Mi Ngôn

Chương 3: Đó Là Cái Nhãn Mang Tên Dị Loại



Việc tôi chỉ thích đàn ông đã được xác định từ hồi học cấp ba, quá trình xác định rất đơn giản và thô bạo - tôi phát hiện ra rằng mình thích xem các cậu trai chơi bóng đá chạy tới chạy lui trên sân hơn là xem các cô gái mặc váy ngắn tập thể dục nhịp điệu.

Trong giây phút đó tôi đã biết mình là gay.

Chấp nhận mình không giống bình thường rất đơn giản, cái khó là khiến cả người khác chấp nhận điều đó.

Vào năm lớp mười một, có một cô gái tỏ tình với tôi, trước kia tôi đều sẽ thẳng thắn từ chối nhưng lần đó đột nhiên tôi lại cảm thấy rất phiền phức.

Vất vả giả vờ mình là loại người khác ấy mà, rất phiền.

"Tôi thích con trai." Vì vậy tôi đã trực tiếp thú nhận xu hướng tính dục của mình, một lần vất vả cả đời nhàn nhã.

Sự việc này nhanh chóng lan truyền khắp trường, đến cả hiệu trưởng cũng hoảng hốt. Ông ta mời Bách Tề Phong đến, cười làm lành nói rằng có thể là tôi đang nói bậy bạ vì muốn thu hút sự chú ý của người lớn, đúng lúc tuổi trẻ con tuổi mười sáu mười bảy là phản nghịch nhất, nếu có thời gian thì hi vọng rằng Bách Tề Phong có thể đưa tôi về, giao tiếp cẩn thận và kiên nhẫn lắng nghe tiếng lòng của trẻ con.

Khi đó chức vị của Bách Tề Phong không cao như bây giờ nhưng cũng đã được coi là một nhân vật không nhỏ tại Hải Thành. Vì con trai không biết xấu hổ tuyên bố mình là gay nên bị nhà trường mời làm phụ huynh, mặt mũi gần như là mất hết. Ông ta không đợi đến được nơi không người mà đen mặt tát cho tôi một cái ở ngay trong văn phòng.

Ông ta thật sự rất tức giận, bàn tay tát vào mặt tôi không hề thu lực. Tôi bị tát lệch sang một bên, tai ù đi, hai má nóng bừng, khóe môi còn bị bị răng đập vào rách ra.

"Thật là mất mặt!" Ông ta chỉ vào tôi: "Mẹ mày dạy mày như thế nào? Hả? Bà ta chỉ quan tâm đến chuyện xuất gia tin Phật, không hề quan tâm đến mày mà ném mày cho bà ngoại đúng không?"

Tôi lau vết máu trên môi, lặng lẽ lắng nghe ông ta chửi rủa.

"Nếu tao mà biết mày trở thành như thế này thì năm đó tao đã không giao mày cho mẹ mày!"

Hiệu trưởng vội vàng thuyết phục: "Cục trưởng Bách, bình tĩnh lại, bình tĩnh lại, có chuyện gì từ từ nói. Đứa nhỏ còn nhỏ không biết gì, đừng động thủ."

Tôi bình tĩnh nhìn Bách Tề Phong ở phía đối diện, nói từng từ đâm thẳng vào tim gan: "Khi mẹ ly hôn với ông, tôi chỉ còn nhỏ chứ không bị mất trí nhớ. Tới bây giờ ông chưa bao giờ tranh giành quyền nuôi con, nói cái gì mà cho hay không cho. Mẹ tôi đi tu là do ai? Không phải do ông hả."

Tôi đã tự mình tham gia vào nửa sau câu chuyện của Giang Tuyết Hàn và Bách Tề Phong, vẫn còn chút ấn tượng ấn tượng, nửa đầu hoàn toàn là do bà ngoại tôi kể lại.

Nói một cách đơn giản thì đó là một câu chuyện sáo rỗng về một cô chủ và một phượng hoàng nam*.

*Ý chỉ người đàn ông nghèo khó sống nhờ việc bám váy vợ.

Cô chủ si tình, bất chấp sự phản đối của gia đình, kiên quyết lấy phượng hoàng nam nghèo khó. Ban đầu khi phương hoàng nam cần nhà họ Nhạc giúp đỡ thì mọi chuyện đều ổn thỏa, ngoan ngoãn nghe lời vợ, sau này mình phất lên rồi, trèo lên được cành cao hơn rồi thì đá bay cô chủ.

Cô chủ đau khổ cứu vãn mà không được, biết được phượng hoàng nam không chỉ leo cao, đi ở rể, mà thậm chí còn lén lút qua lại đến có thai bên ngoài với "cành cao", bà nản lòng thoái chí ném con cho người mẹ cao tuổi, mình thì đã nhìn thấu được hồng trần, xuất gia đi làm ni cô.

Theo lời của bà, năm đó Bách Tề Phong yêu mẹ tôi là vì gia thế của mẹ, người đàn ông này chỉ lợi dụng mẹ tôi, không có chút chân tình nào.

"Mày còn dám cãi lại? Bây giờ rốt cuộc là ai đang mất mặt xấu hổ hả? Tao với mẹ mày có chuyện gì cũng đến lượt đứa con nít như mày lo hả?" Bách Tề Phong bị tôi làm mất mặt ngay trước người ngoài, càng không nhịn được cơn giận, nói rồi muốn đi qua người hiệu trưởng để đánh tôi.

"Đừng làm như vậy, đừng làm như vậy, mọi người đều bình tĩnh lại đi!" Hiệu trưởng đứng ở giữa tôi và Bách Tề Phong, trên cái trán nửa hói đã lấm tấm một tầng mồ hôi mỏng.

Tôi giật giật khóe miệng, cười lạnh nói: "Vậy bây giờ tôi muốn đi theo ông rồi, ông đón tôi về nhà đi."

Bách Tề Phong dừng lại, trong mắt ông ta hiện lên vẻ bối rối rõ ràng, cả hai chúng tôi đều biết rằng ông ta không thể đưa tôi về nhà, vợ ông ta hay bố vợ ông ta đều cũng sẽ không đồng ý.

Giằng co một lát, ông ta bỏ tay xuống, chỉnh lại quần áo, nhìn đi chỗ khác trước.

"Mày nói thì dễ, tao đưa mày về, còn một mình bà ngoại mày thì sao?" Đến lúc này mà ông ta vẫn phải cố chấp, giống như không phải là không muốn đưa tôi về nhà mà chỉ là không đành lòng bà tôi một mình không nơi nương tựa.

Phải nói rằng ông ta thực sự biết cách thể hiện mình là một người đàn ông vô tội.

Ngày hôm đó, Bách Tề Phong không nói một lời lái xe đưa tôi về nhà, khi tôi đến cổng khu dân cư, lúc tôi mở cửa bước xuống xe, ông ta đột nhiên gọi tôi từ phía sau.

Ông ta hỏi tôi làm vậy có phải vì ghét ông ta, cố ý muốn trả thù để ông ta tuyệt hậu không.

Ông ta và người vợ thứ hai có một đứa con gái, không mang họ ông ta.

Một người đàn ông như Bách Tề Phong dường như luôn có một nỗi ám ảnh không thể giải thích được đối với việc con cái của mình phải mang họ bố. Nếu chúng lấy họ mẹ thì cho dù trong cơ thể chúng có gen của ông ta đi chăng nữa, chỉ cần chúng không mang họ của ông ta thì đã chính là "con của người khác"."

Người thì như thế mà tôi lại nghe nói rằng năm đó mẹ tôi yêu ông ta vì bà ngưỡng mộ phong thái nhẹ nhàng và tao nhã của ông.

"Không, tôi không cố ý trả thù ông..." Tôi mở cửa bước xuống xe, không đóng cửa lại ngay mà dùng một tay giữ cửa, tay kia khoác lên trần xe, hơi cúi người xuống nhìn người đàn ông trong xe, mỉm cười nói: "Đoạn tử tuyệt tôn đều là phúc báo của ông."

Sắc mặt vừa mới khôi phục lại của Bách Tề Phong trong nháy mắt đen như đáy nồi, cơ bắp ở khóe mắt run lên: "Mày..."

Không đợi ông ta chửi bới, tôi đóng mạnh cửa xe rồi xoay người bỏ chạy.

Trong vấn đề come out, tôi được di truyền hoàn hảo tính cách quái quỷ "mình vui là được, quan tâm người ta làm gì" của Bách Tề Phong. Nhà họ Nghiêm, bà nội tôi, thậm chí là Giang Tuyết Hàn tu hành trong chùa Kích Trúc, tôi đều đối xử như nhau, chủ động thông báo xu hướng tính dục của mình.

Mẹ của Nghiêm Sơ Văn - Trần Uyển, tôi con là dì Uyển và mẹ tôi Giang Tuyết Hàn là bạn thân nhiều năm. Giang Tuyết Hàn bị tên đê tiện bỏ rơi, tuyệt vọng trở thành một ni cô. Dì Uyển khuyên đã khuyên, mắng cũng đã mắng nhưng không làm được gì liền sinh lòng thương hại đứa trẻ không cha không mẹ như tôi, thường hay mời tôi tham gia các hoạt động gia đình, quan tâm tôi như một người mẹ.

Đối với đứa con nhặt được* như tôi, dì Uyển luôn rất khoan dung, cho nên dù nhà bọn họ hơi kinh ngạc nhưng dưới sự khống chế của dì Uyển thì cũng đều chấp nhận.

*Raw HNT để là 半子, tra được là con rể.

Bà ngoại tôi xuất thân danh giá, từ nhỏ đã được giáo dục ở phương Tây, điều tiếc nuối duy nhất trên đời này là đã sinh ra người trong đầu chỉ có yêu đương như mẹ tôi. Tư tưởng bà xem như cũng thoáng nhưng vẫn bị tôi làm cho giật mình. Nhưng bà không mắng, chỉ cảm thấy đều là do lỗi của người lớn bèn khóc lớn một hồi, lần lượt mắng Bách Tề Phong và Giang Tuyết Hàn sau đó chiến tranh lạnh với tôi một tuần rồi cũng dần tiêu tan.

Giang Tuyết Hàn vẫn đóng cửa chùa, chuyên tâm tu luyện như cũ, không biết có nhận được tin nhắn của tôi chưa.

Sau khi công khai, cuộc sống của tôi cũng không khác mấy, tôi không quan tâm mình có phải là gay hay không, để ý làm gì. Cộng thêm năm lớp 11 áp lực học hành tăng cao, tôi tập trung ôn thi đến nỗi không còn thời gian quan tâm đến xung quanh, những đau khổ hay ánh mắt lạnh nhạt do công khai mang lại cứ như thế lặng yên lướt qua tôi.

Hạ qua đông đến, tôi được nhận vào cùng đại học với Nghiêm Sơ Văn nhưng cậu ta học trường luật, còn tôi học trường nghệ thuật, ký túc xá của hai khoa không gần nhau nhưng cũng không xa lắm, băng qua một con đường đi bộ là đến.

Tôi vẫn nhớ đó là tuần thứ hai năm nhất, mọi thứ đang đi đúng hướng, nghĩ rằng mình đã lâu không gặp Nghiêm Sơ Văn vì vậy tôi bèn gửi tin nhắn cho cậu ấy rồi đi đến phòng ngủ tìm cậu ấy ăn cơm.

Tôi và Nghiêm Sơ Văn là bạn từ nhỏ, vẫn luôn có mối quan hệ tốt đẹp, chỉ khi năm mười hai bận học mới có một năm không liên lạc mấy.

Trong hành lang tối om, cửa phòng ngủ của Nghiêm Sơ Văn hé mở, bên trong yên tĩnh không một tiếng động.

Tôi đã nghe Nghiêm Sơ Văn nói rằng cậu ấy được phân tới phòng hai người, chỉ có một người bạn cùng phòng, không phải là người nói nhiều, bèn vô thức nghĩ rằng đối phương sẽ là một Nghiêm Sơ Văn 2.0 khác — đeo kính, thân hình gầy gò, nhã nhặn, mở miệng ngậm miệng đều là học thuật nghiên cứu.

Không ngờ đối phương không đeo kính cũng không gầy, hơn nữa... không giống mọt sách chút nào.

Mặc dù tiết trời tháng chín đã không còn nóng nực, mặt trời lớn đã ngả về tây nhưng kinh đô vẫn còn giữ lại chút khô hanh của mùa hè. Chàng trai trẻ có làn da trắng nõn, mái tóc đen như mực, mày rậm, mặc áo sơ mi trắng cái đến khuy trên cùng. Rõ ràng là một gương mặt rất được* mà lại bị cậu ta mặc thành cảm giác cấm dục người sống chớ gần.

1

Mặc chật như vậy có nóng không?

Đang nghĩ tới đây, tôi bỗng nghe thấy tiếng nói, người đàn ông đặt quyển sách đang dở dang trước mặt xuống, ngẩng đầu nhìn lên.

"... Cậu đang tìm ai vậy?" Hắn quay mặt lại, tôi nhìn thấy được rõ ràng hắn còn đeo một chiếc khuyên tai bằng đá lưu ly trên dái tai trái.

"Tôi đi tìm Nghiêm Sơ Văn, tôi là bạn cậu ấy." Tôi nhìn quanh phòng không thấy Yến Sơ Văn đâu bèn đi vào ký túc xá, nở nụ cười thân thiện với cậu thiếu niên: "Cậu là? "

Nghe nói tôi là bạn của Nghiêm Sở Văn, vẻ mặt người kia giãn ra: "Cậu ấy đi rót nước, tôi là bạn cùng phòng của cậu ấy..." Hắn hơi dừng lại: "Có thể gọi tôi là Ma Xuyên."

Sau này tôi mới biết rằng khi mới gặp tôi hắn cảnh giác như vậy là vì hắn tưởng tôi là một trong những người hay tìm đủ cớ chạy đến quấy rối hắn ở trong khoa.

Trên đời không có bức tường nào là không thể xuyên thủng, tuy hắn không chủ động đề cập nhưng chuyện hắn là Ngôn quan của tộc Tằng Lộc vẫn lan truyền nhanh chóng. Cộng thêm dáng vẻ này của hắn nên từ khi khai giảng đến giờ, thỉnh thoảng sẽ có người đột nhiên gõ cửa phòng ngủ của họ. Hoặc là xin thông tin liên lạc, hoặc tâm tình lý tưởng của mình với hắn, coi hắn như người thầy trong cuộc sống, thậm chí còn muốn xem hắn như là một đối tượng nghiên cứu, một tư liệu sống.

Tôi không biết hắn có phiền hay không nhưng Nghiêm Sơ Văn thì thực sự bị làm phiền vì điều đó, vì vậy đồng chí tiểu Nghiêm đã đệ đơn kiện lên trưởng khoa, nói rằng thời gian nghỉ ngơi của cậu ấy đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, quyền riêng tư của người dân tộc thiểu số cũng không được đảm bảo, yêu cầu trưởng khoa đưa ra cách giải quyết.

Trưởng khoa rất coi trọng việc này, cùng ngày tổ chức một cuộc họp với các lớp trưởng, sau đó họ cuối cùng cũng lấy lại được sự trong sạch.

"Tôi tên là Bách Dận." Tôi đưa tay ra, hỏi một câu mà hầu hết mọi người sẽ hỏi khi họ nhìn thấy hắn: "Cậu là người lai à?"

Không nói những cái khác, riêng phần lông mày xương mày ưu tú ở vùng chữ T kia đã không phải là thứ mà người Hạ bình thường có thể có được.

Hắn nhìn chằm chằm vào tay tôi một lúc, không trả lời tôi, cũng không hề động đậy.

Tôi nhìn theo ánh mắt của hắn, bỗng nhận ra bèn hướng bàn tay lên trên nói: "A, đây không phải là vết thương đâu, là vết sẹo do tôi bị ngã khi còn nhỏ."

Trên bàn tay phải của tôi có một vết sẹo dọc màu đỏ tươi từ gốc lòng bàn tay đến giữa lòng bàn tay, tôi không nhớ cụ thể nhưng hình như là vì bị ngã khi tôi bốn, năm tuổi, sau khi lành lại trông nó vẫn như một vết thương mới.

"Không phải, tôi là người Tằng Lộc." Thiếu niên vươn tay ra, mang theo nhiệt độ hơi lạnh, hắn nắm nhẹ rồi thả ra.

Tôi hiểu ra: "Chẳng trách."

Sau đó, tôi ngồi trên ghế của Nghiêm Sơ Văn đợi cậu ấy quay lại, Ma Xuyên tiếp tục ngồi đọc sách, căn phòng lại trở nên yên tĩnh.

Nghiêm Sơ Văn nói đúng, bạn cùng phòng của cậu ấy thực sự không thích nói chuyện.

Tôi chán chường chơi điện thoại, thỉnh thoảng lại liếc nhìn bóng lưng người con trai đối diện.

Tộc Tằng Lộc... có phải là ở Sơn Nam không? Hình như tôi đã từng đến đó với bọn Nghiêm Sơ Văn. Trong ấn tượng của tôi nó vừa lạc hậu vừa man rợ, đại địa phương như vậy mà lại có được một sinh viên đại học...

Trong đầu tôi hiện lên một đôi mắt đau đớn và hung dữ. Đã nhiều năm như vậy, tôi sớm đã quên mất hình dáng của cậu bé năm đó, chỉ nhớ rằng đó hẳn là một khuôn mặt rất đẹp. Nhìn chằm chằm vào bờ vai rộng của Ma Xuyên và cái cổ trắng nõn lộ ra vì cúi đầu đọc sách, tôi thầm nghĩ, chắc là cũng đẹp như người trước mặt.

Chợt chuông điện thoại nhẹ nhàng reo lên, nhạc chuông báo cuộc gọi đến kéo suy nghĩ của tôi trở về thực tại.

"Xin chào?"

Đầu bên kia điện thoại truyền đến một giọng nam đáng yêu: "Anh đang ở đâu? Em học xong rồi, chúng ta cùng ăn trưa nhé?"

"Ở ký túc xá của bạn anh, anh đã đồng ý lát nữa ăn tối với cậu ấy rồi." Tôi ngẩng đầu nhìn Mạc Xuyên, thấy hắn vẫn đang chuyên tâm đọc sách, không bị tôi ảnh hưởng nên cũng không có ý tránh né.

"Bạn nào? Trong trường chúng ta à?"

Tôi khẽ "ừ" một tiếng.

"Vậy em cũng tới được không?" Đối phương thận trọng thăm dò.

Tôi không phản đối, nhưng cũng nên hỏi Nghiêm Sơ Văn trước: "Anh hỏi đã, lát nữa anh gửi tin nhắn cho em."

"Được!" Cậu hạ thấp giọng, bật ra một tiếng "moa": "Yêu anh~"

Nói thật, tôi đã quên tên và dáng vẻ của đối phương trông như thế nào từ lâu rồi, tôi chỉ nhớ rằng mặt cậu ấy rất trẻ, gặp được trong đợt huấn luyện quân sự của tân sinh viên, cậu mạnh dạn đến bắt chuyện, hỏi tôi có bạn trai chưa, có muốn quen nhau thử không.

Tình cờ lúc đó tôi bị Bách Tề Phong làm cho khó chịu chết đi được, tôi đồng ý với trái tim nổi loạn của mình. Nhưng mối quan hệ này kéo dài rất ngắn, chưa quen nhau được ba tháng đã chia tay, cậu đề nghị trước, nói rằng tôi không mang lại được cho cậu cảm giác an toàn.

Sau khi cúp điện thoại, trong phòng chỉ còn lại âm thanh lật sách nhỏ nhẹ.

Trong lòng khẽ rung động, dựa vào lưng ghế, thần xui quỷ khiến hỏi: "Ma Xuyên, cậu có muốn ăn tối với chúng tôi không?"

Dù sao thêm một người là nhiều, thêm hai người cũng là nhiều.

Tiếng lật sách đột ngột dừng lại, Ma Xuyên hơi quay đầu lại, trên mặt lộ ra vài phần kinh ngạc nhưng rất nhanh sau đó, vẻ kinh ngạc liền biến mất, thay vào đó là một nụ cười khách sáo mà xa cách.

"Cảm ơn, nhưng mà tôi không tiện rồi, các cậu đi ăn đi."

Tôi sợ hắn nghĩ tôi khách sáo với hắn nên thuyết phục thêm vài câu: "Đi cùng nhau đi, ăn nhẹ thôi."

"Thật sự không cần thiết."

Thấy hắn thực sự không muốn, tôi đành phải từ bỏ: "Được, lần sau gặp lại."

Vừa dứt lời thì Nghiêm Sơ Văn cầm một cái ấm bước vào.

"Cậu tới sớm vậy? Tớ còn đang định gọi cho cậu nè." Cậu ấy đặt ấm nước dưới bệ cửa sổ, nói: "Đi nhà hàng Tây Môn đối diện đi, thịt lợn tái hai lần ở đó rất ngon."

Tôi đứng dậy: "Cậu chờ chút, đợi một người nữa được không?"

"Ai cơ?"

"Bạn trai tớ."

Nghiêm Sơ Văn bị sốc: "Mới đi học được hai tuần mà cậu có bạn trai rồi à?"

Tôi nhướng mày: "Sao vậy? Trường chúng ta có quy định tân sinh viên không được yêu đương à?"

"Cũng không phải, chỉ là tốc độ thoát ế của cậu nhanh quá." Nghiêm Sơ Văn lúng túng nói: "Tớ còn chưa chuẩn bị mấy... ít nhất cậu cũng nên thông báo cho tớ sớm hơn một ngày chứ? Tớ còn đi mua quà gặp mặt."

Tôi đi qua vài bước, bá lấy cổ Nghiêm Sơ Văn, cười nói: "Ăn cơm bình thường thôi mà còn lễ gặp mặt cái gì, cậu quê vừa thôi chứ, có cần trước đó phải đưa thiệp mời cho cậu không?"

Cậu ấy chỉnh cái kính bị lệch, nói: "Như vậy là tốt nhất."

Hai chúng tôi vừa nói vừa cười vừa đi ra ngoài. Khi đi đến gần cửa, dường như Nghiêm Sơ Văn nhớ ra chuyện gì đó, đột nhiên dừng lại.

"Ma Xuyên, có muốn ăn cơm với bọn tôi không?"

"Tôi..." Tôi đang định nói với cậu ấy rằng tôi vừa mới mời hắn rồi, ánh mắt liếc sang, đụng vào ánh mắt hơi lạnh của thiếu niên.

Ánh mắt của tôi và Ma Xuyên vô tình chạm nhau, có lẽ đối phương chưa đến một giây đã quay đi nhưng tôi vẫn thấy trong mắt hắn có gì đó quen thuộc.

Khác với sự soi xét vô thưởng vô phạt lúc đầu, đó là sự soi xét tinh tế, với những tiêu chuẩn khắt khe mà chỉ bản thân hắn mới hiểu, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, hắn đã phân loại và dán nhãn cho tôi.

"Không." Hắn cười nói với Nghiêm Sơ Văn: "Không thích hợp."

Đó là cái nhãn mang tên "Dị loại".
Chương trước Chương tiếp
Loading...