Kỳ Sử Dương Hậu

Quyển 1 - Chương 25



Qúy Dậu (973), Thái Bình năm thứ 4, Tống Khai Bảo năm thứ 6.

Năm Qúy Dậu khởi đầu chẳng tốt đẹp gì. Ngọn lửa ngầm cháy âm ỉ suốt 5 năm nay cuối cùng cũng bùng phát.

Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất được 5 năm. Trong 5 năm này, khắp Đại Cồ Việt trên dưới một lòng, dân chúng chăm lo làm ăn, quan lại làm tròn trách nhiệm, quân đội ngày một hoàn thiện… nhìn chung chuyện gì cũng đều thuận buồm xuôi gió. Nhưng khó ai ngờ, ở vùng Tây Kết cách Hoa Lư một ngày đường bộ lại có một tổ chức phi pháp âm thầm lớn mạnh. Chúng cát cứ một vùng sơn nguyên, chỉ lo tôi rèn võ nghệ, đúc cung tên, gươm giáo… Quan tri huyện thấy vậy cho là đám giặc cỏ chuyên đi cướp bóc, quấy phá dân đen. Tri huyện gửi công văn lên kinh đô, thông báo tình hình và nhờ cậy binh lực triều đình can thiệp.

Đinh Tiên Hoàng duyệt qua công văn, cũng không quá bận tâm mà giao cho Phó tướng Phạm Cự Lạng. Người này là nhị thiếu gia của nhà họ Phạm, anh cả là Phạm Hạp, em gái út là Phạm Kiều Oanh. Không giống như huynh trưởng, Phạm Cự Lạng có tố chất phóng khoáng và sáng suốt hơn nhiều. Lạng nhỏ hơn Lê Hoàn 5 tuổi, thời loạn lạc chỉ đi chu du khắp nơi, làm kẻ bàng quan chứng kiến công cuộc thống nhất đất nước của hoàng đế. Thời đó nếu tình cờ ghé lại một quán trọ bình dân, một thanh lâu hay hội quán tùy ý trên đường cũng có thể nghe danh Phạm Cự Lạng – người kể chuyện vui tính. Anh ta rất giỏi thu thập tin tức, sứ quân nào vừa điều binh đi đâu, sứ quân nào vừa mới thất thủ, Đinh Bộ Lĩnh hôm nay đánh thắng hay thua, thậm chí bà vợ của Kiều Công Hãn (矯公罕) tối qua ngủ với ai cũng đều biết cả. Những câu chuyện qua cửa miệng của Phạm Cự Lạng biến thành mẫu hài kịch cười đau cả bụng

Đến Mậu Thìn 968, Đại Cồ Việt thâu về một cõi, Đinh Bộ Lĩnh xưng đế, bắt đầu xây dựng bộ máy nhà nước thì Phạm Cự Lạng bị phụ thân tóm về nhà. Cuộc đời phiêu bạt lông bông từ đây kết thúc. Dưới sự thúc ép của huynh trưởng và các bậc tiền bối nhà họ Phạm, anh chàng này bắt đầu thoát xác, tham gia chính trị. Mới đầu chỉ làm tốt trưởng (chỉ huy 100 lính), từ khi Phạm Hạp giữ chức Ngoại giáp thành chỉ huy sứ và Phạm Kiều Oanh làm hoàng hậu, mối quan hệ gia đình khiến Phạm Cự Lạng dễ dàng bước lên vị trí “Nhất lữ thủy binh tướng quân” (tướng chỉ huy 1000 binh thủy). Cũng từ đây mà Phạm Cự Lạng quen biết Lê Hoàn. Hai anh em nhà họ Phạm thật trái ngược nhau. Phạm Hạp ghen ghét Lê Hoàn bao nhiêu thì Phạm Cự Lạng lại như hình với bóng, suốt ngày bám lấy Thập đạo tướng quân. Anh chàng một mực muốn cùng Lê Hoàn làm huynh đệ kết nghĩa. Sau vài năm bám đuôi không mệt mỏi, võ nghệ của Lạng đã tiến bộ hơn xưa, tài năng mưu lược cũng không thua kém Phạm Hạp.

Hằng ngày, Lê Hoàn giao việc cho Lạng nhiều hơn người thường, khi hắn phạm lỗi cũng phạt nặng hơn người thường, khi hắn lập công lại khen thưởng qua loa. Mọi người ai cũng nghĩ Lê Hoàn có hiềm khích với Phạm Hạp nên cố ý “đì” đệ đệ của y. Bề ngoài hắn luôn tỏ ra né tránh, chán nản trước “cái đuôi” của mình nhưng thực chất là không ngừng tạo cơ hội. Phạm Cự Lạng là người thông minh sáng suốt, anh đương nhiên hiểu rõ tấm lòng của nghĩa huynh kim sư phụ – Lê Hoàn. Bị mắng, Lạng nhe răng cười. Bị bóc lột sức lao động, anh kéo áo Lê Hoàn khóc lóc không thôi nhưng công việc vẫn trước sau hoàn thành. Lập công mà không được thưởng, Lạng mếu máo bám lấy tướng quân, kêu gào như trẻ đòi kẹo, cuối cùng là bị Lê Hoàn một cước đá bay ra cửa. Nhiều lúc “độ dai” của của cái đuôi vượt qua sự kiên nhẫn của Lê Hoàn, hắn không còn cách nào, đành phải nhét bánh quế cho cái mồm kia ngậm lại. Dần dần, Thập đạo tướng quân có thói quen dự trữ một túi bánh bên người, phòng khi ruồi bọ vo ve làm hắn nhức đầu sẽ lấy ra một ống bánh có tác dụng giảm ồn chừng nửa khắc. Ai tới hiệu bánh nổi tiếng ngoài kinh thành mà nghe nói Điện tiền chỉ huy sứ Lê Hoàn đã đặt mua banh quế dài hạng thì cũng đừng ngạc nhiên! =))

Trở lại với chuyện chính, sau khi Đinh Tiên Hoàng phái 500 bộ binh cùng Phạm Hạp, Trần Thăng đi giải cứu Lê Hoàn, ngày mồng 4 tết, đoàn quân trở về. 200 binh ban đầu còn lại phân nửa, 500 binh tiếp viện thất thoát một phần ba, toàn bộ giặc cỏ kia đều bị tiêu diệt. Tuy là thắng nhưng không có ai vui mừng, bởi tổn thất hơn 200 lính để tiêu diệt chưa tới 100 tên giặc cỏ là điều sỉ nhục lớn. Đó là chưa kể Lê Hoàn bị trọng thương và quá trình giao chiến xảy ra sự cố. Tôi không rõ lắm về cái sự cố kia, chỉ nghe Vân Nga tỉ nói rằng bệ hạ cũng tức giận, ra lệnh cho Lê Hoàn toàn quyền thưởng phạt. Như thế nghĩa là nội bộ ban chỉ huy có kẻ nào đó phạm sai lầm, khiến binh sĩ tử mệnh nhiều ngoài dự đoán.

Đối với số người chết lần này, Vân Nga tỉ xin bệ hạ để chị lo liệu chuyện hậu sự. Tỉ tỉ xin trích quốc khố lấy chút tiền coi như an ủi các quả phụ, con cái của tử binh. Chị cũng cho lập một bia mộ tượng trưng, khắc tên tất cả binh sĩ đã hy sinh. Vân Nga còn ban đặc ân đối với những gia đình này. Tô thuế hai năm tiếp theo sẽ miễn một nửa, con cái trong nhà khi lớn muốn vào cung làm việc hay nhập ngũ làm cấm vệ đều được ưu tiên.

Những quyết định này của chị khiến tôi thấy khâm phục. Tỉ tỉ đã xoa dịu vết đau mất mát của người dân, còn tạo động lực khuyến khích họ cống hiến cho triều đình. Hoàng đế hết sức khen ngợi, hài lòng còn triều thần càng thêm kính nể vị hoàng hậu cơ trí và nhân từ này.

Bảy ngày tết qua đi rất nhanh, không khí hội hè chưa kịp có thì đã hết. Nghe nói ngự y đã chuẩn bệnh và phán rằng Thập đạo tướng quân nên nằm giường hết tháng Giêng. Hắn nghỉ ngơi ở nhà ngoài cung điện, không có mặt thường xuyên ở thành Tràng An nên cơ hội cho tôi trả lại cái khăn cũng không có. Chuyện thưởng phạt nhà vua giao cho cũng gác lại chờ khi Lê Hoàn bình phục.

Tôi suốt ngày không thể ra khỏi hoàng cung nên tất cả tin tức đều không hay biết cho tới khi Lý Ngọc Lâm vào cung để vấn an Trần hậu, sẵn tiện thưởng thức các thứ đồ thêu mà nàng ta yêu thích. Ngọc Lâm ghé lại chào hỏi Vân Nga tỉ, tặng tỉ tỉ một ít trà ngon và ngồi nói chuyện chừng nửa canh giờ. Cô ta nói còn hai tháng nửa sẽ sinh cho nên không thể tới lui Tây cung trong thời gian tới.

Cuộc trò chuyện này đã cho tôi biết rất nhiều điều liên quan tới Lê Hoàn. Nghe nói hắn trở về trong trạng thái đằng đằng sát khí, tay lăm le kiếm như sẵn sàng giết bất cứ ai tới gần. Lê Hoàn đi chuyến này có thu hoạch rất khá: con gái quan tri huyện ở Tây Kết, tên là Phương Thúy Diệu. Nữ nhân này được hắn đem về phủ, cất giấu cẩn thận. Lý Ngọc Lâm và Đỗ Nghi Lan hiển nhiên không vui vẻ gì. Cái nàng Diệu kia nghe nói cũng là một đóa hoa ngạt ngào hương sắc. Chẳng biết vì lý do gì mà Lê Hoàn xem nàng ta như báu vật, sủng hạnh hơn cả hai thê tử, ngày đêm quấn quít không rời.

Nói tới đây tôi cảm thấy gã này thực đáng ghét, đồ đàn ông lăng nhăng, ham mê nữ sắc, ắt có ngày chìm trong bể dục mà chết!!!

Haizzz… vợ người ta ghen tuông đã đành, cớ sao tôi cũng tức anh ách trong lòng vậy kìa?

Vào một ngày tháng 2, cuối cùng Lê Hoàn cũng trở lại thành Tràng An, tôi quyết định phải gấp rút đến gặp, giải quyết một lần cho xong. Cầm theo lệnh bài Trinh Minh cung hậu, tôi đợi 10 phút để tiểu tốt gác cổng vào thông báo. Sau đó y trở ra, khó xử nói rằng tướng quân đang xử lý công vụ, chưa rảnh gặp mặt, phiền tiểu thư trở về hoặc là chịu khó đợi một canh giờ. Tôi ngẫm nghĩ rồi thuyết phục hắn để tôi vào trong thành chờ. Cũng phải đôi co hồi lâu tên lính mới đi nói với cấp trên. Cấp trên của hắn cũng chỉ là trưởng tốt nho nhỏ. Trưởng tốt kia thấy tấm lệnh bài thì co rúm, vội vội vàng vàng hành lễ sau đó đích thân dẫn tôi vào trong. Đây rõ ràng là một tên nịnh bợ. Hắn hết lời nói với tôi rằng quy định trong thành không cho nữ nhân tùy tiện ra vào, nếu Tướng quân có phạt thì phiền tôi nói đỡ một chút.

Chỉ cần có thể gặp Lê Hoàn thì sao chẳng được, tôi nhanh chóng hứa với y. Mặc bộ váy hoa thượng hạng do tỉ tỉ ban cho, cộng thêm khăn che mặt bí ẩn và dáng điệu lã lướt vốn xinh đẹp của Dương Kiều Nga, tôi gây thu hút đến không ít người. Cảm giác như mình là vật triển lãm để cánh đàn ông thưởng thức, tôi bắt đầu có hơi hối hận.

Trưởng tốt dẫn tôi tới ngôi nhà cao to, uy nghiêm nhất trong thành, bên trên có bảng vàng ghi sáu chữ “Phủ điện tiền chỉ huy sứ”. Ông ta đặt một cái ghế tựa và mời tôi ngồi đợi ở tiểu viện ngay bên cạnh, còn sai người bưng cả trà bánh. Toàn bộ những gì diễn ra ở đại sảnh trong phủ tôi đều thấy và nghe rõ. Vừa ăn bánh uống trà vừa nhìn màn xử phạt gây cấn, tôi có cảm giác đang xem xi-nê tại nhà!? =))

Ngồi ở vị trí cao nhất trên ghế da hổ chính là Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Hai người đứng hai bên anh ta đều là nam nhân có khí phách hơn người. Một trong số đó tôi từng gặp qua: Phò mã đô úy Trần Thăng.

Đinh Tiên Hoàng có 3 con rể. Nguyễn Bồ đã tử trận từ nhiều năm. Ngô Nhật Khánh trước sau không phục nên không được giao binh quyền. Bệ hạ tin tưởng nhất là Trần Thăng, trao cho chức Phò mã đô úy, là người có quyền tham mưu chiến lược với các tướng, có thể tự do ra vào thành Tràng An nhưng không trực tiếp chỉ huy bất cứ binh chủng nào. Khi chiến tranh xảy ra, Phò mã đô úy phải tham gia chiến trận, nhận một bộ phận binh sĩ do Điện tiền chỉ huy sứ giao cho, lúc này anh ta có địa vị ngang ngửa đại tướng.

Đứng bên phải Lê Hoàn là một thanh niên chừng 25 tuổi, nét mặt sáng sủa thông minh nhưng hiện tại có phần nhợt nhạt. Anh ta nhìn Phạm Hạp đang đứng dưới trướng, lộ vẻ lo lắng cùng bất lực. Qùy dưới chân Lê Hoàn là ba tên lính quèn, cả người mặc đồ trắng bẩn thỉu, lắm lem máu, rõ ràng là đã bị nhốt và chịu cực hình. Lê Hoàn lười nhát liếc mắt qua, ngồi chễnh chệ trên ghế mà hỏi:

- Đây là lính do ai quản?

Một người mặc áo xanh sẫm, thân đeo giáp, quỳ xuống trả lời

- Bẩm tướng quân, mấy tên này thuộc tổ tam ngũ, nhị tốt, ngũ lữ, do tiểu nhân cai quản.

(1 ngũ = 10 lính, 1 tốt = 10 ngũ, 1 lữ = 10 tốt —-> 3 người kia thuộc tổ “ngũ” thứ ba, trong tổ “tốt” thứ hai, trực thuộc tổ “lữ” thứ sáu)

Lê Hoàn nhìn người đang nói bằng nửa con mắt, giọng lạnh lùng hỏi tiếp:

- Như vậy đây là 3 trong số 1000 binh mà ngươi chỉ huy?

- Bẩm… đúng ạ!

- Công việc quản lý hàng ngày của ngươi với 1000 binh này là thế nào?

- Muôn tâu… tiểu nhân không trực tiếp giám sát mà phân phó công việc cho tốt trưởng, tốt trưởng lại điều động đến ngũ trưởng… ngũ trưởng là người trực tiếp giám sát…

Lê Hoàn nhàn rỗi rút Nhất Minh ra khỏi bao, hai mắt lơ đễnh ngắm nghía thanh kiếm. Lưỡi gươm bóng loáng phát ánh sáng sắt nhọn làm tất cả cúi đầu nín re. Một hồi im lặng như tờ, cuối cùng cũng có tiếng nói:

- Như vậy… toàn bộ trách nhiệm thuộc về ngũ trưởng, còn tốt trưởng, lữ trưởng, tiểu tướng, trung tướng, đại tướng và Điện tiền chỉ huy sứ ta đều không liên can?

Người nọ lập tức dập đầu, run rẩy giải thích:

- Tiểu nhân không có ý đó! Chỉ là quản lý 1000 binh không phải con số nhỏ, làm sao có thể biết hết nhất cử nhất động của họ? Họ phạm sai lầm thì hiển nhiên phải xét trách nhiệm lên từng cấp… người càng quản lý ít thì trách nhiệm càng nặng… ý của tiểu nhân là như vậy!

Nét mày của Lê Hoàn giãn ra, hắn gật gật đầu rồi bảo:

- Đứng lên đi! Ngươi là tướng của 1000 binh, sĩ tốt phạm lỗi ngươi cũng có lỗi. Bổng lộc năm nay cắt giảm một phần tư, về sau tái phạm quyết không tha! Gọi tốt trưởng dưới quyền của ngươi ra đây!

Người kia thở phào, dập đầu tuân lệnh rồi một người khác lại thay y quỳ xuống.

- Đây là 3 trong số 100 binh mà ngươi quản lý?

- Muôn… muôn… tâu… đúng thế ạ!

- 100 binh trông coi có khó không?

- Bẩm, dễ dàng hơn nhiều so với tiểu tướng phải quản 1000 binh ạ!

Lê Hoàn ngồi thẳng dậy liếc nhìn người đang sợ hãi bên dưới

- Cũng rất biết ăn nói… thuộc hạ của ngươi phạm lỗi, ngươi bị cắt một phần ba bổng lộc năm nay cộng thêm đánh 50 roi, về sau tái phạm sẽ nghiêm trị. Lập tức mang ra sân thi hành!

- Đa tạ Thập đạo tướng quân khai ân!

Người kia bị lôi đi mà mặt mày hớn hở, giữ được đầu là tốt rồi, 50 roi mà có hề gì. Tôi chắc lưỡi nhìn cái dạng bị đánh mà vô cùng mãn nguyện của hắn ta, xem ra Lê Hoàn cũng không tới nổi bức người đòi mạng. Bên trong sảnh tiếp tục vọng ra tiếng nói:

- Ngươi là ngũ trưởng? Ba tên này trong số 10 lính ngươi trông coi? Thuộc hạ dưới quyền hành tung mờ ám mà không khai báo, không ngăn chặn, tội đáng thế nào???

Người quỳ bên dưới đã cao tuổi, tóc màu muối tiêu, đáng tuổi cha tuổi chú mà không biết vì sao vẫn còn làm lính. Ông ta không dám ngẩn đầu nhìn chủ tướng, chỉ liếc 3 tên thuộc hạ rồi bất lực nói:

- Muôn tâu tướng quân, ba đứa này thường ngày có hơi khó bảo nhưng cũng không đến nổi bất kham. Lần này chúng nó phạm sai lầm đáng xử tử, một phần vì rượu làm cho hồ đồ, một phần vì tiểu nhân quản lý không nghiêm. Tội lỗi này, tiểu nhân không dám kêu ca, chỉ xin ngài trách phạt…

Lê Hoàn đứng dậy, đút kiếm trở lại bao rồi thông thả đi xuống dưới, giọng nói vẫn rất lạnh:

- Năm nay ông bao nhiêu tuổi?

- Bẩm, mười lăm tháng tới là thọ 50.

- Vậy tại sao vẫn còn làm trong doanh trại?

- Bẩm, vợ con tiểu nhân đều đã chết trong thời loạn lạc, tiểu nhân không nhà cửa, theo tàn binh của Nguyễn Siêu về với chúa thượng. Tới nay vẫn cùng đám lính tráng mà sống, đến chết cũng muốn ở lại thành Tràng An.

Lê Hoàn đi tới trước mặt ông ta, cúi đầu nhìn con người già cỗi đang quỳ bên dưới, giọng nói nhẹ đi chút ít:

- Ông có nhận trách nhiệm về sai phạm của thuộc hạ?

- Bẩm tướng quân, đều là tiểu nhân quá dễ dãi với chúng. Mọi khi vẫn để chúng uống rượu vui chơi, chỉ có lúc tập luyện mới đòi hỏi nghiêm túc. Ba đứa này bản tính không xấu, chỉ là không biết giữ mình, để ma men sai khiến, làm chuyện hồ đồ!

Lê Hoàn thở dài, dường như chính anh ta cũng bất lực. Quay lưng lại, trở về chỗ ngồi rồi mới phân phó:

- Từ nay ông rời khỏi chức vị, bổng lộc cắt một nửa, niệm tình ông tuổi tác cao không phạt đòn. Đến Quân y phòng làm nô bộc chạy việc, hoặc rời thành ta đều cho phép!

Người nọ cung kính hành lễ, nói giọng nghiêm trang:

- Đa tạ chủ tướng khai ân. Tiểu nhân xin đến Quân y phòng phụng sự!

- Được, lui ra!

Ông lão nọ từ từ đúng dậy, cẩn thận khum lưng bước lùi, ra khỏi sảnh mới thẳng người mà đi. Khuôn mặt nhăn nheo của ông lão có phần mãn nguyện và nhẹ nhõm. Ánh mắt hiền lành khiến tôi nhớ tới ông ngoại của mình. Xử phạt như vậy đã rất nương tình, tôi cũng đồng ý với cách hành xử của Lê Hoàn, trong lòng thầm cho anh ta một điểm A+

Khi đã xem qua những người liên can, Lê Hoàn quay sang nhìn ba tên lính nọ, sắc mặt không còn một tia ấm mà chỉ có sát khí bốc lên ngùn ngụt. Anh ta còn chưa nói thì một tên trong số đó đã liều mạng dập đầu, run rẩy van xin:

- Tướng quân, tướng quân, xin ngài tha cho nô tài… đều là nô tài ngu muội không biết gì, bị hai tên này lôi kéo… rượu vào lời ra không còn tự chủ. Nếu sớm biết… biết… biết tiểu thư kia là nữ nhân của ngài có cho nô tài 100 cái đầu cũng không dám…

Hắn chưa nói hết thì “phập” một cái, Nhất Minh cắm vào mu bàn tay đang chống trên đất, kiếm đứng sững và run run vì lực quán tính chưa tan. Tiếng kêu ré thất thanh vang lên, mọi người đều co quíu lại. Lê Hoàn mở to mắt, chỉ ngón trỏ vào người vừa nói, giọng cũng vì tức giận mà cao vút:

- LÁO! NỮ NHÂN của ta? Ai là nữ nhân của ta? Nàng là con gái quan tri huyện, vì việc nước mà liều lĩnh băng qua hẻm núi, mang theo băng vải thuốc thang. Ta còn đứng ở đây là nhờ sự chăm sóc của nàng. Khuê nữ chưa gả cho ai làm sao biến thành nữ nhân của ta? Không lẽ chủ tướng của bọn mày cũng cầm thú như bọn mày? HẢ?

Tôi chưa bao giờ thấy bộ dạng của Lê Hoàn như vậy, hắn ta như con cọp mẹ bị mất đi cọp con. Người quỳ bên dưới đều run rẩy dán mặt xuống đất. Lính đứng hai hàng không dám ngước nhìn, chư tướng ở đó cũng im lặng cúi mặt. Lê Hoàn điều hòa hơi thở một chút rồi tiếp tục quát:

- Các người đều là nam nhân đã có thê thiếp, làm chuyện như vậy không hổ thẹn với họ hay sao? Các người nhơ nhuốc dường này, thử hỏi dân chúng có nghĩ quân binh Tràng An đều là hạng đàn ông chuyên lây lất chốn kỉ viện? Ba người, một nữ nhân, còn tệ hơn cầm thú! Ngươi bảo ta phải ăn nói với quan tri huyện ra sao? Con gái nhà người ta hiền thục nết na, tự nhiên trở nên điên điên dại dại như vậy… chúng mày… chúng mày… THẬT TỨC CHẾT MÀ!

Một người thanh niên đứng bên cạnh ngai thống soái nãy giờ liền bước lên phía trước, đỡ lấy Lê Hoàn như sắp đứng không vững.

- Nghĩa huynh, tướng quân, xin người bình tĩnh lại…

Lê Hoàn giơ tay ra hiệu không cần, anh ta nhắm mắt lắc đầu, thật lâu mới sai người lấy Nhất Minh trở về. Mũi kiếm lúc này đã nhuộm đỏ máu. Lê Hoàn phiền muộn lấy vải trắng sạch lau kiếm, giọng nói nhừa nhựa

- Xử tử cũng không thể thay đổi sự thật. Các ngươi còn có vợ con phải chăm lo. Đem đi chặt mỗi người một cánh tay, để họ luôn nhớ tới tội lỗi của mình. Thu hồi quân trang quân bị, đuổi khỏi Tràng An!

Không ai dám cãi lời, ba tên tội phạm thấy được tha mạng thì rối rít đa tạ nhưng bắt gặp ánh mắt của Lê Hoàn đã lập tức nín khe. Lê Hoàn đảo mắt nhìn một lượt chư tướng rồi dõng dạc nói:

- Ban quy định mới: Tất cả binh sĩ ở Nam thành không có sự cho phép không được động vào rượu chè. Ai có hành vi tán tỉnh nữ nhân đánh 100 roi, làm chuyện bậy bạ thì treo ngược ba ngày ngoài trời và đuổi khỏi doanh trại. Ngũ trưởng, tốt trưởng, tiểu tướng, trung tướng đến đại tướng, tham mưu… tất cả phải chịu trách nhiệm tùy mức độ về sai phạm của thuộc hạ. Tiểu Giáp, ngươi lập tức viết công văn để bệ hạ phê duyệt. Ta nói thế nào, viết y thế đó!

Một tùy tùng cúi đầu nhận lệnh, lập tức đi thi hành.

Tôi ăn sạch miếng bánh cuối cùng, tưởng đã hết phim xem, định phủi tay chuẩn bị đứng dậy thì lại nảy sinh phần 2 gây cấn hơn cả phần 1. Lê Hoàn phân phó xong mọi chuyện thì quay lại nhìn ban tướng chỉ huy, gọi đích danh:

- Ngoại giáp thành chỉ huy sứ Phạm Hạp!

Phạm Hạp có phần bất mãn đứng ra khỏi hàng. Hắn ta ôm quyền hành lễ qua loa, mặt vẫn hếch lên trời vô cùng ngang ngược.

- Điện tiền chỉ huy sứ, không phải ngài lại truy xét trách nhiệm của ta trong chuyện này đấy chứ? Hãy đưa ta một vạn con mắt, ta sẽ giám sát nhất cử nhất động của đám thuộc hạ, quyết không lơi là!

Lê Hoàn mặt không đổi sắc, chậm rãi đáp:

- Phạm tướng quân có tới 10.000 binh, ba tên tiểu tốt kia tuy thuộc con số 10.000 đó của ngài nhưng bổn tướng ta là kẻ hiểu rõ thị phi, chuyện này không nhắc tới. Cái ta muốn nói là trong trận giao chiến vừa rồi, ngài đã không tuân thủ đúng mệnh lệnh. Ta đã nói phải chờ hiệu lệnh, vì sao ngài tự ý phát động tấn công?

Phạm Hạp vẫn không e dè bảo

- Thời cơ đã tới mà chẳng thấy dấu hiệu gì, mạt tướng đương nhiên phải tự mình động não…

- Cái “tự mình động não” của ngài hại Phò mã đô úy mất gần 1/3 binh sĩ. Ngài giải thích ra sao?

- Chỉ là Phò mã không hiểu ý đồng đội, phối hợp không tốt, phản ứng lại chậm… cái này không thể trách ta!

- Kế hoạch đã vạch rõ, ba mặt một lời, nay ngài làm trái còn nói là người khác không hiểu ý, để cho tổn thất binh lực một cách vô duyên vô cớ. Ngài còn dám xảo biện?

Phạm Hạp có chút cứng họng. Hắn đảo mắt nhìn chung quanh, thấy không ai đứng ra nói đỡ cho mình thì thẹn quá hóa giận mà ăn nói ngông cuồng:

- Thập đạo tướng quân, việc này ngài không có tư cách phán xét. Muốn đôi co gì thì ở trước mặt bệ hạ. Ca Ông hoàng hậu sẽ tức giận nếu ngài tùy ý định tội ta!

Lê Hoàn cười khẩy

- Hoàng hậu nương nương giữ chức gì ở Tràng An thành? Hoàng hậu nương nương không phải chủ tử của ta huống hồ bệ hạ đã nói rõ: Thưởng phạt do ta toàn quyền!

Phạm Hạp sừng sộ rút kiếm ra, chỉ mũi gươm về phía Lê Hoàn mà quát:

- Ta là Ngoại giáp thành chỉ huy sứ, không phải tướng của thành Tràng An. Thập đạo tướng quân đừng làm càn.

Lê Hoàn từng bước đi xuống bên dưới, đứng ngay trước mặt Phạm Hạp, chỉ cách mũi kiếm kia không quá 5 phân.

- Phạm tướng quân, ngài cầm gươm như vậy là có ý gì? Ta là Điện tiền chỉ huy sứ, chỉ có thể trực tiếp ra lệnh cho cấm vệ binh trong cung điện nhưng ta cũng là Thập đạo tướng quân – có thể điều động binh mã cả nước. Binh của ngài chẳng lẽ không thuộc Cồ quốc? Chức vị của ngài chẳng lẽ cao hơn ta?

Phạm Hạp run run mở miệng mà nói không nên lời. Hắn vẫn tin có em gái làm Hoàng hậu thì Lê Hoàn kiên dè. Dù sao Phạm Hạp cũng là người hoàng thất, là “thê huynh” của Đinh Tiên Hoàng. Hàng ngày hắn ta có làm càn tới đâu cũng không ai dám ra mặt. Lúc này đứng giữa phủ chỉ huy, trước mặt bao nhiêu binh sĩ, chư tướng, hắn bị vũ nhục như vậy sẽ không tức đến chết đi?

Qủa nhiên Phạm Hạp giận tới ngu ngốc, vung kiếm tấn công người trước mặt. Thanh gươm bị bao kiếm của Lê Hoàn chặn lại. Hắn đổi hướng đánh sang trái, lại bị chặn ngay tức khắc. Phạm Hạp giở đủ võ nghệ ra đánh tới, Lê Hoàn đều thủ không công. Toàn bộ quá trình, Nhất Minh vẫn nằm im trong vỏ.

Tôi trồ mắt mà thưởng thức. Hay như phim Hong Kong à nha! Động tác của Phạm Hạp đầy uy lực, tấn công tới tấp và chuẩn xác điệu nghệ. Lê Hoàn lại mang vẻ yếu thế hơn. Anh ta từng chút bước lui, bàn chân di chuyển nhẹ nhàng như đang đi dạo, tay phải cầm bao kiếm như đoán trước được mọi hướng tấn công, đỡ rồi lại đỡ, nhàn nhã như cưỡi ngựa xem hoa. Phạm Hạp dùng sức nhiều, nhanh chóng thấm mệt còn Lê Hoàn vẫn điềm nhiên chơi đùa với y. Người người lên tiếng khuyên can, nào là Thập đạo tướng quân bớt giận, Phạm tướng quân bình tĩnh lại… Nhưng tiếc là không kẻ nào có lá gan đứng ra can thiệp. Và một khắc khi Phạm Hạp sơ suất, Nhất Minh không báo trước mà bay vút ra khỏi vỏ. Tôi ở xa mà còn nghe rõ tiếng xé gió rất uy lực của nó. Kiếm gần kề cổ đối phương thì xuất hiện biến cố. Một thanh gươm khác không biết từ đâu ngán lại. Tiếng kim loại đập vào nhau một cái “choang” rất chói tai. Thì ra người thanh niên từng gọi Lê Hoàn là “nghĩa huynh” đã dùng gươm đứng ra chống đỡ. Sắc mặt anh ta trắng bệch, ánh mắt bất lực van xin. Lê Hoàn cũng có chút bất ngờ nhưng giọng nói rất bình tĩnh

- Cự Lạng, ngươi tránh ra!

- Nghĩa huynh, xin người thủ hạ lưu tình. Đều là huynh trưởng của đệ sai. Chuyện này hãy để bệ hạ giải quyết.

Phạm Hạp sau lưng Phạm Cự Lạng rống lên

- Đệ tránh ra cho ta! Ai bảo đệ xen vào?

Lê Hoàn lạnh lùng nhìn Phạm Cự Lạng. Phạm Cự Lạng khẩn khiết nhìn Lê Hoàn. Chính giữa là hai thanh kiếm vẫn còn dính chặt lấy nhau, một bên ra sức ép xuống, một bên kiên cường chống đỡ. Hai người cầm cự chừng 3 phút thì Lê Hoàn chủ động thu gươm lại. Hắn liếc hai anh em nhà họ Phạm rồi chán chường nói:

- Coi như nể mặt ngươi. Muốn tâu tới bệ hạ cũng không thay đổi được gì, nói không chừng còn phạt nặng hơn. Lần này là cảnh cáo, tướng mà không quy tắc thì sĩ cũng bất kham. Hôm nay tạm dừng ở đây, chờ thánh chỉ của hoàng thượng. Ta rất mệt, tất cả lui đi!

Nói rồi không đợi ai kịp phản ứng, Lê Hoàn bỏ vào trong, chẳng mấy chốc bóng dáng kia đã khuất sau hậu sảnh. Bóng lưng đó chất chứa sự bất lực, hối hận, chán nản, mệt mỏi,… dường như Lê Hoàn đang chịu một áp lực lớn. Anh ta lúc nào cũng muốn bắt kẻ phạm tội trả giá nhưng lại lưỡng lự sợ ảnh hưởng tới người vô tội. Chính vì thế mà xử phạt luôn có tính khoan dung. Muốn giết ba tên lính hãm hiếp Phương Thúy Diệu, lại sợ vợ con họ mất chồng không nơi nương tựa. Muốn ra tay với Phạm Hạp lại không nỡ đả thương Phạm Cự Lạng.

Đến cuối cùng là chính mình ôm đồm hết mọi đau thương cùng bất lực và tự trách.

Tôi cúi mặt nhìn chung trà đã lạnh từ lâu, trong lòng thấy lo lắng bất an. Người trong phủ chỉ huy đều rời đi, không ai nhìn thấy tôi ngồi khuất trong tiểu viện. Chờ khi xung quanh vắng vẻ, tôi quay sang nói với người lính gác gần nhất:

- Dẫn ta ra hậu sảnh!
Chương trước Chương tiếp
Loading...