Nếu Ngày Mai Rời Xa?

Chương 1: Cuộc sống của Diệp



Tôi và Phong sống cùng một khu phố, Phong ngạo mạn, quậy phá và rất đáng ghét. Tôi trầm tính, lầm lì và khá kiệm lời, vì thế nên đối tượng luôn bị cậu ấy chọc ghẹo và bắt nạt là tôi!

Nhiều khi tôi nghĩ ông trời thực sự quá bất công, người như cậu ấy...cớ sao lại có một cuộc sống tốt đẹp vô lo vô nghĩ? Cậu ấy thậm chí còn chẳng biết trân trọng cuộc sống mình đang có, bất cần đời lắm, nói cậu ấy phá gia chi tử không oan đâu. Còn tôi, tôi ngoan ngoãn, thành tích học tập lại cao, ấy vậy mà nỗi lo sợ về cơm áo gạo tiền lúc nào cũng quẩn quanh giày vò tâm trí.

Ngồi dùng bữa cơm hôm nay lại phải suy nghĩ rằng ngày mai làm sao để kiếm được gạo, thật sự dù có ăn sơn hào hải vị tôi cũng chẳng thấy ngon miệng. Với sức lực của một đứa trẻ mười bốn tuổi, sau khi học xong tôi lại phải chạy đôn chạy đáo làm hai ba công việc bán thời gian, nào chạy bàn, nào rửa chén, tận tối mịt mới vác mặt về. Nhiều khi tôi cứng cỏi không nổi nửa, tôi muốn gục ngã, nhưng nhìn mẹ đang nằm trên giường vật vã khổ sở với từng cơn đau, tôi không cho phép bản thân mình có suy nghĩ đó!

Tôi gục ngã rồi thì ai lo thuốc thang cho mẹ? Người ba suốt ngày chỉ biết uống rượu rồi về đánh đập hành hạ mẹ con tôi ư?

Từ khi nhận thức được mọi thứ tôi đã hoàn toàn không trông mong gì từ ông ta, nếu có thể...tôi chỉ mong sao ông ta đừng làm khổ mẹ con tôi, để mẹ con tôi có thể sống một cuộc sống an nhàn vô lo vô nghĩ.

Hôm nay tôi về sớm hơn mọi ngày, vừa mới rẽ xe vào đầu ngõ đã thấy bóng dáng cao cao gầy gầy của Phong đứng sừng sững. Mặt mày cậu ấy trông không thân thiện mấy, chỉ được cái đẹp trai thôi, tôi cam đoan nếu cậu ấy xấu thì khi người khác nhìn vào khuôn mặt lúc nào cũng vênh váo khó ở của cậu ấy chắc chắn sẽ nuôi ước mong muốn đấm một cái. Bởi nó cực kỳ cực kỳ mũ en nờ lần đáng ghét!

-“Hôm nay tao bực.”

Giọng cậu ấy trầm trầm vang lên, cắt ngang mớ suy nghĩ không mấy quân tử của tôi. Tôi trầm ngâm nhìn Phong hồi lâu, đoạn bước xuống xe sau đó dắt đi thẳng. Phản ứng của tôi hình như khiến ai đó điên tiết, cậu ấy vươn tay nắm lấy yên xe màu bạc đã rỉ sét của tôi, trừng mắt răng đe.

-“Mày muốn chết à?”

Câu hỏi không mấy thân thiện của cậu ấy khiến tôi quay lưng lại, mệt mỏi nhả ra từng tiếng.

-“Cậu bực nhưng tôi mệt! Tôi phải đi ngủ, bỏ ra đi.”

Sau khi dứt câu tôi mới sực nhớ, nói năng nhẹ nhàng với Phong thật sự rất thừa thãi, thằng nhóc này chẳng những quậy phá mà còn nhây không ai bằng.

-“Không thích.”

Tôi thở dài, khẽ nói.

-“Cậu có chắc là không chịu bỏ ra không?”

Phong gật đầu chắc nịch. Tôi biết vì sao Phong lại quả quyết như thế, bởi tay cậu ấy đã nắm chặt yên xe tôi rồi còn đâu, chắc hay không chắc thì thay đổi được gì? Đoạn, tôi dựng xe rồi bỏ đi để lại cậu ấy ngớ ngẩn dõi theo.

Vũ Đình Phong, chỉ có một người duy nhất mới có thể trừng trị cậu ấy, và tôi...đang đi tìm người đó!

Tôi đứng trước cửa nhà Phong, nhà cậu ấy to thật to, đẹp thật đẹp, tôi nhìn mà mê tít thò lò. Nỗi chua xót chợt len lỏi đâu đó nơi đáy tim, dấy lên từng đợt đau đớn.

Biết bao giờ tôi mới cho mẹ một căn nhà như vậy? Biết bao giờ gia đình tôi mới thoát khỏi cuộc sống mưu sinh kham khổ này? Biết bao giờ...em trai tôi...mới trở về bên tôi?

Năm đó, tôi bảy tuổi, nó năm tuổi, ba tôi trong bộ dạng say tí bị trở về nhà, ông ta đòi mẹ tiền uống rượu, mẹ bảo mẹ không có. Thế là ông ta đi đến góc nhà nhặt cái điếu cày lên, đập vào đầu mẹ tôi từng cái từng cái một. Máu đỏ thẫm liên tục rỉ ra từ đầu mẹ, mẹ tôi lúc đó, khổ sở đau đớn đến nhường nào, mãi đến bây giờ tôi vẫn chưa hề quên.

Rồi em tôi, thằng bé mới tí tuổi, nó vừa khóc vừa chạy lại ôm chầm lấy mẹ, nó mạnh mẽ quá, ăn đứt người chị yếu ớt đang ngồi thu lu ở góc nhà mà khóc như tôi. Chắc do nó còn nhỏ nên ba tôi không nỡ xuống tay, ông lôi thằng bé kèo kềch kệch ra khỏi mẹ, rồi từng bạt tay cứ thế mạnh mẽ rơi xuống nơi gò má hốc hác của mẹ. Tôi bật khóc tức tưởi, tiếng nấc nghẹn của tôi khi ấy, nó to dần rồi to dần, nhưng cớ sao chẳng ai tới giúp mẹ con tôi?

Chẳng lẽ cả xóm đi mất rồi, hay do họ sợ ba tôi làm hại họ? Cũng phải, ba tôi đang say mà, lại mất hết nhân tính, mấy ai có đủ gan dạ để mà can ngăn. Tôi lại thụp xuống ôm lấy chân khóc nức nở, đến khi ngẩng lên, em trai tôi đã chạy đi đâu mất. Tôi nghĩ nó đi gọi người tới giúp nên cũng chạy ra đầu ngõ...

Cảnh tượng tàn khốc năm ấy, mãi mãi không thể xoá khỏi ký ức của tôi. Em trai tôi, dáng người nhỏ xíu à, trắng trẻo bụ bẫm đáng yêu lắm, nhưng tại sao nó lại nằm nghệch ra đất như thế? Tôi gọi hoài kêu mãi, cớ sao nó không chịu ngồi dậy?

Xung quanh nó, nhuộm một màu đỏ thẫm. Lòng tôi, chưa bao giờ cảm thấy tuyệt vọng đến như thế. Tôi ôm nó vào lòng, máu đỏ bết lên khắp cơ thể, rất đáng sợ. À, tôi nhìn thấy rồi, là vết thương trên đầu em tôi rỉ máu, không được đâu, máu chảy nhiều quá nó sẽ mất máu rồi chết mất. Tôi thương nó lắm, không muốn nó chết đâu, tôi áp bàn tay nhỏ bé lên miệng vết thương, cầu mong máu đừng chảy nửa. Nhưng ông trời khi ấy không nghe thấy lời thỉnh cầu của tôi, máu từ đầu thằng bé chảy ngày càng nhiều, tràn qua kẽ tay tôi rồi thấm xuống chiếc áo cũ đã bạc màu.

Làm sao bây giờ? Tôi la tôi hét không nổi nửa, lòng ngực tôi đau nhói, dường như hơi thở của em tôi đang yếu dần, tôi không còn cảm thấy lòng ngực nó phập phồng nửa. Rồi, chút nắng mong manh không giữ nổi mùa hạ, chút hơi thở yếu ớt đó cũng không giữ được mạng sống em trai tôi.

Mẹ tôi khi ấy bị nỗi đau mất con giày vò tâm trí, được mấy hôm thì đổ bệnh, bệnh tình ngày càng nghiêm trọng, kéo dài đến tận bây giờ. Nỗi mất mát của bảy năm trước, trái tim tôi của hiện tại, vẫn chưa thể lành lặn.

Tôi lắc lắc đầu dứt khỏi những ký ức buồn bã, nhóm chân nhấn chuông hai lần. Mẹ của Phong ra mở cửa, cô nhìn tôi cười hiền hoà, dịu dàng hỏi con tìm cô có chuyện gì. Nếu có trách chỉ trách bản thân tôi quá thật thà, đem chuyện xảy ra lúc nãy kể lại cho cô ấy nghe. Mẹ Phong hiền lắm, nhưng với tôi thôi, còn đối với cậu ấy thì có thể miêu tả như bà la sát!

Cô ấy đóng cửa rồi dắt tay tôi đi ra đầu ngõ, bạn Đình Phong đang chiễm chệ ngồi trên xe tôi huýt sáo, vẫn chưa hay chưa biết điều gì. Đoạn tôi bảo cô đứng cách cậu ấy ba bốn mét sau đó chạy lại với gương mặt không thể nào tỉnh hơn.

-“Về rồi à? Vừa nãy đi đâu đấy?”

Tôi không đáp không rằng, lẳng lặng hất mặt về phía mẹ cậu ấy. Nhìn gương mặt cậu ấy từ từ chuyển sắc lòng tôi chợt thỏa mãn hả hê vô cùng, khoé môi không kiềm được cong lên thành một đường. Phong quả nhiên đanh đá lưu manh, bị mẹ véo tai lôi đi còn cố gắng quay sang hăm he tôi.

-“Hèn nhé, mày hèn lắm Diệp nhé! Ngày mai tao đem mày quẳng xuống sông cho cá rỉa!”

-“Đe à? Mày đe ai thế? Để xem về nhà mẹ có đập mày chết tươi không con nhé! Diệp à cô về đây con, ngủ sớm lấy sức nha con gái.”

Tôi mỉm cười cúi đầu chào cô sau đó trèo lên xe đi về nhà. Mẹ Phong ấy à, nhìn hung dữ bạo lực thế thôi chứ đáng yêu lắm. Thi thoảng tôi có đi ngang qua nhà cậu ấy, khoảng khắc trông thấy cô ấy dịu dàng tỉa từng chiếc lá, cắt từng nhánh cây mà tim tôi chợt mềm nhũn. Mẹ Phong không thích cây cảnh hoa lá đâu, nhưng ba Phong thì thích. Tôi trộm nghĩ, rằng cô ấy chăm sóc chúng như vậy cốt cũng để làm chú vui thôi. Suy nghĩ vẩn vơ một hồi, mãi đến khi chiếc xe đạp cũ đã chạy tới nhà tôi mới choàng tỉnh, đèn nhà tôi hôm nay thắp sáng, lòng tôi bỗng chốc nhẹ bẫng.

Thành phố rộng lớn phồn hoa này, đêm đêm có hơn hàng triệu ngọn đèn thắp sáng, nhưng bảy năm kể từ khi em trai tôi mất, chẳng có ngọn đèn nào thắp lên vì tôi, dù chỉ len lỏi một chút ánh sáng nhỏ nhoi. Ngay bây giờ đây, xúc cảm trong lòng tôi chợt dâng lên nhanh đến mức chóng mặt, tôi cảm động, tôi muốn khóc, nhưng cái tiếng đanh đá chói tai vang lên từ trong nhà đã hoàn toàn cắt đứt mạch cảm xúc của tôi.

-“Diệp về rồi à? Dắt xe vào lẹ lẹ đi má!”

Là con Phúc, bạn thân bốn năm cấp hai của tôi, giọng nó rõ chua chát nên không khó để phân biệt đâu. Tính nó nóng nảy hung dữ lắm, chỉ được mổi cái mặt xinh xắn vớt lại. Nó thầm mến anh Thạch ở đầu ngõ ấy, nghĩ cũng tội con nhỏ. Mặt mũi thì xinh xắn đáng yêu, vóc dáng thì cân đối đầy đặn, ấy vậy mà lại chết mê chết mệt cái anh nổi tiếng vừa khờ vừa đần con trai cô bán tạp hoá.

Anh Thạch anh ấy tuy có đần có ngu thật, nhưng tính tình hiền lành thật thà, lại còn hay giúp đỡ người khác. Con gái khu này mến anh hơi bị nhiều nhưng thích anh thì chắc mổi cái Phúc. Bởi anh như này, về sau mần ăn được gì cơ chứ? Gái động vào là né, gái trêu là ngại, nói không phải quá chứ anh Thạch hình như bị miễn dịch với gái!?

Tôi vừa dắt con xe đạp cũ vào sân vừa nhìn cái Phúc, nhàn nhạt nói.

-“Ê, lúc nãy tao thấy anh Thạch chở con nào đấy.”

-“Chị họ ảnh đấy, ảnh chở chỉ về nhà hộ.”

-“Eo, rành thế?”

-“Chuyện.”

Cái Phúc thích chí bật cười khanh khách. Tôi lắc lắc đầu rồi tiu ngỉu lê tấm thân xác xơ rệu rạ này vào phòng tắm.
Chương tiếp
Loading...