Miên Man Nỗi Nhớ
Chap 1. Xuống chuồng lợn ăn và ngủ
Dương Tất Niệm vốn là đứa cháu cưng của Chủ Tịch tập đoàn Nhất Kỷ nhưng lại là đứa con quái tính trong mắt mẹ cậu, Giám đốc công ty may Thu Hoài. Lý do là bởi vì cậu mắc hai chứng bệnh, chứng bệnh thứ nhất rất dễ gặp ở bất cứ một cậu nhóc nào, chứng lười. Cơ mà trẻ con thì thường lười ăn lười ngủ, còn cậu bé thì lại lười ở một đẳng cấp khác, lười nói, lười khóc, lười cười to, còn ăn ngủ và chơi thì thực sự chăm không ai địch nổi. Chính vì quá lười nói nên cậu ít khi làm nũng như em trai Dương Nhất Quang của mình, cậu chỉ cau có khi không được cho ăn no, không được ngủ đủ giấc, còn lại cậu cảm thấy mình là một cậu bé ngoan ngoãn. Có đợt hai anh em cậu cùng trèo cây xoài và cùng bị ngã, Quang bị bầm tay khóc lóc rấm rứt suốt cả buổi chiều, buổi tối mẹ cậu phát hiện con trai lớn cũng bị tróc da liền sốt sắng hỏi:- Niệm đau lắm không con?Cậu gật đầu. Mẹ Hoài lại tiếp tục hỏi:- Đau sao con không mách mẹ? Ba cậu thở dài đáp thay:- Vì nó lười.Cậu gật đầu tán thành. Thời gian khóc lóc đó để dành ăn năm cốc xoài dầm có phải hay hơn không? Ông nội luôn cảm thấy cậu rất lạc quan, bởi vậy cho nên ông hết mực cưng chiều cậu. Ông dạy Niệm đọc chữ từ năm ba tuổi, sang năm bốn tuổi ông dạy Niệm viết và làm toán. Niệm con quả thật rất lười, nhưng cũng rất dễ bị dụ. Ông thường đích thân lái xe đưa cháu trai tới những nhà hàng sang trọng bậc nhất, khi thức ăn được bê lên thơm phưng phức, thấy Niệm con hau háu rồi ông mới bắt đầu làm màu:- Ôi ông nội buồn ghê cơ! Cô giáo của ông nội giao cho ông nội bài tập về nhà khó khủng khiếp. Ai mà giải được bài hộ ông thì ông cho ăn hết chỗ này.Vì đồ ăn nguội không được ngon cho lắm nên Niệm con vô cùng khẩn trương xông tới giúp ông nội giải toán. Ông nhìn thằng cháu nhân số có ba chữ số nhoay nhoáy liền nở nụ cười mãn nguyện. Ngoài ông ra thì không ai biết Niệm con là một đứa trẻ xuất chúng. Ông cũng chẳng tiết lộ với ai cả, ông đào tạo Niệm con để trở thành người thừa kế của Nhất Kỷ chứ không phải để khoe mẽ với thiên hạ. Tất Niệm làm bài xong liền hớn hở quay về chỗ bốc xôi gà ăn thun thút. Và hiển nhiên, mỗi lần ăn no cậu lại hay bị díp mắt, mỗi lần như thế cậu lại ngồi vắt vẻo trên lưng ông lim dim ngủ, còn ông thì ngọt giọng nịnh nọt:- Mũm mĩm quá rồi con ơi! Sáng mai Niệm con dậy sớm tập võ với ông nhé!- Ứ.- Ơ hay? Thế không thích dáng đẹp như Niệm ba à?Bé Niệm là Tất Niệm, ba bé là Nhất Niệm nên ông nội thường gọi tắt là Niệm ba và Niệm con.- Ứ thèm. - Nhưng mà béo quá đến lúc tốt nghiệp mẫu giáo chụp ảnh kỷ yếu nó xấu.- Ứ chụp.Vâng, chứng bệnh thứ hai của bé Niệm là ghét chụp ảnh. Bất cứ bức ảnh nào của đại gia đình cậu cũng quay ngoắt đi lúc chú thợ ảnh bấm máy, kết quả là chú ấy chỉ bắt được tấm lưng mập mạp đầy kiêu kỳ. Cũng từng có lần cậu bé bị ba mẹ chụp trộm trong lúc ngủ, và tất nhiên khi phát hiện ra bé Niệm luôn đem bộ mặt rơm rớm nước mắt đến mách ông nội. Ông xót cháu quát con ầm ĩ:- Anh chị già đầu rồi mà đi bắt nạt trẻ con thế hả? Có còn lương tâm không? Xoá! Xoá ngay cho tôi!Ba mẹ cậu ban đầu cũng định xoá giả bộ, nhưng bị ông nội bắt thề độc nên đành phải ngậm ngùi xoá sạch toàn bộ ảnh của con trai. Cậu bé sung sướng che miệng cười tủm một cái. Ngay cả lúc tâm trạng phấn khích nhất cậu cũng chỉ nở nụ cười sang chảnh theo cái cách của riêng mình, vừa nhẹ nhàng duyên dáng vừa đỡ mỏi cơ hàm. Mẹ cậu trông thấy cái mặt thằng con trai ngứa mắt ra lệnh:- Mau sang nhà chị Bông học ngoại ngữ cho mẹ.Trong mắt mẹ cậu chị Bông là đứa trẻ xuất thần bao nhiêu thì cậu là thằng con đần độn bấy nhiêu. Mẹ ngưỡng mộ chị Bông bởi vì bằng tuổi cậu chị đã có thể nói thông thạo ba thứ tiếng, mẹ khinh cậu vì đôi khi cả tuần liền cậu cũng không rặn nổi chữ nào. Có điều mẹ không hiểu, cậu không nói không có nghĩa là cậu không biết. Mấy câu chị Bông hay giao tiếp với ba chị cậu nghe qua một lần liền nhớ, ngặt nỗi tính lười không thích thể hiện. Cậu chỉ thích ăn thôi! Động lực thúc đẩy cậu sang nhà cô Bích chính là món khoai tây chiên giòn rụm, cái món mà ở nhà mẹ cấm không cho cậu ăn nhiều vì sợ dầu mỡ. Cô Bích thì lúc nào cũng dịu dàng hết sảy:- Niệm ăn hết lại bảo cô lấy thêm cho nhé! Hai chị em chơi với nhau vui nha!Bông trông thấy Niệm gật đầu lia lịa liền thở dài ngán ngẩm. Từ ngày Niệm ra đời mọi người cứ trêu Bông phải gọi mẹ Hoài là mẹ chồng mới chán chứ. Bông đâu có thích Niệm đâu, béo ú à! Dốt nữa! Bông dạy em nói tiếng Anh cả tuần mà em chẳng nhớ được chữ nào, hỏi gì cũng lắc đầu. Một thằng con trai tầm thường như Niệm sao có thể xứng với một cô bé xinh đẹp và giỏi giang như Bông? Mặc dù Bông biết Niệm thích Bông quá trời quá đất, suốt ngày sang nhà Bông đeo bám Bông, nhưng biết sao được? Bông chỉ thích người xuất sắc như em Đông nhà cô Đan thôi.- Niệm ơi chị chuẩn bị sang nhà Đông chơi, không có thời gian tiếp Niệm đâu. Niệm mau về đi Niệm.Niệm được chị Bông đuổi thì mừng huýnh, vội vã đổ đĩa khoai tây chiên vào tờ giấy to rồi gói ghém cẩn thận ôm về. Thi thoảng đi đường thèm quá cậu bé lại mở gói giấy, nhón một vài miếng nhai tỏm tẻm. Mẹ Hoài đang ngồi ngoài ngõ chém gió với các thím, nom điệu bộ thằng con trai điên tiết xông ra quát:- Mẹ bảo con đi học chứ không phải bảo con đi ăn nhé Niệm! Con có tin mẹ quẳng con xuống chuồng lợn, tối ngày chỉ ăn với ngủ với lợn không?Thật á? Chỉ ăn với ngủ? Không cần phải đi trường mầm non? Được thế thì còn gì bằng? Niệm con sung sướng phát rồ, mặc kệ mẹ Hoài đang tức giận đùng đùng, cậu bé hớn hở chạy về nhà soạn đồ. Khổ thân bé con đụng trúng Niệm ba, bị Niệm ba tra khảo:- Niệm con đi đâu vậy?Niệm ba có ánh mắt sắc lạnh vô cùng đáng sợ. Thực ra Niệm con cũng được thừa hưởng ánh mắt dữ tợn y hệt Niệm ba, chỉ là tảng mỡ dày trên khuôn mặt béo mầm đã khiến cậu bé lầm tưởng rằng mình sở hữu đôi mắt híp hết sức duyên dáng. Trong nhà Niệm con sợ nhất Niệm ba, chỉ cần Niệm ba hỏi, dù lười đến mấy Niệm con cũng phải khoanh tay cúi đầu rồi ngoan ngoãn đáp:- Dạ thưa ba, Niệm con về thay áo quần đẹp để xuống chuồng lợn ăn với ngủ ba ạ.Mẹ Hoài thấy con trai nhơn nhơn thì uất nghẹn, mẹ tức mình lệnh cho Niệm ba chở Niệm con ra nông trại ở ngoại thành rồi ném vào chuồng lợn hòng dằn mặt cậu bé. Cứ tưởng tượng ra viễn cảnh Niệm con sợ bẩn, khóc lóc rấm rứt van xin mẹ, gào thét năn nỉ mẹ tha thứ, ngoan ngoãn hứa từ nay sẽ chăm chỉ học hành ruột gan mẹ Hoài lại mát rười rượi. Đáng tiếc, thực tế lại khác xa mộng tưởng. Niệm con gặp đàn lợn xinh phấn khởi như gặp được những người cùng chí hướng. Thấy mấy em lợn nhỏ xíu đang ngáy khò khò trong đống rơm cậu bé tí tởn lao vào ôm các em, ngon lành đánh một giấc. Chưa hết, tầm chiều tối ngửi mùi cám lợn thơm nức mũi cậu liền hào hứng lao ra tranh ăn. Ở chuồng lợn ăn uống thích thật đấy, chẳng cần đợi sắp bát sắp đũa, cứ thế vục mồm vào mà ăn, ăn bao nhiêu cũng được, chả bị ai mắng mỏ.- Niệm!!! Nghe giọng mẹ Hoài gọi thất thanh Niệm ngơ ngác ngẩng mặt lên, khoé miệng vẫn dính đầy cám. Mẹ cậu vừa bực vừa buồn cười, cố làm ra vẻ mặt nghiêm trang hỏi:- Con ăn cám luôn vậy hả?Niệm gật gật, rồi như sợ đàn lợn con sẽ tranh mất phần, cậu bé ngó lơ mẹ Hoài, vội vã cúi xuống chiếc máng to ăn lấy ăn để. Mẹ Hoài bị con trai làm cho cạn ngôn, bất đắc dĩ phải lao vào ôm nó đem ra xe. Rõ ràng mẹ đã nói cho cậu ở đây rồi mà lại nuốt lời, Niệm đối với việc mẹ Hoài thất hứa cảm thấy hơi bất mãn, nhưng ngủ trong lòng mẹ rất thơm, rất thích nên chả thèm chấp nhặt mẹ nữa. Niệm ba lái xe đưa mẹ con cậu về nhà, Quang vẫn đang làm nũng trong lòng bà nội, ông nội cả chiều không được gặp Niệm con nhớ mong da diết, thấy bóng cháu một phát liền xông tới cướp đi luôn. Mẹ Hoài tuy bức xúc nhưng ngại ông bà nên ghé tai chồng thủ thỉ:- Đấy đòi lại tụi nhỏ cho đây đi.- Thôi đòi làm gì? Ba Nhất một đứa, mẹ Kỷ một đứa, đấy cũng có một đứa, công bằng quá còn gì?- Đâu có? Đây làm gì có đứa nào?Mẹ Hoài thắc mắc, ba Niệm vòng tay mẹ qua ôm eo ba, gục đầu vào vai mẹ làm nũng:- Đây... đứa này, chịu thương chịu khó, ngoan ngoãn nhất nhà, mẹ Hoài nói gì cũng nghe.Ba tranh thủ thơm lên cổ mẹ, mẹ bị nhột cười ngất. Ba mẹ của Niệm con sẽ có một buổi tối rất vui vẻ nếu như chú người mẫu chụp hình cho bộ sưu tập thời trang mới của mẹ không gọi điện tới cảm ơn vì tối hôm kia mẹ đưa chú về nhà. Mẹ Hoài không những không thấy xấu hổ vì hành động của mình mà còn xởi lởi đáp lời:- Ôi dào có gì mà ơn với huệ, thấy cậu sinh viên đêm hôm bắt xe buýt không tiện nên chị cho cậu đi cùng luôn, đằng nào cũng tiện đường. Mà bộ ảnh lần này đẹp lắm nhé, lâu lắm rồi chị mới kiếm được mẫu chất như cậu.Tuy trong lòng ba Niệm bùng cháy trăm ngàn ngọn lửa giận nhưng ngoài mặt ba vẫn cười nhạt làm như không nghe thấy, thản nhiên phóng xe rời khỏi nhà. Ba vào bar được một lát thì thấy mẹ cũng vào theo, bịt khẩu trang kín mít ra điều đi theo dõi chồng. Đang tức nên ba thả phanh uống rượu giao bôi với mấy em gái liền, chỉ định trêu mẹ một xíu thôi, ai ngờ bữa đó về nhà mẹ làm ầm lên. Mẹ nói mẹ không thể nào tiếp tục chung sống với người chồng nhăng nhít vô trách nhiệm như ba nữa, mặc ba giải thích hết lời mẹ vẫn nằng nặc đòi ly hôn. Ba chán nản phán câu xanh rờn:- Được rồi, mệt. Đấy viết đơn đi rồi đây ký.- Ơ sao đấy đần thế? Trên mạng có mẫu đơn sẵn rồi đó, đấy lên tải về, điền vào xong đưa đây ký cho.- Sao đây phải tải đơn? Đấy thích ly hôn thì đấy đi mà tải.- Nhưng đấy là phái mạnh cơ mà? Thằng nền ông sức dài vai rộng có cái mẫu đơn cũng bắt vợ đi tải là thế nào?- Chả thế nào cả.Có mỗi việc tải lá đơn thôi cũng khiến ba mẹ hạnh hoẹ cả đêm. Sáng ra nghe phong thanh phụ huynh cãi nhau, bởi không ý thức được vụ ly hôn của ba mẹ mình chỉ là xàm xí, Niệm con trở nên ưu tư hết sức. Với tư cách là anh cả của một gia đình sắp sửa tan vỡ, cậu tự nhủ bản thân mình phải làm một điều gì đó để ngăn chặn sự chia ly này. Cậu nghĩ rằng cậu nên được bắt cóc giống đứa trẻ trong bộ phim tối qua cậu xem cùng ông nội. Nhưng mà ai sẽ bắt cóc cậu đây? Không ai cả! Xung quanh khu này không hề có ai mặc áo đen bịt mặt kín mít như trong phim. Thôi được rồi, cậu sẽ tự bắt cóc chính mình. Niệm con thở dài thườn thượt, tìm mẩu giấy viết nguệch ngoạc vài dòng:"Kính thưa chị Phạm Thu Hoài và anh Dương Nhất Niệm, con trai Dương Tất Niệm của anh chị đã bị bắt cóc. Cậu bé đang gặp nguy hiểm chết người. Đề nghị anh chị xem xét tạm gác lại vụ ly hôn để đi tìm con."Dương Tất Niệm lặng lẽ đặt tờ giấy trên giường rồi cầm theo hai chiếc bánh mì kẹp thịt ra đi đầy oai hùng. Cậu lựa lúc ba mẹ đang cãi nhau, ông đang bận chuẩn bị đồ đi công tác nước ngoài, bà đang mải đút cháo cho Quang để trốn qua bờ rào. Trời nồng nóng râm ran, thân hình ú nụ vã mồ hôi như nước lũ đổ về, thế nhưng cậu bé vẫn hết sức kiên cường. Cậu vừa ăn vừa chạy hùng hục, chạy tới một nơi mà cậu cho rằng đủ xa để ba Niệm mẹ Hoài sẽ phải mất thật nhiều công sức để tìm cậu, dự tính tìm được cậu xong ba mẹ sẽ mệt nhoài không còn sức lực mà ly hôn nữa. Cơ mà ngoài dự tính, sau khi chén gọn ghẽ hai chiếc bánh mì, mi mắt Dương Tất Niệm bắt đầu díu lại, bước đi của cậu trở nên chệnh choạng, và rồi... thật không may mắn, cậu vấp phải viên sỏi ven đường, trượt chân ngã sấp mặt xuống cống. Sau cú ngã định mệnh đó, Dương Tất Niệm tuy không mất lạng mỡ nào nhưng não bộ lại bị ảnh hưởng đôi chút. Cậu bé không biết mình đang ở đâu, con nhà ai, và thậm chí đến cái tên của mình cũng quên luôn. Trong lúc cậu còn ngơ ngác thì ở phía trên cao có cái đầu be bé thò vào miệng cống, đôi mắt long lanh chớp chớp nhìn cậu, khuôn miệng chúm cha chúm chím bắt chuyện:- Em xin chào anh ạ. Anh ơi anh ở dưới đấy làm gì thế? Anh... thông cống ạ? Không thấy anh trai nói nhưng bé con vẫn hỏi tiếp:- Chắc là anh thông cống rồi nhỉ? Anh thông cống ơi anh nhặt hộ em tờ tiền rơi dưới đó được không?Dương Tất Niệm nhìn theo hướng bé con chỉ rồi tốt bụng nhặt tiền đưa cho em.- Em cảm ơn anh ạ. Tiền rơi xuống cống thúi quá anh nhỉ? Cả anh cũng thế, thúi hoắc luôn à. Từ mai anh đừng đi thông cống nữa, đi bán xoài dầm như em cho nó thơm tho sạch sẽ. Em tên là Miên, mỗi ngày em phải nộp cho mẹ Mơ một trăm ngàn. Anh là con là mẹ nào vậy? Mỗi ngày anh phải nộp cho mẹ bao nhiêu tiền thông cống?Sở dĩ bé Miên hỏi vậy vì những đứa trẻ cơ nhỡ như nó không có khái niệm được ba mẹ cưng chiều. Bọn chúng sống tụ tập với các mẹ trong khu nhà tồi tàn ở ngoại thành. Mỗi mẹ nuôi tầm năm bảy đứa, ngày ngày các mẹ đưa tụi nó vào thành phố bán dong, đứa bán hoa quả, đứa bán kẹo cao su, đứa bán bánh. Các mẹ nhặt chúng nó về, cho chúng nó chỗ ăn chỗ ngủ, còn chúng nó mỗi ngày đều phải nộp cho các mẹ một số tiền nhất định, không nộp đủ tiền thì đừng mong được sống yên. Bởi vì từ nhỏ đã sống trong một thế giới hoàn toàn khác nên bé Miên có hơi bà cụ non, gặp ai cũng tưởng là người cùng hội cùng thuyền.- Anh lớn bằng anh Mùi thì chắc anh phải nộp nhiều nhỉ? Chắc hai trăm ngàn hả anh?Thực ra Niệm chỉ ra đời trước Miên vài tháng, hai đứa sinh cùng năm nên nếu tính theo năm sinh thì năm nay đều năm tuổi, nhưng mức độ béo tốt của Niệm đã khiến Miên nhầm tưởng rằng anh lớn hơn mình rất nhiều. - Sao anh không nói gì? Anh thông cống xong chưa mà sao cứ ở đứng dưới đó hoài vậy?Dương Tất Niệm cũng không biết mình đã thông cống xong chưa nữa? Mà thực ra thông cống là cái gì cậu đâu có rõ. Chỉ là thấy bụng đoi đói nên theo bản năng vội vã trèo lên trên kiếm đồ ăn. Chiếc cống khá nông nên việc trèo lên không khó, cái khó là xung quanh chẳng có gì ăn ngoài mẹt xoài dầm của cô bé bên cạnh. Thôi, có đồ ăn là tốt rồi. Dương Tất Niệm tự nhủ, đoạn quơ tay bốc một ít xoài nhai sừn sựt.- Ai cho anh ăn xoài của Miên? Anh có tiền trả không?Miên hỏi, anh vẫn mải nhai không thèm tiếp chuyện, Miên bực mình nhảy vào giữa anh và mẹt xoài, dang tay chắn ngang bảo vệ chiếc mẹt, đanh đá bảo:- Không cho ăn. Phải nói chuyện với em mới được ăn. Nói đi! Anh tên là gì?- Không biết.Dương Tất Niệm bất đắc dĩ mở lời.- Thế anh con nhà ai?- Cũng không biết.- Anh là trẻ mồ côi giống anh Mùi à? Hay anh cũng bị mẹ bỏ rơi giống anh Than?- Không biết nốt... này...- Anh định bảo gì em cơ ạ?- Được ăn chưa? Đói...- Rồi, nhưng đói ăn xoài xót ruột đấy, mẹ Mơ em bảo thế. Cho anh ăn cái bánh giò của em này.Dương Tất Niệm mừng huýnh nhận lấy nhai ngấu nghiến. Xong rồi cũng chẳng biết mình là ai, mình nên đi đâu nên cậu lẽo đẽo theo bé Miên đi bán xoài. Đến xẩm tối có một người đàn bà đi xe ba gác tới đón cô bé, Miên chào mẹ Mơ rất to, ngon ngọt nỉ non mẹ:- Mẹ ơi cho anh này về ở nhà mình nha mẹ.Chị Mơ nom con Miên, xong lại nom thằng nhỏ béo ú đi bên cạnh nó, thở dài ca thán:- Cái con ngốc này nữa, sao mày cứ thích lượm trai về thế? Tháng trước thì lượm thằng Than, tháng này lại thằng nào nữa đây? Hôi rình luôn!- Dạ, anh này là anh thông cống ạ. - Thằng Cống béo như con lợn thế này chắc ăn khoẻ lắm, mẹ không nuôi nổi đâu, kệ nó đi!- Thì cho anh Cống ăn phần của Miên cũng được, Miên sẽ ăn ít đi, năn nỉ mẹ Mơ đó... tội nghiệp anh Cống...- Thôi được rồi. Thấy mẹ đồng ý Miên mừng huýnh rủ anh Cống lên xe, mẹ Mơ nổ máy xuỳnh xuỵch rồi đi đón thêm các anh chị của Miên, anh Mùi, anh Than, chị Nhi, chị Chi. Mấy đứa nhỏ gặp Cống đều bịt mũi rồi chủ động nhích ra xa xa ngồi, riêng Than thấy Miên quan tâm tới Cống thì ghen tị nhảy vào giữa tách Miên và Cống ra khỏi nhau, đoạn xị mặt càu nhàu:- Anh không thích Miên thân với nó đâu. Miên ngoan, Miên chỉ chơi với anh thôi nha. Mẹ anh bảo anh là con của Chủ tịch đấy, mai sau anh cũng sẽ là Chủ tịch, rồi anh sẽ cho Miên làm vợ Chủ tịch.- Làm vợ Chủ tịch có gì vui ạ?Miên thờ ơ hỏi, chị Nhi chẹp miệng bảo:- Chẳng có gì vui đâu, thằng Than xạo đấy, nếu nó là con Chủ tịch thật thì mẹ nó chẳng bao giờ bỏ nó ở lò than cả. Có mà cái thứ con rơi con vãi thì có.Than dẫu sao cũng mới chỉ là đứa trẻ năm tuổi, bị chị nói như vậy liền tủi thân khóc tu tu, anh Mùi quát chị Nhi vô duyên. Chị Chi bênh chị Nhi, mấy đứa cãi nhau om sòm một hồi, lơ là quá đâm ra thằng Cống ngồi ăn tìn tĩn hết rổ bánh tẻ từ lúc nào cũng chẳng ai biết. Chị Nhi cáu quá mắng ầm ầm, bé Miên tội nghiệp anh Cống ra mặt bênh vực:- Ăn xíu thì cũng có làm sao đâu? Đằng nào để đến mai cũng thiu chẳng bán được. Mai mẹ Mơ lại làm bánh mới cho chị đi bán mà, chị đừng bực nha!- Sao lại không bực? Mẹ đã bảo chỉ cần nộp đủ tiền thì hàng bán thừa mẹ cho mà. Chị để ăn đêm đó. Vậy mà nó dám đớp hết của chị. Thằng mặt lợn!- Chị không được gọi anh Cống là thằng mặt lợn!Bé Miên gào lên, chị Nhi còn gào to hơn:- Chị cứ gọi đấy, thì sao?- Thì em cắt xoẹt chị.- Em vì nó mà cắt xoẹt chị á? Em thích nó à? Nó là ai, tên họ như nào em còn chẳng biết mà đòi thích, lêu lêu.- Sao em lại không biết? Anh tên là anh Thông Cống mà. Anh họ Thông, tên Cống, nhỉ anh nhỉ?Miên nhí nhảnh hỏi, anh Cống gật đầu. Miên biết ngay là anh sẽ gật đầu mà, tại anh đâu có nhớ anh tên gì đâu. Chị Nhi không vừa vặn vẹo:- Vậy tên đệm của nó là gì? - Tên đệm là cái gì cơ?- Tên đệm mà không biết à? Ví dụ chị tên Ngọc Nhi thì tên đệm là Ngọc, chị Chi tên Linh Chi thì tên đệm là Linh. Anh Mùi tên Văn Mùi thì tên đệm là Văn. Còn thằng này, tên đệm của nó là gì? Là Thông cái gì Cống?Ai mà biết được Thông cái gì Cống cơ chứ? Nhưng thôi, chị hỏi thì Miên đành phải bịa:- Dạ, chị hỏi thì em xin thưa, anh ý tên là Thông Văn Cống ạ, nhỉ anh nhỉ?Anh Cống tiếp tục gật đầu, Miên khoái chí cười khanh khách, chị Nhi nóng máu hỏi:- Thế thằng Lò Văn Than với thằng Thông Văn Cống em thích thằng nào? - Em... em...- Em em cái gì? Đừng có bảo với chị là em thích anh Có Văn Mùi nhé! Chị nói em nghe chị xí anh Mùi rồi đấy. Em khỏi mơ hão!
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương