Giấc Mộng Đế Hậu

Chương 4: Dị Ứng Phấn Hoa



"Vậy ngươi còn không mau chẩn trị cho tiểu thư" người hầu nữ sốt ruột.

"Ngươi chỉ là một nô tỳ thôi, làm sao ngươi biết được?" Không hổ danh Tài nữ, tỉnh táo nhận ra vấn đề ngay lập tức. Tiêu Lam nhìn thẳng vào mắt nàng ta, giọng điệu vừa như uy hiếp vừa như hỏi. Không phải nàng không lo, nhưng làm sao có thể giao tính mạng ột tên nô bộc được. Thực tế, từ năm 10 tuổi, sau khi nàng bộc lộ tài năng thì hai vị phu nhân vẫn không ngừng tìm cách bí mật hãm hại nàng. "Minh thương dễ tránh nhưng ám tiễn khó phòng", nếu không đủ tỉnh táo thì mười Tiêu Lam cũng đi đời nhà ma. Mạng sống của nàng rất quý giá, khó khăn lắm mới bảo trì được tới hôm nay, sao có thể "Khôn ba năm dại một giờ "

Ánh mắt của Tiêu Lam có thể khiến người khác không tự chủ mà tuân theo. Đó là ánh mắt của bậc bề trên, sinh ra để thống trị. Nhưng với một chuyên gia PR luôn phải đối mặt với những tay lãnh đạo, ông trùm kinh tế như Thanh Nguyên thì không có tác dụng gì.

"Bẩm, lão gia cho rằng: "Cái chết đau khổ nhất là chết mà không có sự chuẩn bị, không hiểu tại sao mình chết". Ông không muốn có trường hợp đau lòng như tiểu thư nên đã bỏ công mời nhiều dược sư danh tiếng, tìm ra cách trị loại bệnh này. Em chỉ may mắn được biết do em là người chăm sóc tiểu thư, nên được các dược sư cho tham gia vào quá trình bào chế thuốc ạ."

" Thế quê ngươi ở đâu? Lão gia ngươi mang phẩm quan gì? Ngươi là người của đại phu nhân thì phải ?"

Giả vờ hỏi 2 câu đầu, thực tế là muốn nhấn mạnh câu thứ 3 như muốn nói: "Ngươi là người của đại phu nhân, sao ta tin ngươi được?" Dụng ý uy hiếp thấy rõ. Xem ra nàng ta nghi nàng là người của đại phu nhân? Chẳng biết có phải bệnh quá lâu nên đầu óc lú lẫn không? Nếu nàng không hiểu sai thì ý của nàng ta là nàng đã nằm trong lòng bàn tay Phật tổ, nàng ta biết rõ xuất thân của nàng, đừng mong giở trò quỷ. Sự uy hiếp này nửa dành cho nàng nửa dành cho chủ tử (nếu có) của nàng - đại phu nhân. Nếu Tiêu Lam bị hại thì bà ta sẽ không yên.

Nhưng nào có ai ngu ngốc đến nỗi "Thanh thiên bạch nhật" đưa người của mình đến hạ độc không? Khác nào "lạy ông tôi ở bụi này".

Tiêu Lam cũng hiểu điều này chứ. Chẳng qua, nàng ta không rõ đây là chiêu cố tình trở thành nghi phạm để thoát nghi ngờ của đại phu nhân, hay thực sự là kế của nhị phu nhân? Nhưng rõ ràng là người do đại phu nhân đưa tới. Không thể "hồ ngôn loạn ngữ", không có chứng cứ mà kéo nhị phu nhân vào được. Biệt viện này nhìn thì tách biệt đấy, nhưng thực tế chỗ nào cũng có người của hai mụ đàn bà đó. Nhỡ chẳng may những lời của nàng bị người của nhị phu nhân nghe được thì thể nào bà ấy cũng không bỏ qua. Vậy nên so với tâm cơ của tam tiểu thư rõ ràng nàng còn non lắm.

"Thưa tiểu thư, hôm nay em cả gan mạo phạm chẳng qua là do ngưỡng mộ tiểu thư, không muốn một tài năng lớn phải uất ức mà chết. Xin hãy tin tưởng em, xin thề với Thủy thần em tuyệt đối không dám làm hại tiểu thư". Người nước Chung rất tôn thờ Thủy thần, không ai dám mạo phạm. Đã thề trên đầu Thủy thần thì nhất định phải thực hiện lời thề đó.

Nước chung khí hậu khô nóng, nhiều đồi núi cao, ít mưa nên đối với họ nước là nguồn tài nguyên quan trọng. Hằng năm, họ không tiếc bỏ bao của cải lập đàn tế trời, cầu mưa. Theo tập tục của họ, nếu dám mạo phạm Thủy thần thì cả dòng tộc sẽ không được hưởng một giọt nước nào của "Ngài". Thề như vậy, ngay cả Tào Tháo còn phải bỏ tính đa nghi huống chi tam tiểu thư.

Nước chung khí hậu khô nóng, nhiều đồi núi cao, ít mưa nên đối với họ nước là nguồn tài nguyên quan trọng. Hằng năm, họ không tiếc bỏ bao của cải lập đàn tế trời, cầu mưa. Theo tập tục của họ, nếu dám mạo phạm Thủy thần thì cả dòng tộc sẽ không được hưởng một giọt nước nào của "Ngài". Thề như vậy, ngay cả Tào Tháo còn phải bỏ tính đa nghi huống chi tam tiểu thư.

"Ta tin ngươi, nếu ngươi trị được cho ta thì sẽ có trọng thưởng." Tiêu Lam nở nụ cười rất ấm áp. Nhưng người khôn thì sẽ hiểu nhược bằng không trị được thì.... Thanh Nguyên nàng cũng không đến nỗi dốt.

"Ngươi cần loại thuốc nào cứ nói, ta sẽ cho San San đi theo ngươi hốt thuốc". Xem ra vẫn là sợ nàng hạ độc.

"Dạ, cám ơn tiểu thư. Em xin phép chuẩn bị ngay". Ngữ khí vui mừng như bậc bề tôi được chết vì chủ khiến Tiêu Lam cũng thấy hài lòng, Ai chả thích có một con chó trung thành chứ.

Đến cứu nàng ta mà còn phải cầu xin để được phép trị nữa chứ? Thấy thuốc thời đại này thật khổ, phải hầu hạ những vị chủ tử bá đạo này.

San San đi theo sát phía sau nàng như thể chỉ cần chậm một chút là Thanh Nguyên sẽ giở trò. Cả hai đi dọc hành lang. Hành lang hình chữ nhật bao bọc vườn hoa Lúc sắp ra khỏi hành lang, Thanh Nguyên quay đầu nhìn vườn hoa rồi lơ đãng thốt lên

"Vườn hoa đẹp quá!!!"

Đúng là vườn hoa này rất đẹp, lá xanh mơn mởn, trồng chủ yếu là hoa nhài, cả một mảnh vườn toàn những bông hoa nhài trắng muốt, nhìn xa như tấm lụa trắng mềm mại điểm xuyết màu xanh của lá.

"Tất nhiên, vườn hoa này đích thân tiểu thư ươm mầm. Giống hoa lài này rất thơm lại thanh nhã, quý hiếm. Toàn Chung quốc chỉ có vài sân vườn là có loài hoa này" San San nói với vẻ tự hào pha chút tự mãn.

Chẳng biết nàng ta còn cười nổi không nếu biết phấn hoa nhài chính là cái loại "kí sinh vật" chưa có tên kia?

Đúng vậy, thực ra cô tiểu thư này bị...DỊ ỨNG PHẤN HOA. Ngay từ lúc đặt chân đến nơi này nàng đã ngửi thấy mùi hoa nhài thoang thoảng. Hoa nhài hương thơm lâu, sắc màu lại đẹp nhưng rất dễ gây ra dị ứng. Sau nghe được bệnh tình của tam tiểu thư nàng đã nắm chắc bảy phần là chứng dị ứng nhưng không có cách chứng thực.

Đúng vậy, thực ra cô tiểu thư này bị...DỊ ỨNG PHẤN HOA. Ngay từ lúc đặt chân đến nơi này nàng đã ngửi thấy mùi hoa nhài thoang thoảng. Hoa nhài hương thơm lâu, sắc màu lại đẹp nhưng rất dễ gây ra dị ứng. Sau nghe được bệnh tình của tam tiểu thư nàng đã nắm chắc bảy phần là chứng dị ứng nhưng không có cách chứng thực.

Không ngờ cô ả Kim Thư lại tự đem tới cơ hội cho nàng, vậy mà nàng ta còn hí hửng nghĩ đã báo thù được. Đúng là "Gậy ông đập lưng ông".

Trời chứng giám nàng không hề bóc phét gì cả. Đúng là có nhiều người nhầm bệnh dị ứng thành những chứng bệnh sổ mũi, ho khan không đáng ngại. Cũng có người chết vì bệnh dị ứng đó chứ (tuy chỉ là con số nhỏ). Đó hoàn toàn là sự thật.

Phấn hoa phát tán trong không khí sẽ chui vào cơ thể người bệnh theo đường hô hấp, vậy thì có khác nào kí sinh đâu. Cho nên, nàng không hề nói dối. Chẳng qua tại thái độ bề trên của nàng ta trịch thượng quá, nàng ngứa mắt nên hù dọa thế thôi.

Tam tiểu thư luôn lấy làm tự hào với khu vườn này, nên ngoài một số người thân tín ra không ai được ra vào. Ngay cả nàng cũng là trùng hợp mới được vào đây thôi. Hoa nhài này nếu chỉ ngửi thoáng qua thì không có tác hại gì lớn. Nhưng nếu hít mỗi ngày thì dị ứng là chuyện sớm muộn. Những người hầu phục vụ nàng ta đều đã quen việc nặng nhọc nên sức đề kháng tốt hơn. Còn nàng ta là "thiên chi ngọc diệp" suốt ngày luyện chữ với vẽ tranh, lại còn để phòng ngủ gần sát vườn hoa, không dị ứng mới là lạ đó.

Tất nhiên, nàng sẽ không nói huỵch toẹt ra, phải để cô tiểu thư này lo sợ cho đủ. Càng ra vẻ thần bí, thì khi trị bệnh xong, công lao càng to. Cũng may đất nước này là nơi khô hạn, nước uống còn không đủ huống hồ là nước tưới tiêu trồng hoa làm cảnh. Chính vì vậy mà họ xem các giống hoa bình thường, dễ trồng như hoa nhài thành hoa quý. Mà cũng vì ít có hoa cỏ nên đại phu nước này chưa gặp qua loại bệnh này, nàng tha hồ "Giả thần giả quỷ".

Nhưng để lại giống hoa này thì cũng không hay lắm, nhỡ cô ta lại phát bệnh nữa thì sao? Tuy nói hoa nhài chỉ tỏa hương 4, 5 tiếng, nhưng cả một vườn hoa như vậy thì tái phát là chuyện hiển nhiên. Cũng không thể nhổ hết đi được, vậy thì không khéo sẽ có người phát hiện muốn trị "chứng bệnh lạ" này chỉ cần nhổ hoa đi là xong.

Suy nghĩ một chút, nàng hỏi: "San San tỷ, ở đây có chỗ nào trồng hoa quế không?"

San San hơi ngạc nhiên, hoa quế để làm gì, nhưng vẫn trả lời: "Có, ở biệt viện nhị tiểu thư có trồng một ít."

"Tỷ tỷ xin về một ít uội, được không ạ"

"Thôi được, để ta kêu người qua lấy."

"Thôi được, để ta kêu người qua lấy."

----------

Hoàng đế nước này tính ra cũng rất nhạy bén, thông minh. Ở thời cổ đại này, công nghiệp, thương nghiệp đều không có đất phát triển. Hầu hết các nước đều chọn nông nghiệp là nguồn lực kinh tế chính. Nhưng như đã nói, nước Chung thời tiết khô hạn, đất cằn cỗi không thích hợp trồng trọt, đã vậy còn có 3 ngọn núi lớn bao bọc. Nếu trong thời chiến thì những ngọn núi đó quả là pháo đài kì diệu, "dễ thủ khó công". Nhưng trong thời bình, "pháo đài" đó giống như những bức tường, ngăn cản sự phát triển giao thông, qua lại giữa nước Chung với những nước còn lại.

Ý thức được điều này, Tông đế không khuyến khích phát triển nông nghiệp, chỉ trồng trọt các loại cây lương thực để duy trì nguồn thức ăn. Chung quốc bị ba ngọn núi vây lại, chỉ có hướng đông là đồng bằng. Lúc đầu, kinh đô của Chung quốc là Hạo thành nằm ngay phía Đông. Kinh thành là trung tâm kinh tế -chính trị, nên nằm ngay hướng Đông - hướng thuận lợi giao thông nhất, phồn thịnh nhất - cũng là điều dễ hiểu. Cách làm của tiên đế cũng được nhiều người đồng tình. Nhưng với cách nhìn của nàng thì đây là một quyết định hết sức ngu ngốc, chỉ thấy được cái lợi gần mà không thấy cái hại xa. Kinh thành nằm ngay đó, mà hướng Đông cũng là hướng dễ tấn công nhất, nếu bị tập kích bất ngờ là tiêu. Kinh đô là bộ não của cả nước, kinh đô mà mất thì coi như mất nước.

Có lẽ tiên đế nghĩ rằng với địa thế của Chung quốc cộng thêm thực lực hùng mạnh, sẽ không nước nào dám tấn công. Nhưng trong thuật trị nước, kỵ nhất là "khinh địch". Tông đế nhìn ra điểm này, nên vừa đăng cơ là lập tức dời đô về hướng Tây, hướng có ngọn núi Thổ cao cả ngàn mét. Còn hướng Đông thì cho xây Phong thành. Phong thành chỉ tập trung buôn bán, tập trung phát triển tất cả các loại hình giải trí như lầu xanh, sòng bạc. Phong thành được mệnh danh là kinh thành thứ hai, thậm chí thực lực kinh tế có thể sánh ngang kinh thành.

Từ điểm này có thể thấy được đầu óc chính trị rất linh hoạt của Tông đế. Ở ba hướng còn lại, ông ta cho luyện binh, rèn vũ khí, trồng trọt. Còn ở hướng thuận lợi nhất lại để dành phát triển những ngành có cũng được không có cũng không sao. Vừa tận dụng được ưu thế thuận lợi buôn bán, vừa che mắt thiên hạ về thực lực quân sự hùng hậu của mình. Tại sao phải phát triển lầu xanh ư? Lầu xanh là nơi dễ sinh lời lãi nhất, bài bạc dễ làm con người biến chất nhất nhưng nàng phát hiện khách ở đây toàn là khách ngoại quốc, là cư dân của nước Lục. Thì ra, ở các nước lân bang bài bạc, lầu xanh tuy không bị cấm nhưng do tư tưởng cổ hủ, xem việc ra vào thanh lâu là nhục nhã, cờ bạc là xấu xa nên tuy có nhưng không phát triển mấy. Đánh vào tâm lý tuy ham muốn nhưng sĩ diện, Tông đế cho phát triển mạnh mẽ những thứ này, thu hút khách ngoại quốc. Vừa được vui chơi lại không lo mất thể diện (bởi có ai nhận ra họ đâu). Nên khách ở đây chủ yếu là người nước ngoài. Nói dễ hiểu hơn là "phát triển du lịch". Còn người nước Chung thì cũng do sĩ diện nên không dám đến đây vui chơi. Vì vậy, Phong thành còn có một cái tên khá "mỹ miều" khác là....."Đồi trụy thành" hay "Dâm thành"

Tiền thì do mình kiếm, nhưng có tác hại gì thì do người nước khác gánh. Nếu địch mà công kích ngay hướng Đông thì cùng lắm chỉ như đang giúp Chung quốc tiêu diệt "Quốc nạn" lầu xanh, bài bạc. Đã vậy nếu có thiệt hại về người thì cũng toàn là người nước ngoài.

Tuy chưa gặp mặt nhưng nàng dám chắc nếu ở hiện đại, tên này nhất định là một gian thương hại nước hại dân.

Mà tại sao phải dài dòng kể lể về Phong thành này? Bởi vì nàng đang ở đây, cụ thể là đang ở trong một sòng bạc!!!!!!!!!!!!!!!!!
Chương trước Chương tiếp
Loading...