Mộng Chiếu

Chương 22: Cầu Thân



Nhiếp Tư Mặc nhét nốt miếng bánh vào khuôn miệng nhỏ, đợi miệng không chút còn thức ăn thì cười cười nhún vai mà đáp:

"Đại ca, muội nói đến để thăm hỏi sức khỏe của huynh. Huynh vẫn chưa trả lời muội mà".

Nhiếp Hàn Thanh đưa tay xoa nhẹ mi tâm, y đặt quyển sách xuống, vẻ mặt chán nản mà đáp: "Chưa chết được".

"..."

Gì? Tuy biết y lớn hơn nàng những bảy tuổi nhưng có cần trả lời cộc lốc vậy không? Ít nhất cũng nói chuyện với người ta tử tế chút chứ!

Hai mắt Nhiếp Tư Mặc trừng to, khoé miệng kéo cong hết cỡ thành nụ cười không thể thân thiện hơn. Có trời mới biết là trong thâm tâm nàng thực sự uất ức nhường nào.

Nàng đang tự dặn mình phải bình tâm!

"Thôi được, muội sẽ coi như vết thương của huynh đã khỏi. Muội còn có chuyện khác muốn hỏi huynh. Buổi nghị hoà ấy, huynh không đi sao?".

Y điềm nhiên đáp: "Không có tâm trạng".

Nhiếp Tư Mặc phụng phịu bĩu môi, nói như huynh thì hôm nào Hoàng đế không có tâm thì cũng không thiết triều sao? Hay như khi địch đã đánh đến sát thành mà tướng sĩ không có tâm trạng xuất binh là không đánh thật sao? Nàng biết tính khí đại ca vốn không tốt, như đây là chuyện quốc sự, đâu thể vô tâm được.

Nàng nhín mày: "Đến nước này rồi mà huynh vẫn không chút nghiêm túc nào!?".

"Ai nói ta không nghiêm túc".

Nhiếp Hàn Thanh tay siết thành quyền, đấm xuống bàn một cái thật mạnh, âm thanh ấy khiến Nhiếp Tư Mặc giật mình, nàng lạnh người đi, đồng tử đen láy khẽ run run.

Đoạn y liếc nàng, ánh mắt sâu thẳm khó đoán mà lạnh lẽo như đáy biển, từng câu từng chữ đều sắc bén, toả ra thứ khí tức rợn người:

"Ta đang rất nghiêm túc. Từ bao giờ nữ nhân như ngươi lại đi lo quốc sự? Biết thân biết phận thì đừng có lo chuyện bao đồng".

"..."

"Đại ca à..."

Nhân nhân thì sao? Nữ nhân thì sao? Đúng rồi, trước kia Nhiếp Tư Mặc chưa từng nghĩ gợi đến điều này. Nam nhân luôn là những người cầm gươm đao ra trận, trực tiếp bảo vệ quốc gia xã tắc, chức quan từ lớn đến nhỏ hay ngôi vị Thiên tử luôn là nam nhân nắm giữ. Còn nữ nhân chỉ có quanh quẩn trong khuê phòng, lo toan chuyện gia đình, sinh con đẻ cái để duy trì huyết mạch. Nữ nhân mà lại đi lo quốc sự sao? Nực cười. Giờ nàng mới ngộ ra rằng, nam nhân và nữ nhân thực sự quá khác biệt.

Nàng rủ mắt, hít một hơi rồi đứng dậy, cười như không cười, cúi người hành lễ: "Tam muội làm phiền huynh rồi, đại ca nghỉ ngơi. Muội xin cáo từ".

Nói rồi nàng xoay lưng rời đi mà không đắn đo. Nhiếp Hàn Thanh cũng chẳng mảy may để ý đến nàng, cho gọi nội thị đóng cửa còn y thì ngồi xuống bình thản như không có chuyện gì mà lật giở trang sách.

Ngoài hành lang nội thị đứng đó mà run rẩy, thấy Tam tiểu thư đi ra thì liền quỳ rạp xuống, mồ hôi lạnh vã ra ướt đẫm trán.

"Tiểu thư...người...Đại công tử nhà tiểu nhân dạo gần đây tâm trạng không tốt, nếu có gì...m-mong tiểu thư đừng để bụng".

Nhiếp Tư Mặc không đáp, nàng cứ lẳng lặng mà lướt qua tên nội thị ấy, hai tay buông thõng, bước chân không nhanh không chậm nhưng lại nặng nề. Một cơn gió lớn thổi đến làm tung bay vài sợi tóc mai của nàng, phi bạch lất phất trong gió hệt như hình ảnh thiên tiên trên các bức bích hoạ, phù điêu.

Mặt nàng lạnh tanh không một tia cảm xúc, cứ đờ đẫn như thế cho tới lức về biệt viện.

...

Nàng thất thần bước qua cổng nội viện, hốc mắt đen sâu mà trống rỗng, dáng vẻ vốn đã tiểu tụy giờ lại càng thê lương hơn.

Uyển Nhi đang ngồi bên giếng giặt giũ quần áo nghe thấy tiếng động liền quay lại. Là tiểu chủ tử. Nàng ta vội rửa tay lại thật sạch sẽ rồi chạy như tên bay về phía Nhiếp Tư Mặc.

"Tiểu thư, người đi một mình như vậy có biết ta lo lắm không".

Uyển Nhi cau mày, giọng từ tức giận dần lạc đi. Nàng ta bao trọn bàn tay nhỏ bé của Nhiếp Tư Mặc vào lòng bàn tay, bất giác giật mình:

"T-Tiểu thư, sao người lại quá vậy".

Không đợi nàng mở miệng, Uyển Nhi đã hớt ha hớt hải chạy đi lấy một chiếc áo khoác bông dày chùm lên người nàng rồi dìu vào phòng.

Vừa đi vừa hỏi ti tỉ thứ, đầu Nhiếp Tư Mặc trống rỗng, từ lúc rời khỏi tư phòng Nhiếp Hàn Thanh nàng vẫn không hé nửa lời, vẫn lần lỳ như vậy.

"Tiểu thư, sao người ăn mặc phong phanh quá vậy? Người có biết tình trạng của mình lúc này không?...Tiểu thư, người có nghe ta nói không đây!?".

Bất quá Uyển Nhi nắm chặt bả vai nàng rồi lay mạnh, giọng sốt sắn: "Rốt cuộc đã có chuyện gì với người vậy tiểu thư!?".

Thân thể gầy yếu của Nhiếp Tư Mặc cứ lắc qua lắc lại mà không làm chủ được, nàng cứ để mặc cho Uyển Nhi muốn làm gì thì làm.

Bất chợt nàng gạt phăng tay Uyển Nhi xuống, đầu hơi nghiêng sang một bên, cười như khóc:

"Đến cả ngươi cũng coi ta là kẻ sắp chết sao?".

Thị nữ lạnh dọc sống lưng, nước mắt trực trào qua màng mi rồi vội quỳ rạp xuống.

"Tiểu thư, Uyển Nhi không dám! Uyển Nhi tuyệt đối chưa từng có suy nghĩ ấy!".

Nàng chẳng buồn liếc thị nữ đang quỳ dưới chân lấy một cái, chầm chậm quay người đi rồi nói: "Ngươi hoảng sợ điều gì? Ta nói cũng có nói sai đâu, nhìn ta lúc này xem, sống vật vờ như một bóng ma. Chỉ chờ ngày nhắm mắt".

"Tiểu thư...". Nước mắt lăn dài trên mặt Uyển Nhi, nàng ta biết giờ có nói gì cũng vô dụng. Có lẽ là vậy...nàng ta không ở trong tình cảnh của Nhiếp Tư Mặc, lấy đâu tư cách để nói nàng?

Môi mỏng khô ráp của nàng khẽ mấp máy đồng thời nhả ra một đám khói: "Uyển Nhi, ngươi nói xem, giữa nam nhân và nữ nhân có điểm gì khác nhau?".

Thị nữ cau mày khó hiểu, trong lòng tê tái chua sót, hai tay vò chặt lấy vạt áo không dám ngước lên nhìn tiểu chủ tử dù chỉ một chút.

Thần sắc Nhiếp Tư Mặc không một chút lay động, vẫn đợi chờ câu trả lời.

"Uyển Nhi nghĩ...nam nhân...và nữ nhân khác nhau...Nam nhân sẽ là người quản lý chính sự, là người ra trận chiến đấu để bảo vệ quốc gia...bảo vệ gia đình. Còn nữ nhân...sẽ là sinh con đẻ cái chăm lo chuyện gia đình...Uyển Nhi là kẻ ít học ngu muội, có gì không phải mong tiểu tư lượng thứ!".

Giọng nàng ta run rẩy, từng câu từng chữ không không chút mạch lạc. Dừng lại một lúc mới lén lút ngước lên nhìn Nhiếp Tư Mặc.

Nàng cười giễu.

Đoạn phất tay áo ngồi xuống ghế, cổ tay gầy trắng bệch khẽ đưa lên cùng một chén thuốc, nàng thổi nhẹ lên bề mặt thứ nước nâu đục toả khói nghi ngút bốc mùi đắng ngắt ấy.

Nhiếp Tư Mặc nhắm mắt, chỉ nghe thấy vài tiếng "ực ực" khe khẽ ở cổ họng nàng. Đoạn mi mắt đen dài nâng lên, nàng cầm chiếc khăn trắng bằng hai tay, từng chút từng chút thấm đi thuốc đắng còn vương lại trên môi.

Giọng lạnh như băng cất lên: "Bỏ đi. Nói ta biết nội thị nghe ngóng đến đâu rồi".

Uyển Nhi trấn tĩnh lại một hồi thì thưa: "Nội thị được phái đi nghe ngóng từ tối qua đã bẩm báo rằng việc kết minh giữa Đại Trưng và Đột Quyết đang có dấu hiệu khả quan. Việc Đại khả hãn Đột Quyết thỉnh cầu ban thưởng quý nữ đã được Thánh thượng chấp thuận".

Nhiếp Tư Mặc hỏi: "Tình hình diễn ra nhanh hơn ta đoán. Có biết là vị quý nữ nào được gả đi không?".

Uyển Nhi xụ mặt: "Dạ...nghe nói không chỉ có một vị".

Sao cơ!? Nàng không nghe nhầm chứ, lần này là Hoàng đế ra tay hào phóng hay là man di được nước lấn tới?

"Là những ai?".

"Tính đến thời điểm hiện tại...có tổng cộng bảy vị. Trong đó có hai vị công chúa là Thiên Hạnh công chúa và Chiêu Dương công chúa. Hai ái nữ của hai vị công hầu và ba nữ quyến của phủ Thái tử".

Tuy đã có dự tính trước như nàng cũng không ngờ được nước đi này của Hoàng đế, ban thưởng nhiều quý nữ như vậy cho một man tộc, chưa kể còn có hai nàng công chúa kim chi ngọc diệp mang dòng dõi hoàng tộc Đường thị. Thánh thượng liệu có âm thầm hứa hẹn điều gì với Đột Quyết không thì nàng cũng chẳng biết được.

Lúc này nàng chỉ thầm thương cảm cho những quý nữ khuê các xinh đẹp kiều diễm mới tuổi xuân thì kia phải gả đi chốn thảo nguyên xa xôi.

Các nàng chắc hẳn chẳng ai cam lòng ca. Nhưng họ đau một thì người nhà đau mười. Có người cha người mẹ nào lại nỡ để để ái nữ kim chi ngọc diệp mà bản thân luôn cưng chiều bao bọc phải đi hoà thân với một man tộc. Chưa kể Đột Quyết là tộc du mục phương Bắc sống trên thảo nguyên, khí hậu khắc nghiệt hơn rất nhiều so với phương Nam, đồ ăn thức uống cũng chẳng đủ đầy như ở Vĩnh Yên.

Gả đi làm cơ thiếp cho người ta nhưng dám chắc mấy phần là sẽ được sống yên ổn đây? Nhiếp Tư Mặc biết trong xuyên suốt lịch sự chẳng có mấy ai đi hoà thân mà có một cuộc sống êm đềm đến cuối đời cả. Hoặc là bị coi như một món đồ chơi xinh đẹp lấp lánh, chơi đùa mãi rồi cũng sẽ chán mà bỏ đi, hoặc là cố gắng phản kháng nhưng bất thành, kết cục là bỏ mạng một cách oan uổng.

...

Đêm tối tịch mịch dần trải xuống bốn bề thành Vĩnh Yên.

Cuộc họp nghị hoà đã ảnh hưởng không ít đến bầu không khí kinh thành mấy ngày nay. Đặc biệt là từ khi biết được sẽ có những quý nữ phải đi hoà thân, tâm trạng ai nấy đều như bị đè nặng.

Nhiếp Tư Mặc cũng không phải ngoại lệ.

Dù biết rằng có người đi hoà thân thì dân chúng Đại Trưng sẽ được hưởng một quãng thời gian dài hoà bình, sẽ không có sự chia ly bởi chiến tranh, sẽ không có những đứa trẻ lang thang vất vưởng kiếm miếng ăn cho các em của chúng, và Đại ca nàng cũng không cần ra chiến trường nữa.

Nhưng nàng thật chẳng vui nổi, bởi hoà bình ấy được thiết lập trên sự hi sinh của những nữ nhân kia, đó là sự chia ly với gia đình, với cố hương.

Vĩnh viễn mất đi tuổi xuân.

Sinh ra vào thời loạn, có mấy ai may mắn thoát được?

Nhiếp Tư Mặc khoác áo lông các trắng mốt bình thản đi trên con đường lát đá ở hậu viện. Con đường nằm ở hậu viện nên không quá lớn. Đêm nay không có trăng, bầu trời đen kịt u uất hệt như nàng bây giờ.

Nàng đi đến trước cổng nhỏ hậu viện, chiến đèn lồng trúc mà nhị ca tặng cách đây mấy năm vẫn còn đang chiếu sáng ở đây.

Gió nhẹ trong đêm khẽ đung đưa xoay chuyển chiếc đèn, hình thiên tiên được vẽ trên đó cũng theo nhịp mà xoay. Tứ ánh sáng dịu nhẹ ấm áp ấy là nguồn sáng duy nhất ở đây. Nó chiếu sáng cả một góc viện, như sưởi ấm cho người ta vào giữa đêm lạnh.

Nhiếp Tư Mặc đứng đó, ngước lên nhìn chiếc đèn trúc ấy hồi lâu, trên gương mặt được rọi sáng phân nửa càng hiện rõ sự vô cảm.

Nàng chỉ định treo nó ở đây một khoảng thời gian ngắn, đợi đến khi nhị ca trở về sẽ đem xuống, nhưng có lẽ gần đây xảy ra nhiều chuyện nên đã quên mất.

Bất chợt một trận gió to nổi lên, nó cuốn theo rất nhiều cát bụi, thổi tung những tấm màn Uyển Nhi giặt rồi phơi sáng nay.

Mái tóc buông xõa của nàng cũng bị hất tung lên, tiếng đồ va dập vào nhau vô cùng chói tai. Nhiếp Tư Mặc đưa tay lên mặt che chắn đi cát bụi. Chiếc đèn treo ở đó cũng đung đưa dữ dội.

Một lát sau gió cũng ngừng, nàng bỏ tay xuống thì chợt nhận ra không gian xung quanh đã tối sầm lại.

Sống lưng dần lạnh đi, nàng lập tức ngoái đầu nhìn chiếc đèn.

Đèn lồng trúc treo ở do bị gió thổi mạnh mà rách một lỗ, ánh nến đốt trong đó cũng dập tắt theo.

Sắc mặt nàng lạnh đi mấy phần, chiếc đèn treo ở đây mấy năm dù gió mạnh đến đâu cũng chưa từng bị rách hay trầy xước.

Nó là món quà Nhiếp Tĩnh tặng mà nàng thích nhất, vậy mà...
Chương trước
Loading...