Món Quà Đến Từ Cõi Chết
Chương 25: Sự Hồ Đồ Của Khánh Diệp
Giọng nói khàn khàn của bà lão ngưng lại hẳn. Như vậy câu chuyện tưởng chừng dài như cả đời người này đã kết thúc thật rồi ư?Không gian trong căn phòng lúc này trống trải đến tẻ nhạt. Tôi hướng ánh nhìn về phía bà lão. Tôi thấy bà đang ôm chặt miếng ngọc bội vào lòng. Khuôn mặt của bà hằn rõ những thăng trầm gió sương của thời gian. Tôi thấy khóe mắt bà đã ươn ướt tự bao giờ. Ắt hẳn, bà phải đau lòng lắm, ám ảnh lắm. Tôi muốn cất tiếng an ủi bà, nhưng cổ họng tôi như bị một thứ gì đó chắn lại, khiến tôi chỉ có thể bần thần nhìn theo những dòng lệ đang lăn dài trên má của bà..."Dạ cho con hỏi. Vậy cuối cùng ông Gia Kiệt đã mất trong phòng liên hoan hôm đó hả bà?"- Tôi hít một hơi thật sâu, cố gắng cất tiếng hỏi.Bà lão phóng ánh nhìn xa xăm về phía cửa sổ, khẽ đáp:"Bà nghĩ Kiệt đã mất thật rồi con ạ...Kể từ ngày hôm đó, bà như bị rơi vào sự khủng hoảng trầm trọng về tinh thần. Bà đã xin nghỉ học, rồi cùng gia đình chuyển đến một nơi khác để có thể quên đi những ký ức đau thương này. Nhưng dù có chuyển đi thật xa, thì những nỗi đau kinh hoàng đó vẫn bám theo bà dai dẳng qua từng ngày, từng giờ...""Dạ vậy cho con hỏi, tại sao miếng ngọc này lại bị lưu lạc vào tiệm đồ cổ hả bà?"- Tôi thắc mắc"Thật ra vào năm đó, khi Ngọc Anh treo cổ ra đi, gia đình cô ấy đã rất đau đớn, xót xa. Sau khi tổ chức lễ tang cho Ngọc Anh xong, thì ba mẹ cô ấy cũng chuyển đi biệt tích...Cả hai người chỉ có mỗi Ngọc Anh là đứa con duy nhất, nên việc đối mặt và gánh chịu nỗi đau mất con đối với hai ông bà là không thể. Một tuần trôi qua sau cái chết của Ngọc Anh. Bà có quay trở lại căn nhà của Ngọc Anh để thắp cho nó nén hương. Nhưng khi đến nơi, thì cửa nhà đã bị khóa lại. Hỏi người dân trong vùng thì mới biết gia đình Ngọc Anh đã chuyển đi từ 3 hôm trước. Có lẽ trong lúc vận chuyển đồ đạc, miếng ngọc bội của Ngọc Anh đã vô tình rơi ra ngoài và lưu lạc cho đến tận bây giờ..."Những lời bộc bạch của bà khiến sống mũi tôi cay cay. Qủa thực, tôi là người ngoài cuộc mà khi nghe bà thuật lại câu chuyện thì tôi đã ám ảnh, khắc khoải về nó đến nhường nào. Thử hỏi xem, bà là người trong cuộc và trải qua tất cả sự việc như thế, thì lòng bà còn trĩu nặng, đớn đau hơn bao giờ hết.Tôi đảo mắt nhìn cánh tay cụt của bà. Hóa ra tất cả mọi chuyện đều có căn nguyên của nó. Dù không hề mong muốn, nhưng suy cho cùng bà Hà và ông Kiệt vẫn like và share đoạn clip ấy về. Đó là một việc làm hoàn toàn không đúng! Không những thế, bà lão còn ra tay giết hại bà Dương, thì việc mất đi một cánh tay đó ắt hẳn chính là quả báo nhãn tiền mà bà đã phải trả giá những lỗi lầm mà mình gây ra. Ông Kiệt cũng thế, ông cũng đã phải dùng cả tính mạng để chuộc lỗi cho những tội ác của mình...Nghe xong câu chuyện, tôi liền tự đặt ra một câu hỏi trong lòng mình: Liệu sau những màn bóc phốt, đấu tố nhau kịch liệt, thì ta còn lại gì? Tiền bạc? Danh vọng? Địa vị? Tình cảm? Hay chỉ còn lại là sự chỉ trích của dư luận? Sự đổ vỡ trong các mối quan hệ? Nỗi ám ảnh dằn vặt trong tâm trí hay những vết thương tật đớn đau đeo bám theo ta suốt cả cuộc đời?Tôi nhìn đồng hồ trên cổ tay mình. Trời ạ, đã 10 giờ đêm! Vậy là tôi đã bị cuốn vào câu chuyện của bà Hà trong suốt mấy tiếng liền! Ôi má ơi, tôi chưa viết được chữ nào để nộp cho sếp mà đã lo đi bao đồng nhiều chuyện rồi. Tôi luống cuống đứng bật dậy, cúi chào tạm biệt bà Hà rồi nhanh chóng ra về.Lang thang trên con đường dài thườn thượt, tôi cứ mãi nghĩ ngợi về câu chuyện khó tin của bà Hà. Một câu chuyện mà tôi chỉ ngỡ như nó chỉ có trong phim ảnh hay tiểu thuyết, nay nó lại từng xảy ra trong gần nửa thập kỉ trước hay sao?"A! Sao mình lại không nghĩ ra ta? Đúng rồi chính là câu chuyện này!"- Tôi bất giác kêu lên.Phải rồi! Chính là câu chuyện của bà Hà kể! Dường như, câu chuyện ấy đã khiến cho thế giới nghệ thuật trong tôi được khai sáng một cách triệt để. Tôi đã nhận ra rằng, tất cả các truyện ma kinh dị, dù có máu me chết chóc, dù có hù dọa đáng sợ đến nhường nào, thì chung quy lại, nó đều phải phản ánh những vấn đề nan giải của xã hội và nó phải luôn luôn song hành, gắn liền với một tính chất quan trọng nhất, đó chính là: LUẬT NHÂN QUẢ!Tôi mừng như trẩy hội. Trước đây, tôi chỉ mãi viết những câu chuyện vô nghĩa mà không hàm chứa một bài học, ý nghĩa nhân văn nào. Như vậy đến cuối cùng thì tôi cũng đã tìm thấy chân lý của cuộc đời mình. Câu chuyện khó tin của cô Hà sẽ là nguồn ý tưởng lớn lao để tôi có thể sáng tác và kết tinh nên đứa con tinh thần quý giá của cuộc đời mình!Tôi cứ lăn tăn rảo bước đến nhà. Vừa đi vừa hớn hở, lảm nhảm mấy cốt truyện, tình tiết một mình như một đứa mới vừa đập đá.Về đến trước cửa nhà, tôi bèn rút trong túi ra chiếc chìa khóa để mở cửa."Chào con!"Tôi giật thót mình bởi tiếng gọi khàn đặc từ phía sau."Dạ??"Tôi quay mặt lại nhìn. Đứng trước tôi là một người đàn ông cao lớn với mái tóc vuốt ngược. Nhìn khuôn mặt nhiều nếp nhăn của ông, tôi đoán ông chắc tầm 60 tuổi rồi. Nhưng nhìn vóc dáng vạm vỡ của ông, thì tôi thấy ông vẫn còn phong độ và khỏe khoắn lắm. Trên người ông lão mặc một chiếc áo vest đen trông rất lịch sự. Trên tay cầm một chiếc túi nhựa màu đen.Ông lão nhìn tôi, mỉm cười phúc hậu:"Con là nhà văn Khánh Diệp đúng không?""Dạ...dạ đúng rồi ạ!"- Tôi gật đầu lia lịa"Ông được bên phía nhà xuất bản cứ đến đây để bàn bạc thảo luận với con về việc xuất bản truyện!"Lời nói của ông khiến tôi bất ngờ lắm. Trời ạ, từ khi tôi vào công ty đến giờ, tôi vẫn chưa sáng tác ra được cuốn truyện để đời nào cho mình. Hồi trước khi còn là sinh viên, tôi cũng có viết vài mẩu truyện linh tinh để nộp thử cho các nhà xuất bản. Nhưng tất cả họ đều từ chối một cách thẳng thừng. Có nơi còn chẳng thèm phản hồi gì với tôi nữa cơ. Mà cũng đúng, mấy truyện đó tôi chỉ viết theo bản năng cảm tính của mình, chứ chả có kiến thức gì chuyên sâu về bên mảng tâm linh cả. Nhưng mà sao bây giờ, người bên nhà xuất bản lại đến đây để nói về chuyện xuất bản với tôi? Không lẽ mấy truyện vớ vẩn đó lại được xuất bản hay sao? Nhà xuất bản không lẽ đã suy nghĩ lại và quyết định xuất bản truyện của tôi?...Tôi như bị mớ câu hỏi đó làm cho rối bòng bong. Nhưng dù gì tôi cũng phải mời người ta vào nhà, chứ nào để ông lão đứng bên ngoài được."Dạ vậy ông vào nhà con nhé rồi chúng ta nói tiếp!"Tôi mời ông vào nhà. Tôi với tay bật công tắc đèn, rồi nhanh nhảu ra sau bếp pha ấm trà nóng ra mời ông."Dạ con mời ông uống ngụm trà cho ấm bụng nhé!""Ông cảm ơn con nha!"- Ông lão đáp.Lúc này, tôi mới sực nhớ ra một chuyện lạ. Nếu là người bên nhà xuất bản thì sao lại tới ngay giờ khuya như này chứ. Đã vậy, thường nếu bên nhà xuất bản chấp nhận xuất bản truyện, thì trước hết họ sẽ gọi điện hoặc nhắn tin cho tác giả chứ làm gì mà phải cử người đến tận nhà trịnh trọng như vậy?Tôi nhích cặp kính cận lên đôi chút, nheo mắt quan sát thật kĩ ông lão. Ông ấy vẫn đang ngồi thưởng thức trà một cách điềm nhiên. Khuôn mặt trông thư thái lắm. Những nghi vấn đặt ra trong đầu khiến tôi có chút hoang mang. Tôi chép miệng hỏi:"À bác ơi...bác thuộc bên nhà xuất bản nào vậy?"Ông lão ngẩng mặt nhìn tôi, đáp:"Khoan hả nói đến chuyện đó đi! Mà bộ con không nhận ra ông sao?""Dạ...con...con nhớ con chưa từng gặp ông bao giờ mà?""Đúng là tuổi trẻ bây giờ! Mau nhớ nhưng cũng mau quên thật đó! Hahahaha!"Ông lão cười ồ lên, không hiểu sao điệu cười của ông khiến tôi có chút gai người. Một cảm giác bất an đến lạ kỳ xộc thẳng vào người khiến tôi có chút sợ hãi. Ngớ người hồi lâu, tôi bèn cất tiếng hỏi với giọng run run:"Bác...bác tên gì?!"Ông lão vẫn thản nhiên nhấp môi tách trà ấm, rồi sau đó khẽ đặt chén trà xuống bàn. Ông lão từ từ ngẩng mặt lên, ánh mắt như sâu hun hút của ông ngỡ như đang xoáy thẳng về phía tôi. Ông nhoẻn miệng nở một nụ cười. Vẫn là nụ cười phúc hậu như ban nãy, ông lão nhẹ nhàng đáp:"Ông tên là...TỐNGGIAKIỆT!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương