Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)
Chương 47: Chiếm Giang Môn cảng
Đánh vỡ Ụ Nổi mới chỉ là bước đầu thắng lợi mà thôi, công việc còn quá nhiều, nên nhớ binh lính tại quân cảng này tổng số lên tới 6 ngàn người gấp gần 4 lần số quân của Nguyên Hãn. Không đơn giản như vậy mà chiếm một cứ điểm quân sự của Đại Minh một quốc gia đang có nền quân sự hùng mạnh nhất khu vực. Đại Minh những năm đầu mới lập quốc cực kì trọng vọng võ quan không như thời kì hậu minh võ quan không bằng cẩu mà bị quan văn ép một đầu. Vậy nên thời kì này binh lực của Đại Minh cực kì hùng mạnh. Bắc đánh hung nô, nam ép Đại Việt đông lấn Nhật Bản Triều Tiên. Quả thật là một triều đại bá đạo. Lúc này đây bắt đầu có cảm tử quân của Đại Minh được cử tiến ra cầu nổi, chúng định dựa vào sức người để tách hai đầu cầu nổi và kéo ra tạo điều kiện cho Chiến thuyền xuất kích. Nhưng chuyện không đơn giản như vậy 8 chiếc Mông Đồng thuyền hoặt động cực kì hiệu quả. Chúng lượn lờ ngay gần cầu nổi, chi cần nhác có bóng binh lính Giang Môn lặn dưới nước định bò lên thì sẽ nổ súng ngay. Không biết bao nhiêu binh sĩ Gaing Môn bị thủ tiêu kiểu như vậy. Căn bản với khoảng cách 70,80m thì súng hỏa mai bắn cưch chính xác, các binh sĩ Đại Việt vừa bắn vừa gạch lên sàn thuyền, họ đang đếm số lượng quân địch mà họ giết hại. Quả thật rất giống như một cuộc săn thú đầy máu tanh. Sau một hồi dằng co và tốn khá nhiều sinh mệnh của binh sĩ cuối cùng cũng có 4 chiếc thuyền nhỏ của thủy quân Giang Môn tách ra được mà tiến đến vị trí khóa móc nối Cầu nổi. Chỉ cần tháo được móc nối rồi liều chết dùng thuyền kéo cầu nổi mở ra phía ngoài là các Chiến Hạm lớn hơn có thể xuất kích. Bất quá vấn đề đặt ra ở đây đó là vẫn phải có người trực tiếp từ trên thuyền tiến lên càu nổi để tháo khóa móc. Nhưng các tay xạ thủ của Đại Việt vẫn đang lăm lăm ở cách đó 50m, khiên chắn gỗ không hề có tác dụng nhiều với súng trường hảo mai ở khoảng cách này. Lại một lần nữa máu nhuộm đỏ nơi đây, đây là một cuộc chiến dài hơi để xem ai trụ đến được phút cuối cùng. Những cảm tử quân được cử đi tháo khóa quả thật lòng xám như tro tàn, họ tận mắt nhing đồng đội cứ lao lên rồi ngã xuống trong tiếng đoàng đoàng quái dị. Có lẽ tiếng nổ giống như pháo tết này sẽ trở thành nỗi ám ảnh cả suốt cả đời họ.. nếu họ có thê sống sót qua ngày hôm nay. Tầm 15 phút thời gian trôi qua lại có thêm hai thuyền cỡ trung tiếp cận khu vực nóng này. Cách nhau một cái cầu nổi hai bên thuyền chiến đọ súng cùng nhau. Hai chiếc thuyền cỡ trung này dài 20m rộng 8m chúng có trang bị cự nỏ, vậy nên tính uy hiếp của chúng đối với Mông Đồng thuyền Đại Việt là rất lớn nếu cứ lảng vảng ở gần. Quân Đại Việt bắt buộc phải kéo giãn khoản cách đối với những chiến thuyền có chứa cự nỏ này. Nhưng đúng lúc này thì một loạt tiếng nổ inh tai nhức óc vang lên, khiến cho màng nhĩ của người ở gần sẽ đau đớn không thôi. Hai Chiến Hạm có lắp Súng Thần Công kiểu mới đã hoàn thành nhiệm vụ phá hủy hai cứ điểm phòng thủ trên vách đá của Giang Môn quân cảng. Chúng đã trở lại và xuất hiện ngay phía sau các Mông Đồng thuyền. Sau đó là nã pháo tới tấp vào các thuyền nhỏ và thuyền chiến cỡ chung đang tụ tập gần cầu nổi. Những viên bi sắt 20cm bay với vận tốc khủng khiếp xé toang dễ dàng khoang thuyền của các thuyền nhỏ này. Những viên đạn cỡ này khó gây tônt thương cho các thuyền cỡ lớn tầm 100m, vì các chiến hạm loại này thường có rất nhiều khoang. Cần một lượng Súng Thần Công và đạn khổng lồ mới có thể đánh hạ chúng. Nhưng các thuyền nhỏ thì khác, chỉ cần trúng hai ba viên đạn kiểu này đã là tai họa diệt vong đối với họ. Từ khoảng cách 300 m chiến hạm quân sĩ rừng Thần thoải mái mà nã đạn vào đối phương. Vì những thuyền này tiến thoái không được, đang tụ tập lại một điểm như vậy muốn chuyển hướng né tránh là không thể nào. Súng Thần Công độ chính xác chả ra sao đó là đánh đối tượng di động. Với những đối tượng đứng yên chịu trận như vậy họ hoàn toàn có thể bắn chính xác. Lúc này đây trên tướng hạm cờ vẫy liên tục, Nguyên Hãn đang dùng cờ hiệu của mình để điều khiển các thuyền khác. Hai Chiến hạm cỡ lớn từ xa tiến vào, họ không hề có Súng Thần Công kiểu mới nên trong những màn đọ pháo vừa sảy ra cộng dụng của hai chiếc thuyền này rất mờ nhạt. Nhưng lúc này cơ hội của họ đã đến, hai chiến chiến hạm ép trái phải hai bên tiến vào phạm vi 200m và tiến hành xạ kích bằng tên lửa của cung thủ, thật ra Nỏ Phóng lựu cũng có thể dùng nhưng không cần thiết trong trường hợp này. Vì 8 chiếc thuyền to nhỏ khác nhau đứng sau cầu nổi đã gần như bị phá hủy hoàn toàn. Cái Nguyên Hãn cần ở đây là hỏa công, hướng gió đang thổi về phía quân cảng rất có lợi cho phóng hỏa. Chỉ cần đốt cháy nơi đây thì sự phản kháng của quân Giang Môn coi như không còn đáng kể rồi. Nỏ Phóng lựu thay Lựu đạn thành những hộp dầu hình trụ, đây là dạn dầu của họ, chúng không có tác dụng gì ngoài phóng dầu lên thuyền đối phương tạo điều kiện cho cung thủ có thể dùng cung tên lửa dễ dàng đốt cháy thuyền địch. Một loạt khối hình trụ được phóng ra từ các cự nỏ gắn nòng đồng trên hai Chiến hạm. Tiếp theo đó là một mảng ngập trời mũi tên có lửa bay theo. Tất nhiên cũng có nhiều túi dầu không chúng đích, tên lửa bắn trật xuống biển. Thế nhưng nhìn chung là công kích đặc biệt hiệu quả, Các chiến thuyền đã bi đốt cháy phừng phừng, những binh lính cuối cùng trên những chiếc thuyền này cũng không thể cố thủ nữa. Họ bỏ thuyền nhảy xuống biển cả rồi. Không có người điều khiển các thuyền đang bốc cháy hừng hực này lại theo gió trôi dạt về phía sâu trong quân cảng. Đây đúng là một thảm họa không thể lường trước đối với binh sĩ Giang Môn. - Truyền lệnh phá cầu nổi tiến vào trong, bắn áp chế không cho bọn họ cứu hỏa... bắn thêm dầu vào đối phương tăng thế hỏa lên Tuy nói rằng Nguyên Hãn không qua rành về thủy chiến, nhưng người có thiên phú chiến trận như Nguyên Hãn thì việc thích ứng là không hề yếu. Hắn một mình điều khiển trận chiến từ đầu đến giờ mà chưa hề mắc một sai lầm nhỏ nào. - Chủ thượng, theo ta thấy không nên tấn công thật sự vì điều này là không cần thiết. Theo ta quan phán đoán lúc này quân Giang Môn chắc chắn rút lên cố thủ tại doanh trại trên đất liền rồi. Chúng ta chỉ tạo thêm một chút áp lực cho chúng mà thôi không thể đốt tiếp nếu không các chiến thuyền còn lại cháy hết thì chúng ta chiếp không được bao nhiêu lợi ích. Tên Cầm Bành đứng bên cạnh vội đưa ra can gián, hắn chính là người hiểu rõ nhất về quân Đại Minh đấy. Giờ phút này thủy quân Giang Môn đang lục đục rút khỏi các chiến thuyền mà họ vừa vất vả mò lên. Quân lính tranh nhau bò lên càu tàu cướp đường mà chạy lên cứ điểm trên đất liền. Thế lửa của con thuyền đang trôi dạt về phía họ là cực mạnh. Với - Ý kiến rất tốt, làm theo chủ ý của ngươi. Lần này ngươi thể hiện rất tốt… làm tham tướng không phải chỉ biết đồng ý với chủ tướng mà cần nêu ra những điểm cần thiết như vậy. - Cảm ơn Chủ thượng khen ngợi…. Nguyên Hãn khá là thưởng thức tên này, có chính kiến, dám nói ra mặc dù là nghịc ý quân chủ. Trong lời nói có giải thích có luận cứ để dựa vào. Nói chung thằng này không quá kém, có thể đào tạo thêm và trọng dụng. Tình huống bây giờ rất hài hước đó là phe phóng hỏa đang chuẩn bị dập lửa. Mà phe bị phóng hỏa thì không có ý đồ cứu tài sản của mình mà chỉ cong đuôi chạy. Pháo của quân Đại Việt vẫn nã dồn dập nhừn tất cả chỉ mang tính hù dọa để quân Đại Minh rút lên bờ nhanh hơn mà thôi.Cầu nổi đã bị phá tan các chiến thuyền Đại Việt hùng hổ tiến vào quân cảng phía trước họ vẫn là một bức tường lửa rừng rực cháy. Lúc này kể cả loại súng thần công loại cũ trên hai chiến thuyền cỡ to cũng nổ vang. Họ không phải bắn dọa mà là đang cố gắng bắn chìm 8 chiếc thuyền đang bốc cháy. Đây là cách nhanh nhất để dập lửa vì thủy quân Giang Môn đã rút sạch lên bờ cả rồi. Những chiến thuyền trên cầu cảng giờ là tài sản của Đại Việt nên họ bắt buộc phải tìm mọi cách bảo vệ. Tám chiếc thuyền bốc cháy bị bắn chìm đến 5 chiếc trên đường tiến vào quân cảng. Ngay lập tức hai thuyền lớn không có súng thần công kiểu mới áp sát cứu hỏa, hai thuyền còn lại và 8 chiếc Mông Đồng nhỏ thì lượn quanh cầu tàu chuẩn bị đổ quân. Họ nhất định phải chiếm được cầu tàu nếu muốn nuốt trọn chỗ thuyền còn sót lại trong quân cảng. Quân Đại Minh chắc chắn sẽ đánh quay trở lại nếu phát hiện các chiến thuyền không bị bốc cháy. Dụng cụ chữa cháy của quân Đại Việt dĩ nhiên là vòi rồng rồi, ở cái thời đại này thủy chiến là dùng tên lửa để bắn cháy thuyền đối phương thế nên Nguyên Hãn rất chú trọng công tác phongd cháy chữa cháy. Vòi rồng cũng không phải là cái gì quá cao xa trong công tác chế tạo. Một cái máy bơm cỡ lớn được Nguyên Hãn nhớ đến mà thực hiện chế tạo, cái máy bơm đơn sơ này được chế tạo giống hệt bơm tay mà hồi nhỏ Nguyên Anh vẫn phải hì hục bơm nước từ giếng khoan lên. Xong để trở thành hệ thống cứu hỏa thì không phải chỉ một cái bơm tay be bé thể đáp ứng được ciong việc này. Bơm tay ở đây được chế tạo cự đại với cánh tay đòn dài đến 3m phải hai người đàn ông trưởng thành cùng vận hành. Tiếp theo là có đến 12 cái bơm tay như vậy ở tầng hai của thuyền chiến. Khi nước được bơm lên đến tầng 3 thì lại có thêm 12 cái bơm tay tương tự như vậy để tiếp lực bơm lên mặt sàn boong tầu. Tất cả hệ thống đều bơm nối cùng ống đồng thẳng xuống mặt biển. Nhưng phía trên sàn thuyền thì mười hai đầu ống đồng này chia làm 4 cụm mà nối vào nhau tạo thành một ống duy nhất. Vì vậy áp lực nước tạo ta khá là khả quan. Từ trên bong tàu thì ống đồng được thay bằng ống da bò nên rất cơ động. Với đầu phun bằng đồng có thể điều chỉnh to nhỏ thì đây đúng là một cái bơm vòi rồng chính hiệu mặc dù công suất không cao lắm. Khi hệ thống bơm ra đời thì Cầm Bành đã lắc đầu mà cảm thán, thứ này cứu hỏa mạnh gấp trăm lần việc múc nước mà tạt bằng xô chậu. Lúc này đây 56 lực sĩ đang hì hục bơm nước biển lên để các binh sĩ đứng ở lan can chiến hạm chĩa vòi rồng về phía đám lửa mà cứu hỏa. Sức bơm nước của chứng ấy con người khá khả quan. Nước từ trên cao dội xuống đang áp chế rất tốt đám cháy phía dưới họ. Lúc này đây khi lửa không có khả năng lan lên cầu tàu thì các binh sĩ Đại Việt vội vã đổ bộ. Từng đoàn binh lính nối đuôi nhau tiến lên cầu tàu nhanh chóng mà di chuyển về phía đất liền. Đáng ra lúc này nếu quân Giang Môn phản ứng nhanh có thể họ đã tiến lên chiếm được phần cuối của cầu tàu,vậy thì cuộc chiến sẽ trở nên khó dự đoán hơn nhiều.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương