Giấc Mộng Đế Hậu
Chương 8: Mệnh Phượng Hoàng (1)
"Thi hội" được tổ chức ba năm một lần ở Phong Thành. Đúng như cái tên, đây là một cuộc hội mặt của các tài tử giai nhân trên khắp năm nước. Cũng có thể coi như là một "Đại hội Võ lâm" của giới tài tử. Bề ngoài thì nó chỉ là một cuộc thi bình thường, nhưng thực tế, chỉ cần quan sát kỹ là biết ngay có cả một âm mưu lớn ẩn giấu trong cái bình thường đó. Nghe nói, lúc đầu cuộc thi này chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, nghĩa là chỉ có người nước Chung tham dự. Nhưng sau khi đăng cơ, Tông đế đã cho phép người của cả năm nước cùng tham gia. Các bá quan văn võ đều cho rằng đây là một quyết định hết sức ngu ngốc. Họ cho rằng "Thi hội" là truyền thống cao quý của người Chung, sao có thể để để người ngoài làm ô uế? Vả lại, số tiền bỏ ra để tổ chức cuộc thi này không phải rẻ, mình bỏ tiền ra mà để nước khác được hưởng lợi, đúng là ngu như bò.Ai cũng nghĩ thế, kể cả những nước lân bang, họ cười nhạo Tông đế ngu si, nên đã phái rất nhiều nhân tài đến Phong thành tham dự để tỏ rõ uy phong. Nhưng chả biết ai ngu nữa, rõ ràng tất cả đều trúng kế, vậy mà còn không biết gì, đi cười chê người khác.Một đất nước mạnh hay yếu, không phụ thuộc vào tiền bạc, không phụ thuộc vào thực lực quân sự, mà tất cả dựa vào con người. Có con người mới có kinh tế, có chính trị, có quân sự. Trụ vương được thừa kế cả một đất nước giàu có, thế mà vẫn lụn bại đó thôi. Lịch sử đổ lỗi cho Tô Đát Kỷ, nhưng "Trâu không không uống nước, ai dìm được đầu trâu". Nếu ông ta có tài, thì mười Tô Đát Kỷ cũng không làm gì được. Có thể nói, người tài mới là nhân tố quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nhật Bản chỉ là một quần đảo nhỏ, không tài nguyên, không có quân đội hùng mạnh, nhưng vẫn là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới đó thôi. Trong khi cả thế giới đang chạy đua vũ trang, họ ung dung đầu tư cả trăm tỷ vào giáo dục. Trong khi cả thế giới đều đang rối loạn, họ vẫn ung dung giữ vị trí là một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới.Đó là minh chứng rõ nhất về sức mạnh của giáo dục.Một người đến từ thế kỷ 21 như nàng tất nhiên là hiểu được, nhưng một người cổ đại mà nhìn ra được điều này thì quả là rất tài.Tên hoàng đế này rất thông minh. Trong khi các nước khác phải bỏ cả đống tiền, để đào tạo các gián điệp thâm nhập, dò xét thực lực lẫn nhau. Thì hắn an nhàn ngồi đợi các nước khác tự mang thực lực của mình đến tận Phong thành để hắn thăm dò. Thậm chí nếu cần thì tung lưới bắt gọn cả bọn, diệt trừ để tránh hậu họa. Tất nhiên, bây giờ hắn chưa có đủ thực lực để thôn tính các nước khác nên sẽ không dại gì mà gây họa trên đất của mình.Hắn chỉ cần quan sát kỹ, là sẽ biết được ai có khả năng uy hiếp hắn, ai có lợi cho hắn. Nàng nghĩ, nếu kế hoạch bị lộ thì Chung quốc vẫn không hao tổn gì. Bởi nếu một nước nào đó đoán được âm mưu của hắn, họ sẽ không đến dự, vậy là hắn vẫn biết được những người lãnh đạo của đất nước này cũng rất thông minh, không dễ chọc. Có nghĩa là khi Chung quốc đã phát thiệp mời, thì dù muốn dù không, dù hành động kiểu gì thì các nước khác vẫn phải "Vạch áo cho người xem lưng", vẫn bị hắn thăm dò được. Vậy nếu nước này tương kế tựu kế, đưa những người không có thực tài gì đến dự nhằm che mắt hắn thì sao? Cũng chả sao, theo nàng đoán, hắn sẽ tìm cách uy hiếp, mua chuộc những người bất tài này, đưa về hoàng cung của chính những nước này, làm loạn triều chính của họ. Kể cả không làm loạn được, thì hắn vẫn có những tên gián điệp chuyên nghiệp, do chính tự tay họ đưa tới.Ngoài ra, khi tổ chức cuộc thi này, hắn còn có thể tự quan sát thực lực của nước mình, tuyển chọn nhân tài riêng ình. Một mũi tên trúng nhiều con chim. Ngoài ra, khi tổ chức cuộc thi này, hắn còn có thể tự quan sát thực lực của nước mình, tuyển chọn nhân tài riêng ình. Một mũi tên trúng nhiều con chim. Nói tóm lại một cách dễ hiểu, nước nào càng đưa nhiều nhân tài đến, tài tử nước nào xuất chúng nhất ngoài nước Chung, thì nước đó càng ngu xuẩn.Chẳng biết tên hoàng đế này có thực sự nghĩ vậy không, hay đúng như những tên văn nhân tài tử nói, hắn là bậc hiền quân, yêu mến người tài, không câu nệ thân phận? Bởi nếu đúng như nàng nghĩ, thì hắn quả là một thiên tài vượt thời đại, một chính trị gia đáng nể.----------Cuộc thi này cho phép tất cả mọi người tham dự, bất kể già trẻ nam nữ, miễn là có tài. Có năm vòng tất thảy, thắng mới được vào vòng trong, thua thì vẫn được làm khán giả. Người thắng cuộc, nếu là người nước Chung sẽ được trao tặng Kim bài ngự ban của hoàng đế, cho phép ra vào hoàng cung, không cần hành lễ với bất kỳ ai trong hoàng tộc Chung quốc, kể cả Hoàng đế. Còn nếu là người nước khác, thì được thưởng một bảo vật quý, còn được phong tặng tước hiệu riêng, được mang họ cùng họ với hoàng đế. Nghĩa là trở thành một nhân vật lớn của Chung quốc, kiểu như họ hàng xa của hoàng đế vậy. Nghe qua thì hấp dẫn thật đấy, nhung thử nghĩ xem, nếu họ được Tông đế thưởng hậu như vậy, lại được ban tặng tước hiệu, hoàng đế của họ liệu có còn dám tin dùng. Ai biết liệu họ có bị mua chuộc không? Đây rõ ràng là kế ly gián. Tài năng cách mấy mà không được trọng dụng, thì khác nào bình hoa để ngắm? Có bao nhiêu tước hiệu cũng thế thôi, rõ ràng là một món ngon có độc. Người ngoài đã thế, người Chung nếu thắng được giải nhất cũng không tốt lành gì. Một kẻ trước mặt bao người, vì cái hư danh mà bộc lộ hết tài hoa, để người ngoài hiểu rõ thực lực của mình, đối phó mình, thì cũng không phải kẻ có thể làm việc lớn. Tất nhiên hoàng đế sẽ dùng hắn, nhưng chỉ để làm những việc lặt vặt, như Thái phó dạy học, hay quan chép sử gì đó. Ngược lại những người càng lặng lẽ, càng "thâm tàng bất lộ" mới là những kẻ thông minh. Hắn có thể hiểu dụng ý của Hoàng đế nên biết giấu mình chờ thời cơ, không để người ngoài được lợi. Có thể nói, tốt nhất cái danh hiệu "Thiên hạ đệ nhất" này chỉ nên dành cho nữ tử - những người vốn không được tham dự triều chính - là thích hợp nhất. Có lẽ vì vậy mà Tông đế mới đồng ý cho cả nữ được tham gia để che mắt người khác.Tiếc thay, Tông đế đăng cơ đã chín năm, nhưng chưa từng có một cô gái nào giành được giải nhất, kể cả Hạo thành tài nữ Tiêu Lam. Nhưng chỉ cần vào được vòng trong thì đã được hoàng đế để ý. Trong ba lần tổ chức "Thi hội" thì đã có ba cô gái được đưa vào cung làm phi tần. Họ đều là những người xuất sắc trong ba kì thi. Ba năm trước, Tiêu Lam cũng dự thi, nhưng vừa tới vòng ba thì gặp một đối thủ mạnh - Ngọc Lan tài nữ.Cuộc so tài của hai đệ nhất tài nữ lúc đó vẫn được truyền tụng mãi. Tài năng hai người ngang nhau. Số phiếu bầu cũng ngang ngửa, nhưng tam vương gia - Kỳ vương Chung Tuấn Đạt - đã chấm bài thơ "Vịnh mai" của Ngọc Lan tài nữ hay hơn. Vậy là Tiêu Lam thua. Ngọc Lan tài nữ cũng bị đánh bại trong vòng bốn. Nhưng sau đó được Tông đế để mắt rồi cho tiến cung. Bây giờ nàng là Lan phi rất được sủng ái. Còn Tiêu Lam đã đến tuổi cập kê vẫn không chịu ưng ai cả.Nhiều người bênh vực tam tiểu thư, cho rằng Kỳ vương trước đây từng thầm mến Ngọc Lan tài nữ nên đã thiên vị cô nàng, hòng muốn chiếm tình cảm của giai nhân, nhưng ai dè bị Hoàng đế cướp mất. Đúng là quả báo. Nghe các thị nữ nói vậy, nàng chỉ cười thầm, không nói gì. Nếu cuộc thi này thực sự là âm mưu của Tông đế, thì Kỳ vương chỉ làm theo lệnh vua thôi. Đất nước này không có chế độ tuyển phi, hoàng đế vừa mắt ai thì lấy người đó, không ai có quyền can thiệp. Nên người ta thường nói đùa rằng "Thi hội" chẳng khác gì đại hội tuyển phi của hoàng đế.Ngọc Lan tài nữ là con gái của Đại tể tướng Ngọc Long. Thế lực của Ngọc Long tể tướng và thừa tướng Dung An luôn duy trì ở vị thế cân bằng. Nhưng lúc đó, con gái của Dung An là Dung Tú đã được phong hậu, nắm hết quyền điều hành trong hậu cung. Để cân bằng thực lực, cách tốt nhất là đưa Ngọc Lan tài nữ vào cung kiềm chế Dung hậu. Nhưng nếu đột nhiên đi một nước cờ lạ như vậy, sẽ khiến mọi người không khỏi hoài nghi.Vả lại, Dung tú là con nuôi của Tiên hoàng, được đích thân Dung thái hậu chỉ hôn. Còn Ngọc Lan thì lấy thân phận gì ? Dù hoàng đế có quyền lấy người mình yêu, nhưng cũng không nên để người ta bàn tán không phục.Vả lại, Dung tú là con nuôi của Tiên hoàng, được đích thân Dung thái hậu chỉ hôn. Còn Ngọc Lan thì lấy thân phận gì ? Dù hoàng đế có quyền lấy người mình yêu, nhưng cũng không nên để người ta bàn tán không phục.Chỉ còn cách để Ngọc Lan tự bộc lộ tài năng, tự dành được sự đồng thuận của mọi người. Cho nên, nếu nàng không đoán sai, Kỳ vương là "Thân bất do kỷ", còn cái sự "sủng ái" của Hoàng đế với Lan phi cũng chỉ là giả tạo, là một nước cờ thôi. Cho nên mới nói, hoàng cung là nơi ăn thịt người không nhả xương. Bao nhiêu cô gái đã phải chôn vùi tuổi xuân để hoàn thành giấc mộng quyền lực của cánh đàn ông, vậy mà vẫn có những người "Chấp mê bất ngộ", nhất quyết vào đấy. Điển hình là Tam tiểu thư nhà này.Nàng chưa bao giờ thôi bất mãn về kết quả cuộc thi năm đó, vẫn phỉ nhổ Ngọc Lan đi cửa sau, vẫn nghĩ rằng nếu Kỳ vương không thiên vị thì bây giờ nàng đã là quý phi được sủng ái nhất rồi.Không cam tâm thua cuộc, nên dù thể chất yếu đuối, vẫn nhất mực đi một quãng đường dài từ Hạo thành ở phía Tây sang Phong thành ở hướng Đông. Nhiều lúc nàng thấy cả Tiêu Lam lẫn Ngọc Lan, cả Dung tú nữa, đều rất đáng thương. Một người tiêu hao tuổi xuân để leo vào cái chốn hậu cung lạnh lẽo đó, một người bị xem như quân cờ mà cứ ngỡ được yêu thương, một người bị phu quân ghẻ lạnh chỉ vì quyền lực của gia đình quá mạnh. Chung quy, tất cả chỉ là những quân cờ trên bàn cờ của Hoàng đế. Dù ván cờ đó có thắng hay thua thì các nàng cũng phải hy sinh.Tuy nhiên, Thanh Nguyên không ngờ rằng, chính nàng cũng sắp trở thành một quân cờ như vậy. Rồi ai sẽ than thở, cảm thương cho số phận của nàng?----------Năm nay Phong thành đặc biệt nhộn nhịp hơn mọi năm vì có tin đích thân Kỳ vương Chung Tuấn Đạt và Bình vương Chung Tuấn Duy làm giám khảo. Hai vị vương gia này bằng mặt không bằng lòng, luôn đối địch nhau, vậy mà lần này lại cùng đến Phong thành, quả là chuyện lạ.----------Sau khi trở thành người hầu của Tiêu Lam, Thanh Nguyên luôn duy trì khoảng cách, không dám tiếp cận. Tam tiểu thư này quá tâm cơ, quá tàn nhẫn. Khổng Minh nói "Thà đắc tội quân tử còn hơn đắc tội tiểu nhân." Còn nàng thì cho là "Thà đắc tội tiểu nhân còn hơn đắc tội Tam tiểu thư". Cả đoàn người gồm hai vị phu nhân, ba vị tiểu thư, cùng nhau lên đường đi Phong thành. Riêng ông chủ có việc nên đến sau, còn Tam phu nhân do thân phận thấp hèn, sợ làm xấu mặt Tiêu gia nên không được đi.Hai vị phu nhân luôn ganh ghét Tam tiểu thư, dù biết rõ với khả năng của hai vị tiểu thư sẽ không có phần thắng, nhưng vẫn nhất quyết đi theo. Họ không muốn Tam tiểu thư dành thế thượng phong làm lu mờ hai vị tiểu thư còn lại. Mà thực tế, không cần cuộc thi này, Tam tiểu thư đã vang danh thiên hạ rồi. Nhắc đến Hạo thành, người ta chỉ biết đến hai cha con Thần y - Thánh y, Văn Sinh - Văn Lương và Tiêu phủ Tam tiểu thư, không ai biết đến hai cô tiểu thư còn lại của Tiêu phủ. Có lẽ nhị phu nhân cũng hiểu con mình không bằng người ta, chỉ là không cam tâm mà thôi. Có lẽ nhị phu nhân cũng hiểu con mình không bằng người ta, chỉ là không cam tâm mà thôi. Hai vị tiểu thư cũng không tệ, cũng có chút tài. Với cái tư tưởng "Nữ tử không tài mới là phúc" của thời này, thì khả năng của hai người cũng không tệ, thậm chí hơn đứt nhiều cô thiên kim khác. Chỉ trách Tam tiểu thư quá tài giỏi. Chỉ đành trách ông trời "Đã sinh Du, sao còn sinh Lượng"(1). Khi còn ở Tiêu phủ nàng ít khi được gặp nhị phu nhân cùng hai vị tiểu thư. Vả lại, Tam tiểu thư bị bệnh nên nhốt mình cả ngày trong phòng, không cho ai bén mảng đến gần nên nàng cũng không biết thì ra họ ghét nhau đến thế. Ông chủ không có mặt là sẵn sàng cạnh khóe nhau không tiếc lời. Đúng là "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng."Họ cự cãi nhau từ việc giành chỗ tốt dựng lều đến việc phân chia công việc bếp núc. Tam tiểu thư không ra mặt cãi cọ mà thường là San San ra mặt. Nhưng nếu tam tiểu thư không cho phép thì một người hầu nho nhỏ có dám cãi lại chủ mẫu thế không? Nhị phu nhân cãi lại San San, dùng cả những từ ngữ chợ búa. Có lẽ bà ta không nhận ra mình chẳng khác gì với đám phụ nữ chanh chua mà mình vẫn coi thường. Cứ thế, hình ảnh nhị phu nhân càng ngày càng xấu trong mắt mọi người, còn Tam tiểu thư vẫn cứ ung dung, thanh nhã, lâu lâu lại khẽ mắng lấy lệ."Không được vô lễ với nhị phu nhân" "Ngươi mau xin lỗi, San San"Chậc, với một người như Tam tiểu thư, nhị phu nhân vốn không có phần thắng.Cứ như vậy, cả một quãng đường ồn ào, huyên náo, ba tháng sau thì đến Phong thành. Người ta nói cảnh vật trên đường rất đẹp, nhưng suốt ngày cãi cọ, mệt mỏi cũng chả ai buồn ngắm. Chuyến đi này không chỉ làm thay đổi số phận Tiêu Lam mà còn cuốn Thanh Nguyên vào vòng xoay quyền lực hiểm ác. Nhưng trước mắt, Phong thành vẫn hoa lệ, vẫn đẹp như vậy, vẫn là nơi tràn trề hy vọng cho những kẻ dã tâm.----------(1): Chu Du vốn là một mưu tướng nổi tiếng của nước Đông Ngô thời Tam Quốc, còn Gia Cát Lượng là quân sư đại tài của nước Thục. Trong trận chiến Xích Bích, 2 người đã hợp sức hợp trí đánh cho Tào Tháo của nước Ngụy thua lên bờ xuống ruộng. Nhưng sau đó, khi 2 người phải đối đầu với nhau vì vua tôi của mình thì tài của Chu Du không thể sánh bằng Gia Cát Lượng. Sau mấy lần trúng kế và bị sỉ nhục, Chu Du vì uất ức mà chết. Trước khi qua đời, danh tướng của Đông Ngô còn đau đớn than rằng: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng?”.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương