy mình quan trọng suốt cả tuần ấy, mỗi khi nhớ đến việc một nhân vật danh tiếng như ông Nam tước mời tôi đi từ Kyoto đến đấy để dự tiệc. Thực vậy, tôi đã cố sức giữ vẻ bình tĩnh để khỏi lộ ra sự kích thích khi ngồi vào chỗ ngồi trên toa tàu hạng nhì sang trọng với ông Itchoda, người thợ may của Mameha. Ông ta ngồi ở phía ngoài gần lối đi giữa, để khỏi có ai lấy cớ đến nói chuyện với tôi. Tôi giả vờ giải trí bằng cách xem báo, nhưng thật ra tôi chỉ lật các trang báo cho có lệ, nhưng mắt thì vẫn liếc nhìn những người đi trên lối đi, họ đi chậm lại để nhìn tôi. Tôi cảm thấy sung sướng vì được họ chú ý đến, nhưng khi chúng tôi đến Shizuoka sau nửa trưa một chút, và khi đứng đợi tàu đi Hakone, bỗng tôi cảm thấy trong lòng dâng lên một nỗi buồn khó tả. Suốt ngày tôi đã cố quên đi cảm giác ấy, nhưng khi đứng đợi tàu trên sân ga, trong óc tôi hiện lên rất rõ hình ảnh của chính tôi vào thời gian khác, đang đứng trên sân ga khác, đợi đáp con tàu khác - lần ấy đi với ông Bekku – vào ngày mà tôi và chị tôi bị lôi ra khỏi nhà. Tôi lấy làm xấu hổ mà xác nhận rằng trong nhiều năm qua, tôi đã cố hết sức để khỏi nhớ đến chị Satsu, bố tôi, mẹ tôi và ngôi nhà ngà say của chúng tôi trên bờ núi đá ven biiển. Tôi không giống như đứa bé rúc đầu vào trong cái bao. Ngày này qua ngày nọ, tôi chỉ thấy có Gion, chỉ thấy có Gion đến nỗi tôi nghĩ Gion là tất cả, và chỉ có Gion là nơi quan trọng đáng kể trên đời này. Nhưng nay tôi ra khỏi Kyoto, tôi nhận thấy nhiều người cho rằng Gion chẳng nghĩa lý gì hết, và tôi không thể không nghĩ đến một cuộc sống khác. Sự sầu khổ là điều kỳ lạ nhất, chúng ta hết sức thất vọng khi gặp phải cảnh sầu khổ. Sự sầu khổ như cánh cửa sổ chỉ mở ra theo ý của nó. Căn phòng trở nên lạnh lẽo, và chúng ta không thể làm gì được ngoài việc run. Nhưng nó mở mỗi khi một ít, một ít, và một hôm chúng ta tự hỏi cái gì sẽ đến khi cánh cửa sầu muộn mở toang.

Gần trưa hôm sau tôi được đón đi trong một quán trọ nhỏ nhìn lên núi Phú Sĩ, và được chở trên một chiếc xe hơi của ông Nam tước để đến ngôi nhà nghỉ mát của ông ta nằm giữa khu rừng thơ mộng bên bờ hồ. Khi xe chạy vào con đường vòng trước nhà và tôi bước ra khỏi xe với khăn đai áo mão của nàng geisha tập sự ở Kyoto, nhiều người khách của ông Nam tước quay lại nhìn tôi. Tôi thấy trong đám người này có một số phụ nữ, người thì mặc kimono, người thì mặc áo theo kiểu phương Tây. Sau đó tôi mới biết họ hầu hết là geisha ở Tokyo.

Vì chúng tôi chỉ đi tàu hỏa từ Tokyo đến trong vòng vài giờ mà thôi. Rồi ông Nam tước xuất hiện, đi trên con đường từ trong rừng với nhiều các ông khác.

- Kìa, đây là nhân vật chúng ta đang chờ đợi! - ông ta nói – Cô gái xinh đẹp này là Sayuri từ Gion đến, có lẽ một ngày nào đó sẽ là Sayuri tuyệt vời nhất ở Gion. Quý vị sẽ không bao giờ thấy lại được cặp mắt như mắt của nàng đâu, tôi cam đoan với quý vị như thế. Và cứ đợi cho đến khi quý vị thấy cách nàng di chuyển. Sayuri, xin mời cô đến đây, để tất cả quý ông có cơ may nhìn cô, cho nên cô có một công việc quan trọng. Cô phải đi khắp nơi – trong nhà, xuống hồ, qua rừng, khắp nơi. Nào bây giờ đi đi! Họat động đi!

Tôi đi khắp trong nhà như lời ông Nam tước yêu cầu, đi qua rừng anh đào trĩu hoa, cúi chào khách đây đó trên đường đi và cố đừng tỏ ra quá lộ liễu muốn tìm xem ông Chủ tịch ở đâu. Tôi đi chậm chạp, vì cứ vài bước lại có người chặn tôi lại và nói đại loại như thế này:

- Trời ơi, cô là geisha tập sự ở Gion à?

Rồi ông ta lấy máy ảnh ra, nhờ người khác chụp chúng tôi đứng chung với nhau, hay là đưa tôi đi dọc theo hồ đến nhà vọng nguyệt nhỏ, hay đến bất cứ đâu mà bọn họ có thể nhìn tôi được – y như cảnh ông ta đã làm với vài sinh vật từ thời tiền sử mà ông ta đã đánh lưới bắt được. Mameha đã căn dặn tôi rằng thế nào mọi người cũng rất kinh ngạc khi thấy tôi, vì không có ai giống một nàng geisha tập sự ở Gion hết. Đúng là trong các khu khá giả ở Tokyo, như là Shimbashi và Akasak, cô gái nào muốn vào nghề geisha đều phải học nghệ thuật cho thật thành thạo. Nhưng phần nhiều geisha ở Tokyo thời ấy đều rất tân tiến về mặt suy tư, tình cảm, cho nên một số geisha đi trong dinh cơ của ông Nam tước đều mặt âu phục.

Buổi tiệc của ông Nam tước có vẻ kéo dài. Vào lúc giữa chiều, tôi gần như hết hy vọng tìm thấy ông Chủ tịch. Tôi vào trong nhà để tìm một chỗ ngồi nghỉ, nhưng khi vừa bước vào tiền sảnh, tôi cảm thấy người khựng lại. Ông ta từ trong phòng trải thảm rơm bước ra, vừa đi vừa nói chuyện với một người đàn ông khác. Họ chào chia tay nhau xong, thì bỗng ông Chủ tịch quay qua nhìn tôi.

- Sayuri! – Ông thốt lên – Làm sao ông Nam tước dụ cô từ Gion đến đây được? Tôi không ngờ cô có quen ông ta.

Tôi nghĩ phải quay mặt đi chỗ khác nhưng tôi cứ đăm đăm nhìn vào ông Chủ tịch như bị nam châm hút. Cuối cùng tôi cúi người chào ông và nói:

- Cô Mameha cử em đi dự tiệc thay cho cô ấy! Em rất sung sướng được gặp ông Chủ tịch ở đây.

- Tôi cũng vui mừng được gặp cô. Cô có thể góp ý giúp tôi một việc. Cô đến xem món quà tôi mang tặng ông Nam tước ra sao. Tôi định ra về mà không đưa tặng cho ông ta.

Tôi đi theo ông ta vào phòng như con diều được sợi dây kéo lên. Tôi đang ở tại Hakone, xa nơi tôi quen biết, đang ở với người đàn ông tôi thường nghĩ đến hơn bất kỳ người nào khác, nghĩ đến chuyện này, tôi kinh ngạc vô cùng. Trong khi ông ta đi trước mặt tôi, tôi thán phục cách ông đi thoải mái trong bộ vét len may đo. Tôi thấy được hai bắp chân ông ta phồng ra sau ống quần, thậm chí thấy được đường nứt sau lưng như chỗ rẽ nơi gốc cây phân rễ. Ông ta lấy gói qùa trên bàn đưa cho tôi xem. Mới đầu tôi tưởng là một khối trang trí bằng vàng, nhưng xem lại thì ra là cái hộp đựng mỹ phẩm xưa tặng cho ông Nam tước. Ông Chủ tịch cho tôi biết đây là tác phẩm của nhà họa sĩ thời Edo, tên là Arata Gonroku. Cái hộp giống như cái gối sơn màu vàng có in hình những con sếu đang bay và những chú thỏ đang nhảy nhót màu đen. Khi ông ta đặt vào tay tôi, tôi sửng sốt đến ngạt thở khi nhìn vào món quà này.

- Cô có tin ông Nam tước sẽ thích món quà này không? - ông ta hỏi - tôi tìm thấy nó tuần trước và liền nghĩ đến ông ta, nhưng…

- Thưa ông Chủ tịch, tại sao ông sợ ông Nam tước không thích món quà này?

- Ồ, ông ta có nhiều thứ quý giá. Có lẽ ông ta xem đồ này chỉ là loại ba.

Tôi cam đoan với ông Chủ tịch là không ai nghĩ như thế đâu, và khi tôi đưa cái hộp cho ông, ông gói lại trong tấm vải lụa rồi gật đầu ra hiệu bảo tôi đi theo ông. Ra đến cửa, tôi giúp ông mang giầy. Khi tôi giúp ông xỏ chân vào giày, tôi nghĩ đến chuyện chúng tôi sẽ ở cùng nhau suốt buổi chiều và cả một đêm. Nghĩ thế, tôi bàng hoàng ngây ngất đến nỗi quên cả thời gian đang trôi qua, một hồi lâu tôi mới bình tĩnh trở lại. Ông Chủ tịch không có dấu hiệu gì tỏ ra nôn nóng, nhưng tôi cảm thấy ngượng ngùng khi xỏ chân vào giày Okobo của tôi, khiến cho chúng tôi mất rất nhiều thì giờ.

Ông ta dẫn tôi đi theo con đường đến hồ nước, ở đây chúng tôi thấy ông Nam tước đang ngồi trên chiếu với ba cô geisha từ Tokyo đến dưới gốc cây anh đào. Họ đứng dậy, nhưng ông Nam tước có vẻ lúng túng. Mặt ông ta có những vết đỏ vì uống rượu, cho nên trông như có ai đã lấy roi đánh vào mặt ông ta.

Ông ta dẫn tôi đi theo con đường đến hồ nước, ở đây chúng tôi thấy ông Nam tước đang ngồi trên chiếu với ba cô geisha từ Tokyo đến dưới gốc cây anh đào. Họ đứng dậy, nhưng ông Nam tước có vẻ lúng túng. Mặt ông ta có những vết đỏ vì uống rượu, cho nên trông như có ai đã lấy roi đánh vào mặt ông ta.

- Ông Chủ tịch! - ông Nam tước nói - tôi rất hân hạnh được thấy ông đến dự tiệc của tôi. Chắc ông biết tôi rất vui khi có ông ở đây chứ? Công ty của ông không ngừng phát triển phải không? Sayuri có nói cho ông biết Nobu có đến dự tiệc của tôi ở Kyoto tuần trước chứ?

- Tôi đã nghe Nobu nói lại, rất đầy đủ.

- Thế sao - ông Nam tước nói – Anh ta nhỏ nhen lắm, phải không?

Tôi không hiểu ông Nam tước muốn nói gì, vì tôi thấy ông ta nhỏ nhen hơn ông Nobu. Ông Chủ tịch có vẻ không bằng lòng lời nhận xét của ông ta, ông nhíu mày.

- Tôi muốn nói thế đấy – ông Nam tước nói tiếp. Nhưng ông Chủ tịch cắt ngang lời ông ta:

- Tôi đến để xin cám ơn ông và tạm biệt ông, nhưng trước hết tôi xin tặng ông một món quà – Nói xong ông ta đưa cái hộp đựng mỹ phẩm cho ông Nam tước. Ông Nam tước quá say nên không mở dây ra được, nên ông ta đưa ột cô geisha để cô này mở gói quà ra.

- Món quà đẹp quá! – ông Nam tước nói – Không ai thấy sao? Nhìn này, có lẽ nó còn đẹp hơn cả con người tuyệt vời đứng bên ông nữa, ông Chủ tịch à. Ông có biết Sayuri không? Nếu không, để tôi giới thiệu với ông.

- Ồ Sayuri và tôi đã quen qua rồi – ông Chủ tịch nói.

- Quen như thế nào ông Chủ tịch? Có đủ cho tôi ganh tị không đấy?- ông Nam tước cười cho lời nói đùa của mình, nhưng không ai cười với ông ta hết – Dù sao thì món quà này đã nhắc tôi nhớ đến món quà tôi sẽ tặng cô, cô Sayuri à. Nhưng đợi cho đến khi nào các cô geisha này về hết rồi tôi mới tặng, vì tôi e rằng họ sẽ đòi tôi tặng mỗi người một món mất, cho nên cô phải ở đây cho đến khi nào mọi người về hết.

- Ông Nam tước quá tốt – tôi nói – nhưng thực tôi không muốn bị hư thân mất nết.

- Tôi thấy cô học hỏi rất nhiều ở Mameha về lời từ chối những cái mình không thích rất tài. Chỉ đợi gặp tôi ở tiền sảnh sau khi khách của tôi ra về hết thôi. Ông Chủ tịch, nhờ ông khuyên cô ấy giúp tôi, trong khi cô ta tiễn ông ra xe.

Nếu ông Nam tước không say, tôi nghĩ thế nào ông ấy cũng tiễn ông Chủ tịch ra tận xe. Nhưng hai người đã chào tạm biệt nhau, và tôi đi theo ông Chủ tịch vào nhà. Trong khi người tài xế giữ cửa xe cho ông, tôi cúi người chào, cám ơn lòng tốt của ông. Ông định bước vào xe, nhưng rồi dừng lại.

- Sayuri này – ông nói, rồi ngần ngừ một lát như không biết nói tiếp ra sao – Mameha đã nói gì với cô về ông Nam tước?

- Không nói gì nhiều, thưa ông. Hay ít ra…mà, em không biết ông Chủ tịch muốn nói gì.

- Mameha có đóng vai người chị cả tốt cho cô không? Cô ấy có nói cho cô biết những điều cần biết không?

- Ồ có, thưa ông Chủ tịch. Mameha giúp em rất nhiều.

- Tốt – ông ta nói – nếu tôi là cô, tôi phải cảnh giác khi có người đàn ông như ông Nam tước quyết định tặng quà cho cô.

- Tốt – ông ta nói – nếu tôi là cô, tôi phải cảnh giác khi có người đàn ông như ông Nam tước quyết định tặng quà cho cô.

Tôi không biết phải trả lời ra sao, cho nên tôi nói ông Nam tước có lòng tốt nghĩ đến tôi.

- Phải, tốt rồi, tôi biết. Có điều cô phải đề phòng, vậy thôi - ông ta nói, nhìn tôi một lát rồi bước vào xe.

Suốt một giờ sau đó, tôi đi chơi cùng một vài người khách cuối cùng, cứ nhớ mãi đến những lời ông Chủ tịch nói với tôi trong thời gian chúng tôi gặp nhau. Tôi nghĩ đến lời cảnh cáo của ông thì ít, mà hân hoan sung sướng vì đã nói chuyện với ông ta thì nhiều. Thật vậy, tâm trí tôi không rảnh để nghĩ đến chuyện gặp ông Nam tước cho đến khi tôi thấy tôi một mình đứng trước tiền sảnh trong ánh chiều tà yếu ớt. Tôi đến quỳ trong một phòng trải chiếu rơm gần đấy, nhìn ra ngoài sân qua cánh cửa sổ có kính.

Mười hay mười lăm phút trôi qua, cuối cùng ông Nam tước đi vào tiền sảnh. Vừa nhìn thấy ông ta là tôi cảm thấy lo sợ, vì ông ta chỉ mặc chiếc áo ngủ bằng vải sơ sài. Ông ta cầm cái khăn tắm trên tay lau những sợi lông đen dài trên mặt được xem là bộ râu. Rõ ràng ông ta vừa tắm xong. Tôi đứng lên, cúi người chào ông ta.

- Sayuri, tôi thật điên! - ông ta nói với tôi - tôi uống quá nhiều - chuyện này quả đúng - tôi quên mất chuyện cô đang đợi tôi! Tôi hy vọng khi cô thấy món quà tôi để dành cho cô, cô sẽ tha thứ cho tôi.

Ông Nam tước đi theo hành lang để vào phòng trong, ông nghĩ tôi sẽ đi theo ông ta. Nhưng tôi cứ đứng tại chỗ, nghĩ đến những lời Mameha đã nói với tôi: người geisha tập sự sắp sửa bán mizue của mình như bữa cơm dọn sẵn trên mâm.

ông Nam tước dừng lại. Ông ta nói:

- Đi với tôi!

- Ồ thưa Nam tước. Không nên. Xin ông cho tôi ở lại đây.

- Tôi có món quà tặng cô. Đến phòng tôi ngồi đợi thôi. Đừng có ngu xuẩn như thế.

- Dạ thưa Nam tước, đương nhiên tôi là đứa ngu xuẩn vì tôi phải thế.

- Ngày mai cô sẽ trở về dưới sự giám sát của Mameha phải không? Nhưng ở đây không có ai giám sát cô hết.

Nếu khi ấy mà tôi có chút bình tĩnh, chắc tôi đã cám ơn ông Nam tước mời tôi đến dự buổi tiệc thịnh soạn này và tha thiết yêu cầu ông ta cho xe chở tôi về nhà trọ. Nhưng mọi việc đã diễn ra như trong giấc mơ…Tôi thấy mình đang bị rơi vào trạng thái chấn động. Điều tôi chỉ còn biết là sự lo sợ.

- Đi theo tôi, chờ tôi mặc áo quần - ông Nam tước nói - chiều nay cô uống rượu sakê phải không?

Một lát trôi qua, tôi cảm thấy mặt tôi mất hết cảm giác, không có một biểu hiện gì, trơ như đá.

- Không, thưa ông – cuối cùng tôi đáp được.

- Tôi nghĩ cô phải đi theo tôi. Tôi sẽ cho cô món quà quý giá. Nào ta đi.

- Tôi nghĩ cô phải đi theo tôi. Tôi sẽ cho cô món quà quý giá. Nào ta đi.

- Thưa Nam tước, xin ông vui lòng cho tôi về. Chắc người ta đang đợi tôi ở quán trọ.

- Đợi à? Ai đợi cô thế?

Tôi không trả lời.

- Tôi hỏi ai đợi cô? Tôi không hiểu tại sao cô xử sự như thế. Tôi có cái này cho cô. Có phải cô muốn tôi đi lấy cho cô không?

- Tôi xin lỗi.

Ông Nam tước nhìn tôi.

- Đợi đây – cuối cùng ông ta nói, rồi đi vào nhà trong. Một lát sau ông ta trở ra, trên tay cầm một cái gói phẳng, gói trong giấy dày. Tôi mới nhìn qua là biết đấy là cái áo kimono.

- Đây - ông ta nói – vì cô cứ khăng khăng muốn làm kẻ ngu xuẩn, nên tôi phải đi lấy quà cho cô. Món quà có làm cho cô vui hơn không?

Tôi xin lỗi ông Nam tước thêm một lần nữa.

- Tôi thấy hôm nọ cô rất thích chiếc áo này. Tôi muốn tặng nó cho cô.

Ông Nam tước để cái gói lên bàn rồi mở dây buộc, tháo gói ra. Tôi nghĩ chắc đây là cái áo kimono thêu cảnh thành phố Kobe, và nói thực ra, tôi cảm thấy vừa mừng vừa lo, vì tôi biết tôi sẽ làm gì với cái áo đẹp tuyệt vời như thế này, và tôi sẽ giải thích ra sao với Mameha về việc ông Nam tước cho tôi cái áo. Thế nhưng khi ông Nam tước mở cái gói ra, tôi chỉ thấy trước mắt lớp vải sậm tuyệt vời với hình thêu màu bạc. Ông ta lấy cái áo ra và đưa lên tận vai. Đây là cái áo kimono của một viện bảo tàng – theo ông Nam tước cho tôi biết thì áo này may vào những năm thuộc thập niên 1860 cho cô cháu của Tokugawa Yoshinobu, vi tướng quân Nhật sau cùng. Hình vẽ trên áo là cảnh những con chim màu bạc bay trong bầu trời đêm, với cảnh vật huyền bí gồm cây và đá màu sẫm đen vươn lên từ dưới lai áo.

- Cô phải đi theo tôi để mặc thử áo này - ông ta nói – bây giờ đừng có ngu xuẩn! Tôi rất có kinh nghiệm trong việc buộc giải thắt lưng. Tôi sẽ giúp cô mặc áo kimono của cô vào lại, để không ai hay biết gì hết.

Tôi muốn thử cái áo của ông Nam tước cho tôi ở đâu đó chỉ một mình tôi. Nhưng ông ta là người có quá nhiều quyền đến nỗi Mameha mà cũng không dám trái lời. Nếu cô ấy không dám từ chối những điều ông ta muốn, thì làm sao tôi từ chối cho được? Tôi thấy ông ta có vẻ nôn nóng, chỉ có trời mới biết ông ta có phải tốt thật với tôi trong mấy tháng tôi mới vào nghề không, ông ta cho phép tôi đến hầu ông khi ông ăn trưa, và cho phép Mameha dẫn tôi đến dự tiệc tại nhà ông ở Kyoto. Rồi bây giờ ông tốt với tôi thêm một lần nữa, cho tôi cái áo kimono quý giá.

Cuối cùng tôi nghĩ trong bụng rằng tôi không còn lựa chọn nào khác là phải vâng lời ông ta và dù kết quả ra sao đi chăng nữa, tôi cũng phải trả cho ông ta. Tôi cụp mắt nhìn xuống chiếu, lòng thấy xấu hổ, và trong trạng thái như nằm m này, tôi cảm thấy mình buông xuôi theo số phận, tôi ý thức được bàn tay ông Nam tước nắm lấy tay tôi, dẫn tôi ra phòng phía sau nhà. Đến giữa hành lang, một gia nhân đang đi tới, anh ta cúi chào rồi quay lưng ngay khi trông thấy chúng tôi. Ông Nam tước không nói một lời, chỉ dẫn tôi đi cho đến khi chúng tôi vào một căn phòng trải thảm rơm, trên một bức tường treo đầy gương soi. Đây là phòng thay áo quần. Bức tường bên kia kê nhiều tủ, các cánh cửa tủ đều đóng kín.

 

 
Chương trước Chương tiếp
Loading...