Gặp Chính Mình Nơi Miền Đất Tuyết
Chương 02
2. Bích họa ở cung điện Potala Cung điện Potala dưới bầu trời xanh trong vắt Bích họa ngoài cửa Hồng Cung cung điện Potala. Vùng quanh cằm tượng Phật, có hai vòng tròn ánh sáng rõ ràng. ~*~ Tối hôm qua trước khi đi ngủ súc miệng bạt mạng, sau khi chắc chắn sắc môi vẫn đỏ mới gắng gượng đi vào giấc ngủ. Có lẽ do ảnh hưởng tâm lý, buổi sáng sau khi thức dậy cho đến trước lúc ngồi trên máy bay đi Thành Đô, lúc nào cũng cảm thấy môi lâm râm ngứa ngáy. Ăn chút đồ trên máy bay, phát hiện không có hiện tượng miệng sùi bọt mép, mới dần dần yên tâm. Đến sân bay Thành Đô, tới trước quầy chuyển tiếp tiến hành làm thủ tục đăng ký. Tôi đưa cho nhân viên phục vụ tấm “Thư phê chuẩn cho đồng bào Đài Loan đến Tây Tạng” kia. “Anh là đồng bào Đài Loan?” Anh ta liếc nhìn tôi. “Vâng.” Tôi gật đầu. “Mục đích đi Tây Tạng?” “Đó là một câu hỏi hay.” “Hả?” “Không có gì.” Tôi nói, “đến Tây Tạng du lịch.” Có lẽ vì bây giờ đang là mùa đông, hơn nữa tôi chỉ đi một mình, bởi vậy ánh mắt anh ta nhìn tôi mang theo chút hoài nghi. Giải quyết xong thủ tục lên máy bay bằng di động, leo lên máy bay từ Thành Đô bay đi Lhasa, trên máy bay phần đông là dân Tạng. Sau ba tiếng đồng hồ, máy bay đến sân bay Lhasa Gonggar. Tôi ghi nhớ lời dặn dò của hướng dẫn viên du lịch Nhiêu Tuyết Mạn, vừa rời máy bay, tốc độ liền chậm lại, làm chậm bước chân. Người đi đường vội vàng bước qua tôi, ngay cả đứa nhóc ba tuổi đi cũng còn nhanh hơn tôi, hơn nữa còn quay đầu cười nhạo tôi. Tôi như thể biến thành Armstrong khi vừa mới đổ bộ lên mặt trăng, đang chuyển động trong không gian bên ngoài con tàu vũ trụ nơi phi trường. Từ lúc xuống máy bay đến lúc ra khỏi sân bay, nếu không bao gồm thời gian lấy hàng lý, lộ trình ngắn ngủi tôi đi ngót 20 phút. Vừa mới ra khỏi sân bay, ánh mắt liền bị trời xanh hấp dẫn. Đó là một màu thuần khiết, hoàn toàn không thấy một chút tạp chất, hay thậm chí là chút tạp sắc nào. Trước đây cảm thấy sự tồn tại của trời xanh là hư ảo, nhưng lúc này lại có ảo giác bầu trời ấy rất gần tôi, dường như với tay là có thể chạm tới. Phía đối diện có một thiếu nữ tóc dài khoảng hơn 20 tuổi bước đến, mày rậm mắt to, ngũ quan xinh đẹp. Trên tay nâng một chiếc khăn ha-đa [2], màu trắng, nàng đi đến trước mặt tôi, tôi cúi đầu khom lưng, nàng quàng khăn ha-đa lên cổ tôi. “Trát tây đức lặc.” Nàng nói. “Trát…” “Trát tây đức lặc.” Nàng nói, “tiếng Tạng có nghĩa là cát tường như ý, dùng để chào hỏi và chúc phúc.” “Cảm ơn.” Tôi nói. “Sao lâu thế mới ra?” Nàng hỏi. “Vì — tôi — muốn — từ — từ — thích — nghi — với — khí — hậu — cao — nguyên — ấy — mà.” Tôi chậm rãi nói từng từ từng chữ. Nàng nhìn tôi một cái, nói: “Anh giống hệt nhân vật dưới ngòi bút của tôi.” “Hả?” “Tôi là Thương Nguyệt, là tác giả viết tiểu thuyết kỳ ảo, trong tiểu thuyết của tôi thường xuất hiện những nhân vật yêu ma qủy quái.” Nàng nói, “những yêu ma quỷ quái ấy đều thường nói như thế này.” Để tránh dính phải phản ứng cao nguyên, bị mỹ nữ cười nhạo chút xíu là chuyện có thể chịu đựng được. Thương Nguyệt dẫn tôi đi về phía xe, mới đi nửa phút, tôi đã rớt lại phía sau hơn 10 bước. Thương Nguyệt dẫn tôi đi về phía xe, mới đi nửa phút, tôi đã rớt lại phía sau hơn 10 bước. Nàng chui vào xe, thắt xong xuôi đai an toàn, khi đánh xe ra, tôi vẫn còn lộ trình 30 mét. Cuối cùng tôi cũng lên xe, dùng bảy thao tác thắt đai an toàn. “Sắp tới tôi định miêu tả một nhân vật tiểu thuyết bị bệnh trĩ đã lâu.” Thương Nguyệt nói, “dáng đi của anh cho tôi cảm hứng.” “Tốt — nhất — là — thế.” Tôi vẫn nhả từng từ từng chữ. “Đừng nữa nói như thế nữa.” Nàng nói, “người nói còn chưa bị phản ứng cao nguyên, người nghe có thể đã bị phản ứng cao nguyên trước rồi.” Từ sân bay đến nội thành Lhasa, lộ trình ước chừng còn một tiếng chạy xe nữa. Dọc đường chúng tôi hầu như không trò chuyện, chỉ khi đi qua Niếp Đường Đại Phật [3], nàng mới giới thiệu sơ qua. Niếp Đường Đại Phật ở ngay trên vách núi đá ven đường, là tượng Phật phù điêu đá sơn màu. Tương truyền là do đế sư Bát Tư Ba [4] triều Nguyên cho người dựng lên. Xung quanh tượng Phật treo đầy những chiếc khăn ha-đa do dân Tạng ném để dâng tặng, từ xa xa vọng lại, khung cảnh khá là tráng lệ. Xe xuôi theo nhánh sông Yarlung Tsangpo [5] —— chảy qua Lhasa, bốn phía đều là núi. Những ngôi nhà dân kiểu Tạng [6] thấp thoáng dọc đường, chắc hẳn đều tập trung ở thung lũng hai bờ sông. Tây Tạng quả không hổ là cao nguyên, phóng tầm mắt đi thấy toàn núi là núi, núi non trập trùng. Con người chỉ có thể sinh sống ở thung lũng hai bờ sông do núi bị chia cắt mà thành. “Mùa hè Tây Tạng rất đẹp, hoa đỏ cỏ xanh; nhưng lúc này hoa đã tàn rồi, cây cỏ cũng đã nhuốm màu tro bụi.” Lúc sắp đến nội thành Lhasa, cuối cùng Thương Nguyệt cũng chủ động mở lời, “vì sao đến Tây Tạng vào mùa đông?” “Nghe nói mùa đông Tây Tạng rất khô?” “Ừ.” Nàng gật đầu. “Chính bởi vì khô, bầu trời không một gợn mây, chỉ là màu xanh trong vắt.” Tôi nói. Nàng hơi ngước mắt lên, tôi tin nàng sẽ có phát hiện giống tôi, bầu trời không mảy may tạp sắc, là một màu xanh thăm thẳm. “Không ngờ bầu trời Tây Tạng mùa đông lại trong veo, thuần khiết, xanh thẳm thế này.” Nàng nói, “nhưng anh vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi.” “Nếu chợ đêm thưa người quá, đi dạo có thể sẽ bớt đi chút thích thú.” Tôi nói, “nhưng nếu du khách đến Tây Tạng quá nhiều, thì sẽ không nghe thấy được vẻ đẹp ở tầng sâu của Tây Tạng.” “Không nghe thấy?” “Vẻ đẹp của Tây Tạng, không chỉ dùng mắt để nhìn, còn phải dùng ‘Tâm’ để ‘Nghe’.” Tôi nói, “vì thế tôi quyết định đến vào mùa đông, lắng nghe thanh âm của Tây Tạng.” Sau khi tôi nói xong, nàng lặng im một lúc. Đến khi xe vào nội thành Lhasa, nàng mới nói: “Mùa hè năm nay tôi thất tình, có một lần có ý nghĩ tự vẫn, bạn bè khuyên tôi đến Tây Tạng. Tây Tạng vào hè thực sự quá đẹp, tôi dần dần quên đi nỗi đau khổ vì thất tình. Nhưng mùa đông vừa đến, dường như tôi lại nhớ đến sự đau đớn vì thất tình dạo trước.” “Sinh mệnh vẫn đáng để yêu thương.” Tôi nói. “Vừa nãy khi nhìn thấy dáng anh bước đi ở sân bay, đã khiến tôi nhớ tới một châm ngôn.” “Câu nào?” “Đến con sâu cái kiến còn sống cho qua ngày đoạn tháng.” Sau khi nói xong, cuối cùng nàng cũng nở nụ cười. [7] Xe đến khách sạn, tôi xuống xe, vẫn dùng tư thế con sâu cái kiến vùng vẫy cầu sinh để bước đi. “Người Tây Tạng có câu tục ngữ: Thằng ngốc sẽ không có cao nguyên phản ứng.” Thương Nguyệt nói, “thế nên anh yên tâm, anh sẽ không có phản ứng cao nguyên.” “Tốt nhất là thế.” “Tuyết Mạn sẽ tới ngay ngày mai, có vấn đề gì có thể tìm chị ấy. Tôi đi đây, tạm biệt.” Sau khi xe khởi động lại, lại nghe thấy nàng nói: “Tôi cũng sẽ để tâm lắng nghe thanh âm của Tây Tạng.” Tôi nhấc hành lý lên, đi đến quầy làm thủ tục. Hoa văn màu kiểu Tạng trong đại sảnh khách sạn, phong cách có khác biệt. Vào phòng, dỡ hành lý xuống, sau khi rửa mặt qua loa, sắc trời cũng dần dần tối. Vào phòng, dỡ hành lý xuống, sau khi rửa mặt qua loa, sắc trời cũng dần dần tối. Rời khách sạn dạo bước đến đầu phố, Lhasa tuy nhỏ nhưng vẫn giống thành phố lớn, không hoang vắng như trong tưởng tượng. Tôi bước vào một quán trà kiểu Tạng, chọn bát mỳ thịt bò Tạng. Bên ngoài sợi mỳ cũng tương tự sợi mỳ bình thường, nhưng làm ra từ bột lúa mì Thanh Khoa, vị khá to, dai. Thịt bò là thịt bò y-ắc [8], nhai rất săn chắc. Nước dùng cũng rất trong và ngọt. Ăn xong mỳ liền chậm rãi đi về khách sạn, đêm đông không phải tắm rửa xem ra là điều cực kỳ hạnh phúc. Cho tới bây giờ, hình như cơ thể không có triệu chứng của phản ứng cao nguyên, thật đáng mừng. Xem tivi một lúc, cảm thấy buồn ngủ, nằm xuống ngủ ngay. Ngủ được một tẹo thì bị tiếng chuông điện thoại đánh thức, là quầy gọi tới. “Chào ông, khách sạn chúng tôi sắp mất điện, xin hỏi ông có cần nến không?” Tôi ngó ngó đồng hồ, 12 giờ rưỡi đó! Người đang ngủ còn cần nến để làm gì? “Tốt thôi.” Tôi thở dài, “có thể rọi sáng con tim bị tổn thương của tôi.” Tôi nằm trên giường, chẳng bao lâu “Bụp” một tiếng, quả nhiên là cúp điện. Sau đó tiếng gõ cửa vang lên, tôi xuống giường mò mẫm tiến bước trong bóng tối, đi đến cạnh cửa. Vừa mới mở cửa phòng ra, quả tim suýt nữa từ miệng vọt ra. “Úm ma ni bát mễ hồng.” Tôi buột miệng thốt ra lục tự chân ngôn. [9] Cô nương tộc Tạng ở quầy trước tiên là ngẩn người, sau đó nở nụ cười. “Tiên sinh.” Nàng cười nói, “tôi là người, không phải quỷ.” Trong thế giới tối đen như mực, bất chợt có người cầm ngọn nến, ánh lửa phản chiếu lên mặt. Người bình thường đều có thể bị dọa giật thót mình ấy chứ. Phải bảo Thương Nguyệt đến ở đây, nơi này nhất định có thể cung cấp cho nàng nguồn cảm hứng viết tiểu thuyết kỳ ảo. Đặt cây nến cạnh tivi, đang chuẩn bị tiếp tục đi ngủ, đột nhiên nghĩ đến một vấn đề nghiêm trọng. Nhiệt độ không khí Lhasa lúc đêm khuya là dưới 0, không có điện thì thiết bị sưởi cũng ngóm, vậy… Vội vàng mặc áo len, lại lục từ trong tủ quần áo ra một cái chăn bông, đắp hai lớp chăn bông mới dám đi vào giấc ngủ. Mặt trời trên cao nguyên mọc rất trễ, hơn tám giờ trời mới hơi hơi rạng. Tôi đợi đến hơn chín giờ, coi bộ sắc trời giống buổi sớm dưới đồng bằng, mới đi ra ngoài. Taxi ở Lhasa rất có nhân tính, chỉ cần ở trong nội thành đều là 10 nhân dân tệ. Tôi đón xe taxi, đến dưới chân núi cung điện Potala, xuống xe. Cung điện Potala được xây dựng trên núi Potala với độ cao hơn 3700 mét so với mặt nước biển, tòa lầu chính cao hơn 110 mét. Đây là cung điện có độ cao so với mặt nước biển cao nhất trên thế giới, xây tựa lưng vào núi, khí thế hào hùng. Khi chưa đến Tây Tạng, trước đó tôi đã từng thấy cung điện Potala trong tivi, trong sách hoặc trên bưu thiếp. Nhưng chính mình đứng dưới chân núi ngưỡng vọng cung điện Potala, vẫn bị khí thế của nó làm chấn động. Công trình kiến trúc với chủ thể là những khối đá màu đỏ, trắng, vàng, nổi bật dưới nền trời xanh trong trẻo, càng có vẻ tráng lệ hơn. Cung điện Potala giới hạn nghiêm ngặt số lượng du khách mỗi ngày, bởi vậy vào mùa cao điểm du lịch nếu không đặt vé trước, e là phải xếp hàng trên 24 giờ đồng hồ mới có cơ hội vào trong tham quan. Tuy nhờ tuyến đường sắt Thanh Tạng khai thông, việc tiến vào Tây Tạng thuận lợi hơn nhiều, theo đó lượng du khách tăng vọt. Nhưng du khách vào Tây Tạng mùa đông vẫn ít càng thêm ít. Thế nên tôi hoàn toàn không cần phải xếp hàng, trực tiếp mua vé, leo lên cung điện Potala. Leo lên những bậc thang đá vừa cao vừa dốc, không khí loãng trên cao nguyên khiến quãng đường này càng thêm trầy trật. Định bước vào cánh cửa trước cung, bị tượng Phật sơn màu tươi đẹp rực rỡ trên tường thu hút tầm mắt. Định bước vào cánh cửa trước cung, bị tượng Phật sơn màu tươi đẹp rực rỡ trên tường thu hút tầm mắt. Tôi lấy máy ảnh kỹ thuật số ra chụp thỏa thuê, vì sau khi bước vào cửa cung sẽ không được phép chụp ảnh nữa. Mang theo tâm tưởng khiêm nhường thành kính, tôi bước nhẹ nhàng, tỉ mỉ thưởng thức từng nét đẹp. Tôi tiến vào từ Hồng Cung, Hồng Cung cao bốn tầng, có các Phật điện; còn có các linh tháp lưu giữ di thể của các Đạt Lai Lạt Ma qua các thế hệ, linh tháp đều được dát vàng ròng, được cẩn ngọc qúy. Từ Đạt Lai đời thứ 5 đến Đạt Lai đời thứ 13, nhưng thiếu duy nhất linh tháp của Đạt Lai đời thứ 6 Thương Ương Gia Thố. Bạch Cung cao bảy tầng, là nơi Đạt Lai Lạt Ma qua các thế hệ sinh sống và tiến hành các hoạt động tôn giáo, chính trị. Tôi xuống núi theo con đường lát gạch phía sau Bạch Cung. Cung điện Potala thật sự là một cung điện thần thánh mà trang nghiêm, ngoài các trân bảo và văn vật với số lượng lớn ra, nơi đây còn có các thangka [10] đủ kiểu dáng, cùng với các tượng Phật được điêu khắc từ đủ loại chất liệu. Khắp nơi trong cung là những bích họa tuyệt đẹp sắc màu rực rỡ, một số có niên đại đã trên 1300 năm, nhưng trông vẫn rất sống động. Toilet trong cung điện Potala cũng rất kỳ lạ. [11] Nói là toilet, nhưng thực ra chỉ là một cái hốc hình chữ nhật, cái hốc lửng lơ giữa trời, có thể cúi xuống nhìn sườn núi ở dưới đó trăm mét. Nếu có người đi toilet, người dưới núi hẳn là có thể lĩnh hội ý cảnh trong thơ Lý Bạch: “Phi lưu trực há tam thiên xích, nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”. [12] (Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.) Rời cung điện Potala, tôi dạo chơi trên con phố tròn vây quanh đền Jokhang —— phố Barkhor. [13] Khu phố này đã có lịch sử hơn 1300 năm, hai bên đường đều là những công trình kiến trúc kiểu Tạng cổ xưa, tường trắng khung đen, rèm cửa rực rỡ sắc màu. Bên trong cửa hàng bày la liệt các loại thangka, vật phẩm trang sức, pháp khí khiến người ta lưu luyến quên về. Tôi mua mấy đồ trang sức nho nhỏ kiểu Tạng, về Đài Loan có thể tặng mọi người. Sau khi quay lại khách sạn, vừa mới nằm xuống nghỉ ngơi không được bao lâu, điện thoại đã vang lên. “Tôi là Tuyết Mạn.” Nàng nói, “buổi tối đến Mã Cát A Mễ ăn cơm.” “Mã Cát A Mễ ở đâu?” “Anh cứ hỏi đại một người nào đấy là biết liền.” “Cô cũng là người đó thôi.” Tôi nói, “bây giờ tôi đang hỏi đại cô đây.” “Đến phố Barkhor hỏi là biết ngay!” Điện thoại đã ngắt. Sắc trời đã dần dần ảm đạm, tôi nằm trên giường xem những file ảnh hôm nay chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số. Đang tán thưởng khí thế hào hùng của cung điện Potala, đột nhiên bật dậy. Bởi vì tôi thấy trên bích họa tượng Phật, có hai vòng tròn ánh sáng. [14] Nhớ lúc ấy là đang ở bên trong, cũng không có ánh mặt trời, sao lại xuất hiện vòng tròn ánh sáng chứ? Hơn nữa những ảnh chụp khác đều rất bình thường mà. Chẳng lẽ…? ~*~ *Chú thích: [1] Cung điện Potala (Cung Bố Lạp Đạt): Cung điện Potala (còn được gọi là cung điện mùa đông của các đời Lạt Ma) nằm ở Lhasa, khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Cung điện Potala bắt đầu được xây dựng vào năm 1645 dưới thời Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, phải mất 50 năm mới hình thành quy mô như hiện nay gồm Hồng cung và Bạch cung, với tổng cộng 1000 phòng. Công trình uy nghi này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994. Xem thêm ở đây.↑ [2] Khăn ha-đa: là loại khăn dệt bằng tơ lụa của người Tạng và một số người Mông Cổ ở Trung Quốc, dùng để tặng nhau khi gặp mặt, tỏ ý kính trọng và chúc mừng… ↑
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương