Hắc Oa

Chương 3: Ô Long Đệ Nhất Oa.



- Ê, đừng đi, tao đang định rủ mày lên thành phố chơi, đi không? Mày không nhớ Hương Hương nhà mày à?

Thằng béo ám muội kéo Giản Phàm lại, xem ra mục đích chủ yếu là muốn kiếm bạn lên thành phố chơi:

- Sao mày cứ nhớ tới bạn gái của tao thế?

Giản Phàm nghe đã sôi máu, nỗi đau chỉ kém hơn thất nghiệp bị chạm vào:

- Này, bọn mày đã chia tay chưa?

Phí Sĩ Thanh vừa nghe đã hớn hở:

- Mày muốn bọn tao chia tay lắm hả?

Giản Phàm vẻ mặt bất thiện:

- Tất nhiên rồi, Oa ca, bọn mày mà chia tay, chớ trách tao tận dụng thời cơ đấy.

Phí Sĩ Thanh trêu chọc, cái mắt hí rõ dâm dục:

Giản Phàm nổi sùng:

- Bằng vào cái thân toàn mỡ của mày à, con gái nhìn vào chẳng hứng thú nổi, nói bọn họ đói bụng còn hợp lý hơn.

- No bụng mới sinh dâm dục mà, hô hô, Hương Hương mà mày thích đống mỡ của tao lắm đấy.

- Đầu lợn, một năm chưa chỉnh mày, đuôi vểnh lên rồi hả, dám lấy cô ấy ra đùa.

Giản Phảm vừa nghe tới đó vươn tay bóp cổ thằng béo cười dâm tiện:

Hai thẳng bạn xấu đánh nhau, Giản Phảm ra tay mới phát hiện, hai tháng không gặp cái cổ của Phí Sĩ Thanh to hơn một vòng, hai tay không bóp nổi, ngược lại phản ứng hơi chậm một chút đã bị cái bụng của hắn húc cho loạng choạng, suýt ngã. Giản Phảm thân thủ linh hoạt, vòng qua siết cổ thằng béo từ phía sau, siết tới thằng béo kêu cứu mới buống tay, cho một phát vào mông:

- Xéo, đừng để tao nhìn thấy mày.

Đối phó với loại này đừng mềm lòng, lúc mình buồn, hắn chỉ khiến buồn thêm. Đây là loại bạn xấu chuyên xát muối vào chỗ đau của người khác.

Giản Phảm đi trước, Sĩ Phí Thanh ở sau hậm hực lên xe Toyota chuyên dụng của cha hắn, thò đầu ra gọi:

- Thứ bảy tuần sau tao gọi nhé, không đi thăm cô bạn gái như củi khô đợi cháy của mày thì đợi đội nón xanh đi, ha ha ha ....

Sĩ Phí Thanh báo thù la lớn, đắc ý cực kỳ, bỉ ổi cực kỳ, Giản Phàm tìm được cục đá thì xe và tiếng cười đã đi xa.

- Cái thằng béo này.

Giản Phàm tức tới bật cười:

Tuy suốt này công kích lẫn nhau, nhưng vẫn thịnh tình mời, từ nhỏ thường bị thằng béo làm dở khóc dở cười, cả hai rất giống nhau, cùng đi học, cùng thi trượt, cùng lưu ban, cùng bỏ tiền học đại học, cùng chung phòng KTX, lại tốt nghiệp cùng nhau, giờ vẫn cùng thất nghiệp. Nói chuyện chưa bao giờ hợp cả, thường xuyên đấm đá vật lộn, có điều chưa bao giờ trở mặt, có thằng bạn phổi bò như vậy có cái hay, chẳng bao giờ giận tới hôm sau.

Đi bộ về quán ăn, thành phố huyện không lớn, đi về phía đông tới cuối đường là tới quán ăn do cha mở.

Nơi này là huyện Ô Long, một cái huyện nhỏ, nghèo, nguyên nhân nghèo thì có nhiều lắm, thiếu thốn tài nguyên này, không có danh thắng này, thiếu di tích lịch sử này … nói chung là nhiều, nhưng nếu bảo Giản Phàm nói thì nguyên nhân chỉ có một.

Huyện Ô Long, có con sông chạy vắt ngang qua huyện, tên là sông Ô Long, có một ngọn núi cao cây cối nguyên sinh râm rạp, tên là núi Ô Long … hiểu chưa, tổ tiên đến đặt cái tên cũng lười thì bảo sao con cháu không khá nổi.

Dù sao huyện thành nhỏ, lạc hậu, cũng có cái hay của lạc hậu.

Lúc này độ cuối hạ đầu thu, hàng cây hai bên bừng bừng sức sống, phủ một màu xanh mướt khắp nơi, từng làn gió nhẹ từ sông thổi qua, mang theo giọt nước long lanh sót lại trên những phiến lá sau cơn mưa, không khí vô cùng tươi mát.

Giản Phàm đi chậm lại tận hưởng món quà vô giá đại tự nhiên, cảm nhận bình an tận đáy lòng, thi thoảng đưa tay với lên những cành cây rung nhẹ cho những giọt nước mát lạnh rơi xuống rồi chạy trốn như đứa trẻ con, đây là thứ một đô thị hiện đại bỏ tiền ra cũng chẳng có được.

Trường Nhất Trung ở rìa huyện thành, đi chừng mười phút là tới cái quán của Giản gia, quán không lớn không nhờ, tên thì rất kêu.

"Ô Long đệ nhất oa!"

Chữ vàng biển đen, treo bắt mắt giữa nơi giao nhau của con đường cấp hai và đường cái vào huyện, vị trí xem như rất đắc địa.

Huyện Ô Long làm nồi sắt có tiếng toàn tỉnh, món hầm nồi sắt của Ô Long còn nổi tiếng hơn nữa, phàm là quán ăn có món này nhất định nhấn mạnh với khách :" Đầu bếp chúng tôi từ huyện Ô Long tới đấy!"

Chẳng biết cái tấm biển này treo đã bao lâu, tới giờ Giản Phảm chẳng nói rõ, từ khi mà y nhớ chuyện thì người quen của cha y đã gọi cha y là "Giản Thiết Oa", còn y thì đương nhiên là thành " Giản Tiểu Oa" cao quý vô cùng. Khi đi nhà trẻ, ngoại hiệu này đi theo, tới tận giờ vẫn có nữ sinh ám muội gọi y là "soái ca", cơ mà chữ ca kéo rõ dài, nghe như là chữ "oa". Mấy thằng bạn gặp gọi luôn là "Oa ca", thế nên ngay cả bạn gái Hương Hương của y cũng bị gọi là "Oa tẩu".

Thừa biết cái đám kia nịnh mình phần lớn là vị được ăn chực, cơ mà Giản Phàm cũng chẳng phản cảm cái ngoại hiệu này, từ nhỏ tới lớn ăn cơm trong quán chẳng thấy chán, huống hồ hai anh em đi học đều dựa vào cha thức khuya dậy sớm kinh doanh quán ăn nuôi cả nhà. Chẳng phản cảm, thậm chí còn có cảm giác thân thiết với mấy cái nồi sắt lớn treo ở hậu viện có tuổi còn nhiều hơn tuổi mình.

Ở cái huyện Ô Long này khắp nơi có thể thấy quán kinh doanh món hầm nồi sắt, đó là món ngon đại chúng ai ai cũng quen tai, tùy tiện vào trong cái thôn, kéo một ông già bà già hoặc là bác gái, đều biết món này, hai ba thứ gia vị lót đáy, dăm ba bó củi vào bếp, đợi lửa cháy lớn, sáu bảy loại nguyên liệu cho vào nồi, trước tiên là sào, sau đó cho vài gáo nước giếng vào hầm. Vợ con quây quanh bàn, cả nhà cầm bánh bao nóng hổi ăn, thêm vào ớt trưng mỡ, rượu nấu bằng khoai bằng ngô, lễ tết may mắn trong nồi còn có gà rừng, thỏ đồi, thịt lợn, càng là mỹ vị nhân gian vô thượng.

Mà cái cảnh đó thì ngày nào cũng thấy ở quán Đệ nhất oa.

Đệ nhất oa hơn hai mươi năm qua luôn đông khách, vang danh toàn huyện, mấy cái quán lớn xây kiên cố, biển lộng lẫy, phục vụ xinh đẹp ở bên cạnh cứ gọi là thèm đỏ mắt, ghen tỵ không thôi.

Danh tiếng của Đệ nhất oa cực cao.

Người ngoài thấy thần bí, Giản Phàm thấy bình thường, từ nhỏ tới lớn nhìn đã quen, tự giác thay cha cầm thìa không thành vấn đề. Món hầm của Đệ nhất oa nói trắng ra cũng chẳng có gì lạ hơn nhà khác, chỉ là nhiều kiểu hơn một chút, mùi vị thơm hơn một chút, nước canh đậm hơn một chút, giá lại rẻ hơn một chút.

Giản Phàm chẳng thấy tài nghệ của cha cao, nhưng mà chẳng ai chịu phát triển thêm ở phương diện món ăn đại chúng này, món hầm chẳng qua dùng củ cải, đậu hũ, đỗ toàn là thứ rau củ thường thấy, ngon hơn thì thêm thịt trâu bò dê, cả một bàn không bằng một món ăn ở nhà hàng, xưa nay toàn lấy công kiếm lời, dư dả chút thì có, phát tài tuyệt đối không.

Quán có hai tầng, nhà gạch mái ngói đen rêu phong, mang phong vị cổ kính.

Vừa mới vào cửa là mùi thức ăn ngào ngạt bay tới.

- Anh họ về rồi.

- Tiểu Phàm về rồi.

- Con trai, qua đây, qua đây, xử lý nồi cá cho cha, sắp hết cá rồi.

Chẳng biết bao nhiêu người chào hỏi Giản Phàm, sau quầy là cô gái mười mấy tuổi da đen tay chân thô kệch, đó là cô em họ Giản Đào Hoa! Sơ trung đã bỏ học tới đây thu tiền. Còn lau bàn, rửa bát ở ao bên bếp là hai phục vụ, một là Tam Cường, một là Thủy Sinh, đều cùng quê, đều họ Giản. Cha thì ở hậu viện bận rộn, tốt nghiệp một năm rồi, cha cũng quen sử dụng Giản Phàm như phục vụ, đã sai bảo, còn không trả lương.
Chương trước Chương tiếp
Loading...