Hạ Vũ Ngã Rồi Thì Đứng Dậy

Chương 15: Chương 30 (Hoàn)



“Cuối cùng cũng đọc xong hai mươi chín chương trong truyện ‘Hạ Vũ, ngã rồi thì đứng dậy’ của mày. Viết xong từ hè năm lớp 11 mà đến bây giờ mày mới cho tao đọc. Từ đấy đến giờ hơn một năm rồi mày không viết gì cả?”

Tiếng Hạnh vừa trách móc vừa tò mò vang lên làm tôi giật mình thoát ra khỏi dòng suy tư đang còn hỗn độn trong đầu.

“Ừ, mày đọc xong rồi à? Tao viết xong thì mày đã vào thành phố Đà Nẵng nhập học rồi nên chưa có dịp đưa mày xem. Mày là người đầu tiên đọc truyện này của tao viết đấy.”

Tôi với tay cầm tập truyện được viết tay Hạnh đã đọc để trên bàn cho vào ngăn kéo tủ. Đúng là hơn một năm nay tôi đã không hề viết truyện hay làm thơ gì nữa. Tôi hoàn toàn tập trung cho kỳ thi đại học vừa rồi. Biết mình không đủ sức thi vào ngành Báo in của Học viện Báo chí và Tuyên Truyền nên tôi đăng ký vào ngành Quan hệ công chúng cùng trường. Chỉ còn vài ngày nữa là có kết quả thi đại học, tôi cứ đứng ngồi không yên, trong lòng nóng như lửa đốt.

Năm tôi vào lớp 12 thì Hạnh thi đậu trường Đại học Kinh tế thành phố Đà Nẵng, không có Hạnh ở bên để chia sẻ mọi cyện nên tôi càng t mình vào một cái vỏ ốc chật hẹp. Ngoài Thanh và Hương ra tôi ít khi nói cyện với bạn bè trong lớp. Thỉnh thoảng gặp Dũng và Thiên ở cổng trường cũng chào hỏi nhau qua loa rồi thì mỗi người lại đi một ngả. Nhóm bạn cũng khó tập trung vì ai cũng bận, lịch học thêm dày kín dành cho năm học cuối cấp.

Khi tôi bắt đầu vào lớp 12 cũng là ngày Đức lên máy sang Anh du học. Tôi nhớ rất rõ hôm khai giảng, vừa chào cờ xong thì trời đổ mưa to tầm tã. Hôm ấy tôi đã phải để xe đạp ở lại trường và cùng mấy người bạn gần nhà gọi taxi đi cng để về.

Bị ngấm nước mưa nên cả chiều tôi mệt ngủ rất say mà không hề hay biết ngoài phòng khách tiếng công điện thoại réo lên rất nhiều lần. Tỉnh dậy nhìn đồng hồ đã 5 giờ chiều, tôi uể oải bước xuống giường để đi vào bếp để cẩn bị cơm tối thì nhận được điện thoại của Đức, giọng anh vừa gấp gáp vừa buồn bã:

“Anh đã về quê em, đã đứng trước cổng trường đợi em hai tiếng. Nhưng trời mưa to quá, ai cũng mặc áo mưa nên anh không tìm thấy em. Anh qua nhà Hương để hỏi địa chỉ nhà em nhưng chờ mãi Hương không về. Anh đã cố gọi điện cho em cả buổi chiều mà không được. Không còn cách nào khác anh phải quay về Hà Nội để kịp cyến bay lúc 7 giờ tối. Giờ anh đang cẩn bị lên đường ra sân bay. Thật may là em đã nghe máy, thật may là anh đã gặp được em. Em nói gì đi Hạ Vũ.”

Tôi ngỡ ngàng trước những lời Đức nói, anh lại phải tìm gặp tôi để làm gì nữa? Sao anh lại ngốc vậy, đi lại như thế sẽ mệt mỏi biết bao nhiêu? Quyết định đi rồi thì tốt nhất nên can đảm bỏ mọi vướng bận trong lòng mà đi. Mặc dù rất xúc động nhưng tôi cũng chỉ gượng cười trả lời anh lấy lệ:

“Anh đi đường cẩn thận. Đến nơi ổn định thì nhắn tin vào Yahoo cho em nhé! Chắc là sẽ khó khăn trong việc gọi điện đường dài. Nhưng anh yên tâm, có mạng internet, chúng ta vẫn giữ liên lạc với nhau như trước đây… Cảm ơn anh đã quan tâm đến em suốt thời gian qua… Và cũng xin lỗi anh về mọi cyện.”

“Hạ Vũ… Dù ở đâu anh cũng sẽ không quên em, sẽ mãi là bạn tốt của em nếu em muốn. Nhất định đến nơi anh sẽ liên lạc với em sớm. Ở nhà cố gắng học, chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau.”

Tự nhiên tôi thấy khóe mắt mình cay cay, nói cyện thêm với Đức vài câu rồi dập máy. Vậy là anh đã rời xa Việt Nam. Câu cyện mà tôi viết đã kết thúc và dừng lại ở người đàn ông xuất sắc là anh. Tôi có thể mở lòng với Đức, nhưng tôi không dám chắc mình sẽ vượt qua được vết thương đang âm ỉ trong tim, và quan trọng hơn cả tôi không đủ tự tin để duy trì một tình cảm xa mặt cách lòng. Thà cứ là bạn bè, thà không yêu còn hơn là đau đớn khi phải từ bỏ.

“Mày nghĩ cái gì mà nghệt mặt ra vậy? Kết thúc ở đây vậy cyện với Đức thế nào?” Hạnh hỏi khi thấy tôi không tập trung.

“Anh ấy đi vào đầu tháng 9 năm ngoái… Hiện giờ tao và anh ấy vẫn tâm sự với nhau qua Yahoo. Anh ấy đã ổn định cuộc sống bên Anh, hình như là học thêm một văn bằng đại học chứ không phải là lấy bằng Thạc sĩ.”

“Vậy là đi thật à?” Hạnh tỏ ra tiếc nuối cho tôi: “Sao mày không giữ anh ấy lại, anh ấy là một người tốt, sao mày không thử?”

“Không… Đó là con đường tốt nhất cho Đức, nếu anh ấy vì tao không đi, sau này sẽ hối hận đó.”

Hạnh bật cười, tự nhiên nó cười và nhìn tôi dò hỏi:

“Vậy là quyết định dừng lại ở số bảy. Mày có dám chắc là sẽ không có số tám, chín hay mười xuất hiện trong tương lai đấy chứ? Đừng có đùa tao, mày mới có mười tám tuổi đầu thôi à. Tao cũng có bạn trai ở trường Đại học rồi. Lên đại học vui lắm, nhiều thời gian làm việc mình thích mà không bị bố mẹ quản lý nữa. Tự lập và người lớn hơn.”

“Thật không? Mày có bạn trai rồi. Sao giờ mới nói. Bao giờ định giới thiệu?” Tôi hào hứng khi hỏi Hạnh.

Năm đầu Hạnh không về nhà vào dịp tết nên đến hè chúng tôi mới có cơ hội ngồi cùng nhau hàn yên. Hạnh kể cho tôi nghe về tình yêu với cậu bạn cùng trường đại học bằng ánh mắt tràn ngập niềm vui và tự hào. Đó là ánh mắt mà khi ở cùng Việt hay Thiên tôi chưa bao giờ có được.

Hạnh nói đúng, chẳng lẽ tôi đã dừng lại ở số bảy. Thói quen khi viết nhật ký của tôi là gọi tên những chàng trai thích mình hoặc mình thích theo số thứ tự thời gian gặp mặt.

Số một chắc chắn là Thắng. Đó là những tình cảm ngây ngô và dễ thương mà Thắng dành cho tôi suốt những năm học cấp 1. Có thể nói đó không hẳn là thích, chỉ là một tình cảm đơn tần giữa hai đứa trẻ và tôi cũng quý Thắng như một người bạn thân.

Số hai chính là Việt – người đã gây cho tôi vết thương lòng lớn nhất. Người đã để tôi phải đơn phương năm năm rồi chủ động đến với tôi để dập tắt cái ý định chờ đợi tình yêu vô vọng nơi cậu ấy. Gần đây tôi mới biết lý do Việt chủ động hẹn hò với tôi chỉ một phần là thích, phần còn lại là muốn tôi nhận ra sự không hòa hợp của hai người mà chấp nhận buông bỏ.

Số ba là Trung – nạn nhân của thói hiếu thắng, ích kỷ, vô tình mà tôi đã gây ra. Dù sao cũng may tôi đã kịp dừng lại trước khi mọi cyện đi quá xa và tôi biết, Trung là một cậu bạn độ lượng và tốt bụng. Cậu ấy đã không hề giận hay ghét bỏ tôi.

Số bốn là Thiên, đây là người đã cho tôi tất cả những cảm giác đầu tiên của tình yêu: đó là cái nắm tay đầu tiên, cái ôm đầu tiên, nụ hôn đầu tiên và cũng là bài học đầu tiên giúp tôi nhận ra rằng khi chúng ta không trân trọng những gì mình đang có thì lúc mất đi rồi đừng mong tìm lại. Thiên hoàn toàn thật lòng yêu tôi, chính tôi là người đã cam tâm vứt bỏ tình yêu ấy. Tôi nợ Thiên một lời xin lỗi và cảm thấy vô cùng áy náy.

Người thứ năm xuất hiện trong cuộc đời rất ngắn ngủi là Lâm, anh đã bị động trong việc nhận lời làm bạn trai tôi nhưng lại là người chủ động mở lời “đá” tôi trước. Thời gian ít ỏi với Lâm đủ để tôi nhận ra sự ngu ngốc, nông nổi khi đem chính bản thân mình vào những trò chơi tình ái thì thật là dại dột.

Người thứ sáu là Chính, tôi đã dễ dàng quên đi sự tồn tại của Chính vì tôi gần như hoàn toàn không có tình cảm gì với anh. Thực ra thì khi trái tim không rung động thì có cố gắng đến mấy cũng không thể nào khiến mình có cảm giác yêu thương với đối phương. Nhưng với Chính, có lẽ tôi sẽ là người con gái thật vô tình và rất nên phải quên lãng nhất.

Cuối cùng là Đức. Anh là người cuối xuất hiện trong nhật ký các chàng trai được đánh số của tôi cho đến lúc này. Anh là số bảy, số bảy kiêu ngạo, số bảy nhẹ nhàng, số bảy chín chắn, thông minh và số bảy đa tình, ngốc nghếch... Có lẽ người tôi đã mắc nợ nhiều nhất là Đức.

Tôi đã dừng lại câu cyện ở chàng trai số bảy.

Bạn bè tôi giờ cũng đang hồi hộp đợi kết quả thi đại học và rồi mỗi người sẽ chọn cho mình một con đường đi, một cuộc sống riêng mà ở đó ai cũng có những kỷ niệm suốt thời học sinh làm hành trang.

Hạ Vũ được yêu hay ghét là tùy vào cách nhìn của mỗi người. Khi tôi viết về nhân vật Hạ Vũ, nghĩa là tôi đã tự đem bản thân mình vào từng câu chữ, vào từng chi tiết mà tôi cảm thấy sẽ theo tôi đến cuối cuộc đời.

Dù tôi yêu hay ghét một ai đó, điều đó có nghĩ là họ đã từng xuất hiện trong cuộc đời tôi. Họ làm tôi khóc hay cười, làm tôi đau khổ hay hạnh phúc thì tôi cũng sẽ chẳng bao giờ quên được họ.
Chương trước
Loading...