Hà Thần
Chương 18: Phần mộ số hai trăm lẻ chín
MộtTheo dân gian, mười lăm tháng bảy âm lịch là tiết vong linh, Đạo gia gọi là Tết Trung Nguyên, còn Phật giáo lại gọi là "Lễ Vu Lan". Nhưngtrên thực tế, trên thế gian này lấy đâu ra cái bồn theo đúng nghĩa bồnvu lan. Từ này bắt nguồn từ Phật giáo, trong tiếng Phạn đọc là vu lanbồn, nghĩa đen của nó là giải cứu treo ngược, còn hiểu rộng ra thì cónghĩa là giải cứu lũ quỷ đói dưới địa ngục khỏi nỗi thống khổ bị treongược. Vào ngày mười lăm tháng bảy âm lịch, các tín đồ mở đàn tràng, thả đèn hoa đăng, tôn vinh tăng chúng thập phương.Đến thời cận đại (1), tiết vong linh đã bị đơn giản hóa, chỉ còn giữ lại nghi thức hoá vàng mã và thả đèn hoa đăng. Hoá vàng mã có nghĩa làđốt tiền vàng mã cho tổ tiên nhà mình, đồng thời còn đốt thêm một chúttiền giấy cho cô hồn dã quỷ. Còn thả đèn hoa đăng chủ yếu là để giải cứu đám cô hồn dã quỷ, là việc thiện có thể tích âm đức. Người ta gấp giấy thành hình hoa sen, dưới đáy bôi sáp chống thấm nước, bên trên cắm mộtngọn nến. Đến đêm ngày mười lăm tháng bảy âm lịch, người ta đốt ngọn nến rồi thả cho đèn trôi xuôi theo dòng sông. Theo tương truyền, toàn bộvong hồn đều có thể được đèn hoa đăng siêu độ, thoát khỏi bể khổ vô bờ.Tuy nhiên, nếu đèn hoa đăng do chính tay mình làm thì không có tác dụnggì, phải mua những cây đèn do hòa thượng ở trong các chùa miếu làm thìmới được. Khi thiện nam tín nữ bỏ tiền mua đèn hoa đăng cũng không thểnói là 'mua', mà phải nói là 'quyên'. Không thiếu những người lắm tiềnnhiều của cúng thẳng một khoản tiền vào trong chùa chiền, quy đổi thànhsố đèn hoa đăng nhất định, đến lúc cần thả đèn hoa đăng sẽ do tăng nhânthay mình thực hiện. Có nhiều tiền quyên nhiều, ít tiền quyên ít, bờidẫu sao mỗi một chiếc đèn hoa đăng cũng có thể siêu độ được một con quỷđói. Bất kể là đèn nhiều hay ít, chỉ cần có lòng làm việc thiện là được, bời vậy dân gian mới có câu "Người giàu vạn ngọn đèn, người nghèo mộtngọn đèn". Thời xưa, mỗi khi đến tiết vong linh, cứ nơi nào trong thànhcó nước là sẽ có vô số đèn hoa đăng, tạo thành cảnh tượng giống như muôn vì sao sáng. Người ta còn mời tăng ni đạo sĩ tụng kinh niệm chú, némmàn thầu cúng cô hồn, lại còn dựng đài Thí Cô (bố thí cho trẻ mồ côi),mở đủ các loại pháp đàn trên bờ dưới nước, cực kỳ náo nhiệt. Nơi nàokhông có nước thì chỉ cúng cô hồn hoá tiền vàng mã. Những người nàokhông phải ra ngoài hoá vàng mã và thả đèn hoa đăng thì phần lớn sẽ vềnhà sớm. Trời vừa mới chập choạng tối đã đóng cửa, không bước chân rakhỏi nhà, bởi dù sao vào ngày mười lăm tháng bảy âm lịch cũng chính làngày cửa địa ngục mở toang. Những gia đình bình thường, nếu không cóchuyện gì khẩn cấp không hoãn lại được thì chẳng ai dám ra khỏi nhà vàolúc nửa đêm.(1) Từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1919.Thời trước, cứ đến ngày mười lăm tháng bảy âm lịch, đội tuần sônglại phải đi hóa vàng mã dưới chân từng cây cầu một. Từ năm 1949 trở vềsau, phong tục đã thay đổi, hoá vàng mã thả đèn hoa đăng bị liệt vàophong tục cổ hủ mê tín còn rơi rớt lại từ thời phong kiến, người ta cấmtuyệt đối. Thậm chí, Tết âm lịch năm 1945 còn không cho đốt pháo nổ, bảo rằng làm vậy là để phòng ngừa có phần tử phản động lợi dụng tiếng pháonổ để nổ mìn tiến hành phá hoại, đúng là suy nghĩ thiển cận. Nhưng quanniệm và phong tục đã kéo dài cả trăm ngàn năm thì không thể nào chuyểnbiến chỉ trong một chốc một lát. Buổi tối ba mươi Tết năm ấy thành ra im lìm vắng lặng, không có lấy một chút không khí mừng năm mới. Nhưng đếnmười hai giờ đêm, chẳng biết nhà nào đã mở đầu, đột nhiên tiếng pháo nổđùng đùng tạch tạch nổi lên. Đã có nhà dám phá vỡ lệnh cấm, những nhàkhác lập tức đua nhau đốt theo, sau đó toàn thành đều đốt, không khí của lễ mừng năm mới lập tức sống dậy. Sang năm sau, lệnh cấm đốt pháo đãtrở thành thùng rỗng kêu to. Nhưng những tục lệ mê tín như hoá vàng mã,thả đèn hoa đăng, mở đàn tràng, vào thập niên năm mươi sáu mươi quả thật là không thấy diễn ra trong nội thành.Dù trong nội thành không thể hoá vàng mã, nhưng ở nông thôn và vùngngoại thành hoang vu thì lại chẳng có mấy ai ngó ngàng tới. Nông thônvẫn chôn cất theo hình thức thổ táng, cứ đến thanh minh đông chí làngười đi tảo mộ hoá vàng vẫn nườm nượp như xưa. Ngay cả những người sống trong nội thành cũng đến vùng ngoại thành hoá vàng mã. Chúng ta đangnói về ngày mười lăm tháng bảy âm lịch năm 1958. Lúc bấy giờ có mộtchàng trai tên là Vương Khổ Oa(2), tầm hai mươi bảy hai mươi tám tuổi,con nhà cùng khổ. Nông dân không được đặt tên, anh ta họ Vương, tên mụlà Khổ Oa, bởi vậy lúc đăng ký hộ khẩu đã khai đại là Vương Khổ Oa, quêquán ở Quan Trung, trước đó vài năm đã chạy đến Thiên Tân bốc vác thanđá kiếm miếng ăn. Khi ấy có không ít người ở nhà tầng, mùa đông phải đốt than đá để sưởi ấm. Những người bán than không những phải kéo xe chởthan đá đến tận chân cầu thang, mà còn phải chất than vào giỏ rồi cõngtừng giỏ một lên trên tầng. Cõng đến cửa nhà người ta, lại phải xếp gọnvào một chỗ ở ngoài hành lang. Kiếm sống bằng công việc này vừa bẩn vừacực nhọc, không dễ chịu một chút nào. Mẹ Vương Khổ Oa theo đạo Phật, ănchay trường, chú trọng tích đức làm việc thiện, bởi vì đi lại khôngtiện, rằm tháng bảy năm nào cũng sai Vương Khổ Oa thay mặt bà ta đi hoávàng mã, siêu độ cô hồn dã quỷ, làm như vậy là để tích âm đức. Năm ấycũng không ngoại lệ, bà ta lại sai Vương Khổ Oa đi hoá vàng mã.(2)Khổ Oa: đứa trẻ mệnh khổVương Khổ Oa cực kỳ bối rối. Từ khi giải phóng đến bấy giờ, người ta đã không cho hoá vàng mã nữa rồi. Năm ngoái, khi đi hóa vàng mã, thiếu chút nữa là anh ta đã bị tóm sống, năm nay sao còn dám đi tiếp? Nhưngmẹ anh ta là một bà lão nông dân mê tín đến u mê, nhất định bắt anh taphải đi, tiền vàng đã chuẩn bị sẵn cả rồi. Anh ta không thể nào thoáithác, đến nửa đêm ngày mười lăm tháng bảy âm lịch không thể không rakhỏi nhà đi hoá vàng mã. Anh ta lo canh cánh bị người khác nhìn thấy sẽđi tố cáo, nên định tìm đến một nơi vắng vẻ. Anh ta sống ở gần khu vựcnhà ga phía bắc và Ninh Viên. Lúc bấy giờ, phía bắc Ninh Viên còn có một con kênh phân lũ, là một con kênh nhân tạo được đào vào thời nhà Thanh. Trời khô hạn không có nước, cỏ dại mọc um tùm dưới lòng sông, qua consông nhân tạo này là đến một vùng đất hoang, xa hơn nữa là đất bị nhiễmmặn và rừng cỏ lau, xét theo địa hình thì chỗ đó là một góc chết. Vàothời Đạo Quang nhà Thanh vẫn còn có mấy hộ gia đình cư trú ở nơi nàytrồng cao lương. Sau này, họ đã dọn đi hết. Vắng khói thiếu rơm(3), khuvực này thường xuyên có hồ ly và nhím hoạt động, cho dù ban ngày cũngkhông có lấy một bóng người. Anh ta là một kẻ đầu óc đơn giản sức khỏecó thừa, không biết sợ là cái gì, một mình ôm buộc vàng mã lội qua sôngnhân tạo, đi sang vùng đất hoang vu bên bờ bên kia, định hoá vàng mã ởbên đó. Anh ta là người ở nơi khác đến, chỉ nghe nói ở khu vực này cóngười sinh sống có nhà cửa, nhưng do đất bị nhiễm mặn, không trồng đượchoa mầu, nên vào thời Quang Tự, toàn bộ các gia đình đó đã chuyển đi nơi khác sinh sống. Còn những chuyện khác, anh ta không hay biết gì. Giữanửa đêm ngày mười lăm, trăng sáng vằng vặc, anh ta chợt thấy một ngôimiếu đổ nát thấp thoáng trong đám cỏ hoang, một bên chái miếu đã bịsập. Gió hiu hiu thổi, cỏ dại mọc trên mái hiên đung đưa dưới ánh trăng. Trên tấm bia đá bên cạnh miếu có ba chữ rất lớn nhưng anh ta chỉ đọcđược chữ 'tam'. Sau miếu là một cái hủng, quan tài nằm ngổn ngang lộnxộn khắp nơi.(3)Ý muốn nói không có người sinh sống và trồng trọtHaiTrước mỗi quan tài có một viên gạch cổ được đánh số. Lúc mới giảiphóng, nông dân hoàn toàn mù chữ, Vương Khổ Oa chỉ nhận biết được sốkhông biết chữ, nhưng như vậy đã là khá lắm rồi, bởi vì lúc giao thanphải xem biển số nhà, không đọc được số sẽ không giao đúng nhà. Anh tanhìn thấy trong cái miếu đổ nát thờ phụng ba pho tượng thần, nhưngkhông phải là Tam Tinh Phúc Lộc Thọ, cũng không phải là Tam Thanh Đạogiáo(4). Vị tướng quân ngồi bệ vệ ngay chính giữa có tướng mạo hiềnlành, mang khí thế vương giả, lưng đeo song kiếm. Một tướng quân mặt đen và một tướng quân mặt đỏ chia nhau đứng hai bên, vẻ mặt hung dữ rấtđáng sợ. Tướng quân mặt đen cầm xà mâu, tướng quân mặt đỏ cầm Yển Nguyệt Đao. Vậy là đã rõ, đây là một ngôi miếu Tam Nghĩa, chuyên thờ phụng bavị anh hùng kết nghĩa vườn đào Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi. Mặc dù nôngdân mù chữ, nhưng nhắc tới Lưu Quan Trương thì không ai là không biết.Bên dưới cái hủng lớn sau ngôi miếu Tam Nghĩa cỏ hoang mọc um tùm, quantài nằm bừa bãi khắp mọi nơi.(4) Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn và Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn cũng chính là Thái Thượng Lão Quân.Dưới cái hủng lớn có rất nhiều huyệt mộ đã bị đào bới, dãy nọ nốitiếp dãy kia. Trong mỗi huyệt mộ đều có một hoặc hai cái quan tài, nhưng chẳng có cái nào thuộc loại tốt, tất cả đều là những chiếc quan tàimỏng sơ sài bằng gỗ bách, thời gian hạ táng cũng không giống nhau, phầnlớn đều nhỏ hẹp. Do dãi nắng dầm mưa quá lâu, thành quan tài hầu như đãmục nát, thậm chí còn có cả lỗ thủng, nhở ánh trăng có thể nhìn thấyxương trắng ở bên trong. Còn có hai con chó hoang đang chầu chực ở đằngxa. Vương Khổ Oa đã sợ đến mức không còn thấy sợ nữa, thậm chí tronglòng còn rất bức bối, rõ ràng sau miếu là một khu nghĩa địa, tại saoquan tài lại bị đào bới hết lên rồi bỏ mặc ở nơi này không có ai quantâm tới? Kỳ quái nhất là trước mộ phần không có bia, chỉ cắm một viêngạch xanh theo chiều thẳng đứng đằng trước quan tài, một nửa viên gạchchôn dưới đất, nửa bên trên được viết số bằng sơn, giống như cố tìnhđánh số thứ tự cho quan tài vậy. Là người có đầu óc đơn giản, anh tathấy nơi đó là một nghĩa trang, bèn có ý nghĩ hoá vàng mã mà chẳng làđốt, chẳng bằng đốt luôn cho cô hồn dã quỷ dưới khu mộ trũng này, tranhthủ lúc không có người đốt cho nhanh, đốt xong còn về nhà ngủ.Vương Khổ Oa không hiểu tại sao dưới khu mộ trũng này lại có rấtnhiều quan tài, nhưng tôi thì lại được kể cho nghe rõ ngọn ngành. Muốnbiết rõ đầu đuôi, chúng ta phải quay lại thời kỳ trước giải phóng. Trước đây, Thiên Tân vệ có hai Lý, là hai vị có tiền có thế cùng mang họ Lý.Mặc dù cùng một họ, nhưng hai người lại không có bất cứ quan hệ gì, bởingười họ Lý đâu có ít, Trương Vương Lý Triệu nơi đâu mà chẳng có, Lý lại là đệ nhất thế gia vọng tộc. Một trong hai Lý của Thiên Tân vệ là ĐốcQuân Lý Thuần, chính là người đã phá vương phủ xây từ đường nhà họ Lý,phần đầu truyện đã đề cập đến chuyện của ông này. Lý còn lại tên là LýDiên Chương, là nhân vật trong Thanh Bang, trước kia cũng đã từng là một phu khuân vác thuê, giúp người ta khuân đồ lên thuyền kiếm miếng cơmmanh áo. Có một lần, có một ông khách người Sơn Tây ra tỉnh ngoài buônbán, bôn ba vất vả kinh doanh nhiều năm, tích cóp đầy một cặp da vàngbạc đồ quý. Trên đường mang tiền của về nhà, ông khách này đã lên thuyền của Lý Diên Chương, đến lúc xuống thuyền thì không tìm thấy chiếc cặpda đâu nữa. Bởi vì đã nhận ra chiếc cặp da có chứa vàng bạc đồ quý ở bên trong, Lý Diên Chương chẳng khác gì ruồi nhặng ngửi thấy mùi máu. Nhâncơ hội ông khách kia mất cảnh giác, hắn ta đã âm thầm đánh cắp chiêc cặp da rồi giấu biệt. Đến lúc về gần đến nơi, ông khách người Sơn Tây mớiphát hiện ra chiếc cặp đã bị mất cắp, lập tức lửa giận công tâm, há mồmphun ra máu tươi. Ông khách đó báo quan không đường, xin giúp đỡ khôngcửa, nhất thời phẫn uất tìm đến cái chết, nhảy cầu tự vẫn.Bởi đánh cắp được số vật báu trong cặp da của ông khách Sơn Tây, từđó về sau Lý Diên Chương phất lên nhanh chóng. Hắn ta mua một giấy phép"Long Phiếu" để hành nghề khuân vác thuê, tiến hành bóc lột sức lao động của phu khuân vác trên sông đào bằng rất nhiều con đường. Bởi hắn cótrong tay Long Phiếu là loại giấy phép hành nghề khuân vác thuê do chính quyền phát hành, cũng có nghĩa là được quyền thay mặt triều đình quảnlý, bởi vậy không cần phải tranh giành công việc đến đầu rơi máu đổ. Nói theo ngôn ngữ của dân Thanh Bang, như vậy gọi là "Lăn lộn trong nướcsạch". Toàn bộ việc bốc xếp bên bờ bắc của con sông đào đều nằm trongtay quân cửu vạn của hắn ta. Về sau hắn đến huyện Ninh Hà mua danh bántước, bỏ ra tiền mua chức Huyện thái gia, Ninh Hà là tên một huyện thuộc Thiên Tân. Thời ấy có câu nói "Kim Bảo Để, ngân Võ Thanh, không nhiềubằng một lần năm canh của Ninh Hà", câu này thật ra không phải muốn ámchỉ vào lúc canh năm tối trời có thể đào được bảo vật ở huyện Ninh Hà,mà có nghĩa là cho dù huyện Bảo Để huyện Võ Thanh có tốt đến mấy, quảnlý đến cả trăm ngàn cái thôn, làm quan huyện ở hai nơi này cũng có thểcoi là chức vụ béo bở, nhưng vẫn không thể kiếm nhiều tiền bằng làm quan huyện ở huyện Ninh Hà một ngày. Nguyên nhân chính là bởi vì Ninh Hà làm ra muối, khắp nơi nơi đâu cũng là tiền. Làm quan huyện ở Ninh Hà béođến mức chảy mỡ, chỉ riêng tiền hối lộ của đám thương nhân đã thu mỏitay. Để thu phục nhân tâm, vị quan tiền nhiệm của Lý Diên Chương đã thắp hương thề trong miếu, tuyên bố nhất định sẽ làm quan thanh liêm, tuyệtkhông tham ô nhận hối lộ, tay trái nhận tiền sẽ thối rữa tay trái, tayphải nhận tiền sẽ thối rữa tay phải. Nhưng đến khi nhậm chức, kẻ này đãsinh ra hối hận, nhớ tới lời thề độc địa đã phát ra, không thể dùng đưatay ra nhận tiền, nhưng không có tiền thì còn khó chịu hơn cả bị rữa nát bàn tay. Bởi vậy, kẻ này bèn dùng khay trà để nhận tiền, nếu có thốirữa thì chỉ cái khay trà phải chịu. Thời trước, hắn ta là kẻ nghèo cùngquẫn, loại người này một khi đắc thế sẽ vơ vét tiền của phi nghĩa, quánửa là sẽ trở nên vi phú bất nhân (làm giàu thì thường không có nhânđức), càng nhiều tiền càng thấy thiếu, dùng hết mọi thủ đoạn để vơ vétcủa cải, bị người ta đặt cho biệt danh là Quát Địa Hổ(5). Sau khi đếnhuyện Ninh Hà, hắn ta giàu có đến mức nứt đố đổ vách, có tiền rồi đươngnhiên là muốn mua sắm của cải phòng ốc đất đai. Hắn ta nghe nói ở HàĐông có một nơi gọi là lầu Lý Công(6). Trên thực tế, vị Lý Công đó chẳng có quan hệ dây mơ rễ má gì với hắn ta. Hắn ta bắt đầu lập nghiệp bằngnghề khuân vác thuê, hễ nhắc tới là thấy khó nghe, dù có tiền vẫn bịngười khác coi thường, cho nên lúc nào cũng muốn thếp vàng lên mặt chính mình. Hắn ta cảm thấy cách xưng hô Lý Công này rất kêu, coi như thuậnthế bò lên trên, cho nên cũng muốn làm Lý Công.(5)Ý muốn chửi là loài cầm thú ăn tục, không chừa bất cứ cái gì(6)Người Trung Quốc thêm Công vào sau họ người nào đó để tỏ ý kính trọngLý Công được tôn vinh ở lầu Lý Công là một vị quan viên quản lýđường thủy thời nhà Thanh. Ông này có công tìm được một tòa lầu nhỏ cóphong thuỷ đẹp, bởi vậy tòa lầu đó mới có tên gọi như vậy, đến nay vẫnđược gọi là lầu Lý Công. Vào cuối thời nhà Thanh, những thương gia buônbán giàu có của Thiên Tân vệ đều xây dựng nhà tứ hợp viện ở khu vực lầuLý Công để ở. Buôn bán quan trọng nhất là dĩ hòa vi quý phát tài, thường xuyên quyên tặng bố thí, bởi vậy nơi đó đã trở thành vùng đứng đầu vềlàm việc thiện. Lý Diên Chương cho rằng chỉ cần đến ở khu lầu Lý Công là mình có biến thành Lý Công. Nhà giàu mới nổi nào cũng có tâm lý tự tinhư vậy. Hắn ta bỏ tiền mua lại toàn bộ vùng đất đó, những vẫn lo chưađủ lớn bởi vậy mấy cái thôn cạnh đó cũng bị hắn ta mua luôn. Nói là mua, nhưng thực ra là cướp đoạt bằng mọi thủ đoạn, bởi vậy hắn ta cũng chẳng phải bỏ ra bao nhiêu tiền. Giữa khu vực đó có vài khu nghĩa địa, toànbộ mộ phần ở những nghĩa địa đó đều là mộ cổ từ mấy trăm năm trước, chủnhân của những ngôi mộ này đa phần là người nghèo. Bởi vì thời gian đãquá lâu, hầu như không thể xác định được con cháu của họ là ai, mộ phầnđã biến thành mộ hoang vô chủ, ngay cả dân trộm mộ cũng không thèm ngóngàng gì đến, bởi vì trong quan tài chỉ có xương cốt người chết, may mắn lắm thì mới vớ được một hai đồng tiền cổ áp mắt người chết (7), thật sự chẳng có chút béo bổ nào. Theo ý định ban đầu của Lý Diên Chương, cứvứt bừa quan tài xuống những cái hủng ở nơi hoang vắng là xong chuyện,thế nhưng lại sợ việc đó làm hỏng danh tiếng của mình, khiến cho ngườita có cớ chửi bới sau lưng, không thể nào rước lấy tai tiếng đó được.Nhưng hắn lại không muốn tốn nhiều tiền, làm cách nào bây giờ? Con ngươi đảo một vòng, Quát Địa Hổ nảy ra một ý hay. Phía sau miếu Tam Nghĩa làmột cái hủng chuyên vứt xác vô chủ, chứa rất nhiều thi thể của nhữngngười chết ven đường không ai thu nhặt. Hắn ta sai người di chuyển toànbộ quan tài dưới những ngôi mộ cổ đến cái hủng ở sau ngôi miếu, rồi dùng gạch có ghi số bên trên để đánh dấu phần mộ của nhà nào ra nhà đấy,tổng cộng có hơn hai trăm chiếc quan tài. Hắn bảo rằng đợi đến khi nàotìm được một nơi có phong thuỷ tốt sẽ chôn lại, nhưng trên thực tế thìcứ bỏ mặc như vậy. Lý Diên Chương làm như vậy đã bị tổn hại rất nhiều âm đức, đương nhiên là sẽ không có kết cục tốt lành. Sau khi di dời mộkhông lâu, khi hắn ta đi ngang qua bến tàu kênh đào, trong lúc người tađang cẩu hàng hóa, một chiếc hòm gỗ đang được cẩu giữa không trung độtnhiên rơi xuống, tức khắc đập Lý Diên Chương nát thành muôn vàn đóa hoamáu đỏ rực, đầu nát bét, dù có mời nghệ nhân đóng giày cao tay đến cũngkhông thể chắp lại được như cũ. Cuối cùng, đến khi đóng nắp quan tài đểhạ táng, bên trong quan tài là một thi thể không đầu, dùng gỗ trầm hương đẽo thành đầu người để thay thế.(7)Theo quan niệm mê tín của Trung Quốc, người ta đặt hai đồng tiền lênmắt người chết để người này trả tiền cho người chèo đò khi qua sông NạiHà. Sau khi Lý Diên Chương chết, cái hủng sau miếu Tam Nghĩa được quanphủ lấp đất qua loa. Nơi này vắng vẻ, hiếm khi có người xuất hiện, mọingười hầu như đã quên bẵng đằng sau miếu Tam Nghĩa còn có một cái hủngchôn người lớn như vậy. Trải qua vài chục năm dầm mưa dãi nắng, đất phủtrên quan tài càng ngày càng lún xuống, khiến cho đám quan tài dưới hốchôn người sau miếu Tam Nghĩa chồi lên mặt đất nằm bừa bãi ngổn ngang.BaAnh chàng giao than Vương Khổ Oa nào có biết hố chôn xác sau miếuTam Nghĩa đã từng xảy ra chuyện gì. Anh ta chỉ muốn tìm một nơi vắngngười để hoá vàng mã. Thời trước, cứ đến ngày rằm tháng bảy là trênđường không có một bóng người, toàn bộ cửa tiệm đóng cửa cài then từsớm, nghiêm cấm trẻ con ra khỏi nhà, để nhường hẳn đường lại cho cô hồndã quỷ đến nhận bố thí, toàn bộ những người ra khỏi nhà hoá vàng mã đềulà thiện nam tín nữ. Không giống như tiết thanh minh vào đông chí, người ta đốt quần áo rét hóa vàng mã lúc tảo mộ là để gửi cho gia tiên nhàmình, tiết vong linh tương đối mang nặng sắc thái đạo phật. Dù vào thậpniên năm mươi sáu mươi không còn nhiều kiêng kỵ như thời trước đó, nhưng đến khi ra ngoài để hoá vàng mã người ta vẫn sợ bị người khác nhìnthấy, phải đợi đến lúc nửa đêm mới ra khỏi nhà. Họ không thể đi tớinhững ngõ hẻm và đường phố đông đúc người qua lại, cũng không thể tớicông viên Bắc Ninh. Bởi mặc dù đến tối là công viên sẽ đóng cửa, nhưngvẫn có một ông lão gác đêm. Do rảnh rỗi đến phát chán, cho nên tính cảnh giác của ông lão này rất cao. Chỉ cần gió khẽ thổi cỏ khẽ lay, ông lãođẫ lập tức bật đèn pin chạy xộc tới xem xét, cho nên anh ta không thểkhông vượt qua công viên Bắc Ninh tới tận vùng đất hoang phía sau. Bởichưa từng tới đó bao giờ, anh ta không ngờ nơi đó còn có một ngôi miếuđổ nát, còn cái hố chôn người sau miếu lại đầy rẫy quan tài. Nhưng anhta không hề thấy sợ, tự đánh giá chưa từng làm ra bất cứ việc gì tráivới lương tâm, một thanh niên khỏe như vâm tâm trí đơn giản can đảm thìcó gì phải sợ. Anh ta vào trong miếu dập đầu bái lạy Lưu Quan Trương,tìm một chỗ kín gió trong góc tường để hóa sạch số vàng mã mẹ mình đãđưa. Đánh diêm châm lửa, lập tức tro tàn bay lượn lờ. Trước kia do mêtín, người ta cho rằng hiện tượng đó là ma quỷ đến lấy tiền vàng, nhưngthật ra là lúc hoá vàng mã đã làm khí nóng bốc lên cuốn theo tro tàn.Anh ta nhặt một cành cây khô cời đám tro, bởi khi hoá vàng mã người takiêng kị đốt còn sót, phải làm mọi cách để giấy cháy hoàn toàn thànhtro, hơn nữa miệng còn phải lẩm bẩm khấn vài câu: "Hoá vàng mã hơ lửatay, đánh bài thắng một đấu; hoá vàng mã hơ lửa chân, ngã sấp mặt nhặtđược cục nguyên bảo to; hoá vàng mã hơ lửa mặt, phúc lộc thọ hỉ tất cảđều đến; hoá vàng mã hơ lửa mông, quanh năm suốt tháng không mắc bệnh."Ngày xưa, khi đến rằm tháng bảy, dân chúng sẽ rải bánh màn thầu rađất gọi là cúng cô hồn, tức là tiến hành bố thí cho quỷ đói ở khắp nơi.Nhưng trên thực tế, bánh màn thầu ném khắp mặt đất thì chẳng có ma quỷnào đến ăn, mà chỉ lát sau đã bị chó hoang tha đi bằng sạch, làm vậychẳng khác gì là biến tướng cho chó ăn. Đồng thời, cũng không phải aicũng rải màn thầu loại ngon. Vào thời kỳ đói kém mất mùa, lương thực cho người sống còn không đủ, lấy đâu ra dư thừa mà cho ma quỷ ăn? Bởi vậycó nhiều vùng dùng cách hoá tiền vàng mã để thay thế. Trong một năm cómấy cái tiết vong linh, phong tục vào rằm tháng bảy trong dân gian đãnhiều lại còn hỗn tạp, mỗi nơi một kiểu, ví dụ như "đài Thí Cô, cờ Chiêu Hồn, bày hương án, hoá tiền vàng mã, rải màn thầu, thả đèn hoa đăng".Nhưng dù làm theo hình thức nào, mục đích cũng chỉ có một, tất cả đềunhằm bố thí cho cô hồn dã quỷ không nơi nương tựa. Hòa thượng đạo sĩnhân cơ hội đó làm pháp sự bán đèn hoa đăng, tranh thủ kiếm mấy đồngtiền.Năm nào Vương Khổ Oa cũng đi ra ngoài hoá tiền vàng mã. Bản thân anh ta không thể khẳng định được là mình tín, cũng không dám phủ nhận làmình không tín. Anh ta nghĩ: "Nếu như tích đức làm việc thiện thực sựđược báo đáp, tại sao chân mẹ ta không thấy khá hơn, còn ta cũng chỉ cóthể cõng than đá kiếm miếng cơm, ngày nào cũng đầm đìa mồ hôi như tắm,lần hồi sống qua ngày, chẳng lẽ là kiếp trước đã không làm được chuyệngì tốt? Nhưng vấn đề là ai có thể nhớ rõ kiếp trước đã làm cái gì, dù có nợ tiền kiếp đi nữa, cũng không nên báo ứng lên đầu ta. . ." Những việc liên quan đến nhân quả, anh ta vừa nghĩ đến đã cảm thấy nhức đầu, không muốn nghĩ ngợi nhiều, mẹ nói lúc nào cũng đúng: "Trong đời mình, ngườita chỉ cần sẵn lòng giúp đỡ kẻ khác, không cần biết sau này ra sao,trong lòng không cảm thấy hổ thẹn đã là có phúc rồi."Mỗi lần anh ta hoá vàng mã, trong đầu luôn luôn quanh quẩn những ýnghĩ này. Đốt xong tiền giấy đã là tầm mười giờ đêm, anh ta thu dọn sơqua đám tro tàn trên mặt đất, vừa mới định đi về nhà thì đột nhiên giónổi trăng lặn, bầu trời tối đen đến mức không còn nhìn thấy đường đi lối lại nữa. Đang lo không biết làm sao về nhà được, anh ta chợt nghe thấytiếng cót két do nắp một chiếc quan tài ở sau miếu lay động phát ra. Bên đó là một hủng trũng phủ kín cỏ dại, giữa đêm tối nghe thấy ván gỗ phát ra tiếng động, chẳng phải bên trong quan tài xảy ra chuyện gì đó thìcòn có thể là cái gì? Tuy rằng bản thân to gan lớn mật, nhưng một mìnhgiữa đêm tối trong ngôi miếu đổ nát không một ánh đèn, chợt nghe thấynắp quan tài phát ra tiếng động, anh ta cũng không tránh khỏi tóc taidựng đứng, toàn bộ lỗ chân lông trên người nổi gai.Lúc ấy trời chợt nổi gió, ánh trăng xuyên qua tầng mây chiếu sáng mờ ảo, anh ta lại có thể nhìn thấy cảnh vật trước mặt, thầm nghĩ: "Trongquan tài chỉ có thi thể xương cốt người chết, làm sao có thể gây ratiếng động, có lẽ nào là đám chó hoang đang cậy nắp quan tài?"Thời xưa, ở những vùng hoang vu có rất nhiều chó hoang, thậm chí cócả loại đầu lớn bằng cái đấu. Ban ngày chúng ẩn khuất quanh đâu đó,quan sát người ta chôn cất trong nghĩa địa, đợi đến lúc nửa đêm mới chạy đến đào bới mộ, phá tung nắp quan tài, lôi tử thi ở bên trong ra ăn nội tạng. Vào thời chiến tranh loạn lạc, mộ chôn sơ sài, xác chết được chôn trong quan tài bằng gỗ mỏng, còn nếu là người nghèo thì chỉ được bóbằng chiếu, sau khi chôn xuống tám chín phần mười là làm mồi cho chóhoang, xương thịt bầy nhầy, tình trạng thê thảm khó có thể miêu tả bằnglời. Vương Khổ Oa là người có tâm địa đơn giản, nghĩ đến đó, anh ta bènnhặt một cây gậy đi ra ngoài, thầm nhủ: "Nếu như là chó hoang bới xácngười chết, há có thể khoanh tay đứng nhìn, đến lúc ta xông ra đuổisạch đám chó hoang, coi như đã làm được một việc tích âm đức."Lúc bấy giờ, nắp một chiếc quan tài dưới một cái huyệt đột nhiên mởtung, nhưng không thấy chó hoang đâu cả, mà giống như là người chếttrong quan tài đã đẩy ra vậy. Anh ta vội vàng rụt bàn chân đã sắp bướcra ngoài ngôi miếu đổ nát trở về, nấp sau tường mở to mắt quan sát, chợt thấy từ trong quan tài có một bàn tay thò ra, tiếp theo là cái đầu nhôlên. Ánh trăng mờ ảo, đứng cách xa khó nhìn thấy rõ, anh ta chỉ loángthoáng thấy được một kẻ nửa giống như người nửa giống thú, toàn thể cómột lớp lông trắng dài hơn tấc, hai mắt sáng quắc, hai tay giống nhưvuốt chim ưng, bò từ trong quan tài ra, xoay người cúi lạy. Nói ra kểcũng lạ, nắp quan tài vậy mà tự động khép lại như cũ. Sương đêm mù mịt,con vật kia lắc người một cái, đẩy vẹt đám cỏ dại ra, nhằm về hướng tâymà đi, chỉ trong chốc lát đã biến mất.BốnTrốn ở trong ngôi miếu đổ nát quan sát, Vương Khổ Oa ngây ngườira, chẳng khác gì một bức tượng gỗ. Anh ta đã không ít lần được nghe câu chuyện đánh Hạn Bạt ở vùng nông thôn. Con vật chui từ trong quan tài ởmiếu Tam Nghĩa ra, nhìn thế nào cũng thấy giống cương thi biến thành Hạn Bạt. Theo tương truyền, tử thi chôn dưới phần mộ hút sạch mây đen,khiến cho cả một vùng phát sinh nạn hạn hán. Thời xưa, tình hình hạn hán rất nghiêm trọng, hoa màu trong phạm vi vài trăm dặm héo rũ. Đến lúc ấy thì phải cúng tế Long vương gia. Tất cả các hộ gia đều phải dán bùa cầu mưa ở cửa chính, sau đó mời thầy phong thủy đến xem khí, tìm ra cái mộnào sinh ra Hạn Bạt là lập tức đồng loạt khuya chiêng gõ trống, tụ tậpdân chúng lại, chạy đến ngôi mộ đó đánh Hạn Bạt. Con nào mới trăm nămthì có thể moi lên quất roi rồi đốt cháy. Nhưng nếu là Hạn Bạt hơn ngànnăm, hơi thở và máu của nó có thể truyền ôn dịch, chém không chết đốtcũng không xong, chỉ có thể trói lại dùng tháp giam giữ. Tục lệ này bắtnguồn từ Quan Trung. Khí hậu Quan Trung khắc nghiệt, dưới lớp đất khôcằn có nhiều xác khô, cứ xuất hiện hạn hán là người ta sẽ đổ cho xác khô đã hút hết mây đen. Quê quán ở Quan Trung nên Vương Khổ Oa đã từng mấylần được xem đánh Hạn Bạt. Anh ta tin tưởng vào sự việc này không mảymay nghi ngờ. Chẳng trách cả mùa hè năm 1958, Thiên Tân vệ lại không cómưa, rõ ràng là nghĩa địa ở miếu Tam Nghĩa đã sinh ra Hạn Bạt.Anh ta định đi tìm người giúp, nhưng lại lo ngại mình đã nhìn nhầm,nếu loan tin ra, không may con vật vừa rồi ở miếu Tam Nghĩa không phảilà Hạn Bạt, chẳng phải là tự rước lấy phiền toái hay sao? Có lẽ chỉ làdân trộm mộ chuyên ăn cắp tiền áp lên mắt người chết, anh ta nghĩ thầm:"Nếu thật sự là Hạn Bạt, hiển nhiên là nó sẽ quay lại, bởi vì ban ngàyquái vật này phải trốn trong quan tài. Trước hết ta sẽ không vội, cứtrốn kỹ ở trong ngôi miếu đổ nát này xem rốt cục là thế nào. Đến khinhìn thấy hai năm rõ mười, ta mới can dự vào cũng không muộn." Xưa nayanh ta luôn là người lớn gan tò mò, cho rằng chỉ cần không xuất hiện,nhìn thêm một lần nữa cũng không có vấn đề gì. Nếu chính xác không phảilà Hạn Bạt, mà chỉ là kẻ cắp đến trộm mộ thì cũng chẳng có gì đáng ngạcnhiên. Bức tường sau miếu Tam Nghĩa đã bị thủng một lỗ lớn, sau khi trốn ra sau bức tường đó, anh ta ngậm tăm không nói một câu, tập trung tinhthần canh gác khu nghĩa địa. Mây mù dày đặc cỏ đẫm sương, khung cảnhvắng lặng không một bóng người. Cành cây khô bị gió đêm lay động, đungđưa dưới ánh trăng mơ hồ giống như là ma quỷ giữa núi rừng đang giươngnanh múa vuốt. Dù sao Vương Khổ Oa cũng là kẻ bạo gan lòng dạ đơn giản,nếu đổi thành người nhát gan thì đã kinh sợ bỏ chạy từ lâu. Đợi đến quánửa đêm, vầng trăng đã lặn về phía tây, nhưng vẫn không thấy có chuyệngì xảy ra, Vương Khổ Oa thầm nghĩ trong lòng: "Chắc là đã nhìn nhầm rồi, đó chỉ là một kẻ nạy quan tài ăn trộm mà thôi, nếu không phải vậy tạisao kẻ đó lại phải cúi lạy quan tài? Làm ta mất công ngồi đợi ở đây cảnửa đêm, đào đâu ra Hạn Bạt cơ chứ? Nhưng mà. . . bên trong đám quan tài mục nát dưới khu mộ hoang, ngoại trừ mấy đồng tiền cổ áp lên mắt ngườichết thì làm gì có cái quái gì giá trị mà ăn trộm?"Trong lòng nghĩ ngợi lung tung, anh ta đợi lâu quá, không chống đỡđược bắt đầu ngủ gật. Đột nhiên có một cơn gió lạnh quét qua người, anhta rùng mình một cái, lập tức cơn buồn ngủ bay đi mất. Anh ta vừa mởbừng mắt ra quan sát thì đã thấy đám cỏ dại trong khu mộ lay động dữdội, xác chết trong quan tài đã quay trở về. Vương Khổ Oa ngồi lì trongngôi miếu đổ nát cả nửa đêm, hai chân đã tê rần. Anh ta vừa vịn tay vàotường, thì chạm vào một con vật lạnh như băng di chuyển cực kỳ mau lẹ,trong bóng tối không nhìn rõ là con gì, có khả năng là thạch sùng sốngtrong hốc tường, đến đêm chui ra ngoài bắt muỗi ăn. Nó đâm sầm vào tayVương Khổ Oa, dù không cắn người cũng có thể khiến người ta hoảng sợnhảy dựng lên. Vương Khổ Oa vội vàng rụt tay lại, không may do khôngkhống chế được tay vung quá đà về phía sau, khuỷu tay đập vào bàn thờtrong miếu, nghe đánh chát một tiếng, theo đó trái tim anh ta cũng thótlại. Mặc dù tiếng động không lớn, nhưng giữa đêm hôm khuya khoắt, lạinghe rõ mồn một. Trong lòng thầm than không hay, anh ta vừa ngẩng đầulên thì đã nhìn thấy cách bức tường đổ nát ngoài một trượng có một conquái vật da thô ráp như cây chết khô, hai mắt như hai ngọn đèn nhỏ, phản chiếu ánh trăng phát ra màu xanh.Vương Khổ Oa thấy mình đã làm kinh động đến Hạn Bạt, chân tay trởnên luống cuống, thét lên một tiếng sợ hãi, mất thăng bằng rồi ngã nhàoxuống đất. Anh ta bò dậy chạy ra chỗ cửa miếu. Có ngờ đâu xác chết biếnthành quái vật kia có khả năng đi lại nhanh như gió, đã vòng từ sau bứctường ra trước cửa từ lúc nào, duỗi thẳng hai cánh tay ra chỉ chực vồ.May sao Vương Khổ Oa kịp hãm chân lại, mới không đâm sầm vào xác chếtbiến thành quái vật, đành phải lui lại phía sau, trốn sau lưng bức tượng thần Lưu Quan Trương. Khi đến trước cửa miếu, con quái vật đột nhiêndừng lại bất động, miệng phát ra tiếng rít chói tai. Vương Khổ Oa cực kỳ khó hiểu, thở hổn hển quan sát xung quanh một lượt, thầm nghĩ: "Hóa racái thứ này không dám vào miếu, đích thị là sợ hãi tượng thần ở bêntrong, trong số Tam Nghĩa dù sao cũng có Quan Công. . ." Còn chưa kịpdứt ý nghĩ, anh ta chợt nghe thấy chỗ cửa miếu vang lên một tiếng rắckhô khốc. Cửa miếu vốn dĩ đã sập sệ, đến lúc đó lại hứng chịu cú đâm vacủa Hạn Bạt, lập tức bắn văng lên trời, xé gió rít lên chói tai, va đánh sầm vào đỉnh điện, ván cửa văng ngược trở lại mặt đất, còn đỉnh điện bị nó phá ra một lổ thủng, gạch ngói lập tức đua nhau rơi rụng mất mộtmảng lớn, tượng Lưu Quan Trương cũng ngập trong bụi đất, ba bức tượngthần phủ đầy bụi đất giống như tượng nặn bằng đất vậy, hoàn toàn khôngcòn nhìn rõ mặt mũi.Vương Khổ Oa kinh hãi, thầm nghĩ: "Hoàn toàn dựa vào Tam Nghĩa hiểnlinh bảo hộ, vừa rồi mới may mắn thoát chết, nếu để bụi đất phủ kín thì tượng thần có khác gì là tượng đất tầm thường?" Anh ta vội vàng nhảylên điện thờ dùng ống tay áo lau tượng. Có ngờ đâu, miếu Tam Nghĩa đãđược xây dựng từ mấy trăm năm trước, đã bị hủy hoại do bị bỏ hoang nhiều năm, lâu không được hương khói, lớp sơn son trên mặt tượng đã bị hanhkhô trở nên giòn, vừa mới đụng vào đã tróc ra thành từng mảnh. Con quáivật dĩ nhiên là nhảy vào trong miếu, giơ cánh tay ra vồ, một người mộtquái chạy vòng quanh ba bức tượng phủ đầy bụi đất. Chạy được hai bavòng, hai chân Vương Khổ Oa gần như đã nhũn ra. Anh ta thở hổn hển nhưsắp đứt hơi. Khoảng cách giữa hai bên càng lúc càng gần, Vương Khổ Oathấy rõ mình đã lâm vào đường cùng, chỉ sợ khó mà giữ được tính mạng. Bị ép đến nước này, đến chó cùng cũng phải rứt giậu người ngu cũng phảikhôn ra, vừa liếc mắt qua lỗ thủng trên đỉnh điện, anh ta chợt nghĩ ramột cách: "Đến chồn còn biết đánh rắm cứu mạng, cũng chỉ còn cách nhưvậy mà thôi!"NămThấy Hàn Bạt hành động không linh hoạt, Vương Khổ Oa cái khó ló cáikhôn, dùng cả tay lẫn chân leo lên vách tường phía sau, trèo lên đỉnhmái hiên đã đổ nát của ngôi miếu để tránh né. Anh ta còn chưa kịp thởlấy hơi, đột nhiên có một trận gió lạnh ngắt nổi lên, mây đen che khuấtánh trăng, cỏ dại lay động dữ dội. Hạn Bạt vừa nhảy dựng lên vừa vươntay ra đánh thẳng về phía Vương Khổ Oa, nhưng vẫn còn cách đỉnh miếu gần nửa thước. Nó đánh trượt rồi rơi thẳng xuống đất, miệng phát ra tiếngkêu chói tai. Ngay sau đó, nó lại tiếp tục nhảy lên tấn công. Vương KhổOa thấy Hạn Bạt nhảy lên mỗi lân một cao, chỉ ba lần nữa là sẽ lên đếnđỉnh miếu, anh ta vội vàng dỡ ngói trên mái ra, dùng hết sức bình sinhđập thẳng vào nó. Miếng ngói khảm hoa văn dày cộp đánh trúng đầu Hạn Bạt rồi nát vụt.Hạn Bạt lên không lên được, Vương Khổ Oa xuống không xong. Hai bêngiằng co không biết bao lâu, chợt vang lên tiếng gà gáy văng vẳng đâuđây, phía đông sáng dần lên, bên dưới trở nên im ắng. Vượt qua cơn kinhhồn, anh ta đã sức cùng lực kiệt, vừa ngó xuống dưới quan sát thì đãthấy Hạn Bạt đang nằm bất động trên mặt đất. Mặc dù vậy, anh ta vẫnkhông dám xuống dưới. Không lâu sau có người tìm đến nơi. Thì ra mẹVương Khổ Oa bảo anh ta đi hoá vàng mã rồi một mình vừa ngồi may vá ởnhà, vừa chờ con. Nhưng thằng con Vương Khổ Oa ra khỏi nhà là mất tíchgiống như đá ném xuống biển, như diều đứt dây.Bà mẹ ngồi nhà đợi mãi mà không thấy anh ta trở về, đến quá nửa đêmvẫn không thấy bóng dáng đâu. Bà mẹ lo lắng nửa đêm nửa hôm anh ta gặpphải chuyện gì không may, năn nỉ hàng xóm giúp đỡ đi tìm. Theo mọi người suy đoán, Vương Khổ Oa lén lút ra khỏi nhà hoá vàng mã, nhất định là sẽ đến nơi vắng người, nhưng chắc hẳn sẽ không đi quá xa, nhưng ngẫm đinghĩ lại quanh đó không có nơi nào như vậy. Mặc dù nhà ga phía bắc nhộnnhịp kẻ đến người đi, nhưng ngõ hẻm kho lương lại vắng tanh, thực sựkhông có mấy người cư trú. Công viên Bắc Ninh lại có một ông lão chuyêncanh cổng gác đêm, vậy công viên đó không phải là nơi thích hợp để hoávàng mã. Trong khi đó, phía sau Ninh viên có một ngôi miếu Tam Nghĩa.Ngôi miếu này đã đổ nát nhiều năm, trước không có lối, sau không cóđường, ngăn cách với Ninh Viên bởi con kênh đào. Năm xưa Lý Diên Chươngđã tiến hành di chuyển mộ phần, để lại một cái hủng sâu chứa đầy quantài, thỉnh thoảng lại có chó hoang qua lại. Vương Khổ Oa tám chín phầnmười là đã đến ngôi miếu đổ nát đó để hoá vàng mã. Đến hừng đông, khimọi người tìm đến nơi, họ nhìn thấy Vương Khổ Oa đang trốn trên đỉnhmái hiên đổ nát của ngôi miếu, mặt cắt không còn một hột máu, dưới chântường có một xác chết. Nhìn thấy thế, mọi người đều kinh hãi không thốtlên lời. Đến khi Vương Khổ Oa trèo xuống dưới, nghe anh ta kể lại rõràng những gì mình đã trải qua, họ lại càng thêm hoảng sợ.Đối với câu chuyện Vương Khổ Oa kể lại, những người có mặt ở đó nửatin nửa ngờ. Họ tin là có Hạn Bạt, nhưng lại ngờ rằng Vương Khổ Oa đãđào cái xác đó lên để trộm mộ. Nhưng trong đám quan tài ở miếu Tam Nghĩa chỉ có xương trắng xác khô, đến một mảnh áo rách cũng khó mà tìm thấy,không có vật tùy táng nào đáng giá cả, chẳng lẽ lại có người ăn no rỗiviệc đến mức đêm hôm khuya khoắt đi đào mộ mở tung quan tài ra giảisầu? Thảo luận một lúc lâu nhưng không ai nghĩ ra chân tướng sự việc.Mọi người bén báo cáo lên trên, nhưng không dám nhắc đến hai chữ HạnBạt. Dù sao đi nữa, xác những người nằm trong quan tài ở miếu Tam Nghĩađã được chôn xuống khi tiến hành di dời nghĩa trang từ rất nhiều nămtrước rồi, không thể nào do Vương Khổ Oa ra tay giết hại được. Vương Khổ Oa đi hoá vàng mã vào tiết vong linh chỉ đáng quy vào tệ đoan mê tínngu muội, rốt cục chẳng phải là việc gì đáng kể, cùng lắm là phải nghemột bài giảng giải giáo dục để anh ta lần sau đừng có tiếp tục hoá vàngmã nữa. Xác chết được mang tới lò hỏa thiêu để đốt, sự việc được ngườita tìm mọi cách để hạ tầm ảnh hưởng xuống mức thấp nhất, chuyện lớn hóanhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Nhưng lời đồn ngoài xã hội không dễ dẹp tanđược như vậy, mọi người lén lút truyền tai nhau rằng, trận hạn hán năm1958 đó, nguyên nhân có lẽ là do Hạn Bạt ở miếu Tam Nghĩa tác quái,nhưng đa phần nghiêng về phía giả thiết "phần mộ số hai trăm lẻ chín"mới chính là nguyên nhân chủ yếu.Việc Vương Khổ Oa đến miếu Tam Nghĩa hoá vàng mã vào nửa đêm rằmtháng bảy năm 1958 và sự việc "phần mộ số hai trăm lẻ chín" đã nhắc đếnlúc trước, cả hai phát sinh trong cùng một ngày, cũng vào tối mười lămâm lịch đó. Tuy nhiên, nói chuyện phải có trước có sau, xong câu chuyệnmiếu Tam Nghĩa, giờ chúng ta sẽ nói tiếp đến sự việc "phần mộ số haitrăm lẻ chín" .Sáu"Phần mộ số hai trăm lẻ chín" mà chúng ta đang nói đến nằm ở vị tríkhông xa nhà ga phía bắc Ninh Viên lắm, chỗ đó được gọi là Vương XuyếnTràng. Nghe nói, trước kia nơi đây có một sân đập lúa, người chủ tên làVương Xuyến, người ta gọi gộp lại là "Sân đập lúa Vương Xuyến", nghe tên quá dài bèn gọi tắt lại là Vương Xuyến Tràng. Vào cuối thời nhà Thanh,nơi này đã bắt đầu có không ít nhà dân mọc lên, có vài con hẻm nhỏ. Ngôi nhà số hai trăm lẻ chín là một trong số đó, chủ nhà tên Triệu Giáp, đãngoài ba mươi mà vẫn còn lận đận, trước kia từ tỉnh ngoài di cư đến, đãtừng học theo người ta buôn bán, lăn lộn kiếm sống đi sớm về tối, vất vả lắm mới kiếm đủ tiền mua lại căn nhà cấp bốn bé tẹo này. Sau giảiphóng, y bán bánh quẩy ở một cửa hàng quốc doanh chuyên phục vụ ăn sáng ở đối diện nhà ga. Đồ ăn sáng chủ yếu là bánh quẩy, còn được gọi là bổngchùy hoặc bánh rán, còn có cả bánh rán nhân trứng gà. Cửa hàng này cònbán cả sữa đậu nành, cháo quẩy, mì hoành thánh, bánh bao, sáng sớm mởcửa, buổi chiều mới đóng. Triệu Giáp chuyên trách bán bánh quẩy, trờilạnh thì không nói làm gì, nhưng vào mùa hè, đứng cạnh nồi mỡ sôi sùngsục, toàn thân quện đầy mỡ lẫn với mồ hôi, chẳng khác gì bị tra tấn.Trong lứa anh em họ hàng, Triệu Giáp thân nhau với một đứa em tênTriệu Ất, nhỏ hơn y mười mấy tuổi. Năm ấy cậu ta tới chỗ người anh nương nhờ, định xin vào làm ở một nhà máy nào đó, tạm thời ở tạm nhà của anhmình là Triệu Giáp. Hai anh em ở cùng một căn phòng. Khi ấy, diện tíchnhà dân như nhau, tầm hơn một trượng vuông, tức là xấp xỉ trên dưới mười mét vuông, hai bên đặt hai tấm ván lát, Triệu Giáp ngủ bên trái, TriệuẤt ngủ bên phải. Ở chưa được vài ngày, Triệu Ất đã phát hiện ra cănphòng này có điều gì đó bất thường. Khi ở đây, cậu ta luôn khát nước,uống bao nhiêu nước cũng không thấy đủ.Ngay từ lúc ban đầu, Triệu Giáp đã bảo với Triệu Ất: "Em này, hiệngiờ công việc ở nhà máy đang bị người ta tranh giành nhau, chỉ dựa vàosức lực là không đủ, phải có phương pháp. Có câu 'Thứ nhất là tự có cửa, thứ hai là đi tìm cửa, thứ ba là không có cửa', anh và em thì ngay cảthứ tư cũng còn không tới. Nói cho dễ hiểu, không cửa không đường chẳngbiết lối nào mà lần, không phải cứ muốn là có thể tìm được. Theo anhthấy, trước tiên em cứ ở lại đây chơi vài ngày, sau đó quay về quê nhàđi thôi."Triệu Ất nghe nói vậy không thấy lọt tai, hỏi: "Có phải là anh ghét bỏ thằng em này hay không?"Triệu Giáp bảo: "Nghĩ đi đâu vậy, em là em họ của anh, sao anh lại ghét bỏ cho được."Triệu Ất lại hỏi: "Vậy tại sao anh lại muốn đuổi em về? Có phải khó chịu vì em ở đây làm phiền anh không?"Triệu Giáp nói: "Em không hiểu đâu, căn nhà này của anh không sạch sẽ, trước kia là một ngôi mộ."Triệu Ất nghi ngờ: "Thực sự là dựng nhà trên mồ mả hay sao?"Triệu Giáp đáp: "Anh lừa em làm gì, nếu không phải là một căn nhà như thế, một kẻ chỉ bán đồ ăn sáng như anh đủ tiền mua được sao?"Triệu Ất bảo: "Như thế là mê tín, nếu anh đã dám ở, em đây cũng chả sợ."Triệu Giáp nói: "Em ở lại đây cũng được, nhưng không được lục lọi lung tung trong nhà của anh."Triệu Ất không tin những gì người anh cậu ta nói, cứ nghĩ rằng ônganh mình đang tích cóp tiền cưới vợ rồi dấu ở trong nhà. Anh mình chỉlà một người bán đồ ăn sáng, ngoại trừ việc đó ra chẳng lẽ còn có việcgì khác hay sao? Tại sao lại cảnh giác với em mình cứ như đề phòng kẻtrộm như thế?Kể từ đó, Triệu Ất trú tạm tại căn nhà số hai trăm lẻ chín. Sớm tinhmơ mỗi ngày, chuông vừa điểm năm tiếng là Triệu Giáp đã đi tới cửa hàngbán ăn sáng bắc xoong chảo rán bánh, khi đó Triệu Ất vẫn còn đang chìmtrong giấc ngủ. Mãi không tìm được việc làm, cả ngày cậu ta vô công rồinghề, cũng chẳng cảm thấy căn nhà có chỗ nào không yên lành, ngoại trừthường xuyên khát nước thì không còn có bất kỳ chỗ nào khác thường. Bởivậy, cậu ta càng khẳng định những câu hù dọa của Triệu Giáp lúc trướcchỉ là bịa đặt vô căn cứ. Đêm hôm ấy, cậu ta ngủ chập chờn, cứ có cảmgiác là có người đang đứng trước mặt. Khi đó trời đã tảng sáng, trongphòng không đến mức quá tối, cậu ta vừa hé mắt định xem kẻ đó là ai thìđã nhận ra Triệu Giáp đang đứng giữa nhà, im hơi lặng tiếng, không nháymắt nhìn chằm chằm vào mình. Triệu Ất giật mình nhận ra người đó làTriệu Giáp, nhưng đã thừa biết là anh mình thức dậy sớm để kịp đến cửahàng ăn uống nhóm lửa rán bánh, ngày nào mà chẳng như vậy, bởi vậy cậuta không để ý gì nữa, cứ thế nằm yên không nhúc nhích. Nhưng cậu takhông thể tưởng tượng nổi, sự việc xảy ra tiếp theo lại kỳ quái đầy khóhiểu.BảyTriệu Giáp đứng giữa nhà không nhúc nhích, nhìn chằm chằm vào TriệuẤt, rất lâu sau y mới đi tới đầu giường của cậu ta thò tay lục lọi dướigầm, giống như đang lần mò tìm cái gì đó. Đến khi cầm được vật đó vàotay xác nhận là nó vẫn còn ở đó, dường như y đã thở phào nhẹ nhõm, sauđó dấu vật đó trở lại chỗ cũ, xong xuôi mới chịu đi ra khỏi nhà, tới cửa hàng bán ăn sáng để bán bánh quẩy.Triệu Ất cực kỳ khó hiểu: "Chả hiểu ông anh giấu cái gì đầu giườngcủa mình, đã thế lại còn lo lắng bất an, phải nhìn thấy vật kia vẫn cònthì mới an tâm, chẳng lẽ sợ ta nhìn thấy hay sao?" Cậu ta hết sức hiếukỳ, lập tức ngồi dậy xem xét, thò tay xuống mò được một tấm phù đã cũnát ố vàng, thuộc về loại phù chú trừ tà trước giải phóng. Cậu ta thầmnghĩ: "Anh em thân thích mà thế này ư, đuổi đi không được lại định dọacho ta sợ phải bỏ đi, anh cứ chống mắt mà xem tôi đốt cái của nợ viếtnhư gà bới này đi!" Hôm ấy, trong lúc tức giận, cậu ta đã đốt tấm phù ốvàng đó thành tro, rồi giận dỗi lượn lờ ngoài đường cả ngày, đến nhàđồng hương kiếm bữa cơm. Sau khi ăn uống no nê, mãi đến khi trời tốimịt, Triệu Ất mới nhớ đến về nhà.Đúng vào ngày rằm tháng bảy năm 1958. Sau khi trời tối, trên đườngkhông còn ai qua lại, muỗi và dơi dường như cũng ít hơn so với mọi ngày. Triệu Ất nhát gan, chợt nhớ ra hôm đó là tiết vong linh, tinh thần trởnên hoảng hốt, một bụng tức giận lúc sáng đã tiêu tan sạch sẽ. Ngẫm lạicho kỹ, có khi ông anh không ghét bỏ mình như vậy, tóm lại dù có đánhsứt đầu mẻ trán thì cũng vẫn là hai anh em ruột thịt như tay chân liềnvới thân cơ mà, có lẽ mình đã trách oan anh ấy mất rồi. Càng nghĩ cậuta càng cảm thấy hổ thẹn, vội vàng chạy về nhà. Bởi khi ấy không có ốngnước dẫn đến từng căn nhà, muốn dùng nước thì đến vòi nước công cộngchung cho cả ngõ hẻm, hoặc là dùng nước giếng. Bởi vậy, khi về đến chỗvòi nước ở đầu hẻm, cậu ta đến bên vòi nước rửa sơ qua mặt mũi, kỳ cọchân tay, há miệng uống một bụng nước lạnh bởi chưa bao giờ biết tiêuchảy là cái gì. Chẳng hiểu vì sao cậu ta luôn khát nước, uống bao nhiêunước cũng không đã, có khả năng là do thời tiết quá nóng, oi bức ranhiều mồ hôi khát nước là chuyện bình thường. Cậu ta chưa bao giờ nghĩngợi quá nhiều về hiện tượng này, uống xong nước là mở cửa vào nhà.Do công việc hàng ngày của bản thân cực kỳ mệt nhọc, Triệu Giáp thứcdậy cũng sớm mà đi ngủ cũng sớm. Còn Triệu Ất cứ lượn lờ nay đây mai đó, chẳng biết lúc nào mới về nhà, cho nên y để ngỏ cửa cho em mình,không chốt chặt ở bên trong, tránh cho nó về đến nhà còn phải gõ cửa,còn đồ ăn để phần thì đặt trên mặt bàn úp lồng bàn.Vẫn như mọi ngày, Triệu Ất đẩy cửa vào nhà, nghe tiếng ngáy phát ralà đủ biết Triệu Giáp đã ngủ say. Sợ đánh thức anh mình, có gì cần nóingày mai nói sau cũng không muộn, cho nên cậu ta không đốt đèn lên. Cănphòng chỉ có diện tích tầm mười mét vuông, nhắm tịt hai mắt cũng có thểmò lên giường được. Cậu ta với tay cài chặt chốt cửa, miệng lẩm bẩm nói"Phá nhà đền bạc triệu". Sau nửa đêm phải đặc biệt đề phòng trộm cướp,tục ngữ có câu trộm không về tay không, không may có kẻ trộm vặt móctúi lẻn vào nhà, nhìn thấy cái gì trộm cái đó, ngay cả chổi cùn rế rách cũng không tha, nhưng đáng hận nhất chính là những kẻ ăn trộm giầy dépquần áo. Mặc dù quần áo giày dép không đáng giá mấy đồng tiền, nhưngchúng lại là đồ vật thiết yếu, dù có thế nào cũng không thể nào trầntrùng trục đi chân đất ra ngoài đường được. Thiên Tân vệ có tập quán,trời có nóng đến mấy cũng không được đi chân trần ra ngoài đường, nếukhông quấn xà cạp thì chí ít cũng phải đeo một đôi giày vải, giày tốthay xấu thì không cần biết, chỉ có lũ người quê mùa mới đi chân trần rađường. Ai không tuân theo tập quán đó sẽ bị người khác coi thường, bởivậy mới có câu châm ngôn -- dưới chân không có giày, quá nửa là kẻ quêmùa.Nhập gia phải tùy tục, Triệu Giáp thực sự không muốn đi chân đấtkhiến người khác coi thường, vì thế năm lần bảy lượt dặn dò Triệu Ất,bảo cậu ta mỗi lần vào nhà nhớ chốt chặt cửa phòng, đề phòng trộm lẻnvào ăn trộm giày. Lúc trước Triệu Ất chỉ nghe tai nọ xọ tai kia, nhưngngày hôm ấy chả hiểu sao lại nhớ ra, vào nhà xong cậu ta chốt chặt cửaphòng, sau đó lên ván nằm ngủ, chỉ chốc lát sau đã chìm vào cơn mơ. Đếnnửa đêm, Triệu Ất phát hiện trên người mình có thứ gì đó, nhưng mí mắtnặng trịch không sao mở ra được, trong phòng lại tối đen, chẳng nhìnthấy rõ bất cứ cái gì. Cậu ta mơ mơ màng màng nhấc tay lên sờ lần, ngóntay chợt chạm vào một lớp da thịt trơn nhẵn lạnh như băng, hóa ra là tay của một cô gái.TámDù đầu óc tỉnh táo nhưng Triệu Ất không sao mở mắt ra được, cũngkhông thể ngồi dậy được, chỉ cảm nhận được cô gái kia từ từ bò qua người mình, ngay sau đó nghe thấy chiếc giường bằng ván lát bên kia dồn dậpvang lên tiếng "Ken két ken két". Cậu ta thật sự buồn ngủ díp cả mắt,xoay nghiêng người rồi lại chìm vào giấc ngủ.Cậu ta đánh một giấc đến tận lúc trời đã sáng hẳn mới dậy, vừa nhìnsang bên kia thì thấy Triệu Giáp vẫn còn nằm lì ở đó. Mọi ngày, vào giờnày y đã đi bán bánh quẩy từ lâu rồi, hôm nay có chuyện gì không biết?Cậu ta vội vàng nhảy xuống giường, nhưng vừa mới qua bên đó xem xét đãphát hiện có chuyện xảy ra. Anh cậu ta nằm thẳng thuỗn, mặt xanh tím,thân thể lạnh ngắt, đã phơi thây trong phòng từ bao giờ. Lúc cậu ta vềđến nhà ngày hôm qua, Triệu Giáp vẫn còn cất tiếng ngáy, tại sao ngủ dậy đã biến thành người chết rồi? Có lẽ nào trộm cắp đã lẻn vào lúc nửađêm, nhưng nhìn đến chốt cửa phòng vẫn thấy còn chốt chặt, không có khảnăng có người lẻn vào. Mà dù cho có người vào nhà đi nữa, lúc ra khỏinhà cũng không thể nào buộc chặt chốt cửa từ bên ngoài. Đột nhiên nhớra, dường như đêm hôm qua trong phòng còn có một cô gái, cậu ta hoảngsợ, hét to trong nhà có ma rồi ba chân bốn cẳng chạy ra khỏi nhà cầu cứu người khác.Nghe nói nhà số hai trăm lẻ chín xảy ra án mạng, toàn bộ hàng xómláng giềng đều chạy sang xem, có người nhanh chân chạy đi báo án. Đếnkhi xem xét cơ thể Triệu Giáp thì không thấy có vết thương ngoài da nào, chắc chắn là đã đột tử trong đêm mà không phải là án mạng. Triệu Ấtkhông đồng ý, cậu ta khăng khăng bảo rằng trong phòng có nữ quỷ, nữ quỷđó đã bóp cổ chết anh mình. Nhưng chẳng có ai tin lời cậu ta. Cậu tabất chấp tất cả, xông vào trong nhà lật ván lát lên, nhìn thấy gạch bêndưới có nhiều viên đã lung lay, rõ ràng là chúng bị thường xuyên độngchạm đến. Cậu ta nhấc hai viên gạch lên làm lộ ra một cái xác đã khôquắt tóc dài.Sau khi nhận dạng, cái xác khô đó là của một quả phụ còn trẻ đã mấttích trước giải phóng. Bởi thế, sự việc đã trở nên nghiêm trọng rồi.Chúng ta sẽ nói ngắn gọn chi tiết những gì đã xảy ra. Nhà số hai trăm lẻ chín đã từng là một ngôi mộ cổ, khi di dời mộ để xây phòng, người ta đã đào ra được một cái xác khô quắt. Ở nơi này rất hiếm khi có xác khô,một khi xảy ra thì cái xác khô đó tức là Hạn Bạt, bởi vậy không có aicòn muốn sống ở nơi này. Trước giải phóng, Triệu Giáp tham rẻ nên đã mua ngôi nhà số hai trăm lẻ chín, nhưng nguyên nhân chủ yếu có lẽ là vì yđộng lòng với người quả phụ còn trẻ ở bên cạnh. Có một đêm, y mượn cớlừa quả phụ trẻ đó vào nhà mình, cưỡng hiếp không thành nên đã lấy mạngcô ta. Bên ngoài nhiều người qua lại, y không có biện pháp nào phi tangxác chết, đành phải chôn dưới tấm ván lát. Y cũng biết, trước kia nhà số hai trăm lẻ chín là một ngôi mộ, phong thuỷ không tốt, bởi vậy đã mờimột đạo sĩ "Thiên quan áp quỷ", dán lá bùa vào đầu giường. Quả phụ trẻtứ cố vô thân, đột nhiên mất tích không còn bóng dáng, mọi người đều cho rằng cô nàng đã chạy trốn theo tình nhân. Bởi lúc ấy xã hội cực kỳ loạn lạc, chẳng ai thèm để ý đến việc này, cho nên y tự cho rằng thần cũngkhông biết quỷ cũng không hay, có ngờ đâu đến ngày rằm tháng bảy năm1958 ấy, Triệu Ất giận dỗi anh mình nên đã lén đốt mất lá bùa, cho nênTriệu Giáp mới chết bất đắc kỳ tử trong phòng vào lúc đêm khuya. Saunày, bởi vì hung thủ là Triệu Giáp đã chết, vụ án đó không cần phải tiến hành điều tra nữa.Nhưng suy nghĩ của mọi người vẫn thiên hẳn về cách giải thích củaTriệu Ất hơn. Theo những gì cậu ta nói, giữa đêm nữ quỷ dưới ván lát đãchui ra, bóp cổ anh trai mình là Triệu Giáp chết tươi. Nhà số hai trămlẻ chín trước kia là một ngôi mộ cổ, đã từng sinh ra Hạn Bạt, Triệu Giáp giết người chôn xác trong phòng, cô gái đó cũng biến thành Hạn Bạt, nếu không phải vậy tại sao người ở khu vực này luôn khát nước, cây cốitrong ngõ hẻm khô héo, giếng đào sâu bao nhiêu cũng không có nước. Câuchuyện phần mộ số hai trăm lẻ chín chỉ trong nháy mắt đã lan ra khắpnơi, cho tới nay vẫn còn có người nhắc tới. Tuy nhiên, đại bộ phận những câu truyền đồn thổi đó không thống nhất về mặt nội dung, đã bị thêmthắt rất tình tiết thần bí ly kỳ quái dị. Nhưng trên thực tế chỉ là haianh em ở chung một phòng, người anh chẳng hiểu tại sao giữa đêm đột tử,người em báo án bảo rằng trong phòng có quỷ, sau đó đào lên được một cái xác khô. Vụ án này chính là tích truyện về phần mộ số hai trăm lẻ chín.Tóm lại, vào cùng một ngày, không hơn kém nhau vài giờ, ở hai nơi làmiếu Tam Nghĩa và phần mộ số hai trăm lẻ chín cùng phát hiện ra xác khô, tuy nhiên cơ quan nhà nước không công nhận đó là Hạn Bạt. Nhưng khôngtin cũng không được, gần trưa ngày hôm đó, từ phía tây bắc mây đen ùn ùn kéo đến, sấm chớp ầm ầm, một trận mưa dữ dội đổ ập xuống, nước bắt đầudâng lên dưới lòng sông khô cạn. Đám công nhân trị thuỷ vừa mới đào đếncửa động có chứa ngôi tháp của Hải Trương Ngũ thì trời mưa nước dâng,không thể nào tiếp tục đào sâu xuống nữa, từ đó về sau công việc nạo vét tạm dừng vô thời hạn.Câu chuyện xin được tiếp tục. Buổi chiều ngày mười sáu tháng bảy âmlịch, thời tiết đột nhiên biến đổi, mây đen vần vũ vang lên tiếng sấmrền, công việc nạo vét sông cái bắt buộc phải ngừng lại. Quách sư phụđứng bên bờ sông nhìn thấy thời tiết thay đổi, vừa định tìm một chỗtránh thì đột nhiên nhìn thấy một luồng khí đen bốc từ mặt đất lên tậntrời cao, giống như một con rắn đang hóa rồng. Trời càng lúc càng tối,bắt đầu lất phất mưa, luồng khí đen đó nhanh chóng bị mây đen che khuất, cuối cùng không thể nhìn thấy được nữa. Xưa kia, người ta cho rằng mâymù bốc lên trời là hiện tượng rắn hóa rồng. Khi phát hiện ra phươnghướng đám mây mù xảy ra quá trình rắn hóa rồng đó ứng vào ngõ hẻm kholương ở cạnh công viên Bắc Ninh, Quách sư phụ mới chợt nhớ ra Trương Bán Tiên đã từng nói bên trong ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương thựcsự có vật gì đó. Hơn nữa, một khi vật này hiện thân, nhất định sẽ nhấnThiên Tân vệ chìm trong biển nước, xảy ra lũ lụt nghiêm trọng.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương