Mỗi Cây Mỗi Hoa

Chương 71: Quá Khứ Trở Lại



Áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền, biển động, bầu trời xám xịt đặc quánh như một tấm màn nhung u uất. Những con sóng trắng xóa vỗ mạnh vào bờ, mang theo luồng gió lạnh tê buốt của biển cả mênh mông. Tất cả như một lời thông báo rõ ràng về một trận cuồng phong lớn sắp diễn ra.

Mưa đã bắt đầu rơi, từ vài hạt lác đác đàn ngày một rõ ràng…

Khi tình yêu và sự tôn trọng không tồn tại trong một cuộc hôn nhân, thì đổ vỡ chính là điều tất yếu…

Có cha là luật sư danh tiếng và mẹ là siêu mẫu đình đàm, Quan Lệ Nguyệt từng được báo chí tung hô là tiểu công chúa sinh ra ở vạch đích. Nhưng tất cả chỉ là một vở tuồng hoa mỹ.

Trong suy nghĩ của người mẹ bạc nhược, con gái chính là “sợi xích” để ràng buộc và níu kéo cuộc hôn nhân này. Nhưng đáng tiếc thay, trong mắt kẻ mang danh là chồng là cha kia, hai mẹ con Lệ Nguyệt vĩnh viễn chỉ là vật sở hữu, tùy thời thì đem ra tiêu khiển trút giận.

Vì vậy…

“Đi chết đi! Đồ con điếm bẩn thỉu!!!”

“Aaaaaa… đừng mà… đừng mà, em sai rồi…em sai rồi”

Khi cánh cửa lớn khép lại, những chiếc mặt nạ hoàn hảo rơi xuống, thì tiếng mắng chửi đay nghiến cùng những lời cầu xin thảm thiết sẽ luôn thường trực trong căn nhà này. Một cuộc hôn nhân phông bạt khiến người ngoài ngưỡng mộ lại là tấm rèm che giấu một gã đàn ông tàn bạo vũ phu và một người phụ nữ nhu nhược yếu đuối.

Mưa càng lúc càng dày hạt, từng giọt từng giọt rơi xuống lớp cửa kính trong suốt tạo nên một thứ âm thanh buồn bã đến nao lòng. Ngắm nhìn làn mưa trắng xóa, đôi mắt phượng hơi nheo lại, một số ký ức cũ hiện về. Ngày hôm ấy, cũng là một ngày mưa…

Căn phòng ngủ hỗn độn, những mảnh vỡ vương vãi khắp nơi, người phụ nữ yếu ớt nằm trên nền đất. Gương mặt hốc hác tím tái cùng vô số những vết thương lớn nhỏ trên người. Bên cạnh bà là một đứa nhỏ đang thoi thóp giành giật từng hơi thở đứt đoạn.

Đến lúc này, bộ mặt thật của Đệ nhất kim bài luật sư Nhật Tưởng Hào đã hoàn toàn phanh phui trước công chúng. Trước vành móng ngựa, ông ta hiện nguyên hình là một kẻ biến thái lấy việc hành hạ, tra tấn kẻ khác làm thú vui.

Ngày ấy, ngày cô đứng trước tòa với thân phận nhân chứng…

“Căn cứ vào những gì con đã khai cho cảnh sát, bây giờ con có thể kể lại toàn bộ quá trình bị cáo đánh đập mẹ con không?”

Lời nói của gã luật sư bào chữa vừa dứt, thì một làn sóng phẫn nộ lập tức bao trùm lấy kháng phòng. Bởi lẽ việc bắt một đứa trẻ tám tuổi kể lại toàn bộ quá trình mẹ bị cha hành hung đến chết thì thật sự quá sức tàn nhẫn. Luật sư bên phía bị hại cũng nhanh chóng lên tiếng bác bỏ.

“Tôi phản đối thưa thẩm phán! Nhân chứng còn quá nhỏ, việc này có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của cháu bé.”

“Theo bộ luật tố tụng hình sự quy định, khi đáp ứng đủ các điều kiện thì được làm nhân chứng. Và trách nhiệm của nhân chứng là cung cấp đầy lời khai trước tòa án.”

“Cái đó…”

“Tôi yêu cầu hai luật sư hãy giữ bình tĩnh!”

Bằng kinh nghiêm mấy chục năm trong nghề, thẩm phán lập tức ra hiệu cho hai dừng lại. Nhìn về phía cô bé ngồi ở vị trí nhân chứng, trong lòng ông dâng lên một sự thương tiếc đồng cảm. Nhưng đáng tiếc thay ở chốn tòa án này, không dung thân cho sự mềm lòng.

“Nhân chứng Nhật Ý Phương, vụ án đã diễn ra như thế nào? Cháu có thể kể lại không?”

Nghe đến tên của mình, cô bé ngẩng đầu chăm chăm hướng về phía vị thẩm phán tối cao. Trong đôi mắt thơ ngây ấy lại là sự hững hờ đến vô định, hoàn toàn không có tia cảm xúc nào.

“Vào tám giờ tối ngày 30 tháng 3, bị cáo vừa vào nhà đã nắm tóc mẹ con kéo về phòng ngủ…”

Cứ như thế cô bé từ từ kể lại toàn bộ sự việc, từ quá trình bản thân và mẹ bị ngược đãi như thế nào, công cụ gây án được cất ở đâu. Trong giọng nói hoàn toàn chỉ có sự hững hờ, như cô như một người xa lạ vô tình chứng kiến và đang tường thuật lại một câu chuyện chẳng liên quan gì đến mình.

“Sau đó, bà ấy nằm trên vũng máu. Không còn động đậy gì nữa.”

Đứa trẻ chung quy cũng chỉ là đứa trẻ, chẳng được bình tĩnh. Cô bé run rẩy chỉ tay về phía cha ruột, đôi mắt đỏ hoe, gân xanh hằn trên cổ, giọng nói vừa thù hận vừa phẫn nộ:

“Chính là ông ta, ông ta là quái vật, ông ta đã đánh chết mẹ con.”

Bị con gái chỉ tội đích danh, vừa tức giận vừa xấu hổ, máu nóng dồn lên não. Mắt long sòng sọc, Nhật Tưởng Hạo như một con thú gầm lên.

“Đồ bất hiếu! Mày dám vu khống cha mày sao?”

“Giữ anh ta lại!”

Mặc cho bản thân đang bị các cán bộ an ninh khống chế, ông ta vẫn buông ra những lời nói cay độc với đứa con gái ruột thịt.

“Mày giống hệt như con mẹ mày, đều thứ ti tiện thối tha! Đáng lẽ tao phải đánh chết luôn cả mày!”

Những lời nói ấy đã hoàn toàn ghim sâu vào tâm can của một cô bé tám tuổi. Sau vụ án thương tâm ấy, cô bé Nhật Ý Phương đã được nhà họ Quan nuôi dưỡng và đổi tên thành Quan Lệ Nguyệt.

***

Sau cơn mưa trời lại sáng, hay nó chính là khởi đầu của một cơn giông tố khốc nghiệt?

Tiếng mưa ngoài cửa sổ đang nhỏ dần rồi lặng hẳn, ngước nhìn bầu trời xám xịt sau cơn mưa, Quan Lệ Nguyệt nhoẻn môi cười không rõ ý vị. Áo choàng tắm rơi xuống, lộ ra những vết sẹo xấu xí trên tấm lưng trắng mịn. Bước gần đến chiếc gương trước mặt, cô say sưa ngắm nhìn cơ thể mình.

Những vết sẹo chằng chịt khó coi kia là kiệt tác của kẻ cô phải gọi là cha. Sau hai mươi năm ngồi tù, ông ta cuối cùng cũng đã được ra ngoài.

Thật buồn cười làm sao, với lý do say rượu không tỉnh táo, kẻ đó đã được giảm án, thành tù chung thân! Và với lý do cải tạo tốt, ông ta được ân xá, chỉ phải ngồi tù hai mươi năm!

Đúng là một vở tuồng giả tạo! Thật mỉa mai làm sao!
Chương trước Chương tiếp
Loading...