Hoa Lưu Ly Không Về

Chương 02



CHƯƠNG 2/12

Bữa cơm dọn dưới ánh đèn. Trong bàn chỉ có chị Thục, bé Hạnh và Lũy, người giúp việc đang dỗ Hiền trong chiếc nôi, với những câu hát nhỏ. Lũy ngồi chiếc ghế của anh Ðồng. Chị Thục bới cơm vào chén ỗi người, chị cười:

- Lâu quá mới ngồi ăn cơm chung với Lũy. Nhớ ngày xưa không?

- Có những cái nhớ mãi nhưng cũng có những cái quên rồi, chị.

- Nhưng cái này thì chị nghĩ chắc Lũy không quên đâu. Ngày xưa bao giờ lên mâm cơm chị em cũng cãi lộn nhau vì Lũy cầm đũa tay mặt còn chị cầm đũa tay trái, ngồi kế nhau không được, hai đôi đũa cứ chạm phải vào nhau. Mẹ nói đó là điềm sung khắc giữa hai chị em sau này.

Lũy cười:

- Không phải là điềm xung khắc mà là điềm báo trước hai chị em không ở gần được với nhau.

- Ðúng đấy.

Chị Thục vừa ăn vừa nói chuyện những năm theo anh Ðồng đi hết nơi này đến nơi nọ, những kỷ niệm ngày xưa, lúc chị còn là một nữ sinh của trường trung học. Màu áo tím đã như sợi khói mùa thu lá bay vào mắt anh Ðồng. Lũy ngày xưa không thích anh Ðồng lắm. Nhưng ở nhà thì hình như bằng lòng anh, vì anh Ðồng hiền, vui tánh, lại có vẻ cần cù biết lo cho tương lai. Chị Thục ngày xưa chắc cũng không ưng anh Ðồng lắm nhưng tánh chị từ nhỏ vẫn thụ động, và nể trọng gia đình. Không có quyết định và một chút cách mạng trong đầu óc. Ngày anh Ðồng đi hỏi cưới, chị bằng lòng ngay, theo gia đình. Bỏ lại sau lưng những chàng lang thang bạn bè của chị. Trong số đó có một thanh niên học văn khoa, nhà dưới quê lên Sàigòn trọ học. Buổi chiều hay tin chị Thục sắp về nhà chồng, anh kêu Lũy tới nhà chơi, hai người uống hết mấy chai bia trong cơn mưa với mấy con mực nướng, cơn say làm kẻ thất tình thèm hát, thèm trách móc người yêu phụ bạc, anh ôm đàn hát cho Lũy nghe bài "Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài". Tiếng hát của anh nghe nghẹn ngào lắm.

"Từ đó ta thành đôi tình nhân. Từ đó ta cùng vui tình xuân. Yêu nhau yêu nhau theo thời gian, xa nhau, xa nhau theo mộng tàn. Từ đó em làm dâu người ta, từ đó anh thành anh nghệ sĩ!..." Và anh Hoán đã thành anh nghệ sĩ thật. Những ngày sau đó anh thôi học, để viết văn làm báo, làm thơ. Những bài thơ sướt mướt nói về một cuộc tình đã lỡ. Lũy cười hỏi:

- Và chị chắc cũng phải nhớ tới một chuyện cũ ngày xưa?

- Chuyện gì ấy nhỉ?

- Chuyện anh Hoán. Cái anh chàng lừng khừng đầu tóc rối, học văn khoa ấy. Anh ta làm Lũy thuộc lòng luôn cái bài "Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài" đến bây giờ cũng không quên.

Chị Thục thoáng hồng đôi má. Chị chớp mắt thật là xa xôi:

- À, anh Hoán. Chị còn nhớ chứ.

- Từ đó em làm dâu người ta thì anh đã thành anh nghệ sĩ thật rồi đấy. Bây giờ anh đã là một nhà thơ nổi tiếng. Không chừng mai mốt bé Hạnh, con chị phải học nữa là.

- Thật chứ Lũy?

- Thật chứ dối chị làm gì?

- Buồn nhỉ?

- Trong va ly có mấy tác phẩm của anh chàng si tình ngày xưa ấy, chút nữa chị lấy mà đọc. Cam đoan sẽ đầy dẫy nước mắt và éo le vô cùng. Chị Thục cười:

- Ngày xưa chị cũng buồn cười. Lấy chồng như một cái máy. Không có đắn đo suy nghĩ gì cả. Anh Hoán vẫn thường gặp Lũy luôn chứ?

- Vẫn thường gặp và đi chơi với nhau. Anh làm việc ở một tòa báo. Căn nhà trọ ngày xưa vẫn còn. Con ngõ vào vẫn như thế, vẫn mưa phùn gió rét và lầy lội quanh năm.

- Thật chứ Lũy?

- Thật chứ dối chị làm gì.

- Thật chứ dối chị làm gì.

- Anh ấy vẫn còn nghèo à?

- Không nghèo như ngày xưa, nhưng anh thích như vậy.

- Lũy nói như chuyện tiểu thuyết vậy.

- Cõi đời này nó vẫn có những chuyện như thế đấy chị à. Chỉ những cô gái đi lấy chồng mới tưởng mình sống hoàn toàn trong thực tế mà thôi. Và đời sống đã hết những chồi non mơ mộng rồi.

- Thôi. Ăn cơm đi Lũy.

Ðôi mắt của chị Thục thật buồn sau câu nói. Lũy biết chị đang xúc động. Và khi xúc động chị thường "đuổi khéo Lũy như thế. Bữa cơm đầu tiên trong căn nhà chị Thục, bóng đèn xanh dịu mát ở phía trên, và những người ngồi xung quanh, những chiếc ghế phía dưới cho Lũy một không khí đầm ấm của gia đình, mà hình như Lũy đã quên từ lâu. Với Lũy, trước đó chỉ có những bữa cơm vội vàng, một mình. Bữa cơm như vậy không là nơi kéo lại những mất mát, hụt hẫng trong một ngày, mà là một thủ tục cần thiết và nhàm chán cho đời sống. Chị Thục bỗng gắp thức ăn bỏ vào chén Lũy, chị nói:

- Cố mà ăn cho nhiều, cậu gầy đét như cây tăm đấy.

Lũy chưa kịp xúc động vì cử chỉ săn sóc của chị Thục, Hạnh đã hích mũi nói:

- Rồi chẳng mấy chốc cậu làm đại diện cho hãng tăm Việt Nam, tha hồ ình xỉa răng, hả mẹ?

Chị Thục cười khúc khích, Lũy cốc vào đầu Hạnh một cái làm cho nó rút người lại:

- Còn Hạnh chắc xạo nhiều quá nên cái môi mỏng như miếng mứt dừa, và tham ăn quá trời nên có những hai chiếc răng khểnh. Phải không?

Hạnh tròn miệng kêu "í" một tiếng dài thòng. Lũy bỗng nhớ tới câu nói của Hạnh buổi chiều, lúc đứng trên thềm, nên hỏi:

- Hạnh có nhiều người quen ở đây không?

Hạnh lắc đầu không hiểu:

- Người quen là thế nào vậy cậu?

- Người quen là gặp nhau thường, và nói chuyện như cậu nói chuyện với Hạnh ấy!

- Thiếu gì. Mấy đứa bạn cùng học với Hạnh đó. Tụi nó nhiều chuyện lắm cậu ơi.

Lũy cười:

- Biết rồi. Nhưng cậu đâu có hỏi những đứa bạn tí teo của cháu.

- Chứ cậu muốn hỏi ai?

- Biết cháu quen với ai mà hỏi?

- Ơ.. cậu Lũy kỳ. Cháu không hiểu gì hết.

Chị Thục bới thêm một chén cơm cho Lũy và nói:

Chị Thục bới thêm một chén cơm cho Lũy và nói:

- Chị biết rồi. Cậu Lũy muốn hỏi tới người đi bỏ giùm bức thư chị gửi cho cậu đấy chứ gì?

Lũy gật đầu:

- Lúc nãy nghe Hạnh nói tên, nhớ quen quen.

- Cậu xạo thấy mồ mới lên đây lần đầu mà nói quen.

- Thì cháu cứ nói đại một lần nữa xem cậu có quen hay không thì biết ngay à?

- Dì Cúc Huyền. Ðó, cậu có quen không?

Lũy cười:

- Có phải người đó học ở trường Huyền Trân Công Chúa, nhà ở bên kia bờ hồ không?

Hạnh tròn mắt, ngạc nhiên hỏi:

- Ủa, cậu cũng quen với dì Cúc Huyền nữa hả?

- Quen chứ sao?

- Hồi nào?

- Lâu rồi. Quen trước khi Hạnh quen nữa kìa.

Hạnh cười, hích mũi:

- Cậu là chúa ba xạo.

Chị Thục nói:

- Ở đây cũng lâu rồi, nhưng chị chẳng có quen với ai cả, chỉ quen mỗi một mình cô Cúc Huyền ấy mà thôi. Cô ấy vẫn thường sang đây chơi vào lúc rảnh. Chắc là người mà cậu gặp lúc chiều và hỏi thăm đường đấy chứ gì.

Lũy gật đầu. Hạnh đã nhao nhao lên:

- Ấy, cậu Lũy xạo ghê chưa, mới gặp người ta lúc chiều để hỏi thăm đường mà dám nói là quen lâu ghê lắm. Mai mốt dì Cúc Huyền sang đây chơi, cháu mách lại à xem.

- Mai mốt cậu về mất tiêu rồi, đâu có ngán.

- Nhưng sinh nhật của cháu xong cậu mới về chứ. Mà sinh nhật của cháu thế nào dì Cúc Huyền cũng tới. Cậu sợ chưa?

- Không sợ.

Hạnh cong môi dọa:

- Ngoài miệng cậu nói vậy chứ trong bụng run thấy mồ. Cháu biết hết.

- Ngoài miệng cậu nói vậy chứ trong bụng run thấy mồ. Cháu biết hết.

Chị Thục lườm Hạnh:

- Thôi ăn cơm đi con, ở đó mà xí xọn.

Hạnh rụt cổ. Lũy dòm cười. Hạnh lén lấy chân đá vào chân Lũy một cái dưới gầm bàn. Bữa cơm đầu tiên nhà chị Thục thật ngon. Ăn xong Lũy mang chiếc ghế xích đu của anh Ðồng ra ngoài thềm nằm nhìn trăng. Ðống lá người giúp việc đốt lúc nãy bây giờ còn lại tro than, cứ có cơn gió đưa tới tro than lại bay lên. Con đường đã hoàn toàn vắng xe cộ qua lại. Chỉ thỉnh thoảng có một vài người đi bộ qua, với tiếng nói chuyện xầm xì. Dãy nhà bên kia bờ hồ, ánh đèn từ trong đưa ra trên một căn gác nào đó làm rực sáng mặt nước hồ. Lũy thấy một vài người ngồi câu cá khuất dưới các bóng cây. Trăng êm đềm phía trên, cây lá trầm mặc phía dưới. Thành phố yên tĩnh nghỉ ngơi. Và như vậy thời gian như ngừng lại ở chân thềm, nơi chỗ nằm của Lũy.

Cậu Lũy, cậu Lũy.

Hạnh lại hiện ra sau cửa sổ với bàn tay vẫy vẫy cho Lũy chú ý. Lũy quay lại hỏi:

- Gì thế hở nhỏ?

- Mẹ kêu cháu dắt cậu đi chơi.

Lũy cười:

- Cậu mà phải dắt nữa sao?

Hạnh cười khúc khích:

- Vì cậu chưa quen đường, chưa quen phố xá. Cháu phải dắt chứ sao?

- Nhưng đi chơi làm gì. Cậu thích nằm ở nhà nhìn qua bên kia bờ hồ xem người ta câu cá.

- Cậu không biết chứ ngoài phố vui lắm. Cậu đi một lần là mê luôn. Có quán kem này há, quán chè này há, rạp xi nê này há.

Lũy ngắt lời bằng cách đưa tay ra khoát khoát nói:

- Thôi những thứ đó dưới cậu thiếu gì.

Hạnh phụng phịu:

- Nhưng mẹ nói cậu buồn, phải dắt cậu đi chơi để làm quen với thành phố. Cháu cũng biết cậu đang buồn. Có đúng thế không?

- Sao cháu biết?

- Vì cậu nằm một mình ngoài thềm không nói gì.

Lũy đứng lên cười nói:

- Cháu xạo lắm. Nhưng cậu cũng đi với cháu ra phố.

Hạnh tụt khỏi cửa sổ đi thay quần áo. Lũy nghĩ tới những con đường buổi chiều đã đi qua, ngôi trường nữ trung học xinh xắn với bóng cây và những sợi điện kéo ngang dọc như những lằn chỉ. Rồi những con chim ngơ ngác. Lũy thấy thêm một đôi mắt mở lớn như thành phố đang bắt đầu có những xao xuyến lạ kỳ.
Chương trước Chương tiếp
Loading...