Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi
Nguyễn Văn Thạc (13)
17.4.72 19 giờ. Nghe ồn ào ở sau nhà mới chạy sang xem. Hoá ra tụi lính đi xuống sông đã thấy 1 đàn lợn lòi con ngủ muộn trong bụi cây dại um tùm ở ven sông. Không hiểu tại sao chúng nó từ trên rtmg lại lạc xuống tận đây mà ngủ quên đi mất. Lợn lòi chạy rất nhanh, luồn qua những hàng rào gai, hàng rào duỗi và dây mây, chạy ngang sân nhà. Theo sau là bộ đội hò hét inh ỏi. Mãi sau mới tóm được 1 chú lợn và mệt quá người ta dừng lại, bỏ lại những con kia chạy thoát. Chú lợn lòi con con, khác nhiều so với lợn nhà. NÓ không ù ì và "ngu như lợn" nuôi ở trong chuồng. Ông già buộc chân nó bằng sợi dây thừng rất chắc, và nó chẳng eng éc gì cả, nó chỉ giãy giụa thôi, còn thì ngoan lắm. Con lợn rắn chắc, chạy nhanh và luồn qua hàng rào rất gọn. Bộ lông thì rất đặc biệt: không đen nhánh hay trắng bạc, hay loang lổ như lợn nhà; mà bộ lông hệt như một chiếc áo tù, có những vệt dài kéo từ đầu đến đuôi, màu nâu tím. Mấy anh lính tán: Có lẽ vì nó khoác áo tù nên mới bị bắt thê. Thằng tù binh còn rất trẻ con. Hắn chưa lòi ra chiếc răng nanh đáng ghét như cái tên của hắn! Không sao bắt tù nhỏ nó còn đỡ phá. Những nương sắn đẹp hung trên đồi, trên núi kia bị tụi này xuống phá phách hỏng nhiều. Mỗi lần vào rừng, vạch lau đi, bọn mình đã thấy những ống dài và hôi hám - lối đi của lợn rừng. Bọn mình vào rừng mà cứ nghĩ mãi đến những con lợn ấy. Kể ra đi lấy gianh thế này, chỉ có trong tay một cái liềm cùn, một cái đòn sóc nhọn 2 đầu và một ít dây rừng nếu lỡ có 1 đàn hổ, báo hay 1 đàn lợn lòi từ trên núi lao xuống thì chẳng phải dễ dàng mà thoát được! Nhưng nói vậy thôi chứ sợ quái gì. Mình là con người ắt phải thắng hết mọi súc vật mọi rợ trong rừng hay ở đâu đi nữa. Đấy là ý kiến của các o gái Hà T nh khi nghe bọn mình than thở dọc lối vào rừng. Kể ra, hôm nay mình cảm thấy hơi buồn, hơi nản vì các o gái Hà T nh. CÓ lẽ đây là quan niệm mới về các o. Đến đây được mấy ngày rồi, và quan niệm của mình về các o vẫn là tốt đẹp, cảm phục và thầm biết ơn. O Hồng ở nhà mình trú quân thật thuỳ mị, nết na. Nhưng 3 cô gái bọn mình gặp trong rtmg hôm nay thì thật là kinh khủng, mình đi trước cả toán mà vẫn phải né sang một bên để nhìn rõ mặt các o. Mình không muốn và không thể viết được tất cả hay một phần rất nhỏ những mẩu đối thoại của bộ đội và các cô vào đây được, vì nó táo tợn, nó thô lỗ và trần trụi quá. Trước kia khi ở nhà nghe người ta bảo rằng:con gái khu 4 thiếu thốn tình cảm một cách kinh khủng, nên họ thường đòi hỏi một cách thẳng thắn. Mình không tin. Làm sao người ta lại có thể chai sạn đến mức như vậy được nhất là cái chủ động" lại thuộc về người con gái. Bọn mình 5 đứa, đi lấy gianh. Vừa đến cửa rừng thì gặp 3 cô. Các cô còn trẻ. Nghe tiếng cười các o rúc rích sau lùm cây mua cao lớn bọn lính cứ tỉnh bơ - Cái tỉnh bơ của lính quân khu 3, dường như nói rằng. việc các cô cười thì cứ cười - việc chúng tôi đi thì cứ đi thôi và chẳng chút ít gì dính lnl đến nhau. Nói vậy thôi chứ lính vẫn nghe, vẫn chú ý nghe và bình luận tiếng cười ấy. Nghe ghê ghê - Bọn mình thống nhất với nhau như thế - Và im lặng đi qua. Nhung rồi các o cứ bám lấy, cứ bám lấy và tha hồ thả trí tưởng tượng bay loạn xạ - Các o nói đến tình trạng "con trai phân phối" của khu 4 - Các o từ gọi bọn mình là chú rồi chuyển sang gọi anh tự lúc nào. Các o gợi cảm một cách thô lỗ và cảm thấy rờn rợn khi nghe tiếng cười the thé ấy. Lẽ ra mình thấy Hà Tĩnh đáng yêu hơn, khi không gặp 3 cô gái ấy, 3 cô gái quái quỉ ấy. Các cô cứ đòi "tự do" ở trong rừng và thật đáng sợ khi 1 trong các cô gái đã trả lời bộ đội khi Q. bảo các cô dẫn tới chỗ có gianh. Cô ấy bảo: Khu 4 có "tức lệ" vào rừng mà có 2 người con trai và con gái thì phải cởi hết áo quần (!). Thật kinh khủng quá! Mình cảm thấy nửa ghê ghê, nửa lại thương hại các cô. Ở đây rừng vắng, và ở chỗ vắng ấy nên người ta mới điên như vậy hay sao? Và không hiểu, o Hồng thùy mị, rụt rè ở nhà có lúc nào lại trở nên điên dại như thế hay không? Đấy là những cảm giác khi mình đứng trên núi cao nhìn xuống thấy bóng áo lót màu trắng của các cô gái, nghe tiếng hò sông Lam của anh bộ đội nhỏ li ti đang men theo sườn núi và nhìn ra xa tít tắp/ biển đang dâng lên mênh mông... 18.4.72 Hành quân lúc 16h30 đi diễn tập. Đó là đợt 1 của thời kỳ diễn tập dài toàn E. Thằng Y bảo, 6 giờ tối mới đi, nên 1 lúc cứ vào ra mãi - Ai ngờ 4h30 chiều đã đi rồi. Bỏ quên cả lựu đạn, bỏ quên cả xẻng và ba lô thì buộc chưa chặt. Lúc cả đơn vị đi hết cả rồi mình mới đuổi theo. Mệt nhoài người Buổi sáng vừa lên C18 nạp acqui, buổi chiều lại đi ngay. Nắng rất gắt và choáng. Mặc dù mình đã gửi tất cả sách vở, chăn, áo rét ở chỗ tạm trú quân, mà ba lô vẫn nặng, 15kg gạo. Sau đó đeo hộ T. hai bao gạo, một khẩu súng = Cộng tất cả cũng đến 30 cân có thừa! Lần hành quân này đi thật rời rạc, cả D đi thành mấy tốp lẻ tẻ lẻ tẻ, và mọi người đều mệt ngay từ những phút đầu tiên. Nắng Hà T nh, nhất là khoảng 3, 4 giờ chiều, nắng gắt kinh khủng, như thiêu như đốt, hoa cả mắt và đầu thì cứ ong ong - Con đường nồng nặc mùi phân trâu và lầy lội khi trời mưa, thì hôm nay trời nắng, cứ bụi lầm lên và khét lẹt - Cây cối thì không, cả hơi nước bốc lên từ con sông ngay cạnh đường cũng không đủ làm dịu bớt làn không khí nóng nực và bực bội ấy. Mới đi được vài Km mà rất nhiều người đã bị gục xuống rồi. Nhất là bọn B vận tải, cứ đầu trần, chân đất nằm thở dưới nắng hè. Thật thế, mỗi lần hành quân là một lần thử thách rất căng thẳng. Nếu như ai không có nghị lực, không đấu tranh thắng nổi sự cám dỗ nghỉ ngơi thì nhất định người đó không thể bám sát được đồng đội. Đã hành quân thì không thể nào nhẹ nhàng được. Mình thấu hiểu rất rõ điều đó - Bao nhiêu lần hành quân, và lần nào mình cũng rất tự hào rằng: mình không hề bị rớt lại, không 1 lần nào mình nhờ vả đến ai đeo hộ và lần nào mình cũng đeo vượt tiêu chuẩn yêu cầu. Không phải nhờ cái thân thằng người to kềnh càng. Không phải nhờ đôi chân "cầu thử như bọn nó thường nói - Chẳng phải đâu, lần nào cũng nặng, lần nào cũng phải cố, cũng phải đặt yêu cầu rất cao cho mình. Không được lùi bước, không được chậm lại, và phải đi đến cùng. Chỉ cần có một ý nghĩ nhỏ: giá như bỏ bớt được cái này, cái kia thì nhẹ hơn- Chỉ cần có một ý nghĩ nhỏ như vậy thôi là cảm thấy cái khối sau lưng kéo thít vào vai và rất khó đi đến đích - Là phải cố gắng rất nhiều mới xua được ý nghĩ tiêu cực ấy! Lúc nào mình cũng tự nhủ: không thể nào khác thế được còn phải đeo nặng hơn, đi dài và nhiều hơn nữa - Suốt dọc đường hành quân, không phải lúc nào cũng cảm thấy nặng nhọc và gian khổ. Mình hay đọc thơ, làm thơ, làm thơ trên đường hành quân. Và chính những lúc tâm hồn mình mơ mộng với nhưng vần thơ êm dịu hay da diết, tự dưng thấy thân mình nhẹ bỗng, tưởng chùng mình có thể bay lên được và chẳng cảm thấy chiếc ba lô nặng kinh đang đè dí hai vai - Nhất là những lúc nhớ Như Anh, những lúc đọc thơ cho Như Anh nghe và làm thơ tặng Như Anh - thì cảm thấy say thực sự và cứ ao ước con đường ấy dài ra vĩnh viễn, thì mọi khó khăn gian khổ sẽ trở thành niềm hạnh phúc rất tự nhiên: “Khoảng trời em mưa thưa bóng mây Mưa khoá hiền như tình ta buổi ấy Cơn mưa giận, cơn mưa thương biết mấy Nhớ nhung gì mà ướt áo người xa…” Đấy là “Khoảng trời em” của Quang Huy – “Mưa khó hiểu như tinh ta buổi ấy" thì chán, Như Anh nhỉ - Ta nên chữa lại là “Mưa thủ thỉ như lòng em buổi ấy" thì hơn... Cứ thế, cứ thế, ta đi hết chặng đường hành quân, và chính trên những chặng đường ấy mà nảy nở ra những tứ thơ, những tứ thơ chưa hay, nhưng thật - Vì nó sinh ra trong mồ hôi và axit lắctíc... “Anh đã đi con đường ấy chưa? Đường tôi đi đỏ bừng sắc lửa Màu cây xanh chẳng có đâu, chỉ có màu quân phục Màu cây xanh chẳng có đâu, chỉ có màu quân phục Khiến bước hành quân cứ bồn chồn thôi thúc Như mỗi lần ta nhớ tới miền Nam…” (Trên đường tôi đi) Đi trong đêm khuya. những anh bộ đội hay tìm ngôi sao Hôm cô độc, một tinh cầu chói lọi. Sao Hôm thường mọc cách tầm tay với mặt trăng hiền dịu. Mấy đêm sáng trăng, đêm nào cũng vậy, mặt trăng lên, là thấy sao Hôm... Sao Hôm mọc từ lúc trời còn đỏ mờ, rồi xanh dần ánh thép, và khi bầu trời xanh màu mực cửu long thì ngôi sao mới sáng tỏ làm như đôi mắt em thao thức theo anh trên đường gian khó. Người ta tìm những chòm quen thuộc của làng quê việt Nam. Chòm Đại Hùng và Tiểu Hùng tinh cho người tìm phương Bắc, ngôi sao Bắc đẩu như ánh sáng của em tự lại từ xứ Tuyết xa xôi. Và ông thần nông tựa lưng vào bờ sông sao sáng rực nghĩ về đất nước, bỏ mặc con vịt bơi hoài trên dòng nước sóng sánh sao sa. Mình bỗng nghĩ tới 1 điều: Cả khuya trời cũng bộn bề những công việc nhà nông - Đất nước khổ đau và nghìn năm lăn lộn với ruộng đồng, người ta chỉ còn nghĩ đến gầu dai, gầu sòng chỉ còn nghĩ đến vụ cấy qua các chòm sao mơ mộng... Cả những năm tháng lửa cháy chống ngoại xâm đã để lại trên trời chòm sao Tráng sĩ, gài thanh kiếm ở ngang sườn… Mình hay nghĩ vu vơ như thế về các ngôi sao. Các dân tộc khác mơ mộng hơn chăng khi họ nhìn sao Hôm là Thần vệ nữ, người con gái đẹp tuyệt vời đem tình yêu cho thế giới. Còn dân mình, thì sự tích về những ngôi sao cũng chỉ là những bài ca cảm động về tình anh em, về tình đồng đội… Mình bảo với Y: Nhất định sẽ viết về những ngôi sao trong Nhật ký, y buồn cười lắm. Nó bảo: Ngôi sao thì có dính líu gì đến Nhật ký mà mình cũng viết. Y nó viết Nhật ký ít thôi, rất ít là khác, chỉ thỉnh thoảng nó mới vội vã và cẩu thả vào một cuốn sổ tay nhỏ xíu. Nó bảo Nhật ký chỉ nên ghi lại những ý nghĩ táo bạo và độc đáo, tiêu biểu nhất trong 1 ngày hay trong vài ngày. Những ý nghĩ đó đủ để gợi lên một cảnh đời rực rỡ, một ngày sống đáng ghi nhớ hay đủ gợi lên một quan niệm sống. Và cao hơn, đủ hiện lên một con người. Mình không tin lắm vào ý nghĩ và lời nói ấy của nó. Uớc muốn của con người thật khôn cùng. Làm sao mà chỉ cần một vài dòng nhỏ những suy nghĩ thôi mà có thể thể hiện được những điều phong phú như thế. Không thể nào chỉ với những suy nghĩ, cho dù những suy nghĩ có tính chất triết lý sâu xa có thể làm trọn được trọng trách ghi nhận lại được cuộc sống của một con người. Mình đã đọc Nhật ký của nhiều người. Mình cảm thấy rằng: Nếu như người viết Nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình đọc thì cuốn Nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà sự thực họ có. Nhưng nếu Nhật ký mà có thể có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều. Họ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó chính là điều tối ky khi viết Nhật ký – Nó sẽ đay cho người viết tự lừa dôi ngòi bút của mình, tự lừa dối lương tâm của mình. Người ta viết Nhật ký có rất nhiều phương pháp. Và mỗi người tuỳ theo ý thích và sự quen thuộc của mình mà ghi chép. Có người chỉ thích viết ý nghĩ, có người hoàn toàn ghi những sự kiện nhỏ nhặt hàng ngày. Còn mình, mình không Diết thế nào, có lẽ vừa ghi những sự kiện, vừa ghi những suy nghĩ - Nhiều lúc cũng khó mà phân biệt đâu là suy nghĩ, đâu là sự kiện. Và sự trộn lẫn ấy là một điều rất quí. Không hiểu mình đã ghi vào Nhật ký bao giờ chưa, rằng L. Tolstoi bao giờ cũng nhanh chóng tìm thấy một ý nghĩa nào đó từ trong những sự vật và sự việc hàng ngày. Việc rút ra những ý nghĩa từ trong hiện tượng ngay tức khắc có một tác dụng rất lớn lao - nó cho phép người ta tìm thấy và nắm chắc bản chất sự vật và không sa vào cái vụn vặt, không bị choáng trước những hình thức màu mè ở bên ngoài. Mình ao ước như thế, ao ước mình có được cái năng lực thú vị ấy đế sống sao cho đẹp và sâu sắc. Nằm trên cánh đồng khuya, trên đường hành quân, mình và Y nói đến những điều như thế. Còn a. Mười thì chú ý nhiều quá đến số lượng những trang Nhật ký. Càng ngày mình càng hiểu rằng số lượng lớn không phải điều khó làm. Phải, chính Như Anh đã kế cho mình nghe về cô gái hoạ sĩ Nga mới 16 tuổi đã để lại hàng vạn bức vẽ cho đời phải nói rằng, số lượng cũng là 1 điều đáng kể, làm sao để cho rất nhiều trang đấy, mà không trùng lặp, mà mỗi ngày thực sự là một ngày mới, đẹp đẽ và tốt hơn ngày hôm trước. Nghĩ đi nghĩ lại thì vấn đề chủ yếu vẫn là anh viết Nhật ký để làm gì? Anh có lấy Nhật ký làm người bạn đường nghiêm khắc và tốt bụng để đưa đường cho anh. Hay là anh lấy Nhật ký làm đồ trang sức, làm một cái gì đó để khoe khoang. Hay tệ hơn, làm một cái bồ để trút vào đó những lời than thở, những suy nghĩ giả tạo, nhằm đắp điếm cho một con người giả tạo, sống rất tồi, rất nghèo nàn mà cứ tưởng mình phong phú và bận rộn lấm với công việc hàng ngày... Trở lại với những chặng đường hành quân, nghĩ đến những khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi, đỏ bừng và nặng nhọc cất bước. Trong lòng bỗng dội lên một niềm thông cảm sâu sắc Cuộc đời bộ đội gian khổ thật, thật gian khổ (và đây chưa nói đến sự hy sinh). Không gian khổ và khó khăn thì tại sao, toàn những người con trai khoẻ mạnh, trẻ, sung sức và hăng hái mà phải chịu ngã xuống dọc đường mà thở Mệt lắm, nhất là đeo nặng. Ban đêm, sang đò, đeo ba lô đứng trên đò, tròng trành và ba lô nặng kéo ùm cả người xuống sông. Những lúc hành quân nặng nhọc nhất chính là lúc người ta hay gắt gỏng với nhau nhất và cũng chính là lúc người ta thương nhau nhất. Người ta thương nhau và san sẻ cho nhau lút nước trong bi đông, đeo hộ nhau một phần nặng nhọc. Không thể nào nói hết được, vì cái gì cũng rất tế nhị và mới đáng yêu làm sao . Dành cho đồng đội một chỗ nghỉ tốt, một mảnh chăn, một tấm tang lành Dành cho bạn một chiếc hầm đào dở, dành cho bạn một khoảng thoáng khi đến chỗ tạm đừng chân - Trời ơi, tất cả những điều đó, trong khung cảnh đó, mới đáng yêu, đáng quí làm sao - Nhất là nỗi lo lắng. dáng tất tưởi khi có người rớt lại phía sau, cần phải đi tìm... chỉ có trong hàng ngũ quân đội mới có được những điều tốt đẹp đó chăng? Ban đêm sang đò và vào nghỉ tạm ở nhà dân - Xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên (Đi hơn 20km rồi mà vẫn Cẩm Xuyên!) A2W ở nhà ông cụ đã già rồi, 78 tuổi. Mệt quá, lăn luôn ra giường ngủ. Mình, Huệ, Y nằm cùng một giường. Mình nằm trong cùng và khi gác chân lên cái hòm gỗ dài kê sát tường, mình mới biết là 1 chiếc quan tài - ông cụ già rồi, đã "may sẵn áo" để chờ ngày chết đây? Dạo ở nhà mà thấy thì sợ chết khiếp đây. Mà bây giờ thì cảm thấy bình thường hết sức - Tuổi trẻ và sự già lão! Ở đây còn rất nhiều người già. Mình đến mấy nhà xung quanh đều thấy những chiếc quan tài xếp chồng chờ đợi Gia đình nhà nọ có đôi vợ chồng già, ông cụ tóc bạc như bông pha trò bảo mình rằng, suốt đời, 2 ông bà sống hoà thuận với nhau, lúc cưới nhau, ông bà may một đôi gối cưới và bây giờ, sắp gần đất xa trời, ông bà lại đóng đôi quan tài chồng lên nhau. ông cụ cười bảo rằng: Cả đởi ông đã "ở trên" bà, nên ắt hẳn chiếc quan tài ở trên sẽ là của ông! Mà cũng đúng, con trai thường chết sớm hơn con gái. Thật tiếc vì khi ông cụ nói chuyện với bọn mình, bà cụ sang xóm bên chơi không có nhà - Không hiểu nếu có bà cụ thì cụ ấy có thái độ thế nào? Dòng sông Ngân Mộ (hay Ngân Mậu gì đó, mình hỏi rồi mà không sao phân biệt được tiếng nói ở đây) chảy qua đây giữa hai bờ cây xúm xuê, xanh thẫm cả lòng – Dòng sông chảy nhẹ và sâu - Những dòng sông động đậy của Hà Tĩnh ánh sao đáng yêu kỳ lạ, nó làm mát đi rất nhiều cái nắng khổ sở của miền Trung và cái gió Lào khô cháy da thịt... "Em như bài thơ, em như đòng sông" - Thằng bé ngồi vắt vẻo trên cây sung nghiêng xuống dòng sông mà thì thầm như thế, những đợt sóng dài âu yếm lăn đều đến phía trời xa, chở đi cả tiếng nói, cả cái bóng xanh nghịch ngợm của nó. .. Người ở xa ơi, em hãy nghe nhé, dòng sông nên thơ này sẽ nói cho em nghe tất cả tấm lòng anh... Sao năm nay em chẳng chờ anh ở bến sông xa vắng này? Năm nay em đã ở đâu rồi? Cái cửa sơn xanh của Thư viện thành phố có đôi bạn nào hẹn chờ nhau ở đấy? Đêm nay anh không ngủ được đây, anh nằm trên chiếc quan tài gỗ mộc và đọc cái thơ, cái mộng của lòng em - "Lịch thiên nhiên - Bốn mùa" - Đây là mùa hạ em ơi, em đã lật đến trang thứ bao nhiêu rồi, tác phẩm của Prítsvin? Mình không muốn ghi lại thêm một ngày giặc ném bom Hà rinh nữa - Buổi trưa nằm ngủ mà nào có ngủ được đâu Những cây cọ xoè ô xanh che giấc ngủ, nằm trong võng mà nghĩ hoài, mà thương hoài, thương từ cái gân lá xương xương, thương cả mảnh trời xanh nhỏ tí xíu qua vòm lá mà cũng bị rạch nát bởi đường bay của giặc - Đất nước, có bao giờ được ngủ yên đâu! 19/4/72 Thạch Hương - Thạch Hà - Hà Tĩnh Đi qua đây với một ước mong Đi qua đây với một ước mong Gặp em, cô TNXP bao bài thơ ca ngợi Chẳng phai ban đêm khi nào cũng tối Đêm Thạch Hà thao thức một vành trăng. Ở đâu rồi em, cô TNXP Thạch Kim - Thạch Nhọn Trời Hà Tĩnh là một trời đưa đón O gái nào anh cũng ngỡ là em. Có phải em là o giao liên Đi vội vã giữa ồn ào lính trẻ Đêm chẳng bình yên mà yên lành là thế Quả bom lạnh lùng chúi theo dấu chân. Đường rất thơ là đường hành quân Bởi có em, đường thành trẻ lại Đường đánh giặc chẳng bao giờ dừng lại Đến nơi nào anh cũng thấy em. Những con đường em mở trong đêm Bỗng thành sáng rực Đường em mở nơi đâu? Đường em mở nơi đâu? Cho anh biết với Anh đi với em chẳng bao giờ biết mỏi Cô gái đất này - Thạch Nhọn - Thạch Kim Cô gái đất này, ơi em… Ở đây đặc biệt có nhiều cô gái trẻ - nhiều một cách đáng ngại. Đất Thạch Hà, và Thạch Kim, Thạch Nhọn trong thơ của P.T.D còn cách đây không xa lắm! Đi đến Thạch Hà vào chập tối - làng xóm ở đây thật đẹp, nhất là vào đêm trăng sáng như đêm nay. Em nhỏ nhắc vó tôm ngoài con mương lừ đừ dọc đường đất rộng - Và khi vừa chớm đặt chân vào xóm, từ sau luỹ tre ướt át ánh trăng bỗng thon thả tiếng hát của người con gái. Tiếng hát bỗng trở nên gần gũi và quen thuộc khi ngó vào một ngôi nhà ngỏ cửa, vẫn thắp ngọn đèn con với trang vở học trò... Lại sắp thi rồi, tháng 4, mùa thi về đậu trên ngón tay em. Đường đi trong xã thì đẹp, hàng phi lao cao, thẳng, mỗi cây treo một ngọn đèn trăng - Nhưng nhà cửa thì không gọn và đẹp lắm - Đất cát và nhiều nước, đào hầm một lát là nước ùa vào ngay thôi. Nhưng đó là mạch ngang. Bởi vậy, rất ít giếng và hồ - Gia đình mình có một con đi bộ đội - Trung sĩ Dương Nhung, vợ anh từ Bên Thuỷ sơ tán về đây, cháu còn rất nhỏ, nó nằm trên nôi tre cùng một gian với các chú bộ đội. Mỗi người qua đây trú quân ở đây đều thương và yêu nó, những bàn tay chưa hề làm bố cũng nhè nhẹ đưa nôi và ru cho cháu ngủ. Tự dưng, mình cảm thấy tha thiết muốn được như đứa bé, là cơn của người chiến sĩ, và cứ sau mỗi lần quân đi, cháu lại được lớn lên... Ở đây có tục lệ báo động rất hay. Từ rất xa, ở những vùng gần biên giới, khi thấy có máy bay vào họ đánh trống luân phiên, xã ở trong nghe xã ngoài và cứ như thế, tinh thân đoàn kết hiệp đồng của nhân dân đã thắng cả động cơ phản lực của quân thù. Mình cũng không ngờ rằng đến đây lại được đọc tập 1 của “Con đường đau khổ”. Tác phẩm mà Như Anh yêu và quen thuộc nhất. Song, để được đọc non nửa, mình đã phải trả một cái giá "khá đắt" - Ban ngày trời nóng như nung, đến chiều dịu dần, cua bò mát; bọn trong A hò nhau đi bắt cua và hái rau khoai về nấu canh - Chúng nó cứ tị với mình và lúc thì sai giã cua, lúc thì sai đun bếp – Mà mình chỉ mượn được cuốn sách đến tối thôi - Vậy là cáu tiết mình bảo không ăn đâu, đừng tị nạnh nữa. Và quả thực, đến bữa ăn mình chẳng thèm ăn gì đến canh cả, chúng nó mời cũng mặc, tự ái mà! Vả lại cũng vì ghét cái tị nạnh xấu xa của bọn nó - Trẻ con thật. Khổ một điều hôm ấy cơm khô khan quá, chẳng có tí tẹo canh nào. Nhưng rồi cũng chẳng chết ai, mà mình lại biết thêm được nhiều điều mới mẻ. À, giờ đây mình mới biết Bétxônốp và Êlidavêta là ai đấy. Êlidavêta ở đây chứ không phải Êlidavêta trong "Một ổ quí tộc” của Tuốcghênhép - Êlidavêta trong Tuốc là người con gái được yêu mà không cảm thấy niềm vui – Và như vậy là đáng thương - Còn Êlidavêta trong A. T thì cũng đáng thương không kém. Mình cảm thấy rùng mình khi nhớ lại rừng 1 lá thư của Như Anh đã nhắc đến Bétxônốp và Êlidavêta - Chẳng lẽ mình là một Bétxônốp chăng? 27/4/72 Phải hết sức trấn tĩnh, tới mới không xé hoặc không đốt đi cuốn Nhật ký này. Trời ơi! Chưa bao giờ tôi chán nản và thất vọng như buổi sáng nay, như ngày hôm nay cả. Tôi không giải thích ra sao nữa. Người ta giải thích được cần phải trấn tĩnh mới hiểu lý do và lung tưng. Còn tôi rời rã tôi chán nản với hết thảy mọi điều, mọi thứ trên trái đất này. Phải, tôi hiểu rằng, với một người con trai đang khoẻ mạnh, đang sung sức, đang ở giữa mùa xuân của đời mình thì buồn nản, thì chán đởi là một điều xấu xa và không thể nào tưởng tượng được - Người ta đã chỉn rủa biết bao lần những thanh niên như thế - Nhưng tôi biết làm sao khi chính bản thân tôi đang buồn nản đến tận cùng này. Tôi lê gót suốt con đường mòn - Con đường mòn như chính cuộc đời tôi đang mòn mỏi đi đây – Tôi ngồi bệt xuống bờ sông, con sông cạn đang rút nước. Tôi vốc bùn và cát ở dưới lòng sông, và qua kẽ ngón tay tôi nó rớt xuống, rớt xuống. Tôi muốn khóc, khóc với dòng sông.Không, chẳng có ai có thể đem lại cho tôi được chút gì niềm an ủi hay vui sướng cả. Mọi người không hiểu được tôi, mọi người gắt gỏng với tôi. Trời ơi, giá lúc này tôi có thể chết ngay đi được. Có thể quên hết nỗi phiền muộn và sầu não ngập tràn cả hồn tôi thì sung sướng biết bao. Thì sung sướng biết bao... 29.4.72 Tạm biệt! À quên, vĩnh biệt Cẩm Lạc - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh - Chắc chẳng bao giờ mình quay lại đây nữa. Tuy thế. mình đã bỏ lại đây nhiều sách vở, 16 tập thơ chứ ít ỏi gì Toàn những tập thơ đáng giữ gìn cả. Nhưng không thể đem đi được. nặng quá. Vả lại, vào gần chiến trường rồi, sắp vượt Trường Sơn, mang đi nhiều ắt cũng phải vứt đi thôi Ở Cẩm Lạc chưa được trọn 1 tuần - Vì đến đây có hơn 3 tuần. nhưng rồi đi diễn tập và công tác ở C18 nên không ở đây nhiều Hôm qua lên C18 định học tiếp tín, nhưng rồi chẳng học gì cả. Ngủ 1 ngày trên ấy rồi về. Đeo nặng. Tạm biệt dòng sông.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương