Hoàng Hà Quỷ Quan

Quyển 1 - Chương 17: Bảy ngày nguyền rủa



*

Tôi nghe xong hít một hơi khí lạnh, óc không ngừng nhảy múa.

Nhớ lại biểu cảm sau khi chết của Vương Toàn Thắng, giáo sư cùng với Đan Quân có thể dễ dàng đoán được đây chắc chắn không phải ngẫu nhiên.

Nhìn sắc mặt của Thiếu Gia và Nhã Nam tôi biết bọn họ cũng nhận ra điểm này, liền hỏi: “Hai người nghĩ thế nào?”

Thiếu Gia nói: “Chuyện này sợ rằng có chút không bình thường, hai người chúng tôi đều cảm thấy có vấn đề cho nên mới đến tìm anh cùng bàn bạc.”

Tôi hỏi: "Bệnh viện nói thế nào?"

Nhã Nam nói: "Nói là bệnh tim, mặc dù giáo sư thực sự là có bệnh tim, nhưng cho dù ở vào thời điểm xúc động rất mạnh cũng chưa từng lộ ra loại biểu cảm này."

Thiếu gia lại đưa cho tôi một số tài liệu nói: “Những thứ này đều do Vương Nhã Nam thu thập, tài liệu liên quan tới cổ mộ dưới nước, anh xem một chút đi.”

Hiệu quả của việc tu thân mấy tháng quả nhiên rất tốt, lúc này tôi đã bình tĩnh trở lại, đốt một điếu thuốc rồi mở những tài liệu này ra.

Trong đống tài liệu trước mặt có một báo cáo tổng kết quá trình khảo cổ, nói rằng trong cổ mộ phát hiện kẻ gian trộm mộ được trang bị đèn pin và đồ lặn, lúc ấy bọn họ vô cùng lo sợ, cho rằng mình đã chậm một bước, có điều sau đó phát hiện kết quả vẫn rất khả quan, đồ cổ cơ bản bị hư hại không đáng kể.

Toàn bộ hình ảnh văn vật xuất thổ một tập dễ đến vài chục tấm, tôi nhìn thấy mấy tượng người hầu bằng đồng thau kia, so với ở dưới nước thì rõ hơn rất nhiều, còn có rất nhiều đồ đồng thau, đồ gỗ, những thứ này đều tìm được dưới lớp phù sa, lúc đó chúng tôi chưa phát hiện.

Một phát hiện trọng yếu cũng được ai đó dùng bút đỏ khoanh lại, đó là hình những bức bích họa, tổng cộng 76 bức.

Bên dưới rất nhiều di vật văn hóa đều được tỷ mỉ phân tích, niên đại khẳng định là thời Tây Hán, thời điểm đó đồ đồng thau cơ bản phát triển cực thịnh. Đỉnh đồng kế thừa hình thức đỉnh đồng thời Tần nhưng ba chân thấp hơn, đôn hình hộp, hũ có hũ lớn hũ nhỏ cùng tồn tại, hũ lớn eo dưới hơi tóp lại, trong lòng lại phình hơn so với thời Tần, hũ nhỏ phần bụng cao gầy, thường được chế thành hình Ly (hình tượng một loại rồng không có sừng thời cổ). Chế tác rất tinh xảo, phần bụng chiếc đỉnh được khảm nạm hoa văn lục tùng tam giác. Như vậy đặc thù đã rất rõ ràng.

Liên quan tới việc chủ mộ là ai cũng có rất nhiều phân tích, có điều căn cứ vào hình vẽ điêu khắc, so sánh với “Hoàng Hà chí” còn ghi lại, bọn họ nghĩ đến một truyền thuyết.

Quan tài đá có điêu khắc đó được gọi là “Trấn hà long quan”. Truyền thuyết kể rằng lúc đó vào thời Tuyên đế Tây Hán, thời điểm một “Thủy hành đô úy” đang chỉ huy nạo vớt phù sa trên Hoàng Hà, đào từ phần đáy phù sa Hoàng Hà lên. Lúc đó mọi người nhìn qua thấy trên quan tài có minh văn, cũng biết là đồ do cổ nhân lưu lại, tất cả mọi người cùng quỳ xuống dập đầu, không dám động tới cái quan tài này một chút nào, lại mang quan tài trả về chỗ cũ.

Lúc đó Quảng Xuyên vương Lưu Khứ mê đồ cổ, sau khi nghe được tin này, cho rằng vật này là cổ vật, trong quan tài nói không chừng có bảo bối, liền lệnh cho người lén lấy quan tài ra gấp mang về dinh thự của mình, kết quả không thể tin nổi đó là buổi tối hôm đó, bốn người mang quan tài ra liền cùng nhau chết bất đắc kỳ tử.

Lúc đó Lưu Khứ còn xem thường, có điều qua mấy ngày sau, trên trấn bắt đầu phát đi tin tức, những người tham gia nạo vét lòng sông Hoàng Hà đào được quan tài tại hiện trường, người này tiếp người kia đều tử vong. Trong trấn bắt đầu hỗn loạn với lời đồn những người chết này đều liên quan tới cái quan tài đá kia.

Lưu Khứ nghĩ mình cũng từng sờ vào quan tài đó, trong lòng nhất thời cảm thấy bất an, hắn phái người cả đêm mời thầy phong thủy nổi danh nhất vùng tới trấn trạch. Thầy phong thủy kia tới gần nơi đặt quan tài trong đình một chút thì đột nhiên ùm một tiếng quỳ sụp xuống đất, không dám tiến lên một bước, run rẩy như mất hồn.

Lưu Khứ hỏi lão đã xảy ra truyện gì, lão sống chết không chịu nói, chỉ nói bên trong đình có một hung vật, la sát yêu quan, bất kỳ là ai đụng phải nếu là mệnh xấu sẽ chết tại chỗ, nếu là mệnh vượng thì trong bảy ngày chắc chắn cũng phải vào hoàng tuyền, không có cách phá giải. Nếu như đại nhân đã đụng phải quan tài đó, cũng khó thoát tai kiếp.

Lưu Khứ vừa nghe liền hoảng sợ, sai quân lính dùng đao áp giải thầy  phong thủy kia vào bên trong đình, nhốt chung lão với quan tài kia để cho hắn phải nghĩ biện pháp hóa giải, nếu không sẽ bị chém đầu.

Nhưng tới ngày hôm sau khi bọn họ quay lại trong đình, phát hiện thầy phong thủy kia đang nằm trên cỗ quan tài với một tư thế vô cùng quỷ dị, giống như đã phát điên, toàn thân toàn là vết thương.

Chuyện về sau thế nào không ai biết, sau đó năm ấy Hoàng Hà ngập nước, không ít người dân bị lũ cuốn chết chìm, dân chúng đều nói nguyên nhân là do Lưu Khứ đã đào mất “Trấn hà long quan”, cho nên liền dấy lên bạo động, Lưu Khứ vì ổn định lòng dân, không còn cách nào khác liền mang cái quan tài đá trả lại xuống đáy sông. Sự phẫn nộ của dân chúng mới lắng xuống.

Tôi gập tài liệu lại nói: “Như vậy có thể nói là ở dưới nước có mộ trấn sông, có thể mộ này là do Quảng Xuyên vương xây dựng, vì lo lắng dòng dân oán than, mà cái quan quách bằng đá kia chính là thứ gọi là “La sát yêu quan”.

Nhã Nam nói: “Không phải, anh xem thử cái này.”

Cô lựa từ trong đống hình ra một tấm, tôi nhìn thử, trên hình là chiếc quan tài đá bốn mặt kia, lại mở ra bên trong là một thứ đồ màu đen, có thể xác định đó chính là một loại đồ đồng thau, phía trên điêu khắc đầy minh văn chim triện.

“Quan tài đá kia được giao cho các người mở sao?” Tôi không dám tin hỏi.

Cô bé nói: “Chuyện này tôi cũng không biết, là do nhóm các giáo sư lý số quyết định. Tại trung tâm khảo cổ rất nhiều tài liệu đều được bảo vệ tuyệt mật, tôi không có quyền được biết. Có điều tôi có thể biết đó là quyết định mở quan tài đá được đưa ra sau khi giáo sư đã chết.”

Tôi cảm thấy chuyện này quả thực không hề đơn giản, nói không chừng những lão giáo sư kia đã biết ý nghĩa đoạn minh văn dưới đáy quan tài nên mới quyết định mở quan tài đá.

Có điều lúc đó tôi nhìn thấy quan tài căn bản không có khe hở, có thể bọn họ phải dùng đến phương pháp bạo lực phá hư quan tài, làm như vậy thực sự là hạ sách, không biết có phải do bọn họ có lý do vạn bất đắc dĩ không thể không khai mở quan tài không.

Đồ trong quan tài, chỉ có một tấm hình, tôi quả thực cũng không thể nhận ra đó là thứ gì. Trong lòng thầm nghĩ khi đó tôi nhìn thấy trong quan tài nửa trong suốt lộ ra một bóng người màu đen chứ không phải vật này, vậy cái này là gì chứ?.

Tôi thở ra một hơi, buông tài liệu xuống, Thiếu Gia liền nói: "Lão Hứa, cùng bọn tôi về núi tây đi! Có chuyện gì thì hỗ trợ nhau cũng tốt, tôi muốn về lại trấn Đông Hoa, tìm bọn lão Thái, xem thử bọn họ thế nào, có lẽ bọn họ biết chút gì đó? Vả lại lâu rồi chúng ta cũng không đi thu đồ."

Từ sau khi Thiếu Gia khai trương cửa hàng, rất nhiều hàng hóa của tôi cũng đều chuyển về chỗ hắn, hắn làm ăn cũng không tệ, mặc dù ban đầu gặp nhiều khó khăn nhưng về tổng thể cũng là ngày một khấm khá.

Chuyện này không đầu không đuôi, tôi cảm thấy cũng không có phương hướng chính xác để điều tra, có điều thấy hai người bọn họ tới thăm tôi, tôi cũng rất cao hứng muốn trở về núi tây xem thử một chút, liền gật đầu, thầm nghĩ đến Sơn Tây rồi tính, đằng nào cũng phải ghé qua chợ Nam Cung.

Chuyện này đã ấn định như vậy, nói ngắn gọn là ngày hôm sau chúng tôi lên xe lửa đi Thái Nguyên.

Trên đường đi tôi cẩn thận xem kỹ lại những tư liệu kia, có hỏi Nhã Nam Quảng Xuyên vương Lưu Khứ là người như thế nào, nghe rất quen tai, có quan hệ thế nào với Lưu Bị trong Tam Quốc.

Cô bé cười nói, bọn họ là người thân, khai cơ thủy tổ của Quảng Xuyên vương tộc tên là Lưu Việt, là con trai cảnh đế thứ 11, mẹ đẻ là Vương phu nhân. Năm 155 trước công nguyên, Lưu Việt được thụ phong làm Quảng Xuyên vương, dời đô từ Trường An về Hà Bắc, khai cơ hoàng tộc Quảng Xuyên gia tộc.

Đời thứ ba Quảng Xuyên vương Lưu Khứ là một người vô cùng đặc biệt, hắn ta tướng mạo tuấn mĩ, còn đẹp hơn cả đàn bà nhưng tàn bạo thành tính, từng phái người giết hại toàn bộ cả nhà thầy giáo của mình  .

Trong lịch sử ghi lại, ông ta thường xuyên phân xác người, còn dùng độc dược, đào vôi khuấy lên, thả người vào nồi lớn hầm thành thịt nát. Những chuyện bạo hành phi nhân tính khiến người người đều hận này ở Quảng Xuyên vương phủ đã là chuyện thường ngày. Những mỹ nhân bị Lưu Khứ phân xác lên tới trên 14 người.

Những điều này điều này là được ghi chép trong lịch sử, còn dã sử ghi lại, Lưu Khứ có sở thích giết chóc là bởi vì hắn theo đuổi tà thuật, hắn tin rằng phía dưới vương phủ có một cái vực sâu, bên trong nuôi dưỡng ác quỷ, Lưu Khứ giết người chính là muốn cúng cho ác quỷ này.

Còn một chuyện nổi danh khác đó là Quảng Xuyên vương giỏi trộm mộ, cả đời hắn đã đào xới tất cả các cổ mộ, ngay cả ở những nơi khác cũng không bỏ qua, truyền thuyết không nói rõ là hắn tìm gì trong cổ mộ.

Sau đó vì hắn quá tác oai tác quái nên đã bị cách chức làm thứ dân, lưu đày ở Thượng Dong (nay là huyện Trúc Sơn tỉnh Hồ Bắc)

Trong thời gian lưu đày hắn đã tự sát (hoặc là bị người khác sát hại) có điều di thể của hắn lại đột nhiên mất tích.

Tôi nghe được liền cảm thấy ngạc nhiên, “Không phải là sau khi đụng phải quan tài kia, trong vòng bảy ngày phải chết sao? Vì sao Lưu Khứ lại không?”

Nghĩ đến việc tôi cũng từng đụng phải cái quan tài kia, nếu phải chết ta cũng đã chết từ lâu rồi, mà đoàn khảo cổ tại hiện trường đụng phải quan tài đó chắc chắn cũng không ít, “Hoàng Hà chí” quả thật đã nói càn rồi.
Chương trước Chương tiếp
Loading...