Một Thời Vụng Dại
Chương 11: Chương 11
Lam Hằng ngồi đối diện với Khả Khả trên bàn cơm . Cô ngập ngừng như muốn hỏi bạn mình điều gì đó . Với nét e ngại trên gương mặt sượng sùng của Hằng, xui Khả Khả dò hỏi : - Ở chung bao ngày, có gì mà thập thò, thập thuổi không nói . Làm như bà sợ tôi vậy ? Chuyện gì nói đi, nhìn gì ? Lam Hằng cười, liếc cô rụt vai : - Muốn hỏi cho biết ngọn ngành, nhưng không biết bắt đầu từ đâu cho phải, chứ làm gì sợ, bà đâu phải cầm tinh con cọp mà sợ "hùm đi bắt rắn chẳng thấy về " ? - Vậy thì khai khẩu đi, đúng giờ ngọ rồi, còn đợi gì nữa ? Lam Hằng bắt gặp ánh mắt của bạn cô cười, môi cong lên, đầu nghiêng nghiêng liếc Khả Khả : - Làm như lên đồng, đợi đến giờ ngọ mới chịu... - Chịu cái gì ? Trời ơi ! Người ta mớm cung cho mà còn bày đặt vờn qua, uốn lại ? Mà chuyện gì quan trọng vậy ? Có cần lấy trớn xa như vậy không bà chị ? - Thôi ăn đi . Không có gì cả. Khả Khả cau mày khó chịu gằn giọng : - Tôi ghét nhất là sự lưỡng lự của bà chị đó . Có gì thì cứ hỏi . Nếu không vừa lòng người đối diện, cứ xem mình chưa bao giờ nói đi, chưa đóng vai "thím Út " của bà mà có gì sợ vậy ? - Hớ ! Thím Út à, bữa nào "con " nổi sùng lên là cái "mỏ" dư da của thím không làm sao ăn cơm được đâu đó. - Dám ! Chú mi mà hôn không được, lên trời ở "con gái " à ! - Sao không ! Hôn chổ đó không được thì hôn chỗ khác. Biết đâu hôn chỗ lạ hấp dẫn hơn, thú vị hơn thì sao ? Khả liếc cô, tay giơ đôi đũa lên cao : - Thì xuống gạch nằm cho nó mát, khỏi ăn uống gì cả con ạ . Muốn đói hay không thì nói ? Lam Hằng cười nheo mắt :- Ê ! Đừng quên, con nhỏ này từ lúc đi học về đến giờ, luôn ở dưới bếp để xào nấu, cực khổ lắm mới có được bữa cơm thịnh soạnh này nhé . Không cho đầu bếp "sực phàn " là một điều bất lịch sự lắm đó . Bộ bà chủ quên điều này rồi sao ? - Thì sao ? Ai làm gì nào ? - Thì chuyện bé xé ra to . Thư báo cáo khẩn cấp lên ban lãnh đạo . Yêu cầu chủ tịch truất phế quyền thi đấu ; cho nhà mi ngồi ghế "dự bị " suốt mùa giải luôn, có gì đâu, bị treo mỏ dài dài thôi . Chừng ấy hối hận cũng muộn rồi . Đưa đơn kiến nghị, cho vào thùng rác nằm nghĩ dưỡng sức khỏe ru bà rù . Ai dám nói gì ? Không vừa Khả Khả đưa tay ra mời : - Ai dám nói gì ngoài câu : Mời cô "sorti de gốc me " từ giây phút này . Xem đêm nay ai ngủ ngoài phố cho biết tâm trạng người đi ngoài sương gió và nửa đêm ngoài phố, cảm giác sung sướng ấp áp như thế chứ ? Không chìm mình vào mưa làm sao biết cái lạnh thực chất như người ta diễn ra sao ? - Hô hô ! Gương mặt cũng đều đặn phúc hậu, sao lại có tâm địa trái ngược như vậy ? Trường hợp này là "khẩu phật tâm xà hay tâm xà khẩu phật " đây hở bà thím thân mến ? Khả Khả giơ tay qua lại, cô bảo :- Muốn nghĩ sao cũng được, không thành vấn đề. - Ê ! Có thật "thím " muốn nghe đứa cháu này hỏi hay không vậy ? Lam Hằng nhận nụ cười từ Khả . Cô bảo :- Hỉ xả đó, nói đi . Mau lẹ, gọn gàng đầy ý nghĩa. Bắt đầu ! Hằng liếm môi, dọn miệng khai báo vẻ đàng hoàng :- Hồi sáng này... - Hồi sáng này nuốt phải hột cốc, bị nghẹn họng hay sao không nói ? Hằng nhướng mắt "hứ ", giọng xẵng hơn : - Bị bà nhảy vào cổ họng "án ngữ " ở đó, lưỡi gà đâu làm chức năng của nó một cách đường hoàng, dây âm thanh bị "cúp điện " làm sao phát sóng được mà nhiều chuyện ! Thấy ghét. - Thôi nói đi . Cầu dao được bật lên rồi đó, có muốn gì nữa. Xua tay Hằng bảo : - Hết hứng rồi . Ăn cơm đi, còn học bài nữa. - Lãng ồ ! Tự nhiên rồi đứt phim à ? - Ờ ! Truyền hình không thu qua vệ tinh được, làm sao chiếu trực tiếp trận đấu cho mi xem thoải mái chứ . Đành chịu thôi. - Ê ! Thông báo đàng hoàng, cổ động viên chờ đợi sẵn sàng . Giờ nói một câu xin lỗi là được sao ? Không dám đâu . Giờ nói không đây ? - Vô duyên chưa . Người ta không thích kể lể thì sao ? Khả Khả ngừng lại, mắt nhìn Hằng chăm chú : - Tự nhiên rồi thu hồi vốn lại là sao ? Khả Khả này ghét nhất là ngữ ấy. Hằng nhướng mắt cười, môi trề ra trêu ghẹo :- Ê ! Mi cũng biết tức hả ? - Chứ sao ? - Uống trật dã hườn, mua ở tiệm chú sồi . Bảo đảm sẽ hết ngay . Không hết không lấy tiền. Lam Hằng đưa tay cản lại khi thấy Khả Khả định đứng dậy : - Ê ! Ngồi lại đi, ta nói nhé. - Không cần, để trong lòng cho no . Khỏi cần ăn uống gì hết. - Cần mà... anh Hoàng... Khả mở to mắt, bởi Hằng vừa gọi Lê Hoàng bằng "anh " một cách tự nhiên và ngọt giọng . Khả hỏi : - Hằng gặp anh ấy à ? Lam Hằng gật đầu . Khả hỏi tiếp : - Ở đâu vậy ? Hằng phùng má, mắt vươn to, chậm rãi đáp : - Ở trường. - Ở trường à ! Anh ấy đi vào đó làm gì ? Dám tìm Hằng sao ? Lam Hằng lắc đầu : - Không, anh ấy học ở đó. - Vậy sao ? --- Khả Khả nhướng mắt, mặt nghiêng nhìn Hằng hỏi. - Vậy mới nói . Thì ra Lê Hoàng học dược bốn năm, mê chơi anh làm đơn xin nghỉ một hai năm để đi làm kiếm tiền rồi trở vào học tiếp . Vì anh là học sinh giỏi, có nhiều thành tích nên trường có chút ưu đãi . Sáng nay gặp anh tại giảng đường mới hay anh thực tập ở tổ chị Kiều mấy tháng qua. - Có hỏi chị Kiều, anh ấy học hành ra sao không ? - Chị khen anh Hoàng về mọi mặt . Mới lạ chứ ? - Anh Hoàng biết Lam Hằng học chung với mình không ? Khả có vẻ quan tâm, nên Hằng cười : - Thấy Hoàng, mình ngạc nhiên . Còn anh ấy thì cười bảo rằng : Biết từ đầu, nhưng bận thực tập bên ấy, không tiện gặp mình. Khả Khả lặng thinh, Lam Hằng vừa dọn chén đĩa theo chân Khả, cô vừa nhỏ nhẹ kể tiếp với vẻ ngạc nhiên và ngưỡng mộ Hoàng : - Nếu không biết quá khứ ăn chơi của anh ta, mình không thể nào tin rằng một kẻ trác táng, lêu lỏng ngoài phố bao ngày tháng, lại có thể trở thành một sinh viên đứng đắn, đàng hoàng, cả tổ đều khen ngợi về tư cách, đạo đức của anh ấy, đó không phải là điều lạ hay sao ? - Với sự khác biệt ấy nên lòng ghét bỏ đã bay đi, nhường lại cho sự ngưỡng mộ chiếm lấy, khiến tôi muốn biết về đời tư của Lê Hoàng từ ấy, đúng không ? - Rồi sao ? Đó là tính tò mò cố hữu trời dành cho phụ nữ mà . Chẳng lẽ muốn biết về nhân vật có sự thay đổi không ngờ ấy là yêu thích hay sao ? Lảng chưa từng thấy hà. - Biện hộ để che giấu một tâm trạng đang bị dao động lần đầu tiên có trong lòng phải không nè ? - Tự nhiên rồi châm biếm người tạCó phải đây là sự tránh né để khỏi phải kể về nhân vật chính không? Ngồi rửa chén, Khả Khả khẽ liếc về bạn, môi trề ra : - Nếu thành thật khai báo thì người ta hết lòng giúp cho . Còn ngược lại, muốn nghe tường thuật bằng cách tra hỏi, hạch sách, thì ở đó đợi đi . Bao giờ ta có nhã hứng sẽ khai khẩu . Nếu chưa có giờ linh thì... đành chịu thôi. Lam Hằng cười hất mặt, tay chỉ vào mũi Khả bảo : - Đừng có làm giọng "bề trên ". Lam Hằng này, cũng là nhân vật quan trọng ve "cầu nối " giữa hai người đó nhé.Bây giờ, nếu chịu trao đổi thi... Ok ? - Không cần đâu . Khả Khả này không có hứng thú nghe chuyện về chú của mi nữa . Ta đang có cơ hội đổi tông đây . Đừng có hòng làm giá với bản cô nương nhé "nô tài ". Khả Khả cốc đầu Lam Hằng cười : - Ê ! Xà bông ở tay mà dám cốc đầu ta sao? Hỗn láo cho quen tật. - Vậy mà có kẻ không dám "báo cáo " đấy. Hằng kéo tay bạn trở lại, khi Khả đứng dậy định đi : - Nè, nhóc con, ngồi xuống rửa cho xong đã . Ai cho mi đi ? - Ngồi để có cơ hội tra gạn hả ? - Đi rồi tránh né được sao ? Ngồi xuống ta ra lệnh đấy ! Khả Khả chúm chím cười, ngồi lại tiếp tục tra gạn : - Bộ để ý xếp Hoàng sao mà gương mặt có cái gì đó khang khác. - Nếu vậy thì sao ? Mắc mớ gì đến bà thím chứ ? Khả Khả cười nhướng mắt : - Cũng đâu có gì . Hơi khó kêu khi gọi nhau thôi . Bởi vì bên ấy nhà ngươi gọi ta bằng thím đàng hoàng, còn bên này Khả Khả phải xưng "em " ngọt ngào... Chao ôi ! Tréo cẳng ngỗng, làm sao gọi cho suông miệng đâu, hở con bạn không biết lựa chỗ mà trao thân . Toàn gây rắc rối cho người ta không hà. Lam Hằng búng tay nghe chóc chóc, môi cười cười : - Hơ ! Có gì đâu mà trách . Nếu xếp Hoàng chịu nhỏ Hằng, thì về bên ấy gọi thím, về bên này xưng chị . Giới tuyến nào thích hợp với ngôi vị ấy có gì lạ . Lam Hằng là con bé luôn thích nghi với hoàn cảnh mà . Yêu là hy sinh đúng không ? Có tiếng gọi cho vừa ý người trong gia đình, có gì khó mà ngại chứ ? - Cha, yêu dữ nên chấp nhận thương đau, chấp nhận xa nhau không e ngại nhá. - Chấp nhận một chút thiệt thòi để được anh thương trọn vẹn thì nhỏ Lam Hằng này OK ngay . Còn xa nhau thì không bao giờ vui vẻ nhận, vì một khi yêu rồi không ai muốn rời nhau cả, bà thím à. - Hơ! Mới gặp tiếng sét ái tình sao mà trơn môi vậy bà chị? Sao muốn biết gì về xếp Hoàng đây nói đi? - Sẵn sàng cung cấp tư liệu chứ ? - Dĩ nhiên rồi. Mình là người một nhà mà. Có gì giấu giếm chứ. - Vậy nói đi. Khả Khả cười cười bởi ánh mắt Hằng sáng lên . Cô hỏi : - Kể từ lúc còn đóng khố hay bắt đầu từ thuở biết chải chuốt... lần đầu đây bà chị ? - Không cần quãng đời ấy. Nhỏ Hằng muốn biết xếp Hoàng đã yêu ai thật lòng chưa ? Và hiện tại bến tình có ai hay còn đợi chờ cơ hội tốt đẹp đến ? Bấy nhiêu đó là đủ. Gương mặt Hằng tươi hẳn lên. Khả Khả cười cười : - Lê Hoàng biết ông tơ se duyên của mình cho Lam Hằng, nên từ ấy không hề để ý đến ai cả. Giờ đến lúc "châu về hiệp phố " rồi chịu chưa ? - Ê ! Nhắc đến Lê Hoàng ta mới nhớ . Từ một năm nay , sao ta đế ý không thấy anh ấy với Khả Khả trò chuyện với nhau . Mỗi lần anh ấy đến là y như rằng bà thím kiếm chuyện lẫn tránh là sao vậy ? Mình là người một nhà mà, không lẽ làm mặt lạ sao ? - Ai nói người một nhà không "kỵ rơ " nhau. Người ta không thích, không có chuyện để nói thì sao? - Làm gì không có chứ ? Chẳng bằng mi không muốn nói thôi. Khả Khả vừa lau bàn vừa nhìn Hằng đáp : - Để dành cơ hội cho Lam Hằng không vui sao ? Vô tình Lam Hằng hài tội : - Những lúc sau này anh ấy ăn mặc đàng hoàng, ngồi trò chuyện với nội thật nghiêm túc . Vậy mà hỏi bà một vài câu thông thường Khả Khả cũng bỏ đi, không đáp, không nhìn anh Hoàng là sao ? Mắt Khả Khả tối sầm lại, giọng gắt đi : - Hằng biết gì mà trách. Từ lúc ở bên nhà cậu, Hằng có thấy thái độ của nhỏ Khả Khả đối với cha Hoàng ra sao chưa ? Giờ cũng vậy, đâu có gì khác. Anh ta sửa đổi cho ngoại vui hay cho tương lai bản thân tốt đẹp hơn, đâu liên quan đến mình. Cha mẹ anh thế nào đối với ba má Khả Khả , không bao giờ quên, thì đứa con ấy có đáng gì phải tiếp gã chứ ? Khả Khả càng nói, càng nóng nảy hơn . Điều này khiến Lam Hằng vừa ngạc nhiên, vừa tò mò. Cô dịu giọng hỏi : - Người nào có phần nấy, chứ cho rằng anh Hoàng lúc xưa hoang đàng bê bối đi, nhưng bây giờ anh trở lại trường học rồi, tác phong hoàn toàn thay đổi . Khi đến thăm nội, anh luôn mua quà cho hai em và cả chúng ta nữa. Vậy mà Khả Khả có bao giờ ngã đầu chào hay dùng đến ly sinh tố của anh ấy đâu. - Một mình Hằng ăn là đủ rồi. Xếp Hoàng có nhã ý với Hằng thì Khả Khả có dùng hay không đâu thành vấn đề, đúng không ? Lam Hằng đưa cái kính nhỏ lên xem mặt, cô bảo : - Ngày nào ai nói với Hằng rằng một tên cướp tàn ác, nếu có y phục thiện, chúng ta vẫn tha thứ. Thế mà Lê Hoàng có thành ý sao Khả Khả không cho anh ấy một nụ cười xã giao, dù sao mình cũng là người một nhà mà. Thật lâu, gương mặt của Khả Khả mới ngẩng lên với nụ cười mỉm trên môi. Cô giả lả : - Thì Hằng cười vui vẻ, nội thể hiện tình thương lên mắt, như thế không đủ cho anh Hoàng của Hằng vui hay sao ? Đâu cần nụ cười của cô em họ chứ. Gây lộn tơi bời lần ấy, tự nhiên thân thiện lại, ai làm được. Chừng nào mình cảm thấy không ngượng ngập sẽ cười, khi anh ấy chào bằng thành ý của mình. - Nhớ đó. Nếu Lê Hoàng tỏ lòng thương với Khả, mà không... - Bộ anh ta than vãn với Hằng a ` ? - Khả cướp lời với ánh mắt lại. Lam Hằng lắc đầu : - Không có. - Vậy sao dọn đường sẵn cho anh ta, bộ dư hơi hả ? Lam Hằng cười, đưa tay vuốt mũi Khả Khả : - Tại nội buồn buồn mỗi khi Khả bỏ đi, anh ấy ngượng ngùng. - Nội hay ngoại ? - Ngoại của Khả Khả hay nội của Lê Hoàng cũng là một thôi . Có gì chứ ? Khả Khả nhún vai : - Khác chứ . Nếu người gọi là Lam Hằng . Không hiểu thật sao ? - Nhiều chuyện. - Sao lại nhiều chuyện . Nếu Hằng gọi bằng ngoại là theo ngôi thứ của mình . Ngược lại, một khi Hằng gọi bà nội là Lê Hoàng đã ký hẳn hòi với bạn rồi . Đúng quá còn gì nữa mà nói. Mở to mắt, khom người nhìn Lam Hằng, Khả Khả bảo : - Hay là hai người đã có gì rồi hả ? Lam Hằng đánh lên vai bạn cười, mặt đỏ lên : - Ê ! Đừng nói bậy nha . Lê Hoàng chưa nói với mình tới hai câu . Suy diễn, áp đặt không sợ thụt lưỡi sao con quỷ ? Khả Khả tránh né cười: - Không tin mai mốt Lê Hoàng lại, Hằng hỏi xem có đúng vậy hay không ? Lam Hằng liếc bạn hỏi : - Nếu Khả Khả hỏi, nhỏ Hằng này thích hơn. - Khi anh Hoàng chấp nhận Hằng ? - Không từ chối, nhất định . Yêu đến ngày răng long đầu bạc. Khả cười trêu ghẹo : - Răng có rụng, đi đặt làm hàm răng "thời trang " . Đầu có bạc chỉ cần mười ngàn là đen như thuở hai mươi . Có gì đâu, tiếp tục yêu thêm sáu mươi năm cuộc đời, yêu đến bao giờ chán mới thôi. - Như tình đôi ta sống mãi không già . Đúng không ? Khả tắc lưỡi cười theo tiếng búng tay của Hằng: - Đúng quá còn gì . Vậy thì... đứt phim, mai chiếu tiếp . Cám ơn sựi? theo dõi của các bạn . Chúc ngủ ngon . Tạm biệt. Cô nhướng mắt hỏi Lam Hằng : - Ê ! Vậy là đủ thủ tục rồi chứ ? - OK . Ngủ được rồi đấy . Ngủ cho đã đi, để chết không kịp đấy. - Cám ơn sựi? hào phóng của "con " đấy . Thím Út về phòng trước nhé, đứa cháu bất đắc dĩ. Khả Khả nhảy lên bậc thang, không quên tặng cho Hằng ánh mắt nheo nheo, trêu ghẹo của mình. Hằng trông theo bật cười đưa tay đánh gió bạn. Cho xe ra cổng, Khả Khả chạy thật chậm ; cô muốn tà tà trên phố, dưới ánh nắng yếu ớt của buổi chiều cuối tuần, sau giờ học mệt mỏi kéo dài . Tiếng xe Dream rít bên mình, cô quay lại, bắt gặp gương mặt quen thuộc của Hoàng hướng về mình . Cô quay đi, cho xe luồng lách, tránh sựi? bám sát của Hoàng . Anh không theo ý cô, giọng thấp hơn, Hoàng đề nghị : - Anh có chuyện cần nói. Chúng ta nên vào quán café kia cho kín đáo. Khả Khả, em nghe không ? Khả Khả lắc đầu, giọng êm dịu đáp: - Em có chuyện phải về, không tiện vào quán . Hẹn lần sau đi. - Không thể được . Anh nhất định rồi, em không được cãi anh. - Thật vậy sao ? Oai vậy ? Giọng Hoàng cao lên : - Anh đợi em mấy giờ rồi . Nếu em không nghe, anh về cùng. Đến nhà, đừng trách anh sao lớn tiếng đó. Em muốn Lam Hằng chứng kiến hay sao ? - Anh dám ? --- Cô thách thức. - Em tựi? ý đẩy anh vào đường cùng, đâu còn gì để sợ nữa. Khả Khả đưa ánh mắt sắc bén hướng về Hoàng : - Có thoa mỡ sao mà nói trơn miệng vậy ? Thật không biết xấu hổ là gì mà. Hoàng vẫn tiếp tục van nài : - Khả Khả , em không dành cho anh cơ hội sao ? - Em đã nói rồi, anh không nên kéo dài quan hệ với em dù đó là sựi? ràng buộc họ hàng một cách miễn cưỡng ấy . Sao anh không nghe chứ ? - Anh nhất định, không có lý do nào, sựi? cản trở nào làm anh đổi ý. Giờ anh hỏi em : có vào quán với anh không thì nói ?
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương