Hoàn Châu Chi Thái Hậu Kim An

Chương 10: Thái Hậu Công Tâm Kế (2)



Kinh Ương không phải là vị Thái hậu dễ bị Tiểu Yến Tử làm cho tức giận đến choáng váng như trong nguyên tác. Cô trở thành người phụ nữ may mắn có địa vị cao nhất hậu cung Đại Thanh, nên cô sẽ sống cuộc sống thư thái của mình. Đối với đám người não tàn, chẳng việc gì phải chịu nhịn, ủy khuất cả, có rất nhiều thủ đoạn để đối phó với họ.

Một a ca đã chú định không thể trở thành hoàng đế, một kẻ bao y nô tài (*), tuy rằng cô không biết vì sao một đái đao thị vệ bình thường lại trở thành thanh niên tài tuấn khó có được trong tiểu thuyết Quỳnh Dao, nhưng trong cấm vệ quân Tử Cấm Thành này đều là con em Bát Kỳ (**), Phúc Nhĩ Khang này ở trong đám người đó hẳn là chẳng có chỗ nào xuất sắc cả.

(*) Bao y: là một chế độ của Bát kỳ Mãn Thanh, ám chỉ những quần thể người phục vụ cho Hoàng thất Ái Tân Giác La, tức là Hoàng đế và các Tông thất Vương công khác. Có một số hiểu làm, đánh đồng Bao y với nô lệ. Thực tế, ngoài việc túc trực phục vụ Hoàng thất, thì Bao y là giai cấp có địa vị trong xã hội Mãn Châu, ngang bằng với tầng lớp Ngoại Bát kỳ, đều có hộ tịch chính thức và đều xem là "lương dân" trong xã hội. Do một vài vấn đề giai cấp, nên trong việc hôn thú, họ không được ưu tiên bằng Ngoại Bát kỳ (như nữ tử Bao y không thể tham gia Bát Kỳ tuyển tú, không thể được chỉ định trực tiếp làm Phi tần hay Phúc tấn, Trắc Phúc tấn; mà phải từ Quan nữ tử thăng lên). Bọn họ cũng có thể có nô gia của riêng mình, chính là tầng lớp Kỳ hạ Gia nô.

(**) Bát kỳ: là một chế độ tổ chức quân sự đặc trưng của người Mãn Châu và nhà Thanh (sau này), đặc trưng của Bát kỳ là mỗi đơn vị được phân biệt bằng một lá cờ khác nhau, tổng cộng có tám lá cờ cơ bản theo đó mọi người dân Mãn Châu đều thuộc một trong tám "Kỳ", đứng đầu là một kỳ chủ và tư lệnh tối cao là Đại Hãn, đó vừa là các đơn vị dân sự vừa mang tính chất quân sự. Bát kỳ ban đầu là danh xưng dùng để chỉ về Bát kỳ Mãn Châu hay Mãn Kỳ sau đó được phát triển thêm Mông Cổ Bát kỳ và Hán Tộc Bát kỳ vì vậy gọi chung là Bát kỳ (không phân biệt). Đây là một tổ chức quân sự đặc sắc của người Mãn Châu và cũng là đội quân hùng mạnh trong lịch sử Trung Hoa, đã đóng góp công lao to lớn trong cuộc chinh chiến giữa nhà Thanh và nhà Minh.

(nguồn: wiki)

Nghĩ vậy, Kinh Ương liền nhớ tới nhiều chi tiết không thể tưởng tượng được. Trong kịch hay mô tả rằng Càn Long cực kỳ yêu thích vị Ngũ a ca này, nhưng mà ở trong tiểu thuyết Quỳnh Dao, cái sự yêu thích này có vẻ như khó mà tưởng tượng được. Một đứa con trai được yêu thích, mà lại được ban hôn với một bé gái mồ côi người Hán, không quyền không thế không bối cảnh hay sao? Sau này, Càn Long còn ban cho hắn một đứa con gái của viên quan tứ phẩm, mà Trần Tri Họa này cũng là một cô gái người Hán. Tuy ở thời kỳ Càn Long, việc cấm kết hôn giữa hai dân tộc Mãn – Hán không còn bị nghiêm khắc cấm đoán nữa, nhưng tốt xấu gì Vĩnh Kỳ cũng là a ca, cho dù có không được sủng ái đi nữa thì cũng không nên bị tứ hôn theo kiểu khó coi như vậy chứ? Huống chi, Trần Tri Họa này còn được làm Đích Phúc tấn. Một a ca mà lại có Đích Phúc tấn là người Hán ư? Ngay cả trong con em Bát kỳ, rất ít Đích Phúc tấn là người Hán. Nếu Vĩnh Kỳ này là a ca được sủng ái của Đại Thanh thì sao có thể như thế được? Không thể nào như thế chứ!

Kinh Ương cảm thấy, trong tiểu thuyết “Hoàn Châu cách cách” có rất nhiều lỗ hổng mà không ai lý giải được.

Hay là nên nói, ở trong tiểu thuyết mà lấy tình yêu làm chủ, thì cái gì gọi là lễ nghi cung đình, cái gì gọi là trách nhiệm gia đình, cái gì gọi là công việc quốc gia, đều chỉ là phông nền, như một cơn gió thổi nhẹ là tan trong cuộc đời của các vai chính?

Trong lòng chửi thầm một trận, Kinh Ương lại bưng cái khí thế Thái hậu cao cao tại thượng lên, không hề cảm thấy mình trói buộc cô Hoàn Châu cách cách ngây thơ như vậy, tốt đẹp như vậy, ngay thẳng như vậy, là có bao nhiêu lãnh khốc, là vô tình cỡ nào, là máu lạnh cỡ nào, tàn nhẫn cỡ nào. Cô không nhanh không chậm ra lệnh:

- Người tới, phái thêm cao thủ canh giữ bên ngoài Sấu Phương trai. Chừng nào Hoàn Châu cách cách còn chưa học giỏi các quy củ thì chừng đó không được ra cửa, không cho phép ai đến thăm Hoàn Châu cách cách. Nếu có việc gấp muốn gặp, trừ phi là có khẩu dụ của ai gia hoặc Hoàng hậu, không thì, ai vi phạm sẽ phạt đánh hai mươi đại bản. Ai dám cầu tình thì chính là muốn đối nghịch với ai gia.

Lời này đã đủ rõ ràng chưa? Ai đứng ở bên Hoàn Châu cách cách thì chính là muốn gây khó chịu cho ai gia. Ai gia không thoải mái, các ngươi cũng đừng mong sống yên.

Lúc này, Tử Vi không dám nói lời nào, Nhĩ Khang cũng không dám lên tiếng, ngay cả Vĩnh Kỳ luôn che chở cho Tiểu Yến Tử cũng không dám nói thêm một lời.

Đây là lần đầu tiên Tiểu Yến Tử gặp phải loại chuyện này, người yêu, bạn bè bên người đều không cầu tình thay mình. Nàng ta đứng phắt dậy, chỉ vào Kinh Ương mà nói:

- Bà làm cái gì vậy? Tôi đã làm gì đâu? Chẳng phải là tôi chỉ mới đẩy Dung ma ma với Quế ma ma thôi sao? Bọn họ cũng đâu bị thương tật gì? Bà chính là không thích tôi, không muốn tôi sống tốt. Còn ở đó mà nói mấy lời vô nghĩa gì đó. Tiểu Yến Tử tôi chẳng hiếm lạ gì cái chức Hoàn Châu cách cách này cả!

Kinh Ương nhìn Vĩnh Kỳ cười lạnh, giọng điệu tỏ ra thương hại:

- Vĩnh Kỳ à, ngươi thấy rõ chưa, đây chính là đứa con gái mà ngươi yêu đấy. Vào lúc này rồi mà nàng ta còn không lo lắng xem, nàng ta chọc giận ai gia rồi thì ngươi sẽ gặp phải phiền toái gì. Đây chính là tình yêu mà ngươi muốn đó, thật là làm cho ai gia mở rộng tầm mắt.

Cô thở dài một trận:

- Nhi nữ tình trường, anh hùng khí đoản. Hoàng hậu, bồi ai gia hồi Từ Ninh cung đi, ai gia cũng mệt rồi.

Kinh Ương sẽ không thật sự muốn làm gì Tiểu Yến Tử ngay lúc này, tốt xấu gì cũng phải xem xét Tiểu Yến Tử kia có còn tạo ra cảm giác mới mẻ, thú vị nào cho con trai tiện nghi kia như trước nữa không.

Những lời của Lão Phật gia như một cây roi quất vào người Vĩnh Kỳ, mơ hồ có cảm giác đau.

Thấy đoàn người Lão Phật gia đã đi xa, Tử Vi mới đứng lên, kéo tay Tiểu Yến Tử mà nói:

- Tiểu Yến Tử, tỷ vẫn nên học tốt quy củ đi thôi. Lão Phật gia đã tức giận rồi. Hơn nữa, Lão Phật gia nói cũng có lý, mới vừa rồi tỷ đối xử với hai vị lão nhân gia thật sự là không tốt….

- Cái gì mà không tốt?

Tiểu Yến Tử đẩy Tử Vi ra. Tử Vi lảo đảo một cái, may mắn được Kim Tỏa phía sau đỡ lấy.

- Tỷ không cần muội phải dạy dỗ.

Tiểu Yến Tử nổi giận đùng đùng với mấy người trước mắt.

- Mấy người các ngươi, vừa rồi có ai nói giúp gì ta đâu, lúc này cũng đừng có giả mù sa mưa, làm ra vẻ quan tâm ta làm gì.

Nói xong, nàng ta cũng không thèm quay đầu, rời đi.

- Sao nàng ta lại như vậy chứ???

Kim Tỏa không cao hứng mà oán giận.

- Nàng ta hại tiểu thư bị Lão Phật gia trách cứ, thế mà còn làm như thế, thật là quá đáng quá mà!

- Kim Tỏa, đừng nói nữa.

Tử Vi cười khổ.

- Bây giờ Tiểu Yến Tử tâm tình không tốt, tỷ ấy cũng không phải cố ý.

- Tiểu thư…..

Kim Tỏa thấy Tử Vi như vậy, nói thêm cũng không tốt, chỉ buồn bực trong lòng. Tiểu Yến Tử kia trước đây từng đoạt vị trí của tiểu thư, hiện tại đều là cách cách mà nàng ta còn dám ném sắc mặt cho tiểu thư xem. Nàng ta dựa vào cái gì?

Nhĩ Khang thấy cảnh tượng này thì khẽ nhíu mày, không nói một lời, mà thái độ của Vĩnh Kỳ cũng khác thường, không có đuổi theo.

Kinh Ương trở lại Từ Ninh cung, cho người khác đều lui xuống, chỉ giữ lại Hoàng hậu, Dung ma ma và Quế ma ma. Cô lười biếng khảy bộ móng tay tinh xảo của mình:

- Hoàn Châu cách cách kia, các ngươi không cần làm ra hành động gì quá khích. Ngày thường giáo dưỡng các cách cách khác như thế nào thì làm như thế ấy. Nếu không thì, lấy sự sủng ái của hoàng thượng với con cách cách kia, đến lúc đó chuyện có lý cũng biến thành không có lý. Ai gia cũng muốn chống mắt lên xem loại đồ vật kia có thể gây chuyện như thế nào nữa!

Đến, dùng “loại đồ vật kia” để hình dung một cách cách là đủ thể hiện Thái hậu vô cùng chán ghét Hoàn Châu cách cách. Dung ma ma rũ mắt mà nghĩ, có khi ngày thường Thái hậu mắng những cung nữ, thái giám không nhanh nhẹn thì cũng không đến mức dùng cái từ đó đâu.
Chương trước Chương tiếp
Loading...