Hận Vàng Ấn Độ

Giòng Suối Ma Quái



Dưới mắt con nhà võ, có hai lối mê khác nhau có người tỉnh dậy và có cảm tưởng bị thiếp đi một thời gian dài hay ngắn, nhưng cũng có người tỉnh dậy và mất hẳn ý niệm thời gian, tương tự bệnh nhân bị chích păn-tô-tan trên bàn giải phẫu. Văn Bình tỉnh dậy trong đêm tối mờ mờ. Chàng nằm úp mặt xuống nền thạch động, tay chân duỗi thẳng thành hình chữ thập. Chàng tỉnh dậy một hồi lâu mới biết là đã tỉnh dậy.

Nghĩa là chàng còn sống.

Trong những giây đồng hồ đầu tiên, Văn Bình có cảm giác kỳ lạ của người đang bay trên mây cao, tứ phía là không gian rộng mênh mông và là đêm đen vô tận, đám mây là là rớt xuống đất, gây ra một tiếng động rung chuyển khắp vùng, rồi chàng thức giấc. Chàng chỉ nhớ mang máng là chàng bị bất tỉnh, nhưng không rõ là khi nào. Chắc là mới bất tỉnh trước đó một phút vì trong óc chàng đang còn những hình ảnh và âm thanh của cơn địa chấn khủng khiếp.

Nhưng đến khi chàng quay mặt sang bên, mắt chàng gần chạm cái đồng hồ kim dạ quang, chàng mới khám phá ra sự thật ghê gớm. Té ra chàng bất tỉnh đã lâu. Trên cái ô vuông nhỏ xíu của mặt đồng hồ, chàng vừa nhìn thấy chữ Sat. 23, nghĩa là ngày thứ bẩy 23 tây. Chàng đến cao nguyên Đề-căn trong ngày thứ sáu 22. Hang đá bị mìn giật đổ trong đêm thứ sáu 22, vào khoảng gần 12 giờ. Hiện thời kim đồng hồ trên cườm tay Văn Bình chỉ đúng 3 giờ, 3 giờ đây là 3 giờ chiều. Tính nhẩm, chàng đã bất tỉnh 15 tiếng đồng hồ.

Trong dĩ vãng, Văn Bình đã bất tỉnh nhiều lần. Ngay cả những lần được giải phẫu vết thương nặng, chàng cũng chưa bao giờ ngủ thiếp luôn 15 tiếng đồng hồ. Những đòn atêmi thần sầu quỉ khốc của đối phương, nếu bắt Văn Bình du hồn cõi mộng, thì cũng chỉ có thế kéo dài vài ba tiếng là nhiều nhất.

Thế mà lần này chàng thiếp đúng 15 tiếng đồng hồ, từ nửa đêm hôm trước đến gần chiều hôm sau...

Sau khi tính nhẩm, Văn Bình toát bồ hôi gáy. Chàng vẵn nằm úp mặt như cũ, nhưng chàng đã sáng suốt hoàn toàn. Theo phép điểm huyệt, nạn nhân bị đánh mê trong 10 tiếng đồng hồ, và khi tỉnh dậy mất hẳn ý niệm thời gian thì nội thân chắc bị trọng thương. Phần nhiều là bị trọng thương trong thần kinh hệ...

Văn bình toát bồ hôi gáy, vì nếu bị trọng thương trong thần kinh hệ thì chàng sống cũng bằng thừa. Chàng sẽ thành điên tàng trọn đời chỉ được quyền nhìn thấy những cửa sổ có chấn song sắt to tướng và những bức tường trắng hếu của dưỡng trí viện.

Chàng bèn nhắm nghiền mắt, nhớ lại những việc vừa xảy ra. Trí óc của chàng còn hoàn toàn minh mẫn, vì chàng nghe rõ tiếng ối kêu cứu tuyệt vọng từ bên ngoài vọng vào, và ngửi rõ mùi khen khét độc đáo của ngòi mìn được đốt cháy. Chàng duyệt một vòng những thế võ kỳ bí, và chàng nhớ lại không sai một li, thậm chí chàng còn nhớ cả vị trí của 36 tử huyệt trên thân thể, và... nhớ cả 234 kiểu làm tình độc nhất vô nhị của kinh điển Kama Sutra nữa...

Đột nhiên, chàng lẩm bẩm:

- Lạ thật, tại sao mình bị bất tỉnh những 10 tiếng đồng hồ?

Có lẽ tiếng mìn nổ và tiếng núi lở vang dội trong hang đá thành chục, thành trăm âm thanh kinh thiên động địa, khiến thính giác của chàng bị tỏa thương, tuy nhiên, đó chưa thể là lý do bắt chàng mê man. Vả lại, trong trường hợp thính giác bị tổn thương, chàng sẽ ù tai hoặc điếc đặc sau khi tỉnh dậy. Đằng này tai chàng vẫn nghe được những tiếng động nhỏ như thường lệ.

Suy nghĩ một hồi, Văn Bình đưa bàn tay lên màng tang, và đụng nhằm một tảng máu khô. Chàng vụt hiểu. Trên đỉnh vành tai, chàng tìm thấy nhiều vảy máu cứng nhất. Thì ra chàng bị mê man vì một bụi đá nhỏ li ti bắn trúng huyệt yên-miên. Huyệt này ăn thông với hệ thống thính giác, và làm nạn nhân bất tỉnh một thời gian dài. Mỗi khi đánh địch, và chỉ muốn địch mê man thật lâu, Văn Bình thường tấn công huyệt yên-miên.

Chàng mĩm cười một mình và vùng ngồi dậy.

Khi ấy chàng mới nhớ ra là một xác người nặng nề đang đè nặng lên lưng chàng. Chàng không thể ngồi dậy, và cũng không thể hất xác người sang một bên.

Vì lẽ trên xác người còn có một phiến đá lớn bằng cái giường ngủ nằm ngang. Tảng đá kếch sù này không chận lên Văn Bình vì hai mép của nó được gối lên đống đá. Giá không có đống đá Văn Bình đã bị đè giẹp lép như cái bánh xăng-uých.

Chàng phải xoay sở một cách vất vả mới gạt bỏ được xác người đàn ông. Trời tối, song chàng biết người này là Kônin, căn cứ vào hàm râu quai nón cứng tua tủa. Hắn nhoài người xuống người chàng thì phiến đá ngàn cân từ trên trần động rớt vèo, và hắn bị tử thương ngay khi ấy. Nhờ hắn Văn Bình đã thoát chết.

Bên trên và chung quanh phiến đá khổng lồ đang còn nhiều phiến đá lớn nhỏ khác chồng chất nhưng Văn Bình vẫn không nghẹt thở. Chàng nghiêng mình, thu thật nhỏ lại, và lẹ làng bò qua những kẽ trống ra ngoài. Cơn mê 10 giờ đồng hồ đã làm chàng mất khá nhiều sức lực, nên chàng chỉ bò được một lát là phải đừng nghỉ. Chàng không đám vận công để xô các phiến đá, sợ cả đống đá xụp xuống. Chàng đành tiếp tục công việc tự cứu kiên nhẫn.

Gần 15 phút sau, Văn Bình thoát được ra ngoài. Ánh sáng ban ngày làm chóa mắt. Chàng định thần giây lâu rồi vịn vách đá đứng lên. Chân chàng mỏi nhừ, nhưng may thay xương cốt chàng còn nguyên vẹn. Chàng kéo thi thể Kônin, kê đầu hắn vào tường, rồi cúi xuống xem xét. Chàng hy vọng hắn chỉ bị mê man chứ chưa chết.

Hy vọng của chàng đà tan thành khói. Kônin đã chết đứ đừ. Mắt trái hắn bị lún sâu xuống, hắn bị thương vẹt nửa sọ. Văn Bình vuốt mắt cho Kônin. Tội nghiệp, hắn sắp đạt được mục đích thì chết. Xong xuôi, chàng lật xát hắn ngửa ra, rồi lục lọi các túi. Hắn mặc loại y phục nhiều túi, áo vét có 8 túi, quần cũng có 8 túi, chưa kể những túi phụ ở vai, và đầu gối, giống như bộ đồ bay của không quân. Trong những túi lớn cồm cộm Văn Bình chỉ thấy rặt xì-gà, đủ loại xì-gà lớn nhỏ, dài ngắn, chứng tỏ hắn là dân nghiện có hạng. Quần áo, da thịt hắn còn phảng phất mùi xì-gà thơm phức. Trong khi đó, mùi khen khét của cốt-mìn đốt cháy vẫn đọng trên nền đá.

Hy vọng của chàng đà tan thành khói. Kônin đã chết đứ đừ. Mắt trái hắn bị lún sâu xuống, hắn bị thương vẹt nửa sọ. Văn Bình vuốt mắt cho Kônin. Tội nghiệp, hắn sắp đạt được mục đích thì chết. Xong xuôi, chàng lật xát hắn ngửa ra, rồi lục lọi các túi. Hắn mặc loại y phục nhiều túi, áo vét có 8 túi, quần cũng có 8 túi, chưa kể những túi phụ ở vai, và đầu gối, giống như bộ đồ bay của không quân. Trong những túi lớn cồm cộm Văn Bình chỉ thấy rặt xì-gà, đủ loại xì-gà lớn nhỏ, dài ngắn, chứng tỏ hắn là dân nghiện có hạng. Quần áo, da thịt hắn còn phảng phất mùi xì-gà thơm phức. Trong khi đó, mùi khen khét của cốt-mìn đốt cháy vẫn đọng trên nền đá.

Văn Bình vuôn ngực thở một hơi dài. Đồ vật lấy trong túi Kônin ra được chất thành một đống lớn, thôi thì thượng vàng hạ cám, cái gì cũng có, từ hộp quẹt máy chạy bằng hơi, những viên thuốc cường dương đến bộ dao nĩa dùng để ăn.

Tuy vậy, ngoài các đồ vật hỗn độn này ra Văn Bình không khám phá được tài liệu hoặc chứng tích đáng kể nào. Kônin phải là điệp viên chuyên nghiệp, không phạm tội hớ hênh một cách dễ dàng.

Nếu hắn tiết lộ về vụ cuốn nhựt ký của người đẹp Hồng Nương, có thể hắn còn sống, tiếc là hắn tiết lộ quá muộn với chàng. Chàng chỉ kịp mắng hắn là "thằng ngu", hắn chưa hiểu rõ nếp tẻ thì mìn đã nổ. Và hắn lăn đùng ra chết thảm thương. Hắn đã mang theo những bí mật sang thế giới bên kia, những bí mật tối quan trọng mà chàng cần biết để lột mặt nạ thủ phạm trăm mưu ngàn kế núp trong phái đoàn Anfa...

Văn Bình quan sát kỹ càng thạch động hầu tìm lối thoát thân. Lối vào thạch động đã bị một tảng đá chặn bít. Tảng đá này nặng ba bốn trăm kí, nếu nó nằm trên khoảng trống chàng có thể vận dụng khí lực đẩy nó sang bên, khốn nỗi nó lại mắc kẹt giữa hai bức tường đá như cái nút mấc nằm trong cổ chai. Chàng ngắm nghía giây lâu rồi thở dài. Hàng chục võ sĩ giỏi vận công như chàng họp lại cũng khó lôi phiến đá ra khỏi cửa hang bé nhỏ; vả lại, trần hang sẽ đổ nhào xuống sau khi không còn phiến đá làm cột chống.

Thạch động của Kônin đã trở thành nấm mộ bất khả xâm phạm chôn kín Văn Bình bên trong. Chàng thăm dò bốn phía song không thấy một kẽ hở nào khả dĩ vừa lọt cho chàng chui qua.

Đột nhiên, chàng vỗ trán và hỏi một mình:

- Thế cón ánh sáng... ánh sáng?

Trong cơn bối rối Văn Bình đã quên nghĩ đến ánh sáng ban ngày vừa làm chàng nheo mắt sau khi bò ra khỏi động đá. Té ra chàng không giữ được bình tĩnh như chàng thường tự hào. Hang đá có ánh sáng, và ánh sáng chói mắt, sự kiện này có nghĩa là hang đá có lối ăn thông ra ngoài trời.

Nhưng một lần nữa, hy vọng của Văn bình đã tan thành thất vọng. Quả là hang đá có lối ăn thông ra ngoài, song lối này chỉ là một đường nứt trong núi, vừa vặn cho những tia sáng mặt trời từ trên cao chiếu xuống, nhưng lại quá nhỏ, chàng phải thu mình lại nhỏ bằng con mèo thì may ra mới có thể trèo được lên trên. Văn Bình có biệt tài về thu thân, nhiều khi, chấn song sắt cách nhau hơn một gang tay chàng vẫn có thể lách qua. Tuy vậy, chàng phải luyện tập cả nửa thế kỷ nữa thì mới có thể thu hình nhỏ bằng con mèo... Và đó chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, phép thu thân vốn nằm trong trí tưởng tượng phong phú của các nhà văn kiếm hiệp...

Văn Bình đập hai bàn tay vào nhau, mặt chàng đang ủ đột bỗng đổi ra khoan khoái:

- Ừ nhỉ, trong truyện kiếm hiệp cũng có những thạch động như thế này...

Kiếm hiệp là truyện hoang đường, do trí tưởng tượng phong phú mà ra, vậy mà nhờ sự hoang đường và trí tưởng tượng này Văn Bình đã thoát chết tại cao nguyên Đề-căn. Thật ra, chàng không đọc truyện, mà là tình cờ (bị) xem phim kiếm hiệp. Hôm ấy, trời Hồng kông nóng như thiêu, như đốt, chàng bách bộ mỏi chân bèn rúc vào một rạp xi-nê gắn máy điều hòa khí hậu để... ngủ cho khỏe. Chàng thức giấc giữa lúc một trân đấu chưởng diễn ra trên màn ảnh, trong một hang đá hoang liêu. Hang đá này cũng có một lối ra vào chật chội độc nhất. Hạ sát đối thủ xong, tráng sĩ trong phim xô một tảng đá bí mật sang bên và chuồn êm bằng cửa bí mật...

Văn Bình quỳ một đầu gối xuống đất, bắt đầu xem xét vách động từng li, từng tí. Giờ đây, chàng mới nhận thấy nền động nghiêng nghiêng 30 độ vì vậy những hòn đá do mìn nổ làm đổ xụp chỉ đồn xuống thành đống lớn ở phía trước. Vách đá đối diện dựng thẳng sừng sững như bức tường bê-tông nhẵn thín, một màu sám xịt ảm đạm.

Ngoại trừ một ô vuông màu đen nằm sâu vào bên trong. Lại gần, vận nhỡn quang để khám phá tác dụng của cái ô vuông, Văn Bình buột reo lên một tiếng "à" pha lẫn sảng sốt và đắc chí.

Thì ra đây là cánh cửa bí mật, cũng như cánh cửa bí mật trong phim kiếm hiệp Văn Bình được coi ở Cảng Thơm, mấy ngày trước khi chàng đáp máy bay về Sài gòn, và từ Sài gòn đi Bombay, dấn thân vào điệp vụ tìm vàng trên lãnh thổ Ấn độ...

Cánh cửa bí mật được đẽo gọt rất thô thán, không cần quan sát tinh tế cũng nhìn thấy. Sở dĩ Văn Bình chưa nhìn thấy hồi nãy vì ánh sáng mặt trời men theo rãnh núi chiếu xuống không đủ đẩy lui những mảng tối trong góc thạch động.

Chàng hút thở thật dài, rồi ghé tai đẩy tảng đá. Cánh cửa bằng đá khá nặng đã nhích sang bên trái, êm ái và nhẹ nhàng như thể có được gắn trên bánh xe và được chùi dầu nhớt thường xuyên. Không khí phía sau cánh cửa bí mật có vẻ mát mẻ, dễ thở, chứng tỏ hành lang này dẫn ra ngoài hang núi.

Quang cảnh cũng không tối lắm nên Văn Bình có thể bước thẳng mà không sợ vấp váp, hoặc lăn ngã xuống vực thẳm. Thoạt đầu là một hành lang dài, trần hơi thấp. Văn Bình chỉ kiễng chân lên là đụng đầu, hai tay xải ra là ngón tay chạm thạch nhũ. Đi được khoảng 50 bước, hành lang nở rộng ra dần dần, và sau cùng quẹo sang bên phải để tiến vào một thạch động khác, lớn gấp hai thạch động Văn Bình giáp mặt Kônin đêm trước...

Ánh sáng ở đây có vẻ được tỏa xuống nhiều hơn. Trước mặt chàng, một giãy tượng cao bằng đầu người phát ra những tia vàng lóe.

Ánh sáng ở đây có vẻ được tỏa xuống nhiều hơn. Trước mặt chàng, một giãy tượng cao bằng đầu người phát ra những tia vàng lóe.

Văn Bình đứng khựng. Chàng thốt ra:

- Vàng, vàng... trời ơi vàng...

Té ra những pho tượng xếp hàng một cách chàng trong tầm tay đều được đúc bằng vàng y. Và đó không phải là tượng danh nhân, tượng súc vật, hoặc tượng đồ đạc như chàng thường thấy trong những hang núi được các vì vua chúa Ai-cập và Trung hoa lén xây làm phần mộ.

Mà là tượng lingam của đàn ông và yoni của đàn bà, từng được coi là linh thiêng trong tình giáo Ấn độ. Văn Bình đếm được 3 cái lingam lớn như cột nhà xen kẽ với 3 cái yoni diện tích bằng cái bàn giấy công sở. Hai bộ tam đa này tượng trưng cho các đẳng cấp nam nữ, Văn Bình nghe nhiều người thuật lại, giờ đây chàng mới có dịp chiêm ngưỡng tận mắt.

Người Ấn phân chia đẳng cấp nam nữ trong tinh trường theo 3 chiều dài của lingam và 3 chiều sâu của yoni. Những điều mà thiên hạ - đặc biệt là người Việt tự nhận là con Hồng, cháu Lục, coi là hết sức tục tĩu, thì người Ấn lại liệt vào hàng thanh tao. Người Ấn cũng thật giàu tưởng tượng... họ thường lấy tên súc vật điển hình để đặt cho 3 loại yoni từ nông đến sau; bình thường là mỹ nhân-dê, bậc trung là mỹ nhân-ngựa, và hạng đại là mỹ nhân-voi, chỉ nghe những tiếng dê, ngựa và voi là đủ hình dung được kích thước.

Văn Bình muốn ngồi bệt xuống để quan sát kỹ càng thêm nữa song chàng phải áp mình vào sau cái lingam vì vừa nghe tiếng động. Tuy nhiên, chàng nín thở chờ đợi hồi lâu không thấy ai. Mặt chàng đỏ gay vì xấu hổ, miệng chàng muốn thốt ra tiếng than "rõ khỉ!" vì tiếng động khả nghi chàng tưởng do người gây ra lại là của một chú khỉ.

Ông cháu nhiều đời của Tôn hành Giả từ trong bóng tối của thạch động lẹt bẹt bước ra. Chi tiết làm Văn Bình hơi ngạc nghiên là mình mẩy con khỉ ướt mèm như thể nó vừa dưới nước ngoi lên.

Con khỉ độc khựng lại khi nhìn thấy chàng. Song nó lại phớt tỉnh đi qua chỗ chàng đứng. Thái độ phớt tỉnh của nó chứng tỏ nó đã quen với người. Nghĩa là trong hang đá này có nhiều người...

Văn Bình bèn chờ con khĩ đi khuất rồi lặng lẽ rượt theo. Càng tiến vào trong sâu, hang đá càng rộng, song lại tối hơn bên ngoài. Con khỉ có dáng đi khệnh khạng và chậm chạp nên trong loáng mắt chàng đã bắt kịp. Chàng bước rất nhẹ, nó vẫn nghe tiếng. Nó đứng lại, oái cổ nhìn chàng, thoạt đầu nó hơi sửng sốt, nhưng một phút sau, nó trở nên sợ sệt. Rồi như bị chàng dọa đánh, con khỉ ba chân bốn cẳng bỏ chạy.

Khỉ là giống nhanh nhẹ và thông minh - về mực độ thông minh, nó đứng trên chó, mèo, và chỉ thua người - trong rừng rậm nó leo trèo, chuyền cành thoăn thoắt, dầu giỏi khinh công Văn Bình vẫn không tài nào tranh đua thắng lợi. Nhưng đây là trong thạch động, không phải là giang sơn quen thuộc của khỉ. Nền động gập ghềnh, lồi lõm thật đấy, song mắt Văn Bình sáng quắc như có tia hồng ngoại tuyến, nhìn xuyên màn tối, con khỉ khó có hy vọng bỏ rơi được chàng phía sau.

Bởi vậy, nó vừa thoát lên phía trước, Văn Bình đã lướt như gió đến sau lưng. Nhưng mục đích của chàng chỉ là bám sát nó chứ không thộp cổ nó. Mục đích của chàng là bám sát con khỉ để tìm lối thoát khỏi thạch động.

Con khỉ kêu lên những tiếng chít chít rồi chạy vòng quanh một hồi trước khi băng qua một kẽ đá lớn. Văn Bình hối hả chui qua kẽ đá. Trước mặt chàng là một giòng suối đang chảy xiết. Quang cảnh ở đây đủ sáng cho chàng nhận định được vị thế. Nước suối trắng xóa, reo lên một âm thanh đặc biệt như âm thanh của nước đang sủi trong ấm, sấp sôi, bụi nước lăn tăn bắn ra tứ phía trong như pha lê. Con khỉ không ngần ngại một giây, khi đến giòng suối nó nhảy ùm xuống. Lần này, nó ngoảnh mặt đàng hoàng về phía chàng, chàng nhìn thấy rõ cặp mắt mở thao láo đầy vẻ ngạo nghễ thách thức của con vật tinh quái, rồi cứ thế nó bơi lùi vào trong.

Lẽ ra Văn Bình cũng nhảy ùm theo con khỉ. Đi rừng quen, chàng đã hiểu được phản ứng của thú vật. Khỉ giống người ở nhiều điểm (xin nói lại, "người" ở đây chỉ là một số ít, chứ không phải đa số) khi cậy đông, hoặc chiếm thượng phong thì dương duong tự đắc, coi trời bằng vung, nhưng đến khi thân cô thế cô, bị đánh thua không còn manh giáp thì nhũn như con chi chi, sẵn sàng luồn trôn theo kiểu... Hàn Tín. Con khỉ dám nhe răng cười với chàng là gì nó biết sắp thoát hiểm và chàng không dám rượt theo nó.

Sở dĩ Văn Bình dừng lại trên bờ suối, mặc cho con khỉ khuất vào bóng tối thạch động là vì một đống xương trắng hếu nằm chềnh ềnh trên một tảng đá trắng hếu vừa đập vào nhỡn quang của chàng.

Đây là xương người, còn nguyên từ đầu xuống chân, những đốt xương nhỏ xíu cũng còn nguyên. Văn Bình đếm cả thảy được 4 bộ. Bốn bộ xương được đặt nằm dài trên phiến đá. Văn Bình lục tìm chung quanh, ngoài bốn bộ xương người rã hết thịt, chàng không khám phá được thêm gì nữa. Căn cứ vào các khớp xương dài, Văn Bình biết nạn nhân là người Tây phương. Chắc đây là di tích của bốn nhân viên phái đoàn Anfa.

Họ bị biệt tích cách đây không lâu, da thịt họ không thể rữa nhanh như vậy, trừ phi xác họ được ngâm xuống suối. Văn Bình vừa ngửi được một mùi hăng hắc phảng phất. Chàng hiểu liền, đó là mùi còn lại của hóa chất được dùng để tiêu hủy xác chết. Các sở gián điệp thường dùng hai loại hóa chất khác nhau, loại thứ nhất tiêu hủy cả thịt lẫn xương, loại thứ nhì chỉ tiêu hủy da thịt. Chắc hung thủ đã dùng loại hóa chất thứ nhì...

Hung thủ là ai?

Văn Bình cảm thấy nhức đầu kinh khủng. Cách chàng vài thước, giòng suối vẫn chảy rì rầm, rì rầm, 15 phút trước, chàng ở trong hang đá có những pho tượng vàng lingam và yoni, không xa giòng suối là bao, vậy mà chàng không nghe tiếng gì, kể cả tiếng nước. Trong hang núi, đôi khi chỉ một tiếng gió thổi qua kẹt đá cũng gây ra những vang dội trùng trùng điệp điệp. Chàng không tưởng tượng nổi những vách đá ở đây lại có tính chất hãm thanh đặc biệt. Chàng được nghe nói vua chúa thời xưa cất công tìm kiếm những hang núi hãm thanh để cất giấu vàng bạc châu báu, cũng như du kích thời nay đặt giàn pháo binh trong những hang núi hãm thanh. Nhưng đây là lần đầu tiên chàng được mục kích. Dường như tính chất hãm thanh này do một giống rêu núi mà có, hàng vạn hàng triệu con rêu phủ kín vách đá, tạo ra tác dụng ngăn hãm tiếng động, giống rêu ấy lại sinh sôi nẩy nở thật nhanh.

Văn Binh bắt hai bàn tay lên miệng, khum lại làm loa, và kêu một tiếng. Tiếng kêu của chàng được phát ra rất nhỏ, vừa đủ cho chàng nghe, vách đá biến thành tờ giấy thẩm khổng lồ, mọi âm thanh đều bị thu hút.

Văn Binh bắt hai bàn tay lên miệng, khum lại làm loa, và kêu một tiếng. Tiếng kêu của chàng được phát ra rất nhỏ, vừa đủ cho chàng nghe, vách đá biến thành tờ giấy thẩm khổng lồ, mọi âm thanh đều bị thu hút.

Chàng suy nghĩ một lát rồi thả chân xuống nước. Giòng suối mát rợi làm tinh thần chàng thêm phấn chấn. Lòng suối trơn trượt, nước lại chảy mạnh nên chàng hụt chân, phải vận công để giữ thế quân bình. Mực nước ngập đến đầu gối, nhưng chàng bước được một quãng thì mực nước dâng đến ngang hông. Văn Bình phải khom mình để khỏi đụng trần đá. Trong khoảng khắc, chàng dấn vào bóng tối đen ngòm, mặt nước đã mấp mé lồng ngực.

Đối với chàng, việc lang thang trong hang núi đầy nước và đầy sự thử thách không phải là việc đáng ngại. Những chuyên viên thám hiểm lòng đất đã trải qua nhiều cuộc nghiên cứu lặn lội nguy hiểm gấp chục lần. Riêng chàng cũng đã mò mẫm theo các giòng suối chảy ngầm trong hang núi trong các phái đoàn thăm dò địa chất, nên đã thu thập được khá nhiều kinh nghiệm. Con khỉ có thể tìm được lối ra tất chàng không thể bị kẹt trong thạch động. Trừ phi... Tuy nhiên, chàng không dám nghĩ đến trường hợp lạc đường trong hang đá mênh mông, rồi chết vì đói, tấm thân cường tráng, tràn trề sinh lực của chàng chỉ còn là bộ xương trắng hếu...

Mực nước mỗi lúc một sâu. Mới đó, nó đã bập bềnh ngang cằm chàng. Chàng phải ngậm miệng để khổi uống nước, vậy mà làn nước vừa mốc vừa tanh vẫn trào vào cuống họng chàng. Chàng ho sặc sụa, da thịt lạnh cứng như bị dầm trong thùng nước đá.

Mực nước tiếp tục sâu thêm nữa. Văn Bình quẫy mình như con cá, hai chân đạp mạnh, băng một quãng dài gần trăm mét qua làn nước xanh rêu trước khi ngoi lên, thở một hơi dài rồi lặn xuống. Chàng ngụp lặn đến lần thứ ba mới đặt chân lên môt phiến đá ở sát mặt nước. Ngồi trên phiến đá, chàng đảo mắt tứ phía. Vẫn thạch động rộng bao la chìm trong bóng tối dầy đặc, vẫn giòng nước chảy rì rầm.

Tuy nhiên, chàng có cảm tưởng là sắp ra đến bên ngoài. Vì tiếng rì rầm đã nhỏ hơn trước nhiều. Vì làn nước cũng đã bớt lạnh hơn trước nhiều.

Văn Bình hít một hơi dài, tích trữ thật nhiều dưỡng như trong hai lá phổi lớn, rồi nhào xuống nước. Mắt chàng mở rộng, nước ở đây sạch hơn và trong hơn nên mắt chàng không bị cay, chàng lại có thể quan sát được đáy nước rõ ràng.

Thì ra từ nãy đến giờ đế giày của chàng đạp dẫm lên vàng mà chàng không biết. Đáy suối gồm toàn cát mịn, xen lẫn hột vàng óng ánh. Có lẽ đây chính là mỏ vàng mà phái đoàn Anfa khổ công tìm kiếm. Mỏ vàng này đuợc khai thác từ nhiều năm nay, bằng chứng là đã có người đến đúc tượng lingam và yoni. Và đây phải là mỏ vàng hạng nhất, chỉ xúc cát lên dãi là lấy được vàng, khỏi cần cho vào lò nấu.

Văn Bình cứ lần mò từng bước như thế mãi, mãi đến khi nhịn thở không nỗi chàng mới chịu trồi lên. Nhưng chàng chỉ trồi lên để hút thêm ốcxy rồi tiếp tục công cuộc khám phá đáy nước. Chàng nhận thấy trần động mỗi lúc một cao hơn nhưng bề ngang của thạch động lại mỗi lúc một hẹp lại. Mực nước càng thấp, trần động càng cao thì mực nước càng thấp. Ánh sáng cũng mỗi lúc một sáng hơn, tuy vậy, Văn Bình vận hết nhỡn quang cũng chỉ mới nhận thấy vách đá gần nhất. Chàng có cảm tưởng là vách đá đã được bào nhẵn công phu vì thiêu nhiên khó thể tạo ra những tảng hoa cương to lớn dính sát nhau không để lại kẽ hở, mặt đá bóng loáng và nổi vân như cẩm thạch Ý đại lợi. Do đó, chàng suy luận hang đá kín đáo này là một ngôi mộ đế vương; ở bán đảo Ấn độ cổ xưa cũng như ở Hoa lục cổ xưa, giới cầm quyền độc tôn thường xây lăng kiên cố và chôn theo cung nữ, vàng bạc, trong miền rừng núi hiểm trở và bí mật.

Văn Bình lội bì bõm được 15 phút thì mực nước suối rút xuống ngang đầu gối. Rồi cạn hẳn, Văn Bình đặt chân lên bờ. Chàng men theo bờ suối bằng đất xét trắng dẻo đến một hang đá, khác, đường đi ngoằn ngoèo như chữ Z viết hoa, trước khi ra tới bên ngoài.

Ánh nắng mặt trời chiếu xiên vào mặt. Văn Bình vội nhắm mắt lại mà vẫn đau nhức nhối. Nước mắt sống trào ra đầy má. Chàng phải xây lưng về phía mặt trời. Nhiều người thiếu kinh nghiệm và ham hố ánh sáng sau một thời gian dài ở trong tối đã bị mù mắt ngay trong phút đầu tiên được đoàn viên với tạo vật tưng bừng.

Văn Bình bâng khuâng như vừa tỉnh giấc mộng dài. Chàng mới có mặt tại Bombay chưa đầy hai ngày đêm, vậy mà chàng đã ngất đi hai lần, và lần nào cũng thức dậy bên giòng nước và dưới ánh nắng thái dương gay gắt. Hơn một chục người đã chết, chàng cũng hút chết nhiều lần, và chàng có linh tính là thần Chết vẫn đang rình rập chàng.

Tuy vậy, tìm được vị trí ẩn núp của thần Chết không phải dễ. Bên trên là nắng, những tia nắng vàng pha đỏ có thể đốt cháy mọi vật. Sau lưng là núi đá dựng cao sừng sững, không nhìn thấy đỉnh. Và đối diện chàng là rừng cây, rừng cây xanh rì, kiên cố như bức vạn lý trường thành bê-tông. Thần chết có thể phục kích ở bất cứ chổ nào. Một tay súng sau kẹt đá hoặc sau bụi rậm... Và vách núi ngất trời có hàng ngàn kẹt đá... và rừng cây lại có hàng ngàn bụi rậm...

Vì vậy, sau khi nhắm mắt lại Văn Bình nằm rạp xuống đất. Mặt đất cứng, gồ ghề, với nhiều mỏm đá sắc nhọn, làm da chàng sây xát. Nhưng vụ nổ mìn hồi đêm khiến mình mẩy chàng thâm tím, chàng không còn biết đau nữa. Chàng vội nằm rạp xuống đất vì giác quan thứ sáu của chàng vừa đánh hơi thấy người lạ.

Chàng đã tỏ ra thận trọng một cách khôn ngoan. Nhưng một lần nữa, sự thận trọng này trở thành vô ích.

Vì chàng chưa kịp giấu mặt sau một phiến đá rêu mốc thì có tiếng cười khà khà nổi lên phía sau. Chàng có cảm giác là một trái mìn nữa đang nổ ầm ầm... ầm ầm... song le, chàng lì lợm không thèm quay lại.

Tiếng cười khà khà ngạo mạn vẫn tiếp tục, rồi đến tiếng nói, tiếng nói ngạo mạn quen thuộc của gã đàn ông thân hình cân đối, dung mạo khôi ngô, phục sức híp-py màu hồng gợi cảm, có cái tên gợi cảm không kém là Hồng Lang, kỹ sư trường Bách khoa, Pháp quốc:

- Mời ông Văn Bình đứng vậy.
Chương trước Chương tiếp
Loading...