Mười Hai Năm Kịch Cố Nhân
Chương 35
Đầu xuân năm 1918. Trên bến tàu lãng đãng sương sớm ở Tô giới Pháp, công nhân bốc vác đầu trần chân đất chen chúc thành đám đông chờ trời sáng. Thẩm Hề cùng với bốn bác sĩ, ba y tá nam và ba y tá nữ người Trung Quốc, mặc áo blouse trắng, đeo khẩu trang và đội mũ đứng chờ trên bến cảng Thập Lục Phố¹. ¹Là bến cảng đầu tiên của Thượng Hải, bắt đầu từ thời Vua Đồng Trị nhà Thanh, đến đầu thế kỷ 20 nơi đây trở thành bến cảng đầu tiên của vùng Viễn Đông. Nay thuộc quận Hoàng Phố, Thượng Hải. Nơi đây là bến cảnh do công ty kinh doanh hàng hải quốc tế duy nhất ở Thượng Hải thành lập, họ đang chờ một con tàu sắp vào bên trong sớm nay. Năm ấy khi về nước, cô và Phó Đồng Văn cũng xuống tàu ở bến này. "Bác sĩ Thẩm." Một bác sĩ nam nói thầm vào tai Thẩm Hề, "Cô là phụ nữ, lát nữa sẽ có người nói năng l0 mãng, hoặc động tay động chân, cô nhớ trốn sau chúng tôi." "Không trộm không cướp, hà cớ gì phải động tay chân?" Thẩm Hề cười khanh khách, "Các anh nên bảo vệ ba cô y tá ấy, khó lắm tôi mới tuyển được y tá nữ, đừng để họ bị dọa chạy mất." Mọi người đều cười. "Bác sĩ Thẩm, chúng tôi không sợ đâu." Một y tá nữ thể hiện quyết tâm. Thẩm Hề cũng cười, dù nụ cười của cô ẩn dưới chiếc khẩu trang màu trắng. "Tôi lo chúng ta chỉ có mấy người, không ngay nổi dòng khách đông như nên thế này." Chuyến tàu vượt hàng trăm dặm biển đến Thượng Hải, tuy đã có khách xuống tàu từ giữa đường, nhưng khi đến đây, ít nhất vẫn còn mấy trăm người. Mà họ chỉ có mười một người. "Thì cứ thử xem, huống chi chúng ta đâu có giam giữ họ, chỉ hỏi xem trên tàu có ai bị mắc bệnh cúm không thôi mà." Thẩm Hề nói, "Hơn nữa, quan trọng là có ai đã chết hay chưa. Nhìn khuôn mặt từng người, nếu thấy hốc hác bất thường thì phải cố gắng khuyên họ đi đo thân nhiệt, có thể tìm được người nào thì hay người nấy. Đương nhiên tốt nhất là người trên tàu đều khỏe mạnh." Thẩm Hề đã lặp đi lặp lại mười mấy lần, mọi người đều thuộc nằm lòng:"Phải nhớ, chảy máu mũi, ho ra máu, chảy máu tai, màu da thay đổi đều là triệu chứng giai đoạn sau. Nếu có ai gặp những biểu hiện nghiêm trọng tương tự như thế, lập tức phải thông báo lại với tôi." Sau khi báo lại với cô thì sao? "Nếu thật sự có, chúng ta cũng không có quyền giữ bệnh nhân lại." Một y tá nam lên tiếng. Thẩm Hề suy nghĩ, rồi đáp:"Không sao, các bạn dùng danh nghĩa phó viện trưởng Đoàn để giữ lại, nếu như không được, tôi sẽ đến phòng làm việc của thị trưởng." Cô lên tinh thần cho mọi người. Nhìn cô vô cùng tự tin, nhưng thật ra trong lòng đang chất đầy lo lắng. Nước Mỹ cuối năm ngoái, Tây Ban Nha đầu năm nay đều bùng nổ dịch cúm. Triệu chứng của người tử vòn rất đáng sợ, phần lớn đều là khuôn mặt đẫm máu, làn da biến màu. Đại chiến thế giới đang bước vào giai đoạn quan trọng, để tránh ảnh hưởng tới tình hình chiến sự, làm dân chúng sợ hãi, chính phủ các quốc gia không cho phép bất cứ cơ quan truyền thông nào nhắc tới những từ như "dịch cúm" hay "bệnh dịch". Nhưng tổ chức bác sĩ các nước đều bí mật liên lạc với nhau, dự đoán dịch cúm này sẽ lan ra ở châu Âu và nước Mỹ. Sau khi Thẩm Hề nối lại liên lạc với Trần Lận Quan, anh ta vẫn luôn gửi cô những tin tức y học mới nhất, bao gồm cả về dịch cúm¹ đột nhiên bùng phát lần này. Đầu tiên là gửi điện báo, ngay sau đó là một phong thư dày. ¹Dịch cúm ở Tây Ban Nha vào năm 1918, cũng chính là bệnh dịch thế kỷ toàn cầu, ước chừng cướp đi sinh mạng của 21 triệu người, nhưng theo số liệu của các nhà nghiên cứu, số người chết do bệnh dịch thực ra là 40 triệu người, thậm chí nhiều hơn, cũng có người ước tính số người chết khi đó là 100 triệu người. Phòng nghiên cứu đã tiến hành giải phẫu thi thể, đại não người chết xuất huyết, các cơ quan trong cơ thể đều có biến đổi bệnh lý², tràn dịch màn phổi... Thẩm Hề, mọi người đều đang gấp gáp tìm kiếm phương án chữa trị, nhưng đều không khả thi, chúng tôi rất tuyệt vọng. Ngay cả giáo sư tôi cũng nói:"Hiểu biết của các bác sĩ về dịch cúm này không nhiều hơn hiểu biết của bác sĩ ở Florence về Cái chết đen³ hồi thế kỷ 14." Trong thư Trần Lận Quan đã viết như thế. ²Thay đổi tổ chức hoặc tế bào do bệnh gây ra. ³Tên gọi của đại dịch dịch hạch xảy ra ở châu Âu và châu Á, đặc biệt là châu Âu thế kỷ 14, là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, ước tính số người chết chiếm 30-60% dân số châu Âu. Anh ta là người khách quan, chỉ trừ lần mất lý trí khi gặp Phó Đồng Văn, từ trước đến nay chưa từng thổi phồng sự thật hay làm nghiêm trọng thêm vấn đề. Bởi vậy cô Đoán, bệnh dịch này còn nghiêm trọng hơn anh ta nói, dù sao anh ta đang ở Paris nước Pháp, không phải khu nhiễm dịch. Thẩm Hề đã đưa đơn cho chính quyền thành phố rất nhiều lần, yêu cầu thực hiện biện pháp phòng dịch ở bến cảng lớn nhất Trung Quốc là Thượng Hải và Quảng Châu, nhưng những quan chức ấy hoàn toàn không đếm xỉa tới. Cũng đúng, tổng thống một năm thay mấy đường lối, nào còn ai lo mấy chuyện này. Nhưng chính khách làm sao hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh quy mô lớn này? Cô đành phải cố gắng nghĩ cách, may thay những chuyến tàu vượt biển này không nhiều... "Đến rồi!" Nữ y tá trẻ tuổi nhất nôn nóng kêu lên, nhiệt huyết dâng trào đã bàn bạc từ trước. Công nhân dỡ hàng, đón hàng trên bến tàu tò mò nhìn các bác sĩ. Xưa nay Thập Lục Phố chính là địa bàn của xã hội đen, những động tĩnh bất thường đều có người theo dõi sát sao, nhóm bác sĩ đột nhiên xuất hiện, quần áo sạch sẽ, đeo khẩu trang trắng, ánh mắt vô cùng nghiêm nghị, có lẽ người quan trọng nào đó trong chính phủ bị bệnh trên tàu, họ cũng không có gan tới làm phiền. Hành khách bắt đầu xuống tàu. Thẩm Hề dẫn đầu, thành thạo dùng tiếng Anh hỏi những người đàn ông đi giày da mặc đồ tây rằng trên tàu có dịch cúm trong phạm vi rộng hay không? Có ai vì bị sốt, hoặc bị cúm mà bệnh trở nặng hay không? Để mọi người tin tưởng, cô tháo khẩu trang xuống, luôn giữ trên môi nụ cười thân thiện nhất. Những quý ông ấy thấy cô là phụ nữ, đa số đều dừng chân lại, kiên nhẫn trả lời câu hỏi của cô. Cô vừa hỏi, vừa giục bác sĩ nam cách mình không xa: "Nhanh lên, lên tàu đi, tìm bác sĩ trên tàu hỏi tình hình xem." Trong vội vàng, chiếc mũ trắng trên đầu Thẩm Hề rơi xuống, không kịp nhặt lên, cuối cùng có một vị Hoa kiều giúp cô nhặt, trả lại cho cô:"Cô gái, mũ của cô này." "Cảm ơn anh." Thẩm Hề đón lấy, "Thưa tiên sinh, xin hỏi anh có triệu chứng của bệnh cảm không? Hoặc hành khách ở cùng tầng, cùng khoang với anh có ai sốt vì bệnh cảm không, có lây sang người bên cạnh không?" Vị tiên sinh vui vẻ hỏi cô:"Tôi từ bang Ohio, Mỹ tới đây, có phải cô đang hỏi về dịch cúm đột nhiên bùng nổ?" "Đúng, đúng, đúng vậy." Vị tiên sinh nọ đương nhiên biết bệnh dịch bị ém đi bởi báo chí:"Những gì tôi biết là, trên tàu không có ai bị bệnh này." "Cảm ơn tiên sinh, nếu được như thế, chúng ta đều rất may mắn." Thẩm Hề nở nụ cười cảm ơn, ngăn người tiếp theo lại. Vị tiên sinh nọ nhấc vali lên, mỉm cười lấy mũ xuống hơi gật đầu với bóng lưng của Thẩm Hề, cũng là "biết ơn" lòng nhân ái của cô. Anh ta đội lại mũ, thấy có người cầm một tờ giấy trắng, bên trên viết họ của mình và từ Ohio. Anh cười gậy đầu với người đến đón:"Xin chào, tôi chính là người này." Anh ta chỉ vào tờ giấy. Thẩm Hề vừa mới chặn một người Anh lại, chợt nghe phía sau có người nói:"Cậu ba đã chờ lâu, xin tiên sinh đi nhanh cho." Tim cô thắt lại, cô lập tức quay đầu nhìn. Dòng khách như thủy triều đổ xô về phía cửa cảng, dưới vành mũ đều là những khuôn mặt lạ lẫm. Đâu có cậu ba, đâu có người làm, nơi này là bến cảng, là Tô giới Pháp Thượng Hải, không phải nhà ga Tiền Môn thành Bắc Kinh... Cho đến khi vị khách người Anh trước mặt hết kiên nhẫn, vội vã rời đi, Thẩm Hề mới hoàn hồn. Cô đeo lại khẩu trang che khuất nửa khuôn mặt, che giấu sự thất thần trong ánh mắt dò hỏi của đồng nghiệp. Sau khi hành khách trên bến tàu thưa dần, Thẩm Hề nói chuyện tỉ mỉ với bác sĩ trên tàu mười phút, xác nhận trên chuyến tàu này không có dấu hiệu bệnh dịch mới yên tâm. Đồng nghiệp khác phải về bệnh viện làm việc, hôm qua cô trực ca đêm nên hôm nay được nghỉ. Mọi người đi ăn sáng, cô gọi một chiếc sẽ kéo tay để về nhà. Về đến nhà, trên bàn vẫn còn mì sốt dầu hành. Đáng tiếc người làm không biết sau khi tan làm cô không về ngay mà tới bến cảng nên về đến nhà đã muộn hơn thường ngày tròn ba tiếng đồng hồ. Mì màu tương đã dính cứng lại, không dùng đũa gắp lên được, cô chán nản, ngồi xuống sô pha, nhìn xấp Đại Công Báo và Tân Thanh Niên dày cộm trên bàn tròn. Cô lại cắm đũa vào "tảng" mì, cắn một miếng, mở một tờ báo. Bỗng nhiên, chuông điện thoại reo. Thẩm Hề đặt bát đũa xuống tới bên giá sách nhấc ống nghe lên: "Alo." "Là tôi." Cô th0 dốc, cầm tách trà, uống một ngụm trà đã để qua đêm:"Phó viện trưởng Đoàn, tôi đang định tìm anh." "Thứ nhất, đây không phải bệnh viện, không cần gọi tôi như thế." Giọng nói của Đoàn Mạnh Hòa như gần như xa, đường dây không thông, "Thứ hai, tôi đã đọc tin em để lại, có chuyện quan trọng à?" "Ừ, tuần này tôi đã gọi rất nhiều cuộc điện thoại cho chính quyền Thượng Hải, đề nghị họ ra công văn chú ý đến dịch cúm đã bùng nổ trong phạm vi lớn ở Mỹ và châu Âu, dịch bệnh lần này rất nghiêm trọng, bạn học của tôi đã gửi tin đến. Nhưng tôi chỉ là một bác sĩ quèn, đâu ai để ý, có cũng chỉ qua loa lấy lệ. Nếu cứ coi thường thờ ơ thế này, tôi sẽ đến trước cổng tòa nhà chính quyền thành phố biểu tình, để họ nhìn nhận lại dịch bệnh toàn cầu này..." Đoàn Mạnh Hòa ngắt lời cô:"Nhưng tôi cũng chỉ là Phó viện trưởng của một bệnh viện. Hơn nữa, em không phải bác sĩ quèn." "Không, anh không chỉ là phó viện trưởng." Thẩm Hề gác ống nghe lên giá sách, chạy tới bàn tìm tờ báo mấy ngày trước, rồi quay lại cầm ống nghe lên:"Ngày hai mươi tháng Ba, Đoàn Kỳ Thụy phục chức thủ tướng. Đoàn Mạnh Hòa, một vị bề trên trong nhà anh làm thủ tướng rồi, anh gọi điện thoại đến, họ không thể phớt lờ anh." Cô lẩm bẩm thêm:"Huống hồ, vị bề trên ấy của nhà anh, dù là thủ tướng hay không thì đều đứng đằng sau chuyện này mà?" "Nhưng bậc bề trên này bình sinh ghét nhất lạm dụng quyền riêng." Anh ta cười. "Là mưu cầu hạnh phúc cho dân, tôi đâu bảo anh làm điều phi pháp." Lời lẽ của cô đanh thép. "Em gọi tôi là phó viện trưởng vẫn hơn." Đoàn Mạnh Hòa bất đắc dĩ, "Ít nhất cũng không bị em uy hiếp." "Tôi không uy hiếp anh, là đang nói chuyện đàng hoàng. Vừa may hôm nay tôi rảnh, có thế đến bến tàu kiểm tra hành khách, lỡ tôi không có thời gian thì sao? Có tàu đến thì làm thế nào?" "Chuyện này em có thể yên tâm, tàu từ châu Âu đến rất ít, ba tháng mới có một chuyến hôm nay." "Cũng bởi vì tàu ít nên chúng ta mới có cơ hội chuẩn bị. Nếu như tấp nập hơn, hiện giờ chúng ta đã ở tuyến đầu dịch bệnh từ lâu rồi." "...Được rồi, bác sĩ Thẩm, tôi sẽ gọi điện thoại." Đoàn Mạnh Hòa không nói lại được cô, "Tôi bảo đảm." "Cảm ơn anh." Cô chân thành nói. "Không cần cảm ơn, đây không phải là chuyện riêng của em, cũng không phải chuyện riêng của tôi." Thẩm Hề "ừ" một tiếng, sực nhớ ra:"Không phải mất một tuần anh mới về à, sao đã về trước ba ngày rồi?" Người đầu bên kia trầm lặng trong giây lát: "Em nhớ lịch trình của tôi à?" "Tôi luôn nhớ lịch trình của anh." Thẩm Hề thẳng thắn: "Vì... phải chờ anh về thảo luận phương án phẫu thuật." Đầu dây bên kia lại yên tĩnh. "Ăn cơm trưa cùng tôi đi, tôi đoán trong nhà em không còn món gì ngon." Thẩm Hề nhìn tảng "mì" màu tương: "Không ngon lắm, nhưng tôi không muốn ra ngoài." "Đừng từ chối tôi nhanh vậy, còn chuyện công việc nữa. Tôi cần em đến bệnh viện khám cho một bệnh nhân đặc biệt." Cô nghi hoặc: "Đặc biệt? Là thân phận đặc biệt hay bệnh tình đặc biệt." "Cả hai." Nếu là thân phân đặc biệt, có lẽ là người có máu mặt; nếu là bệnh tình đặc biệt, vậy chắc là người bị u bướu. Khi học ở Mỹ, Thẩm Hề từng được chứng kiến mấy cuộc phẫu thuật cắt bỏ u bướu, sau đó khi sắp xếp lại tài liệu ở bệnh viện Nhân Tế, cô đã đọc hết những bệnh án trước đây, hai năm gần đây làm cùng khoa ngoại trong bệnh viện mới với Đoàn Mạnh Hòa, cô được anh ta chú trọng bồi dưỡng phương diện này, coi như trở thành một chuyên gia u bướu trong bệnh viện. Trong viện, bác sĩ tham gia khám bệnh ngoài cô ra còn có Đoàn Mạnh Hòa, anh ta là phó viện trưởng, đương nhiên không thể trực tiếp khám chẩn cho bệnh nhân, bởi vậy phần lớn bệnh nhân đều sắp xếp cho cô. Liên quan đến bệnh tật, thái độ của Thẩm Hề hòa hoãn hơn:"...Vậy được, tôi đồng ý lời đề nghị ăn cơm của anh, nhưng tôi mời khách, dù sao cũng cầm báo uy hiếp anh rồi. Bây giờ tôi thay quần áo rồi ra ngoài ngay." Vì nôn nóng gặp người bệnh, cuối cùng Thẩm Hề mua đồ ăn sẵn bên ngoài mang tới phòng làm việc của Đoàn Mạnh Hòa. Đây là bữa cơm mà cô gọi là "mời khách". Đoàn Mạnh Hòa lặng thinh, đi pha trà, cùng Thẩm Hề ăn tạm bữa trưa trong văn phòng:"Tiền cơm em mời tôi, còn không bằng tiền trà tôi pha." Ngoài mấy miếng mì đã dính chặt vào nhau ấy, mười mấy tiếng đồng hồ Thẩm Hề chưa có gì vào bụng, đói không muốn nói, vùi đầu ăn mì. Hai năm nay cô phải trực đêm nhiều, ca ngày cũng bận, còn phải lo cả phụ khoa, sắc mặt không như trước mà trắng bệch chẳng mấy khỏe mạnh. Đoàn Mạnh Hòa thấy vậy, đẩy tách trà đến trước mặt cô:"Bệnh nhân không chạy được, ăn chậm thôi." "Quên không chúc mừng anh." Cô ăn xong, buông đũa xuống. Đoàn Mạnh Hòa ngẩn người, lắc đầu cười: "Em cũng nói rồi, vị bề trên ấy của nhà tôi lên lên xuống xuống, không cần chúc mừng, nói không chừng ông ấy sắp từ chức đấy." Với tình hình hiện giờ, ngay cả thủ tướng cũng nay từ chức, mai phục chức, liệu có còn điều gì ổn định lâu dài? Thẩm Hề không sao kìm lòng mà cảm thán:"Tôi đi thăm bệnh nhân đây." Mạng người quan trọng hơn, cứu được người nào hay người đó. "Tôi đi cùng em." Kể ra cũng kỳ lạ, từ khi Đoàn Mạnh Hòa thăng chức làm phó viện trưởng, anh ta chưa bao giờ rảnh rỗi, sao còn đi khám bệnh cùng cô? "Rốt cuộc bệnh nhân là ai vậy? Sợ tôi không ứng phó được hay anh phải đến nói chuyện chào hỏi?" Đoàn Mạnh Hoà ngập ngừng, nói thật với cô: "Là cha của Phó Đồng Văn."
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương