Kính Vạn Hoa - Tập 39 - Đoàn Kịch Tỉnh Lẻ
Chương 03
Màn từ từ khép và cùng lúc đèn trong rạp bật sáng, báo hiệu giờ nghỉ giải lao. Khán giả không đông, nhưng tất cả đều vỗ tay nhiệt tình. Nhỏ Diệp quay sang Quý ròm: - Hay quá anh hả? Vừa buột miệng, nhỏ Diệp chợt nhận ra ngay sai lầm của mình. Anh nó chúa ghét kịch. Hôm nay anh nó chịu đi với nói là vì không dám cãi lời mẹ. Lẽ ra, nó nên làm thinh. Ðằng này, nó hào hứng quá, thành ra bộp chộp. Hỏi kiểu đó chẳng khác nào trêu người anh nó, chọc cho anh nó ngoác miệng chê bai, bài xích kịch nghệ. Cho nên hỏi xong, nhỏ Diệp giật mình lấm lét quay mặt đi chỗ khác. Nào ngờ anh nó làm nó ngạc nhiên quá. Không những không chê bai, Quý ròm còn mau mắn gật đầu: - Ừ, hay ghê! Rồi trước cặp mắt trố lên của nhỏ em, Quý ròm tiếp tục cảm khái: - Tao đã biết trước cốt truyện rồi mà xem vẫn thấy hồi hộp. - Cô Giôn-xy đóng cứ như sắp chết đến nơi! - Nhỏ Diệp hớn hở bình luận – Xem cứ lo lo là! - Cô Hồng Hạnh đóng vai cô Giôn-xy chứ không phải cô Giôn-xy đóng! – Quý ròm chỉnh em. - Em quên! - Nhỏ Diệp lổn lên, rồi tiếp – Cả cô Xiu, à quên, cả cô Thu Hà đóng cũng hay. Quý ròm định nói “Vai bác sĩ cũng hay” nhưng tự nhiên nó thấy ngường ngượng. Mới trước đây một tiếng đồng hồ nó còn tuyên bố kịch cọt là thứ đáng chán nhất trên đời, nay bỗng dưng quay ngoắt 180 khen nức nở, nó sợ sẽ cười vào mũi nó. Vì vậy mà rốt cuộc Quý ròm đã nín thinh. Nó quay đầu nhìn về phía phòng giải khát đang lố nhố người, hỏi lắng: - Mày khát nước không? Tao lại đằng kia mua hai bịch xá xị nghen? Nhỏ Diệp lắc đầu: - Em không khát. Anh mua một bịch thôi. - May không uống, tao cũng không uống! Quý ròm nói. Và nó ngồi yên tại chỗ, đưa mắt tò mò ngắm người qua kẻ lại. Nhỏ Diệp cũng ngồi làm thinh bên cạnh. Nó đang say sưa hồi tưởng lại những cảnh đã xem. Rồi chắc lưỡi một mình: - Hay thật! Quý ròm quay qua: - Gì hở mày? - À, không! - Nhỏ Diệp bối rối nói trở đi – Bây giờ em lại thấy khát nước. Quý ròm ngoảnh nhìn lên sân khấu: - Giờ thì chịu thôi. Người ta sắp diễn rồi… Quý ròm nói chưa dứt câu, tiếng người xướng ngôn viên thình lình cất lên: - Màn hai sắp bắt đầu. Xin bà con cô bác ổn định chỗ ngồi. Tiếng ghế lách cách đồng loạt vang lên do những khán giả đang lảng vảng ở phòng giải khát vội vã trở về chỗ. Ðèn trong khán phòng tắt ngóm và bức màn nhung chậm rãi tách sang hai bên. Nhỏ Diệp đụng khẽ vào tay anh nó: - Lâu như thế, giờ này chắc chẳng còn chiếc nào. - Lâu như thế, giờ này chắc chẳng còn chiếc nào. - Gì cơ? - Những chiếc lá trường xuân. Em nghĩ chắc đã rũng sạch rồi. - Quý ròm mỉm cười trong bóng tối. - Mày cứ xem thì biết. Lúc này, dưới thứ ánh sáng đỏ quạch của sân khấu, khán giả nhìn thấy một người đán ông đang ngồi ngật ngưỡng trên một chiếc ghế thấp. Và khi ánh sáng chuyển sang màu trắng và sáng dần lên, người đàn ông hiện rõ là một ông già nhỏ thó khoảng sáu mươi tuổi, tóc râu loàn xoàn, mặt đỏ gay vì rượu, trên tay vẫn còn cầm một cái chai chứa thứ nước màu đỏ, chả biết là rang hay rum, chỉ còn phân nửa. Quý ròm biết ngay đó là họa sĩ Be-man. Họa sĩ Be-man là người thất bại trong nghệ thuật. Cụ luôn luôn nuôi ý định về một bức tranh kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu cả. Bao năm nay cụ chẳng vẽ được gì, ngoài việc thỉnh thoảng bôi bác một bức cho ngành buôn bán hay quảng cáo. Cụ kiếm được chút ít bằng cách ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ cùng ở khu đó vốn không đủ tiền thuê nổi một người mẫu chuyên nghiệp. Cụ rất yêu mến Giôn-xy và Xiu, tự coi mình là con chó xồm lớn chuyện gác cửa bảo vệ hai nữ nghệ sĩ trẻ ở phòng vẽ tầng trên. Xiu bước vào, bắt gặp cụ Be-man nồng nặc mùi rượu, đang ngồi nhâm nhi bên cạnh tấm vải trống trơn trên chiếc giá vẽ từ hai mươi lăm trăm năm nay vẫn cứ chờ đợi mãi nét vẽ đầu tiên của bức tranh kiệt tác: - Chào cụ. Cụ Be-man ngước đôi mắt lờ đờ: - A, cô Xiu. Hôm nay, tôi phải bắt đầu làm người mẫu cho cô về lão thợ mỏ đó rồi ư? - Cháu đến gặp cụ về chuyện của Giôn-xy. - Giôn-xy làm sao? - Giôn-xy bị sưng phổi đã mấy ngày nay. Cụ Be-man đứng bật dậy, giọng lo lắng, đôi mắt nửa khép bỗng quắc lên: - Trời đất! Sao bây giờ cô mới nói cho tôi biết? Thế bác sĩ đã đến chưa? - Ðã đến rồi ạ. Họa sĩ Be-man bứt bứt chòm râu rậm, hùng hổ như sắp sửa nhổ phàng đi. Cụ quát như sấm: - Cái thằng khốn kiếp đó, hắn không chừa một ai! Quả là đồ vô lương tâm, tàn nhẫn, ích kỷ, thối tha, bẩn thỉu. Cụ Be-man nguyền rủa một tràng, toàn những từ nặng nề cô Xiu giật bắn. Cô ngơ ngác hỏi: - Cụ nói ai cơ? Ông bác sĩ ấy ư? -Bác sĩ thì dây gì vào đây! - Cụ Be-man phẩy phẩy tay, như để đuổi ông bác sĩ vô hình nào đó đi khỏi câu chuyện của mình – Ta đang nói đến cái lão viêm phổi. Cô Giôn-xy nhỏ bé dường kia, yếu ớt dường kia, đâu có phải đối thủ xứng tay với hắn, thế mà hắn vẫn không tha. Hừ, một tên bợm già khốn kiếp! Từ bứt râu, cụ Be-man chuyển sang vò râu, và gầm ghè: - Chà, nếu tên bợm đó gặp phải tay ta… Có vẻ như cụ Be-man sắp sửa tuyên chiến với kẻ thù. Trông cụ hăng lắm. Nhưng đang nói nửa chừng, sực nhớ có chuyện còn quan trọng hơn chuyện mắng nhiếc và thách đấu với tên bợm già kia, cụ đột ngột rẽ ngang: - Thế Giôn-xy đã uống thuốc rồi chứ? - Dã, uống rồi. - Thế có nghĩa là cổ sắp bình phục rồi phải không cô Xiu? - Giọng cụ Be-man khấp khởi. - Chưa ạ. Xem chừng còn nặng hơn, thưa cụ! – Cô Xiu đáp bằng giọng rầu rầu. - Sao lại như thế được! - Sao lại như thế được! Cụ Be-man hét lên. Cụ vung tay ném mạnh chai rượu uống dở vào góc nhà vỡ tan. Một tiếng “xoảng” chát chúa vang lên, những mảnh thuỷ tinh vụn tung toé giữa lênh láng nước và giữa mùi rượu bốc lên nồng nặc. Cô Xiu lùi lại một bước. Nhưng cô không tỏ ra hoảng hốt hay sợ hải, vẻ như cô đã quen với những hành vi bất thường của cụ Be-man. Trong lúc đó cụ Be-man vẫn chưa hết bực bội. Cụ thu nắm đấm, răng nghiến kèn kẹt. Cụ đấm một phát vào khoảng không, lặp lại câu vừa rồi một cách giận dữ: - Sao lại như thế được! Không thể như thế được, cô Xiu à. Hoạ sĩ Be-man do diễn viên Văn Vui thủ vai sống động một cách thẳn tình. Chỉ trong một khoảng khắc ngắn ngủi, vẻ mặt, dáng điệu, giọng nói liên tiếp thay đổi từ uể ải, ngạc nhiên đến âu lo, hy vọng, rồi chuyển qua nhiều bộ mặt trong một một bộ mặt, nhiều con người trong một con người. Ðến mức khán giả bình dân của rạp Cao Ðồng Hương vốn quen tán thưởng nghệ sĩ bằng cách vỗ tay rầm rộ cũng quên mất thói quen ồn ào đó. Họ nín thở. Họ lặng người đi trước tâm trạng chuyển biến liên tục của người họa sĩ già trên sàn diễn. Ðến mức Quý ròm phải buột miệng tấm tắc bên tai nhỏ em: - Diễn viên đóng hay wá! - Ừ, hay ghê! - Nhỏ Diệp vui vẻ đáp. Bây giờ nó không ngạc nhiên về lời khen tặng của anh nó nữa. Nó biết, anh nó đã bị đoàn kịch Vàm Cỏ chinh phục. - Diễn viên đó tên gì hở mày? – Quý ròm tặc lưỡi – Khi nãy có giới thiệu mà tao quên mất. - Tên là Văn Vui. Nhỏ Diệp đáp bằng giọng hãnh diễn, chứng tỏ là rất ít khi anh nó nhờ cậy đến trí nhớ của nó. - Văn Vui đóng hay tuyệt, mày há? – Quý ròm lại nói. Và nhỏ Diệp lại nhanh nhẩu hùa theo: - Ừ, tuyệt hay! Cô Xiu liền kể cho cụ Be-man nghe ý nghĩ kỳ quặc của Giôn-xy và nói cho cụ biết cô lo lắng như thế nào về điều đó. Rằng Giôn-xy yếu đuối và mảnh mai như một chiếc lá, quả thật, rất có thể sẽ bay đi mất, khi mới rằng buộc mong manh giữa cô ấy với trần gian này suy yếu. Nghe xong câu chuyện, cụ Be-man lập tức ngầu mắt lên: - Sao? Trên đời này lại có chuyện nghếch đến thế sao? Cô bé Giôn-xy muốn chết chỉ vì một cọng dây leo vớ vẩn nào đó rụng hết lá ư? - Dạ. Cô Xiu rụt rè đáp, giọng lí nhí như thế chính cô có lỗi trong chuyện này. Cụ Be-man lắc đầu: - Thật ngớ ngẩn! Ta sống tới từng này tuổi, chưa hề nghe qua một câu chuyện như thế bao giờ! Những chiếc lá! Hừ, những chiếc lá thì liên quan gì ở đây kia chứ! Thình lình cụ chỉ tay vào cô Xiu: - Thế còn cô! Cô làm gì mà lại để cho những thứ kỳ quái đó len vào đầu óc của cổ? - Em nó ốm nặng và yếu lắm! – Cô Xiu thở dài – Có lẽ cơn sốt đã làm cho đầu óc Giôn-xy trở nên bệnh hoạn. Cụ Be-man chồm tới. Cụ nắm cổ tay cô Xiu, lôi xềnh xệch ra cửa, trông cụ lúc này khỏe mạnh không khác gì một chàng thanh niên: - Ði! Ði ngay lên phòng của cô! Tôi phải nhìn qua cái dây leo chết tiệc đó, xem thử nó ra làm sao! Trước khi cả hai khuất khỏi cánh gà sân khấu, khán giả còn nghe cụ Be-man làu bàu: - Khu này không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn-xy nằm. Một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi đây. Cụ Be-man nói câu đó với cô Xiu. Vì thế, một cách tự nhiên, cụ quay mặt về phía cô. Cô Xiu đi phía ngoài. Cụ Be-man quay về phía cô cũng tức là quay về phía khán giả. Ðó là điều đương nhiên. Là điều đương nhiên cho nên mọi người đều thấy bình thường. Ngay Quý ròm cũng không thấy gì khác lạ. Trừ nhỏ Diệp. Là điều đương nhiên cho nên mọi người đều thấy bình thường. Ngay Quý ròm cũng không thấy gì khác lạ. Trừ nhỏ Diệp. Nhỏ Diệp kêu khẽ: - Cụ Be-man đang nhìn mình kìa! Quý ròm giật mình, cố mở căng mắt. Nhưng nó chẳng thấy gì cả. Cụ Be-man đã lôi cô Xiu vào bên trong. - Gì thế hở mày? – Quý ròm liếc nhỏ em. Giọng nhỏ Diệp chưa hết phần khích: - Em thấy cụ Be-man nhình chằm chặp chỗ anh và em ngồi. Quý ròm nhún vai: - Mày chỉ giỏi tưởng tượng! - Em không tưởng tượng! - Nhỏ Diệp tự ái cãi lại, mặt nó đỏ lên nhưng Quý ròm không nhìn thấy – Rõ ràng trước khi rời khỏi sân khấu cụ Be-man đã nhìn về phía này. Nhìn một chút thôi nhưng đích xác là có nhìn. - Ðó là mày cảm giác thết thôi! – Quý ròm giải thích với vẻ hiểu biết, nghe cái giọng của nó thì cứ như chính nó chứ không phải cụ Be-man vừa nhìn xuống khán phòng – Khi diễn viên từ trên sàn diễn nhìn xuống, thường học nhìn bao quát và chẳng thấy ai cụ thể, nhưng khán giả nào cũng hân hoan tưởng rằng diễn viên đó đang nhìn mình… Nhỏ Diệp không phải là đứa ương bướng quá mức. Nó biết những điều anh nó nói không phải hoàn toàn vô lý. Cho nên nó sa sầm mặt, cố cắn chặt môi để khỏi phản ứng trước sự chế giễu mà nó cảm nhận được trong giọng điệu quả quyết của anh nó. Bức màng lửng giữa sân khấu lại cuốn lên, để lộ ra chiếc giường sắt màu trắng. Trên chiếc giường đó, cô Giôn-xy vẫn đang thiếp trong giấc ngủ mê mệt. Bên ngoài cửa sổ, mưa trút xuống, kèm theo cả tuyết. Trên sợi dây trường xuân già cỗi chỉ còn vỏn vẻ một chiếc lá cuối cùng. Cô Xiu chỉ tay ra ngoài cửa sổ: - Nó đấy. Cụ Be-man nhìn chiếc lá lẻ loi bám hờ hửng trên sợi dây leo, run bắn bật mỗi khi gió thổi qua. Lâu thật lâu, cụ Be-man nói một tiếng nào, mắt dán chặt vào chiếc lá bên ngoài. Cuối cùng, cụ khoát tay làm một cử chỉ mơ hồ: - Cô buông rèm xuống đi, cô Xiu! Cô Xiu bước lại,với tay thả bức mành mành xuống. Trong nháy mắt, khung cửa sổ bị che kín. Cô Xiu quay lại cụ Be-man, giọng lo âu: - Sáng mai khi thức dậy, thế nào Giôn-xy cũng kêu cháu vén rèm lên. Và chắc chắn lúc đó… Cô Xiu bỏ lửng câu nói. Nhưng cụ Be-man vẫn hiểu được những gì cô Xiu chưa nói hết, chính xác là không dám nói hết. Cụ nhìn về phía khung cửa sổ đã buông rèm, tặc lưỡi: - Ừ, mưa giớ suốt đêm thế này... Cô Xiu rầu rĩ: - Tính mệnh chiếc lá thật là mong mạnh. Chẳng ai dùng chữ tính mệng để nói về một chiếc lá, dù đó là chiếc lá sắp lìa cành. Rõ là cô Xiu muốn nói đến cô Giôn-xy đang nằm rũ đằng kia. Cụ Be-man hiểu điều đó. Quý ròm và nhỏ Diệp hiểu điều đó. Các khán giả khác cũng đều hiểu điều đó. Cho nên lúc này cả khán phòng im phắt. Im đến nỗi, nếu ai có đôi tai thính như tác giả, sẽ nghe rõ tiếng những trái tim đang đập binh binh. Read more: truyen.enterplus.org/doc-truyen-dai/-Kinh-Van-Hoa-39:-%C3%90oan-Kich-Tinh-Le-61-chuong-797.html#ixzz2OEWsuL1Q
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương