Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 172: Diệu Đạo



Chúng sanh có căn tánh thiện nhiều hay ác nhiều, Phật đều biết hết. Dục niệm của chúng sanh dù nhiều, dù ít Phật cũng hiểu rõ. Cho nên Phật vì chúng sanh mà chỉ dạy biết bao nhiêu là diệu đạo.

Diệu đạo là gì? Nói theo cách cạn cợt: Đạo là những việc làm thường ngày, đạo mà mỗi ngày chúng ta dùng, thực hành, kinh nghiệm đều rất là vi diệu. Nếu không chú ý nghiên cứu nó, chúng ta sẽ không biết chỗ vi diệu của nó đâu. Còn nếu chú ý nghiêm cứu nó, thế thì bất cứ việc gì cũng đều diệu, diệu không thể nói được. Ví như đồ vật mà chúng ta dùng thường ngày là từ đâu đến? Là đến từ nơi rất vi diệu. Rồi chúng nó đi đâu? Đi tới chỗ cũng thật là diệu mầu. Tóm lại, tất cả đều là diệu đạo.

Cảnh giới mà chúng ta sinh hoạt mỗi ngày cũng chính là diệu đạo. Cũng giống như chúng ta không ăn thì bụng đói. Vì sao phải đói? Đó là diệu. Sau khi chúng ta ăn xong thì no. Đó cũng là diệu. Cho đến mặc áo hay uống trà, tất cả cũng đều tuyệt diệu như nhau. Nếu không huyền diệu thì sao chúng ta phải dùng đến chúng? Mặc dù chúng ta dùng chúng, nhưng cũng không dùng được lâu dài, mà chỉ là tạm thời thôi. Vậy quý vị nói có phải là vi diệu không?

Có người nói: “ A! Ai mà không biết đạo lý này!”

Nhưng chỗ hiểu biết của quý vị ở ngoài da, chứ không phải cứu cánh. Quý vị chưa biết được chỗ vi diệu đâu.

Vì sao người ta thích ăn ngon? Đó là cái vi diệu. Vì sao người ta muốn mặc quần áo đẹp? Đó cũng là cái vi diệu. Vì sao người ta thích ở trong căn nhà tốt đẹp? Đó cũng là cái vi diệu nốt.

Chúng ta không mấy minh bạch về ý nghĩa của cái vi diệu này cho lắm. Nói theo cách khác, nếu chúng ta hiểu rõ thì là diệu, không hiểu rõ tức là không diệu. Cũng giống như hai hành giả “ Tam Bộ Nhất Bái” đang lúc trên đường vừa đi ba bước, lay một lạy; có một vị quần bị rách không thể che thân. Lúc bấy giờ, bên đường lại xuất hiện một cái quần!

Đó là cái vi diệu. Sau đó lại có người ném chai bia vào họ, nhưng không trúng, đó cũng là cái vi diệu. Ý nghĩa của sự vi diệu này thì có rất nhiều chuyện để nói vậy.

Giảng ngày 5 tháng 11 năm 1980
Chương trước Chương tiếp
Loading...